Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 22 tháng Sáu năm 1944, khi đã nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ký “Dự luật Điều chỉnh quân nhân” (Servicemen’s Readjustment Act, thường gọi là G.I. Bill of Rights, thực chất là Luật về quyền lợi của quân nhân giải ngũ), nhằm chuẩn bị giải quyết quyền lợi cho 15 triệu binh sĩ Mỹ sắp giải ngũ khi chiến tranh kết thúc. Nội dung chính của Luật này là do Quân đoàn nước Mỹ (American Legion) dự thảo, sau đó hai viện Quốc hội thông qua Dự luật này vào mùa xuân 1944, khi Thế chiến II còn đang tiếp diễn gay go tại chiến trường Thái Bình Dương. Continue reading “Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 17 [1/3/1486, tức Minh Thành Hóa năm thứ 22], định việc dựng mốc giới hạn ruộng đất công tư. Quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn ruộng đất trong sổ, đối chiếu với ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn về thực tế ruộng đất, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài.

Ngày 24 tháng 4 [27/5/1486] ra sắc chỉ rằng ruộng công cứ 6 năm cho kiểm tra đo đạc lại, để quân cấp như trước. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 13 (19/1-17/2/1482, Minh Thành Hóa thứ 18), nhà vua đi tuần du đến Tây Kinh, Thanh Hóa và định thể lệ tuyển cử quan chức ở ty Thừa chính:

Trước đây, quan chức ở 3 ty: Đô, Thừa, Hiến các xứ có khuyết ngạch; nếu thuộc về quan chức ở Đô tổng binh sứ ty hoặc Hiến sát sứ ty, thì do bầy tôi trong triều đình công đồng tuyển cử; còn quan chức thuộc Thừa chính sứ ty thì do bộ Lại đề cử. Nhà vua nhận thấy Thừa chính sứ ty chức trách cũng nặng, việc lựa chọn nên cẩn thận, bèn hạ sắc lệnh: từ nay, nếu viên chức ở Thừa chính sứ ty có khuyết, cũng giao cho bầy tôi trong triều đình tuyển cử theo như thể lệ tuyển cử quan chức ở Đô tổng binh sứ ty và Hiến sát sứ ty.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 23. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)”

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海 Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh: Paracels và Trường Sa người Trung Quốc được gọi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh: Spratlys). Trong khi đó, không ít bản đồ phương Tây vẽ trước thế kỷ XIX, thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[1] Continue reading “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Những giá trị lịch sử của Hà Nội từ khi Lý Công Uẩn dời đô, thì chủ yếu là tiềm ẩn sâu xa trong tâm thức mà mỗi người có thể hình dung được khi tiếp xúc với các di tích, di sản văn hóa. Nhưng rất nhiều di tích, di sản của Hà Nội, đến nay, đã gần như trở thành biểu tượng, giống như cái vỏ vật chất (physical shells) lưu giữ các tầng tâm thức của nhiều thế hệ. So sánh với các di sản văn hóa ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia xung quanh Việt Nam, thì Hồ Gươm, Văn miếu – Quốc tử giám, Núi Nùng, Đền Cổ Loa, Ô Quan Chưởng… hầu hết đều là “vật mang” giá trị (value carrier) của lịch sử; bản thân giá trị vật thể có thể trực tiếp thấy được ở những di sản này, thực ra không nhiều. Trong khi đó, những dấu ấn văn hóa vật thể còn lại từ khi người Pháp đặt chân đến Hà Nội, thì lại là những công trình khá bề thế và còn mang nhiều giá trị vật thể. Những địa danh du lịch có tiếng của Hà Nội hiện nay như Nhà Kèn, Nhà Hát Lớn, nhà tù Hoả Lò, Ga Hàng Cỏ, Cầu Long Biên, Nhà thờ lớn Hà Nội, Chợ Đồng Xuân… đều là những di sản có giá trị vật thể như vậy, bên cạnh các giá trị văn hóa phi vật thể. Continue reading “Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 11 [11/2-10/3/1480] (Minh Thành Hóa năm thứ 16), sau khi đánh dẹp Bồn Man [Trấn Ninh, Ai Lao] xong, xa giá nhà Vua về đến kinh sư. Tình hình biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng, sứ giả nước ta đến Quảng Tây, bị viên Tri châu huyện Bằng Tường bắt giữ. Về phía Vân Nam, viên Thái giám trấn thủ Tiền Năng tâu rằng trước đó quân An Nam đến đóng tại Mông Tự, phía nam Vân Nam, lấy cớ là chặn chỗ hiểm để bắt trộm cướp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)”

Người Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 02/11/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi nổ ra vòng xung đột Palestine-Israel hiện tại, mặc cho trong nước mình đang diễn ra các hoạt động ủng hộ Palestine với mức độ ra sao, các nhà lãnh đạo nhiều nước Âu – Mỹ như Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã lần lượt đến thăm Israel để bày tỏ quan điểm ủng hộ vững chắc nước này. Đằng sau các cuộc viếng thăm đó vừa có nhân tố chính trị cấp quốc gia vừa có liên quan tới tầm ảnh hưởng to lớn của người Do Thái ở các nước này. Thậm chí còn có câu nói: “Mỹ kiểm soát thế giới, còn người Do Thái kiểm soát nước Mỹ”. Quả thật, sau gần 2.000 năm phiêu bạt, người Do Thái không chỉ thành lập đất nước của mình mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và các lĩnh vực khác. Thế nhưng với số dân chưa đến 16 triệu người, rốt cuộc họ có ảnh hưởng như thế nào ở các nước? Và ảnh hưởng này đã mang lại cho họ những gì? Continue reading “Người Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?”

Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ

Nguồn: A short history of the Arab-Israeli conflict”, The Economist, 18/10/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Đường biên giới của Israel đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Tại sao lãnh thổ tự trị của người Palestine lại nằm ở hai khu vực riêng biệt? Các bản đồ sau đây sẽ giúp minh họa một thế kỷ xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Thánh địa. Ta bắt đầu vào năm 1916 (xem bản đồ trên). Continue reading “Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng hai nhuận năm Hồng Đức thứ 8 [15/3-12/4/1477] (Minh Thành Hóa năm thứ 13), cho xây lại thành Đại La. Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ thời nhà Đường đô hộ năm Đại Lịch thứ 2 (767); sau này các triều đại nước ta noi theo, phát triển thêm, tức thành Thăng Long.

Tháng 3, Sứ bộ Trần Cẩn đến triều Minh tâu bày việc bang giao giữa hai nước; được đãi yến và tặng quà: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 3 năm Hồng Đức thứ 3 [8/4-7/5/1472] (Minh Thành Hóa thứ 8), cho các thư lại đỗ thi Hương, được thực thụ chức quan. Mở kỳ thi Hội, lấy đậu 26 người; qui định đề tài trong 4 kỳ thi:

Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan…

 Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người. Phép thi:

 Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ Thư [Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung], người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận Ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề. Ngũ Kinh [Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu]: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)”

Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong suy nghĩ của mọi người, để dập tắt một cuộc đảo chính quân sự, hầu như bao giờ cũng phải sử dụng vũ lực, và do đó khó tránh khỏi đổ máu, tàn phá. Nhưng để dập tắt cuộc đảo chính năm 1961 của các tướng lĩnh cấp cao chỉ huy quân đội Pháp đóng tại Algeria, Tổng thống Pháp De Gaule (Đờ-Gôn) đã sử dụng một thứ “vũ khí” duy nhất là … những chiếc đài thu thanh bán dẫn! Continue reading “Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?”

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Nguồn: Thái Đình Lan, “Thương Minh Kỷ Hiểm” [滄溟紀險]

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình từ Quảng Ngãi về Trung Quốc của Thái Đình Lan

Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn (còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn (đảo phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ thăm mẹ già, rồi lập tức đến Đài Loan; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài). Continue reading “Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan”

Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình qua các địa danh Việt Nam

Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm,[1] nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch, trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính). Continue reading “Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Continue reading “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Continue reading “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ

Nguồn: John Rapley, “America Is an Empire in Decline. That Doesn’t Mean It Has to Fall.,” New York Times, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ thích nghĩ về mình bằng những cái tên thật bóng bẩy. Thành phố tỏa sáng trên ngọn đồi. Dân tộc không thể thiếu. Vùng đất của tự do. Tất nhiên, mỗi cái tên đều có phần đúng. Nhưng còn một cụm từ khác, không phải lúc nào cũng có tính tâng bốc như vậy, có thể áp dụng cho Mỹ: đế chế toàn cầu.

Không giống như những tên gọi khác, vốn bắt nguồn từ thuở khai sinh của nền Cộng hòa, “đế chế toàn cầu” xuất hiện từ sau giai đoạn cuối của Thế chiến II. Tại Hội nghị Bretton Woods nổi tiếng, Mỹ đã phát triển một hệ thống tài chính và thương mại quốc tế mà trên thực tế hoạt động như một nền kinh tế đế quốc, mang những thành quả của tăng trưởng toàn cầu đến tay người dân phương Tây một cách không cân xứng. Continue reading “Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ”

Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 26 tháng Giêng [13/3/1836] đến tỉnh thành Thanh Hoa (cách Nghệ An 240 dặm) [1 dặm=0,576 km], trú tại nhà Thẩm Lượng (người đất Chiếu An) [Phúc Kiến]. Ngày hôm sau đến yết kiến quan Tổng đốc họ Nguyễn[1] (Thanh Hoa nhiều họ Nguyễn, tự cho là con nhà quyền quí khó trị, vì vậy phải chọn Tổng đốc người thân thuộc, để khống chế). Ông ta chỉ chỗ tại mặt tiền nhà, yêu cầu tôi đề câu đối, xem qua lòng rất hoan hỷ. Ông gọi các công tử ra gặp (trưởng công tử biết đánh đàn, giữ chức quan Phó vệ). Ông lại gửi giấy ra lệnh cho các đồn trên đường sắp đi, ban đêm lo phòng vệ. Kế đó gặp quan Bố chính họ Nguyễn[2] (tên Nhược Sơn, tổ tiên người Phúc Châu, Phúc Kiến; chú là Thượng thư bộ Lại, đã mất) được an ủi, biếu 1 lượng bạc và trà ngon; lại gửi thư đến Hà Nội dặn chuẩn bị thông dịch nói tiếng Triều Châu, Quảng Đông; bảo Phố trưởng thu góp tiền trợ giúp 10 [lạng?], tôi cảm động làm thơ tạ ơn. Continue reading “Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”