#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20

PLA--621x414

Nguồn: Nye, Joseph S. (2007). “Origins of the Great Twentieth-Century Conflicts?” (Chapter 2), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 33-58.

Biên dịch: Trần Nguyên Khang, Lê Hồng Hiệp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts 

Hệ thống quốc tế và các mức độ nhân quả

Chiến tranh thường được giải thích là do hệ thống quốc tế, nhưng “hệ thống quốc tế” là gì? Theo từ điển, hệ thống là tập hợp của các đơn vị có liên quan đến nhau. Có thể dễ dàng xác định được các hệ thống chính trị trong nước bởi các khái niệm thể chế rõ ràng như: tổng thống, quốc hội/ nghị viện, vv…. Các hệ thống chính trị quốc tế ít mang tính tập trung và kém rõ ràng hơn. Nếu không có Liên Hiệp Quốc vẫn tồn tại một hệ thống quốc tế. Hệ thống quốc tế gồm không chỉ các quốc gia. Hệ thống chính trị quốc tế là mẫu hình của mối quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20”

#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

missiles

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (2000). “Structural Realism after the Cold War”, International Security, Vol. 25, No. 1. (Summer, 2000), pp. 5-41.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Một bộ phận các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế tin rằng chủ nghĩa hiện thực đã trở nên lỗi thời.[1] Theo họ, mặc dù các khái niệm của chủ nghĩa hiện thực về tình trạng vô chính phủ, nguyên tắc tự cứu và cân bằng quyền lực có thể phù hợp trong quá khứ nhưng nay đã bị thay thế do tình hình thay đổi và bị áp đảo bởi các tư tưởng tốt hơn. Thời đại mới cần những tư tưởng mới. Tình hình chuyển biến yêu cầu các lý thuyết hoặc phải được xem xét lại hoặc phải được thay thế bởi những lý thuyết hoàn toàn khác. Continue reading “#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”

#7 – Cuộc đối thoại ở Melos

Discurso_funebre_pericles-2

Nguồn: Thucydides, “The Melian Dialogue”, History of the Peloponnesian War (Harmondsworth: Penguin Classics, 1954), pp. 400-408.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Cuốn sách Lịch sử cuộc Chiến tranh Peloponnesse của Thucydides miêu tả lại cuộc xung đột giữa thành Athens và thành Sparta diễn ra từ năm 431 đến năm 404 TCN, liên quan đến phần lớn các thành bang của Hy Lạp ở phía bên này hay bên kia cuộc chiến. Melos, một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Hy Lạp, cố gắng giữ độc lập và trung lập nên đã chống lại nỗ lực của Athens trong việc biến họ thành một nước chư hầu triều cống. Athens sau đó cử một đội quân viễn chinh tới chinh phạt hòn đảo, hay ít nhất buộc nó tham gia vào liên minh với mình. Trước khi ra lệnh tấn công, các tướng lĩnh Athens đã cử người tới thương lượng với người Melos. Trong cuộc thương lượng đó, câu nói “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận” của người Athens đã trở thành một ví dụ kinh điển cho chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế. Dù đã diễn ra từ hơn 2.000 năm trước, những luận điểm của người Athens và người Melos trong cuộc đối thoại về mối quan hệ giữa nước mạnh và nước yếu, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa lựa chọn đồng minh và kẻ thù… vẫn còn hết sức tương thích với hiện thực chính trị quốc tế ngày nay. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bản dịch của văn bản quan trọng này. Continue reading “#7 – Cuộc đối thoại ở Melos”

#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?

110502_wg

Nguồn: Nye, Joseph S., “Is There an Enduring Logic of Conflict in World Politics?” (Chapter 1), in Understanding International Conflicts (New York: Longman, 2007), pp. 1-32.

Biên dịch: Hoàng Cẩm Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Trái đất đang nhỏ lại. Thế kỷ 17, con tàu trứ danh Mayflower phải mất đến ba tháng mới vượt được Đại Tây Dương.  Năm 1924, chuyến bay của Charles Lindbergh chỉ mất có 24 giờ. Năm mươi năm sau, một chiếc máy bay Concorde sẽ vượt biển trong vòng 3 giờ đồng hồ còn tên lửa đạn đạo chỉ tốn 30 phút. Giá vé của một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương những năm đầu thế kỷ 21 chỉ bằng một phần ba giá vé của năm 1950, và cước phí của một cuộc điện thoại từ New York đến Luân Đôn giờ đây chỉ bằng một phần nhỏ so với thập niên 1950. Continue reading “#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?”

#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Geese fly over the Martin Luther King, Jr. Memorial during celebrations of the birthday of the civil rights leader

Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.

Biên dịch: Hoàng Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế. Continue reading “#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị”