Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong giai đoạn này, Lê, Mạc tiếp tục tương tranh. Phía Lê tướng Trịnh Kiểm chết, hai con Cối, Tùng tranh quyền. Rốt cuộc, Cối hàng Mạc, riêng Trịnh Tùng vẫn giữ vững cơ đồ cho nhà Lê.

Mạc Phúc Nguyên mất, con là Mạc Mậu Hợp nối ngôi, trị vì 32 năm, lần lượt dùng 6 niên hiệu: Thuần Phúc [1562-1565], Sùng Khang [1566-1577], Diên Thành[1578-1585], Đoan Thái [1586-1587], Hưng Trị [1588-1590] Hồng Ninh [1591-1593]. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Nội chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Thời Phúc Nguyên sau khi dẹp tan nội loạn Mạc Chánh Trung, phe Mạc chia rẽ, quyền thần Lê Bá Ly mang quân theo nhà Lê. Kế đó danh tướng Trịnh Kiểm mấy lần xua quân ra Bắc, tướng Mạc Kính Điển cũng mang quân vào đánh Thanh Hóa. Trong lúc hai hổ đang tranh hùng, thì Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, ngấm ngầm mài nanh dũa vuốt, trở thành hổ thứ ba trong tương lai.

Ngày mồng 8 tháng 5 năm Quảng Hoà năm thứ 6 [5/6/1546], Mạc Phúc Hải chết, lập con trưởng là Phúc Nguyên lên làm vua. Phúc Nguyên giữ ngôi 16 năm, lần lượt dùng 3 niên hiệu: Vĩnh Định, Cảnh Lịch, Quang Bảo, lấy năm sau [1547] là năm Vĩnh Định thứ nhất. Continue reading “Nội chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)”

Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Phúc Hải là con trưởng Mạc Đăng Doanh, trước tên là Đức Nguyên, lập làm Hoàng Thái tử. Sau khi Mạc Đăng Doanh mất vào ngày 15 tháng Giêng năm Đại Chính thứ 11 [22/2/1540] bèn lên ngôi, đổi năm sau Tân Sửu, làm năm Quảng Hòa thứ nhất [1541].

Mùa xuân Mạc Quảng Hoà năm thứ 1 [1541], tức Lê Trang Tông Nguyên Hoà năm thứ 9, Minh Gia Tĩnh năm thứ 20, Họ Mạc mở khoa thi Hội. Cho bọn Nguyễn Kỳ, Phạm Công Sâm, Nguyễn Thế Lộc đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Ngô Quang 4 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Nguyên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Continue reading “Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế”

Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đại Chính thứ 9 [1538], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 6, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17, họ Mạc mở khoa thi Hội vào mùa xuân, cho bọn Giáp Hải, Trần Toại, Hoàng Sầm đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Phan Cảo 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Hoàng Thuyên 25 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Cho tuyển hoàng dinh, tức dân đinh 17 tuổi.

Lúc này cha con Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh cảm thấy không thể ngồi yên với nhà Minh được nữa, bèn sai Sứ giả Phạm Chính Nghị dâng biểu xin được triều cống, riêng địa đồ thì nại cớ có thể tham khảo sách “Nhất Thống Chế nên chưa chịu nạp. Vua Thế Tông sau khi tham khảo với bộ Binh, cho rằng mọi lực lượng tại ba tỉnh sát biên giới lúc này cần thống nhất chỉ huy, nên ra lệnh Hàm Ninh Hầu Cừu Loan làm Tổng đốc việc quân, Thượng thư bộ Công Mao Bá Ôn giữ chức Tham tán: Continue reading “Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh”

Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ

Tác giả: PGS.TS. Cao Thanh Tân

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ “Biên phòng hảo vị trù phương lược/Xã tắc ưng tu kế cửu an” được khắc trên vách đá trong cuộc chinh man Tây Bắc năm 1432. Bài viết này xin khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và tư tưởng chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ nửa đầu thế kỷ XV với bạn đọc.

Sau khi quét sạch quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, vào nửa đầu thế kỉ XV, vùng đất ở Đông Bắc nước ta tương đối ổn định, nhưng vẫn còn một dải lãnh thổ rộng lớn phía  Tây Bắc (từ tỉnh Nghệ An đến Lai Châu ngày nay) Nhà nước chưa quản lý được. Vì vậy, bên cạnh việc bắt tay xây dựng lại đất nước hoang tàn sau nhiều năm chiến tranh, vị vua sáng nghiệp triều Lê là Lê Thái Tổ rất quan tâm đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Continue reading “Chiến lược biên cương của Lê Thái Tổ”

Nhà Minh tranh luận việc chinh thảo An Nam, trừng phạt nhà Mạc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ 8 [10/2-10/3/1537], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 5, Minh Gia Tĩnh năm thứ 16, Mạc Đăng Doanh đến trường Thái học làm lễ tế tiên thánh tiên sư.

Tháng 4 [9/5-7/6/1537], gió to, gãy cây, tốc nhà, nước biển dâng tràn; làm chết nhiều người và súc vật.

Trước đây vào tháng 10 năm Đại Chính thứ 3 [1532], Tây An hầu Lê Phi Thừa được nhà Mạc giao cho quản lĩnh 7 huyện tại Thanh Hóa, nay khởi binh cướp lấy của cải của ba ty, rồi chạy vào nước Ai Lao đầu hàng vua Lê Trang Tông. Continue reading “Nhà Minh tranh luận việc chinh thảo An Nam, trừng phạt nhà Mạc”

Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin

Nguồn: Stephen M. Walt, “Appeasement Is Underrated,” Foreign Policy, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biện hộ cho việc gạt bỏ hoạt động ngoại giao bằng cách viện dẫn thỏa thuận của Neville Chamberlain với Đức Quốc Xã là cố tình vận dụng sai lịch sử một cách thiếu hiểu biết.

Tôi phản đối việc kiểm duyệt, nhưng các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại ở Mỹ sẽ cải thiện đáng kể nếu các chính trị gia và học giả ngừng bảo vệ các khuyến nghị của mình bằng cách liên tục viện dẫn Neville Chamberlain và cái gọi là “bài học Munich.” Bất cứ khi nào ai đó nói với tôi rằng một sự kiện lịch sử nào đó chính là lý do tại sao Mỹ phải làm một điều gì đó ngày hôm nay, tôi lại có xu hướng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Continue reading “Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin”

Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Chạp năm Kỷ Sửu [31/12/1529-28/1/1530], Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái thượng hoàng. Đăng Doanh lấy năm sau [1530] là niên hiệu Đại Chính thứ nhất.

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ nhất [29/1-27/2/1530], tức Minh Gia Tĩnh năm thứ 9, Lê Ý, người Thanh Hoá, là cháu ngoại họ Lê, con trai Công chúa An Thái, căm giận họ Mạc cướp ngôi, nổi dậy ở Da Châu [châu Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa], lại xưng niên hiệu Quang Thiệu giống như niên hiệu Vua Chiêu Tông trước kia. Nhiều người theo, trong khoảng mươi hôm, các quận huyện hưởng ứng, số quân có đến vài vạn người. Bèn cùng với bọn bộ tướng Lê Như Bích, Lê Bá Tạo, Hà Công Liêu, Lê Tông Xá, Nguyễn Cảo dàn bày doanh trận, đặt cơ đội, bộ ngũ, nổi súng lệnh, kéo cờ hiệu, đóng quân ở sông Mã. Continue reading “Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam”

Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đăng Dung quê tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Phòng]. Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, ở làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức làng Long Động, huyện Chí Linh, Hải Dương bây giờ; đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Vua Trần Anh Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Thượng thư môn hạ Tả bộc xạ, kiêm Trung thư lệnh, tri quân dân trọng sự. Rất thanh liêm thận trọng, tiếng tăm lừng lẫy cả nước ta và Trung Quốc. Continue reading “Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh”

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Tác giả: Mai Viết Nhân

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông càng thấy rõ hơn điều ấy. Riêng công tác biên phòng, nhà Lê đã có cái nhìn sâu sắc: “Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an”. Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ khắc trên đá núi miền biên cương Tây Bắc mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức và lý trí của các thế hệ mai sau. Sức mạnh của nhân dân dưới thời Lê sơ được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc sắc nhất là nghệ thuật quân sự “Lấy dân làm gốc”. Continue reading “Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ”

Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ

Nguồn: Frederik Kelter, “China Is Selectively Bending History to Suit Its Territorial Ambitions,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh không sẵn lòng từ bỏ một số yêu sách cụ thể cho thấy còn nhiều mối đe dọa khác ngoài mong muốn đảo ngược những tổn thất lãnh thổ trong quá khứ.

Tại vùng nước ở Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ với tàu Philippines. Trên bầu trời Eo biển Đài Loan, máy bay chiến đấu Trung Quốc liên tục thách thức các máy bay chiến đấu của Đài Loan. Còn tại các thung lũng của Dãy Himalaya, quân đội Trung Quốc đã giao tranh với lính canh Ấn Độ. Continue reading “Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ”

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chẳng người lính nước nào không biết AK-47 – tên một loại vũ khí xếp đầu bảng trong lịch sử quân sự thế giới. Ngày 6/7/2007, nước Nga long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra đời khẩu AK-47 đầu tiên. Viện Bảo tàng Quân đội Nga hôm ấy chật kín người đến dự. Tác giả của AK-47 – thiếu tướng, tiến sĩ Mikhail Kalashnikov, 88 tuổi, cũng có mặt. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh khen thưởng ông. Tuy đã cao tuổi, nhưng Kalashnikov vẫn làm cố vấn cho Công ty Xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport, một công ty nhà nước chuyên xuất khẩu vũ khí, trong đó có các kiểu súng mang tên Kalashnikov, đem lại nhiều lợi nhuận cho nước Nga, một cường quốc về xuất khẩu vũ khí. Trong dịp đến thăm Nga năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đặt mua 100 nghìn khẩu AK-47 để trang bị cho dân quân bảo vệ tổ quốc mình. Continue reading “AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới”

Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trịnh Duy Sản sau khi giết Vua Lê Tương Dực liền bàn mưu với các tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương; Mục Ý Vương là em của Cẩm Giang Vương Sùng. Nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng, là Y. Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm, rồi lập Quang Trị khi ấy mới 8 tuổi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản, đem Quang Trị về Tây Đô, Thanh Hóa. Continue reading “Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực”

Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn

 Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Katyn (tiếng Nga: Катын) là tên một cánh rừng nằm ở phía tây thành phố Smolensk của nước Nga, cách biên giới Nga-Belarus khoảng 60 km. Nơi đây vào tháng 4-5 năm 1940 từng xảy ra vụ xử bắn 25 nghìn người Ba Lan. Vụ thảm sát “lớn nhất và ghê rợn nhất lịch sử thế giới thế kỷ 20” này là kết quả thi hành hai văn bản: Quyết định số 13/144 do ban lãnh đạo cao nhất Liên Xô đứng đầu là Stalin thông qua ngày 5/3/1940 (Lạ thay, 5/3 cũng là ngày mất của Stalin 13 năm sau đó!) và Sắc lệnh số 00350 do Beria, Bộ trưởng Bộ Ủy viên Nhân dân Nội vụ Liên Xô ký. Điều đáng lên án nữa là trong một thời gian dài ban lãnh đạo Liên Xô từ Stalin cho tới Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko đã dùng nhiều thủ đoạn để lừa dối nhân dân Liên Xô và thế giới nhằm chối bỏ tội ác của họ trong vụ thảm sát này. Họ nói quân đội phát xít Đức sau khi tiến vào đất Liên Xô (22/6/1941) đã gây ra vụ giết người đó. Continue reading “Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn”

Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Tương Dực tên húy là Oánh, còn gọi là Dinh, là cháu của Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Tân, ở ngôi 8 năm, thọ 24 tuổi, bị quyền thần Trịnh Duy Sản giết, táng ở Nguyên Lăng. Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong. Mẹ vua là Huy Từ Kiến Hoàng thái hậu Trịnh thị, tên húy là Tuyên, người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương [Thanh Hóa], con gái thứ tư của Đô đốc thiêm sự kiêm Tả công chính Trịnh Trọng Phong, sinh vua vào năm ngày 25 tháng 6 năm Hồng Đức thứ 26 [16/7/1495]. Continue reading “Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực”

Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)

Nguồn: Michael Beckley và Hal Brands, “How Primed for War Is China?,” Foreign Policy, 04/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro xung đột đang ở mức báo động đỏ.

Khả năng Trung Quốc phát động chiến tranh là bao nhiêu? Đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất trong các vấn đề quốc tế ngày nay. Nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự chống lại Đài Loan hoặc một mục tiêu khác ở Tây Thái Bình Dương, kết quả có thể là chiến tranh với Mỹ – một cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân đang tranh giành quyền bá chủ khu vực, và rộng hơn là bá quyền thế giới. Nếu Trung Quốc tấn công trong bối cảnh chiến tranh đang nổ ra ở Ukraine và Trung Đông, thế giới sẽ bị huỷ diệt bởi các cuộc xung đột đan xen trên khắp các khu vực trọng điểm của lục địa Á-Âu, một cuộc xung đột toàn cầu chưa từng có kể từ Thế chiến II. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh đến mức nào? (P1)”

Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Kinh Việt Nam; tiếng Hán là tiếng nói của dân tộc Hán Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai thứ tiếng này xưa nay vẫn là mối quan tâm lớn của người Việt, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế; trong gần 150 năm nay họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt[1] dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân tộc ta, là những vấn đề ai cũng quan tâm. Vì vậy, tuy là kẻ ngoại đạo với ngôn ngữ học, chúng tôi vẫn đánh bạo bày tỏ ý kiến về các vấn đề đó; nếu có sai sót xin quý vị chỉ bảo. Continue reading “Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”

Thân Công Tài: “Lưỡng quốc khách nhân” trên biên giới Việt – Trung

Tác giả: Ngân An

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), Hán Quận công Thân Công Tài được nhân dân hai bên biên giới Việt – Trung suy tôn là “Lưỡng quốc khách nhân”, là vị phúc thần có công gây dựng nên hoạt động giao thương buôn bán trên biên giới xứ Lạng. Một đời mẫn tiệp, giữ mình thanh liêm và hết lòng vì việc dân, vận nước, tư tưởng giao thương quốc tế và tư tưởng đô thị hóa từ rất sớm của ông vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Continue reading “Thân Công Tài: “Lưỡng quốc khách nhân” trên biên giới Việt – Trung”