Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.

Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”

Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây. Continue reading “Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương”

Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau. Continue reading “Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)

Tng hp: Mai Nguyễn

41 – Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn

Năm 1971, choáng váng bởi tổn thất nặng sau chiến dịch Lam Sơn 719, ông Thiệu nhờ Trần Văn Đôn nói với đại tướng Cao Văn Viên (trong hình), Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, hãy quét tầm nhìn chiến lược đến các quân khu, chịu khó tiếp xúc với các tư lệnh vùng để tăng cường quân lực, chứ đừng ở mãi trong văn phòng riêng như ông Viên vẫn làm.

Tại sao ông Thiệu không trực tiếp nói với Cao Văn Viên mà phải nhờ Trần Văn Đôn? Bởi Thiệu có nói nhưng đại tướng Viên vẫn không nhúc nhích, cứ ngồi một chỗ để chỉ huy ngót một triệu quân qua…điện đàm là chính. Ông Đôn gặp Cao Văn Viên hỏi lý do. Ông Viên bảo: Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P4)

Tng hp: Mai Nguyễn

21 – Nguyễn Hữu Có và Đặng Văn Quang, hai tướng quyết liệt chống lại giải pháp “nửa chừng xuân”

Đại sứ Cabot Lodge khuyến cáo Nguyễn Cao Kỳ và hội đồng kỷ luật của quân đội Sài Gòn hãy dè chừng dân chúng và báo chí Mỹ. Vì lần này đem xét xử không chỉ một mình Nguyễn Chánh Thi mà cùng lúc những 4 tướng nữa: Tôn Thất Đính, Phan Xuân Nhuận (chống đối, ly khai), Nguyễn Văn Chuân, Huỳnh Văn Cao (đào tẩu, thiếu trách nhiệm…).

Nếu cả 5 tướng đều bị lột lon cách chức, đưa về vườn một lượt, sợ sẽ gây chấn động trong quân đội. Tiếng đồn về mối bất hòa dai dẳng giữa các tướng lĩnh Sài Gòn một lần nữa sẽ vang ra ngoài và thế nào báo chí Mỹ cũng xoáy vào đàm luận. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P4)”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P3)

Tng hp: Mai Nguyễn

11 – Nguyễn Cao Kỳ trước biến động miền Trung 1966

Đang còn đắng họng vì “bữa cơm của dân nghèo” không rượu không gái do thị trưởng Đà Nẵng bày ra khoản đãi để chửi khéo, Nguyễn Cao Kỳ lại bị thêm một vố đau khác trong chuyến thăm Huế vào ngày hôm sau 2.3.1966.

Tại Huế, ông ta có buổi tiếp xúc với thân hào nhân sĩ và các đoàn thể nhân dân ở Tòa đại biểu chính phủ bên sông Hương. Không khí cuộc gặp mặt được hâm nóng bởi phát biểu “có lửa” của ông Hồng Dũ Châu:

– Thưa thủ tướng “Chính phủ của dân nghèo” ra đời tại Sài Gòn đã 8 tháng nay. Suốt thời gian ấy chưa thấy làm được gì cho dân nhờ, chỉ thấy nay lệnh này mai lệnh khác trái ngược nhau, khiến chúng tôi bối rối không biết lệnh nào đúng mà thi hành. Gạo cơm tiếp tế cứ bị thiếu hụt mãi… Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P3)”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)

Tng hp: Mai Nguyễn

6 – Sinh s vì Dương Văn Minh lên đi tướng trước Nguyn Khánh 3 ngày!

Vừa là bạn đồng sàng, vừa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan được “Thủ tướng” Kỳ tin cẩn lần lượt giao nắm các chức vụ đầy quyền sinh sát trong ngành an ninh quân đội, tình báo và cảnh sát Sài Gòn

Một bữa, Loan uống say, mặt đỏ và méo, kéo tay Nguyễn Chánh Thi lôi vào một căn phòng ở Bộ Tổng tham mưu hét toáng lên: – Thôi ông ơi, ông thì chu khó đi ra ngoi quc mt thi gian đi! Chúng nó ngi ông lm. Nếu ông còn ln qun đây thì chúng nó còn khó chu và còn làm nhiu chuyn n ào lm. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)”

Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo 

Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung Quốc Thanh Thực Lục.[1]

Mùa thu năm 1788, khi Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị nhận lệnh từ vua Càn Long, truyền hịch chuẩn bị xâm lăng nước ta; thì Phan Khải Ðức, viên trấn thủ Lạng Sơn của nhà Tây Sơn đầu hàng giặc; đám công nhân người Hoa làm việc tại các xưởng mỏ thuộc vùng thượng du Bắc Việt mà sử Trung Quốc gọi là “ xưởng dân   ” cũng nổi lên, sẵn sàng làm đạo quân tiên phong: Continue reading “Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1)

Tổng hợp: Mai Nguyễn

1. Nguyễn Cao Kỳ một mình chống lại Ngô Đình Diệm?

Đối với anh em ông Diệm, 1.11.1963 là ngày kết thúc giấc mơ quyền lực kéo dài 9 năm. Nhưng với nhiều người khác, mới chỉ là thời khắc phôi phai những “mộng ban đầu”. Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, thừa nhận: “Đối với tôi mọi việc bắt đầu từ ngày hôm ấy”!

Lẽ ra, “mọi việc bắt đầu” sớm hơn một ngày. Vì theo dự tính, đảo chính nổ ra vào 31.10.1963 nhưng tướng Dương Văn Minh quyết định hoãn lại 24 tiếng đồng hồ. Thay đổi giờ chót đó do sơ suất không báo kịp đến Nguyễn Cao Kỳ nên Kỳ vẫn “độc diễn” phần việc được giao: Ông ta tập hợp khoảng gần 200 binh lính và sĩ quan dưới quyền vào một nhà kho lớn chứa máy bay trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1)”

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

Tác giả: Phùng Học Vinh | Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Một học giả Trung Quốc vạch ra những ngộ nhận lịch sử của người Trung Quốc. Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng,  cũng là tác giả các sách về lịch sử như  Tại sao Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, Trắc diện về Lịch sử Trung Quốc, Tìm hiểu Lịch sử Bắc Dương.

Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từ tiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa. Continue reading “Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc”

Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ra đời, tình hình ngày càng nguy cấp không chỉ vì nạn đói, nạn dốt hoành hành mà chúng ta còn bị các nước đế quốc đưa lực lượng quân sự hỗn hợp vào dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp phát xít Nhật. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào đóng quân từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Ở miền Nam, quân Anh kéo vào giúp quân Pháp và trang bị cả vũ khí cho quân Nhật để tiếp sức cho Pháp.

Các thế lực của Anh, Mỹ, Trung Hoa dân quốc lăm le dùng sức mạnh của vũ khí hiện đại để tạo điều kiện cho Pháp quay lại thống trị Đông Dương. Chính phủ Anh kêu gọi Chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch “tạo mọi dễ dàng cho lực lượng Pháp và các quan chức cai trị của Pháp trở lại Đông Dương càng sớm càng tốt”. Ủy ban Đối ngoại của Mỹ cũng cho biết “không muốn áp đặt một sự kiểm soát nào nhưng sẵn sàng giúp đỡ Pháp nếu họ cần”. Continue reading “Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH”

Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời

Nguồn:Orbituary: Hanoi Hannah died on September 30th”, The Economist, 15/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trịnh Thị Ngọ (tức “Hanoi Hanna”), phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, qua đời ngày 30/09/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Giọng nói không rõ ràng vì tín hiệu truyền từ Hà Nội đến Tây Nguyên rất yếu. Tuy vậy, vào lúc 8 giờ tối theo giờ Sài Gòn, sau một ngày phải tránh bẫy và truy tìm Việt Cộng, lính Mỹ thường cố gắng giải khuây bằng cách nghe giọng của người phụ nữ mà họ gọi là “Hanoi Hannah”. Trong khi họ lau súng, rít thuốc hay làm vài li bia, chiếc radio quý giá được bọc bởi những mảnh băng dính đen nhằm bảo vệ nay đã sờn rách lại phát ra giọng nói nghe như của một cô nàng hoạt náo viên trung học đầy sức sống. “GI Joe (tên gọi chỉ lính bộ binh Mỹ), hôm nay các anh có khỏe không?” cô gái có chất giọng ngọt ngào ấy hỏi. “Các anh đang bối rối đúng không? Không gì bối rối bằng việc bị ra lệnh phải bước vào một cuộc chiến hoặc phải chết hoặc bị tàn tật trọn đời mà không hề biết về những gì đang diễn ra. Chính phủ các anh đã bỏ rơi các anh. Họ ra lệnh cho các anh chết. Đừng tin họ. Họ lừa các anh rồi.” Continue reading “Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến

Tổng hợp: Quang Học

Cây cầu Glienicker bắc ngang sông Havel, nối hai thành phố Potsdam với Berlin (CHLB Đức) mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với lịch sử tình báo thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiếc cầu này hầu như không được sử dụng, nhưng lại trở nên nổi tiếng thế giới vì những vụ trao đổi tù binh gián điệp giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu chuyện “cây cầu Thống nhất” biến thành biểu tượng chia cắt

Các lãnh chúa vùng Brandenburg từ năm 1660 đã xây dựng thêm lâu đài ở Potsdam, biến lâu đài mới thành nơi thể hiện uy lực chứ không đơn thuần là nơi đồn trú, qua đó việc giao thông qua lại giữa Potsdam và Berlin ngày càng trở nên nhộn nhịp. Để đi lại thuận tiện, vị Đại lãnh chúa đã cho bắc một cây cầu sang hòn đảo bị ngăn cách bởi con sông Havel. Continue reading “Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến”

Về vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám

Tác giả: Phạm Hồng Tung

Từ khoảng 25 năm lại đây, trong nghiên cứu về lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và ở nước ngoài bỗng nhiên nảy ra một vấn đề “khoảng trống quyền lực” gây ra một số cuộc tranh luận khá sôi nổi. Sở dĩ vấn đề này được giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm là vì nó gợi ra một cách hiểu mới về vấn đề thời cơ trong Cách mạng tháng Tám, và do vậy, nó cũng liên quan đến cách luận giải về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS. Phạm Hồng Tung về vấn đề này.

Vấn đề này được nhà sử học người Na uy Stein Tønnesson nêu ra lần đầu tiên trong luận án tiến sĩ của ông, về sau, năm 1991, được xuất bản tại Oslo với tiêu đề “TheVietnamese Revolution of 1945 – Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War”. Trong công trình này Tonnesson luận giải về “Khoảng trống quyền lực” (power vacuum) như sau:“Khoảng trống quyền lực có thể được mô tả cụ thể hơn là sự vắng mặt của người Pháp và quân Đồng Minh, sự thiếu quyết đoán của người Nhật trong việc duy trì sự cai trị cho đến khi quân Đồng Minh tới, và sự bất lực của giới quan lại cùng chính quyền của họ trong việc tự phục vụ quyền lợi của họ” [1]. Continue reading “Về vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám”

Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

kamikaze-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá, sĩ quan chỉ huy một phi đội đặc công Kamikaze đánh bom tự sát từng chiến đấu trong Thế chiến II hiện còn sống. Dưới đây là tóm tắt nội dung câu chuyện của Muraoka.

Cũng như mọi thiếu niên Nhật khác, từ nhỏ Muraoka Hideo đã được gia đình giáo dục theo tinh thần Võ Sĩ Đạo cực kỳ khắc nghiệt nhằm rèn được ý chí ngoan cường và tinh thần bất khuất. Năm 14 tuổi, Muraoka vào học trong một trường lục quân. Năm 1939, khi tốt nghiệp anh lại được trường hàng không Topu tuyển vào học, đào tạo nghề lái máy bay. Muraoka kể: “Tôi trở thành ngưới lái máy bay hoàn toàn chỉ vì tôi không muốn lăn lê bò toài trên đất bùn như lính bộ binh. Tôi thích bay trên bầu trời. Nhưng về sau, khi hiểu được nhiệm vụ nặng nề của một phi công chiến đấu, tôi đã ân hận vì sự lựa chọn của mình.” Continue reading “Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản”

Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước

hongrie_imre-1

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Giáo sư Pozsgay Imre, một lãnh đạo cộng sản theo xu hướng cải tổ, một trong những yếu nhân của biến chuyển dân chủ 1989 tại Hungary vừa qua đời hôm qua, 25/03/2016, hưởng thọ 83 tuổi. Pozsgay Imre thuộc hàng những nhà lãnh đạo cộng sản cấp tiến Hungary, đã có đóng góp quyết định cho cuộc chuyển đổi sang dân chủ tại quốc gia cộng sản Đông Âu này. Tên tuổi của giáo sư Pozsgay Imre gắn với một công bố đặc biệt, gây chấn động chính giới Hung đầu năm 1989.

Continue reading “Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước”

Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới

eu-1815

Nguồn: Akhiesh Pillalamarri, “The 5 Most Important Treaties in World History”, The National Interest, 12/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở đâu có nhà nước thì ở đó có các hiệp ước. Từ thời cổ đại, các hiệp ước đã trở thành một công cụ quan trọng của việc quản lý nhà nước và nền ngoại giao. Bởi vì các hiệp ước là những thỏa thuận giữa các nhà nước khác nhau, thường được đưa ra vào cuối một cuộc xung đột, nên chúng tái định hình sâu sắc các đường biên giới, các nền kinh tế, các liên minh và quan hệ quốc tế. Sau đây là năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử.

Hiệp ước Tordesillas (1494)

Hiệp ước Tordesillas, giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (thực ra là với một bộ phận của nước này, Vương quốc Castile), được Giáo hoàng dàn xếp và đã chia những vùng đất mới được thám hiểm bên ngoài châu Âu cho hai nước này theo một đường kinh tuyến chạy dọc qua phía đông Brazil hiện nay. Continue reading “Năm hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”

Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam

henry-kissinger-and-le-duc-tho

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “Kissinger: The View From Vietnam,” The Atlantic, November 27, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn của mùa chính trị này đã diễn ra vào ngày 11 tháng 2, trong một cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton. Đáng ngạc nhiên là nó liên quan đến Henry Kissinger. Clinton không hề giấu giếm sự thân thiện của mình với Kissinger – một việc khiến Sanders thấy khó chịu, nói một cách nhẹ nhàng nhất. “Tôi tự hào mà nói rằng Henry Kissinger không phải là bạn tôi. Hãy xếp tôi vào nhóm những người sẽ không lắng nghe Henry Kissinger,” Sanders nói. Continue reading “Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam”