Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(12) Trên mặt kiên trì “Một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất Tổ quốc

Sau khi Hồng Kông và Macao trở về Tổ quốc, tái nhập hệ thống quản trị quốc gia, đi lên con đường rộng lớn bù đắp lẫn nhau với nội địa Tổ quốc về ưu thế phát triển chung, cùng phát triển, việc thực hiện “Một nước hai chế độ” đã giành được thành công được cả thế giới công nhận. Đồng thời, trong một thời gian, dưới tác động của nhiều nhân tố phức tạp bên trong và bên ngoài, các hoạt động “chống Trung Quốc hỗn loạn ở Hồng Kông” diễn ra rầm rộ, và tình hình Hồng Kông đã có lúc xuất hiện cục diện nghiêm trọng. Trung ương Đảng nhấn mạnh cần quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” toàn diện chính xác và kiên định không đổi, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ “Một nước hai chế độ”, kiên trì dựa luật pháp mà quản trị Hồng Kông và Macao, duy trì trật tự hiến chế của Đặc khu hành chính do Hiến pháp và Luật cơ bản xác định, thực hiện quyền quản trị toàn diện của chính quyền trung ương đối với Đặc khu hành chính, kiên định thực hiện “Người yêu nước quản trị Hồng Kông” và “Người yêu nước quản trị Ma Cao”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Tháng 11/2021, Vladislav Surkov, nhà tư tưởng trung thành của Putin, đã chuyển sự chú ý sang câu hỏi về đế chế. “Nhà nước Nga, với tình hình nội tại nghiêm trọng và không linh hoạt, chỉ có thể tồn tại được nhờ sự mở rộng không mệt mỏi ra ngoài biên giới. Từ lâu, nó đã không còn biết cách làm thế nào để có thể tồn tại nếu không phải là một đế chế.” Ông lập luận, cách duy nhất để Nga có thể thoát khỏi sự hỗn loạn là xuất khẩu nó sang một quốc gia láng giềng. Nhưng điều ông không nói ra là, việc Putin xuất khẩu hỗn loạn và bạo lực để phục vụ mục đích ấy đã làm đứt gãy mối quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc Slavơ theo cách mà ngay cả sự sụp đổ của đế chế Xô-viết cũng không tạo ra. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Năm 1994, sau ba năm suy thoái kinh tế khủng khiếp, hai trong số ba vị tổng thống trong buổi họp tại Viskuli đã phải rời nhiệm sở. Tại Belarus, Alexander Lukashenko, người từng điều hành một nông trại tập thể chuyên chăn nuôi heo, đã thắng cử trước Shushkevich. Lukashenko nói với người dân rằng mình sẽ giải quyết tình trạng kinh tế hỗn loạn bằng cách đưa nó trở lại trật tự trước đây. Cải cách bị dừng lại, và ở giai đoạn sau, trong 27 năm cầm quyền của Lukashenko, các cuộc bầu cử cạnh tranh và công bằng cũng bị chấm dứt. Quốc kỳ, vốn trước đó được đổi thành màu đỏ và trắng như cờ của nước Cộng hòa Belarus tồn tại ngắn ngủi hồi năm 1918, đã được chuyển lại thành một lá cờ giống như thời Liên Xô. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(9) Trên mặt xây dựng văn minh sinh thái

Sau cải cách mở cửa, Đảng ngày càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, việc xây dựng văn minh sinh thái vẫn còn là một điểm yếu rõ ràng, các vấn đề như thắt chặt ràng buộc về môi trường tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái ngày càng trở nên nổi bật, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái đang có xu thế phát triển ở mức cao đã trở thành nỗi đau đối với đất nước và đời sống người dân. Nếu không nắm vững công tác xoay chuyển xu thế tình trạng môi trường sinh thái ngày càng xấu đi thì sẽ phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)”

Ngày Tết nói chuyện câu đối

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Câu đối là một nét độc đáo của văn hoá Trung Hoa nói riêng và của văn hóa các nước thuộc vành đai chữ Hán nói chung. Văn hóa câu đối là một điển hình thể hiện sức sống của chữ Hán – yếu tố chứa đầy đủ nhất các đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa câu đối được người Trung Quốc ưa chuộng là do nó phát huy được đặc điểm độc đáo của chữ Hán, thứ chữ viết được dân tộc Hán coi là di sản thiêng liêng tổ tiên họ để lại.

Mọi người đều biết, chữ viết là công cụ ghi lại ngôn ngữ (chính xác là tiếng nói) của dân tộc. Tiếng nói có hai yếu tố là “Âm” và “Nghĩa”. Loại chữ viết nào ghi lại âm thanh của ngôn ngữ, dùng yếu tố “Âm” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, được gọi là chữ biểu âm (phonograph). Loại chữ viết nào ghi lại ý nghĩa của tiếng nói, dùng yếu tố “Nghĩa” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, gọi là chữ biểu ý (ideograph). Hầu hết chữ viết của các dân tộc trên thế giới đều là chữ biểu âm, duy nhất có chữ Hán là chữ biểu ý. Continue reading “Ngày Tết nói chuyện câu đối”

Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?

Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng

    1. Số họ của người Nhật

Dân số của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đại Hàn vào năm 2020 lần lượt là 1,439 triệu, 126 triệu, 97 triệu và 51 triệu người. Trong khi đó số họ, family name trong tiếng Anh và 名 字 (myoji) trong tiếng Nhật, của người dân trong các quốc gia nói trên lần lượt là khoảng 5 ngàn, 200 ngàn, 1 ngàn (số họ của người Kinh chỉ khoảng 165) và 300 họ. Số họ của Nhật Bản nhiều hơn Trung Quốc 40 lần, Việt Nam 200 lần và Đại Hàn 900 lần.

Họ Kim của Đại Hàn chiếm 20% dân số, và nếu thêm 2 họ Lý và họ Phác chiếm khoảng 50 % dân số. Ba họ đứng đầu của Trung Quốc là Vương, Lý và Trương đều chiếm khoảng 7% dân số nên cộng lại khoảng 21%. Ba họ đứng đầu của Việt Nam là Nguyễn (khoảng 38%), Trần khoảng 21 %, Lê khoảng 9%, tổng cộng khoảng 68 % dân số. Trong tổng số 3 họ đứng đầu của Nhật Bản TakahashiSuzuki và Satô chiếm không đến 1%. Continue reading “Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?”

Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch

Nguồn: James Gannon, It’s Time for a Japan-US Pandemic Partnership, The Diplomat, 20/01/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoài trách nhiệm đạo đức, Nhật Bản và Mỹ có những lợi ích hấp dẫn trong việc hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với đại dịch COVID-19 trên phạm vi quốc tế.

Omicron đang bắt đầu lan tràn khắp hai nước Mỹ và Nhật, làm cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa thủ tướng mới của Nhật Bản, Kishida Fumio, và Tổng thống Mỹ Joe Biden bị hoãn. Tạm thời, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 21/01. Sẽ là khôn ngoan nếu hai bên nhân cơ hội này chuẩn bị cơ sở cho việc khởi động quan hệ Đối tác Đại dịch Mỹ-Nhật nhằm giúp chấm dứt COVID-19 trên khắp thế giới. Continue reading “Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch”

Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

Hồi ký ‘Thủy quân Sông Lô’: Tôi vào lính thuỷ cụ Hồ

Tác giả: Lê Quang Loát

Ngày 23 tháng 1 năm 1994, một số anh em, nguyên là “lính thuỷ sông Lô” chuyển sang trung đoàn pháo binh 45, gặp nhau nhân dịp mừng nhà mới của anh Đặng Luyến, anh Đỗ Sâm (bạn Thuỷ quân khoá 1) nhắc tôi: “Này cậu Loát, chưa thấy có bài cho tập san Lính thủy sông Lô đấy nhé!…”. Đang dắt xe ra cửa tôi liền đáp: “Sẵn sàng, có ngay!…”. Thế là suốt dọc đường về những hình ảnh tươi trẻ của tôi, “anh Lính thuỷ cụ Hồ” cách đây hơn bốn thập kỷ đã qua, cứ nối nhau diễn ra trong ký ức tôi như một cuốn phim sinh động và cuốn hút, khiến tôi khi vừa đặt chân tới nhà là liền bắt tay ngay vào việc ghi nhanh những dòng tự thuật này. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân Sông Lô’: Tôi vào lính thuỷ cụ Hồ”

Đỗ Hữu Vị: Phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công

Tác giả: Chi Phương

Phi công Việt Nam đầu tiên, Đỗ Hữu Vị cũng là người lính dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Maroc, trong hàng ngũ quân đội Pháp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bay qua chiến tuyến của kẻ thù và truyền thông tin cần thiết. Ông nằm trong số 58 vĩ nhân hải ngoại được Pháp ghi ơn tại triển lãm Những chân dung của Pháp ở bào tàng Con Người tại Paris. Continue reading “Đỗ Hữu Vị: Phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông

Tác giả: Trần Trọng Trung

Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 3, chúng tôi – những chiến sỹ Thuỷ quân sông Lô năm xưa – lại họp mặt kỷ niệm ngày Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân.

Mặc dù đã trên dưới nấc thang “thất thập cổ lai hy” (có người như anh Ngô Hương đã ngoại bát tuần), nhưng xem ra số đông vẫn giữ được phong thái thời lính trẻ, nhất là mấy nhân vật đã vang bóng nghịch ngợm một thời, như Lê Quang Loát, Đỗ Sâm, Nguyễn Thọ Sơn… Cứ mỗi lần họp mặt là một lần cùng nhau ôn lại những giai thoại về những chàng “lính thuỷ nước ngọt” 50 năm trước, cùng nhau hát lại những bài hát của thời trai trẻ và trao đổi tâm tình về cuộc sống đời thường của tuổi già bên cạnh con cháu nội ngoại. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông”

Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Có nhiều cách thức khác nhau để đánh giá vai trò của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử Việt Nam. Dù là cách nào đi nữa thì dấu ấn và đóng góp của ông cho diễn trình lịch sử sơ kỳ hiện đại là không thể phủ nhận. Bài này gợi ra một góc nhìn khác về vai trò của ông trong cuộc chơi quyền lực và định hình chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX: Nguyễn Công Trứ trên bàn cờ quyền lực của Minh Mệnh.

Đây là câu chuyện về quyền lực và thực hành chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Câu chuyện phản ánh cách thức sự thay đổi vương triều dẫn đến việc tái cấu trúc quyền lực ở tầng bậc cao nhất của nhà nước, làm thay máu hệ thống quan liêu trung ương và thay đổi cách thức điều hành nền hành chính. Nhà vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820 với tham vọng tập trung hóa quyền lực, ổn định xã hội, thống nhất lãnh thổ và hệ thống cai trị vùng miền. Nỗ lực này thách thức giới quan liêu địa phương và các tướng lĩnh quân sự đầy quyền lực từng phụng sự Gia Long, vì thế Minh Mệnh cần những gương mặt mới cho trật tự quyền lực mà ông đang xác lập. Trong khung cảnh đó, ông tìm thấy Nguyễn Công Trứ. Continue reading “Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh”