Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Hưng Long (1293-1314)

Tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 9 [4/1293], tức Anh Tông năm Hưng Long thứ nhất, Vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên tức vua Anh Tông.

Thái tử lên ngôi, xưng là Anh Hoàng, bầy tôi dâng tôn hiệu Ứng Thiên quảng vận nhân minh thánh hiếu Hoàng đế, tôn vua cha làm Hiếu nghiêu quang thánh thái Thượng hoàng đế, và tôn mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu làm Khâm Từ bảo thánh hoàng thái hậu. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)”

Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’

Tác giả: Hà Văn Thùy

Trên Nghiên cứu quốc tế tháng 4 năm 2020, tác giả Nguyễn Trần Hoàng có bài Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt. Trong đó ông phản bác kết luận “ Người Kinh-Việt Nam không phải là hậu duệ của người Bách Việt hoặc Lạc Việt” của ông Nguyễn Hải Hoành trong bài Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam” đăng tải trước đó. Đọc các bài viết, chúng tôi thấy cả hai tác giả cùng bất cập về phương pháp luận khi không xác định nội hàm những danh xưng Bách Việt, Lạc Việt, dân tộc Việt. Rõ ràng, Bách Việt, Lạc Việtdân tộc Việt là đối tương nghiên cứu trong những chuyên luận này. Một khi không xác định nội hàm của đối tượng nghiên cứu thì việc nghiên cứu sẽ thiếu cơ sở. Do vậy, chúng tôi xin đóng góp đôi điều. Continue reading “Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’”

Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: George C. Herring, “The Road to Tet”, New York Times, 27/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong ký ức của chúng ta, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu từ thời chính quyền Kennedy. Nhưng thực ra cội nguồn của nó còn xa hơn nhiều, đi ngược về thời kỳ Thế chiến II, và về với cuộc cách mạng Việt Minh của Hồ Chí Minh nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.

Là một phần của chính sách rộng lớn hơn – nhưng lại sai lầm – nhằm “ngăn chặn” cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã hỗ trợ người Pháp chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo, chi trả gần 80% chiến phí vào năm 1953. Chiến tranh kết thúc vào năm 1954, và đất nước Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17, chờ đợi một kỳ tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Continue reading “Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân”

Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?

Tác giả: Jung Chang và Jon Halliday | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay ở châu Á, chỗ nào Mao Trạch Đông cũng gặp trở ngại. Thảm hại nhất là vụ “để mất” Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1950, Stalin đã giao cho Mao “quản lý” Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều năm qua, Mao xuất tiền xuất người giúp Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, rồi đánh Mỹ. Nhưng vì Mao coi Đảng Cộng sản Việt Nam như quân cờ trên bàn cờ của mình nên người Việt Nam bất hòa với Mao.

Năm 1954, Mao bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp quân sự, cần mua nhiều vật tư cấm vận của phương Tây. Ông muốn dùng Pháp làm đột phá khẩu phá thế cấm vận. Hồi ấy Pháp đang đánh nhau với Việt Nam. Kế hoạch của Mao là bảo Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng chiến tranh “nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp” (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì Trung Quốc đứng ra giúp Pháp thương lượng với Việt Nam, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc. Continue reading “Mao Trạch Đông ‘để mất’ Việt Nam như thế nào?”

Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại

Tác giả: Đổng Thành Danh

1. Dẫn luận

Champa – Thượng (Le Haut Champa) là cách mà J. Dournes1 gọi tên vùng đất cao Tây Nguyên trong thời kỳ cổ trung đại, thời kỳ mà phần lớn lãnh thổ cao nguyên này thuộc về vương quốc Champa hoặc có một mối quan hệ chặt chẽ với Champa ở miền đồng bằng.2 Vùng đất này, thuộc Cao nguyên Trường Sơn Nam, không chỉ giới hạn ở các tỉnh Komtum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng mà còn vươn xuống tận phần rìa phía Tây của các tỉnh Miền Trung nơi cư trú của các cộng đồng nói tiếng Nam Đảo và Nam Á.3

Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa vùng đất Tây Nguyên và Champa trong quá khứ là một trong những mảng nghiên cứu đáng chú ý và thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Trong khi một số các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo tả và liệt kê các di tích, dấu vết của Champa ở vùng Tây Nguyên,4 một số các nghiên cứu mang tính học thuật hơn lại cố gắng lý giải sâu hơn các mối liên kết này, không chỉ trên bình diện dân tộc học mà còn dựa trên các tương tác về chính trị liên vùng trong quá khứ.5 Continue reading “Các nguồn sử liệu về vùng ‘Champa Thượng’ trong thời kỳ cổ – trung đại”

Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng

Tác giả: RFI phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/01/2021, tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chính thức tuyên thệ nhậm chức. Với chính quyền Biden, quan hệ Mỹ-Việt sẽ có gì khác so với thời Donald Trump? Hiện giờ chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán, nhưng có một điều chắc chắn, đó là thương mại có thể sẽ là hồ sơ nóng  giữa hai nước cựu thù. Tuy nhiên, căng thẳng về mậu dịch sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng tăng cường quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Ngày 16/12 vừa qua, bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, sau nhiều tháng điều tra về thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Việc Washington gắn nhãn ”thao túng tiền tệ” lên Việt Nam đã gây phản ứng mạnh từ phía Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tức là Ngân hàng Trung ương, đã cực lực bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định là việc điều hành tỉ giá những năm qua ở Việt Nam chỉ nhằm ”kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, chứ không nhằm ”tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng”

Điểm lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020

Năm 2020 có thể coi là một năm thành công của ngoại giao Việt Nam bất chấp những khó khăn do Covid-19 bủa vây, nhất là với việc tổ chức thành công các sự kiện liên quan đến năm chủ tịch ASEAN.
Tuy nhiên, những dấu ấn của ngành đối ngoại của Việt Nam trong năm qua không chỉ có thế.
Hãy cùng xem clip hữu ích này để nhìn lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020. Continue reading “Điểm lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020”

Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Joseph Zengerle, “What I Saw During the Tet Offensive”, The New York Times, 06/02/2018.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tôi đến Việt Nam vào cuối tháng 12/1967, tôi đã nghĩ chúng ta có thể sẽ thắng trong cuộc chiến. Tướng William Westmoreland, chỉ huy của Mỹ tại Sài Gòn, vừa có bài phát biểu tại Washington nói rằng hồi kết đang dần “xuất hiện.” Với tư cách là một đại úy Lục quân 25 tuổi được chỉ định làm trợ lý đặc biệt của Westmoreland, tôi sẽ xử lý thông tin tình báo tuyệt mật cho ông, cũng như các thông tin liên lạc riêng tư nhạy cảm mà chúng tôi gọi là “kênh sau” (back channel).

Sau vài tuần đầu tiên, sự cảnh giác cao độ của tôi trước những hành động của kẻ thù bắt đầu giảm dần. Một tối đầu tháng Giêng, các đồng nghiệp từ văn phòng chở tôi vào trung tâm thành phố, dọc theo những đại lộ rợp bóng cây đã tạo nên kiến trúc thuộc địa Pháp của Sài Gòn, đến Khách sạn Continental cổ kính. Ở đó, dưới những chiếc quạt chầm chậm lượn vòng phía trên mái hiên trang nhã, chúng tôi nhìn về phía quảng trường đông đúc nhộn nhịp và nhấm nháp từng ngụm rượu, thi thoảng bị giật mình bởi tiếng pháo ầm ầm từ xa, nhắc nhở chúng tôi rằng cuộc chiến vẫn đang diễn ra bên ngoài thành phố. Continue reading “Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?”

Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận     

“Bá quyền Panduranga”[1] là thuật ngữ được Georges Maspero đưa ra trong công trình kinh điển về lịch sử Champa của mình, như là một tên gọi chính thức của một chương sách thể hiện lịch sử của một thời kỳ mà mọi dữ liệu thu được về Champa đều tập trung ở phương Nam, ám chỉ khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (Maspero, 1928). Khái niệm trên của Maspero bắt nguồn từ một giả định, rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất từ Bắc chí Nam, rằng khi mà hầu hết các dữ kiện lịch sử đều tập trung về phương Nam (tức vùng Kauthara và Panduranga) trong thế kỷ thứ 8 và 9. Trung tâm chính trị của vương quốc Champa đã được thay thế bởi các thủ lĩnh phương Nam tựa như là một cuộc dời đô trong những kịch bản quen thuộc được thấy trong lịch sử Trung Hoa hay Đại Việt. Giả định trên được hình thành trên cơ sở ghép nối cơ học hai nguồn tư liệu khác nhau là ghi chép các sử gia Trung Quốc và các bia ký Champa, nhưng trong suốt một thời gian dài, giả định này đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới học giả (Vương Khả Lâm, 1936; Coedes, 1944, 2011; Dorohime, 1965; Lương Ninh, 2004, 2006), cho đến khi các nguồn sử liệu khác được bổ sung cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về Champa. Continue reading “Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”

Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 29/11/1967, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố rằng Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ rời vị trí của mình để trở thành người điều hành Ngân hàng Thế giới. “Cho đến tận hôm nay, tôi cũng không biết mình đã nghỉ việc hay bị sa thải nữa,” McNamara chia sẻ nhiều thập niên sau đó. “Có lẽ là cả hai.”

Thật ra mọi chuyện khá rõ ràng: Ông đã bị sa thải. Nhưng ông không phải người duy nhất bối rối. Bối cảnh mà McNamara rời khỏi Lầu Năm Góc quả thật mơ hồ – và sự mù mờ ấy nói lên nhiều điều về McNamara, về Johnson và chính trị trong nước trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam”

Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào ngày 17 tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 4 [1288], sau khi chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, Vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng trở về quê cũ Long Hưng [huyện Đông Hưng, Thái Bình] làm lễ dâng tù tại Chiêu Lăng:[1]

Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng tù thắng trận ở Chiêu Lăng.

Trước đó quân Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài. Đến khi giặc thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn. Cho đó là thần linh giúp ngầm vậy. Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng: Continue reading “Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông”

Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tạp chí Tri Tân, số 2, ngày 10/6/1941 có bài nghiên cứu của học giả Chu Thiên Hoàng Minh Giám với nhan đề Một nữ anh hùng bị mai một! Bà Lương giết giặc Minh hạ thành Cổ Lộng.Trong bài viết, học giả trưng lên sự tích liệt nữ họ Lương, ghi trong U Linh Lục do Thượng thư Lê Tung, vị quan đời Lê Uy Mục [1505] soạn. Học giả thuật lại như sau:

Về khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương ở làng Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, huyện Ý Yên nay thuộc Nam Định chỉ được một người con gái, có chí khí, có sức khỏe hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng, dù hèn hạ cũng cam; miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người cùng làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hoà thuận. Continue reading “Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng”

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng Việt Nam. Một số bày tỏ sự thất vọng trước thất bại của Tổng thống Donald Trump vì cho rằng Việt Nam nhìn chung được hưởng lợi từ các chính sách của Trump, chẳng hạn như lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc hay cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Những người khác hy vọng rằng Biden sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc trong khi có các hành vi dễ đoán hơn và ít hung hăng hơn trong việc thúc đẩy các biện pháp thương mại trừng phạt chống lại Việt Nam.

Vẫn cần thêm thời gian để biết chính sách Việt Nam của chính quyền Biden sẽ như thế nào, nhưng có cơ sở để tin rằng chính sách đó sẽ mang nhiều tính kế thừa hơn là thay đổi, và quan hệ song phương sẽ nhiều khả năng tiếp tục được tăng cường bất chấp những trở ngại nhất định. Continue reading “Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden”

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch COVID-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Continue reading “Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?

Tác giả: Trường Minh p/v Lê Hồng Hiệp

Sẽ có một khoảng trống quyền lực xuất hiện khi ông Trump muốn đưa kết quả lên Toà án Tối cao. Nếu thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ kéo dài, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?

TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ. Continue reading “Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?”

Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong bốn năm dưới thời tổng thống Donald Trump, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nói chung vẫn đi theo hướng được mở rộng thêm, thậm chí hiệu quả hơn và có thực chất hơn, theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 22/10/2020.

RFI :  Thưa ông Lê Hồng Hiệp, trong bốn năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Trump, quan hệ Mỹ- Việt đã có những thay đổi gì đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế? Continue reading “Nhìn lại quan hệ Mỹ- Việt dưới thời Tổng thống Donald Trump”

ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ

Tác giả: NB Phan Đăng p/v ĐS Daniel J. Kritenbrink

Quan hệ Việt – Mỹ không phải một phép màu

– Nhà báo Phan Đăng: Thưa Đại sứ, mới đây tôi có xem và rất ấn tượng với một video mô tả việc ông đã tự tay làm chiếc bánh Trung thu Việt Nam.

– Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Đúng là tôi có làm nhưng phải có sự giúp đỡ rất lớn từ các cộng sự, chứ một mình tôi thì chắc không làm được. Trước khi làm, chúng tôi đã tới khu phố cổ Hà Nội để nhờ một nghệ nhân làm những khuôn bánh bằng gỗ. Chúng tôi thực sự đã có những trải nghiệm rất thú vị. Khoảng 1-2 năm trước, vào dịp tết cổ truyền Việt Nam, tôi cũng từng làm bánh chưng ngay ở cái sân phía sau. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam. Continue reading “ĐS Mỹ Kritenbrink: VN là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi duyệt qua Toàn Thư, chính sử nước ta, về đề tài Chống Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai; chúng tôi lại một lần nữa đào sâu thêm, qua việc phối kiểm cùng Nguyên SửAn Nam Chí Lược. Nguyên Sử là chính sử Trung Quốc; riêng An Nam Chí Lược, tác giả là một học giả người Đại Việt, tuy thời thế đưa đẩy từng tham gia cuộc chiến này, đứng vào phe Nguyên Mông; nhưng ngòi sử bút của ông rất đáng tin cậy.

Tương tự như Toàn Thư chép ở bài trên,“Tháng 11 [1284], sai Trần Phủ sang hành tỉnh Kinh Hồ [Hồ Quảng], nước Nguyên xin hoãn binh.”; phần Bản Kỷ trong Nguyên Sử cũng ghi các Sứ thần An Nam như Trần Khiêm Phủ, Nguyễn Đạo Học, lần lượt đưa sản vật địa phương sang cống nhà Nguyên; nhưng mục đích là xin hoãn binh: Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai qua Bắc sử”