Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử

fuso

Tác giả: Phạm Thị Thu Giang

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ. Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục. Continue reading “Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử”

Nước mới công nghiệp hóa (NICs)

hong-kong-harbor

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Các nước mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Countries – NICs), hay các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Economies – NIEs) là một thuật ngữ để chỉ một nhóm các quốc gia thông qua quá trình công nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ địa vị một nước đang phát triển dần tiệm cận mức độ phát triển của các nền kinh tế tiên tiến. Một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi các nước này là “các nước công nghiệp mới”.

Thuật ngữ “các nước mới công nghiệp hóa” được bắt đầu sử dụng phổ biến từ những năm 1970. Có nhiều ý kiến khác nhau về thành phần của nhóm nước này, song đều thống nhất cho rằng nhóm bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore là những nước mới công nghiệp hóa. Bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á này còn được biết đến với tên gọi “Những con hổ châu Á” (Asian Tigers). Continue reading “Nước mới công nghiệp hóa (NICs)”

Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản

ask-Seppuku-2-E

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuốn Chuyện Nhật Bản ngày xưa (Tales of Old Japan), nhà văn Milford đã tả lại quang cảnh vụ hành quyết một phạm nhân được phép chết theo phương thức mổ bụng tự sát seppuku mà chính ông được chứng kiến:

… Bảy đại biểu người nước ngoài chúng tôi được các quan chức Nhật Bản chứng kiến vụ hành quyết dẫn vào hondo, tức chính điện một ngôi chùa sắp sửa tiến hành nghi thức hành quyết. Khung cảnh ngôi chùa vô cùng thâm nghiêm. Một gian phòng rộng, mái cao đỡ bằng các cột gỗ màu sẫm. Trần nhà treo đầy những chiếc đèn lồng lớn màu vàng và những vật trang hoàng độc đáo của một ngôi chùa thờ Phật. Phần sàn nhà trước bàn thờ Phật được kê cao khoảng 3-4 tấc, làm thành một cái bục, trên có trải những chiếc chiếu trắng rất đẹp, chính giữa phủ một tấm thảm dạ màu đỏ. Continue reading “Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản”

Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS

propaganda

Nguồn: Irina Bokova & Sara Bloomfield, “Did Goebbels Win?”, Project Syndicate, 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại Đức vào những năm 1930, các lãnh đạo Đảng Quốc xã đã biết dùng sức mạnh của truyền thông đại chúng nhằm truyền bá lòng hận thù và chủ nghĩa bài Do Thái. “Tuyên truyền,” Hitler viết, “là thứ vũ khí thực sự khủng khiếp trong tay của một chuyên gia.” Trong quá trình vươn lên nắm quyền, Đức Quốc xã đã triển khai các công nghệ truyền thông hiện đại tinh vi, gồm cả radio và phim ảnh, để giành chiến thắng trong “trận chiến tư tưởng” – và do đó định hình dư luận và hành vi của những người dân vốn có học thức trong một nền dân chủ non trẻ.

Đức Quốc xã đã bị tiêu diệt nhưng tuyên truyền thì vẫn còn, và tiềm năng của nó còn nguy hiểm bao giờ hết. Khi chúng ta kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Giải phóng Trại Tập trung Auschwitz-Birkenau (27/01/1945 – 27/01/2016), các nhóm cực đoan trên toàn thế giới đã sử dụng các công nghệ mới để kích động hận thù và tiếp tục các cuộc giết người hàng loạt và diệt chủng. Continue reading “Sức mạnh tuyên truyền: Từ Đức Quốc xã tới ISIS”

Nguồn gốc câu đối tết và tập tục dán chữ “Phúc” ngược

phuc

Tác giả: Đào Duy Đạt

Trong dân gian, người dân Trung Quốc vô cùng ưa thích  màu đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho niềm vui và may mắn. Câu đối đỏ rực, do đó, trở thành một vật phẩm không thể thiếu trong dịp tết nguyên đán cổ truyền ở Trung Quốc. Mỗi năm khi đến tháng Chạp, các sạp hàng trong chợ bắt đầu bày bán câu đối. Từng đôi từng đôi câu đối đỏ rực treo kín các cửa hàng luôn đung đưa, phấp phới trong gió rét mùa đông, khiến người ta ngập tràn một cảm giác ấm áp, thanh bình.

Câu đối (Xuân liên) là một hình thức văn học của người Trung Quốc, còn gọi là “Môn đối”, “Xuân thiếp”, “Đối liên”, “Đào phù”, “Đối tử”. Chữ nghĩa của câu đối cần nắn nót, đối ngẫu, cô đọng, tinh xảo nhằm miêu tả bối cảnh thời đại, gửi gắm hi vọng tốt lành. Mỗi năm Tết đến, dù là thành thị hay thôn quê, nhà nhà đều chọn một đôi câu đối màu đỏ dán lên cánh cửa hoặc trong phòng khách để tăng thêm không khí vui vẻ ngày Tết. Vì được dán vào dịp Tết, nên người Trung Quốc thường gọi câu đối là “Xuân liên”. Continue reading “Nguồn gốc câu đối tết và tập tục dán chữ “Phúc” ngược”

5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp

paris

Nguồn: David A. Bell, “5 myths about the French Revolution”, The Washinton Post, 09/07/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

226 năm sau sự sụp đổ của nhà ngục Bastille, cuộc Cách mạng Pháp vẫn còn khuấy động cảm xúc của hầu hết những nhà sử học như tôi. Thế nhưng, vẫn còn nhiều hiểu lầm khó mà dập tắt xoay quanh cuộc Cách mạng này. Ngay cả cái tên “Ngày Bastille” dường như vẫn là một cái tên gây nhầm lẫn. Thực sự, ngày lễ quốc gia của Pháp kỷ niệm hai sự kiện riêng biệt. Thứ nhất là việc nhà ngục Bastille ở Paris rơi vào tay đám đông quần chúng cách mạng vào ngày 14 tháng 7 năm 1789. Nhưng cũng vì các nhà lập pháp hồi thế kỷ 19 muốn tưởng niệm một điều gì đó ít đẫm máu hơn, một “Ngày hội Liên bang” (Festival of Federation) lớn và hoà bình đã được tổ chức trong cả nước vào ngày 14 tháng 7 năm 1790 nhằm thể hiện cam kết của người Pháp dành cho tự do và thống nhất. Để đánh dấu lễ tưởng niệm của năm nay, tôi xin kể lại những câu chuyện thực sự đằng sau năm hiểu lầm còn lại. Continue reading “5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp”

#262 – Nguyên nhân hệ thống và tác động kinh tế

intl politics

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 7) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 129-160.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh, Nguyễn Đỗ Thảo Đan, Hồ Phan Anh | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 6 đã so sánh hai hệ thống quốc gia và quốc tế và chỉ ra hành vi và kết quả thay đổi như thế nào từ hệ thống này sang hệ thống khác. Các chương 7, 8, 9 sẽ so sánh các hệ thống quốc tế khác nhau và chỉ ra hành vi và kết quả thay đổi như thế nào trong các hệ thống có nguyên tắc tổ chức không đổi nhưng cấu trúc lại biến đổi cùng với thay đổi trong phân bổ nguồn lực giữa các quốc gia. Câu hỏi đặt ra ở chương này là chúng ta nên ưa thích hệ thống nhiều hay ít siêu cường? Phần I đi sâu hơn nữa vào lý thuyết. Phần II chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn.[1] Continue reading “#262 – Nguyên nhân hệ thống và tác động kinh tế”

Nguồn gốc tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc

drag_2118324b

Tác giả: Duy Đạt

Tết âm lịch cuối năm (Xuất tiết), thời cổ gọi là “Nguyên nhật”, “Nguyên đán”, “Nguyên thần”, “Tuế đầu”, “Niên tiết”, v.v… “Quá xuân tiết” (Ăn tết), người Trung Quốc thường gọi là “Quá niên” hoặc “Quá đại niên”.

Tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc có nguồn gốc từ phong tục “Tế lễ tháng chạp” (lạp tế) từ thời thượng cổ, đến nay đã có lịch sử phát triển hơn 4000 năm. Ngay từ thời kỳ vua Nghiêu vua Thuấn, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện hoạt động “Lạp tế”.

“Lạp tế” tức là hoạt động tế lễ bách thần diễn ra vào tháng cuối cùng trong năm (lạp nguyệt), nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ cho mọi người được no đủ, mùa màng bội thu. Nghi thức tế lễ này vô cùng trang trọng, mọi người phải chuẩn bị những loại thực phẩm ngon nhất để tế tự bách thần. Bởi thế, người ta phải đi săn (đả liệp), nhằm kiếm thịt thú rừng tươi, có mùi vị thơm ngon để làm tế phẩm. Thời cổ, chữ “liệp” đồng nghĩa với chữ “lạp”, bởi vậy “Lạp tế” còn có ý nghĩa là hoạt động “săn bắt, tế tự”. Continue reading “Nguồn gốc tết Nguyên đán cổ truyền của Trung Quốc”

Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật

phat di lac

Tác giả: Nguyễn Phúc Bảo Kiếm

Hằng năm, cứ đến mùa xuân hoa nở tưng bừng, trong các chùa chiền tự viện thường thấy giăng những tấm băng – rôn đề dòng chữ “Mừng Xuân Di Lặc”, trên sách báo của Phật giáo cũng thấy đưa câu này lên trang bìa một cách trân trọng. Nhiều người không phải là tín đồ Phật giáo lấy làm lạ, không hiểu vì sao lại có một mùa Xuân mang tên một vị Phật. Hỏi ra mới hay, theo kinh điển của Phật giáo thì ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch, tức mồng Một tết Nguyên đán, là ngày Vía của Phật Di Lặc, nên Phật giáo mới kính mừng ngày này như để mở đầu cho một mùa xuân, một năm mới với ước nguyện được nương uy đức và đạo hạnh của một bậc Vô Thượng Sư mà tu học theo Chánh pháp, đem đạo hoà vào đời sống hằng ngày. Continue reading “Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật”

Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn

lamson1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong khi dịch Minh thực lục, chúng tôi có dịp tham khảo thêm thư của Bình định vương Lê Lợi gửi cho Vương Thông, do Nguyễn Trãi soạn. Sử liệu này nằm trong mấy chục bức thư được lưu lại trong Quân trung từ mệnh tập, do Giáo sư Thẩm Quỳnh dịch, Giáo sư Trần Huy Bích chú thích. Ðọc kỹ thư, cùng phối kiểm với Minh thực lục, thấy được nghĩa quân Lam sơn biết rõ tình hình địch rất cặn kẽ. Khả năng này, được chiến lược gia hàng đầu Tôn Tử ghi là “Tri bỉ, tri kỷ…” trong thiên Mưu Công, coi đó là yếu tố tất thắng. Sau đây chúng tôi xin chép lại bản dịch bức thư: Continue reading “Khả năng am hiểu tình hình địch của nghĩa quân Lam Sơn”

Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc

Chinese-new-year-firecrackers

Tác giả: Đào Hương Thục

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp là người ta có thể nghe thấy tiếng pháo nổ rải rác đó đây. Đặc biệt, đối với bọn trẻ hiếu động, chúng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn đến mê hoặc của pháo. Cả một băng pháo dài được chúng dỡ ra, một tay cầm que hương, tay kia cầm quả pháo, hứng khởi ném pháo vào nhau, đuổi nhau trong các ngõ nhỏ. Phía này có tiếng pháo, phía kia cũng là tiếng pháo. Tiếng pháo nổ đùng đoàng hòa lẫn với tiếng cười đùa của bọn trẻ lan truyền khắp nơi, như “nhắc nhở” mọi người về một năm mới đã đến.

Trong dân gian, đốt pháo như một nghi thức thì phải đến trưa 30 tháng Chạp mới chính thức bắt đầu. Mọi nhà, sau khi làm lễ cúng Tổ tiên, Thần tài đều phải đốt pháo để bày tỏ niềm vui trước thềm năm mới. Bởi vậy lúc này, tiếng pháo nối nhau không dứt từ nhà này sang nhà khác, từ nơi này đến nơi kia, không gian ngập tràn khói pháo và mùi lưu huỳnh. Continue reading “Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc”

Nhân tố CNN (CNN Factor)

postnewsroom

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Nhân tố CNN là một khái niệm phản ánh tác động của truyền thông đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại thông qua việc đưa tin về các cuộc xung đột một cách tập trung và có cảm xúc, qua đó khơi dậy các phản ứng từ công chúng và gây áp lực lên các chính phủ trong việc hành động đối phó với các cuộc xung đột đó.

Khái niệm này gắn liền với vai trò của kênh truyền hình CNN (Cable News Network), một mạng lưới tin tức truyền hình cáp của Mỹ, được thành lập vào năm 1980 bởi Ted Turner. Ngay khi được thành lập, CNN là hệ thống truyền thông đầu tiên cung cấp tin tức 24/24 trên truyền hình, và cũng là kênh truyền hình đầu tiên ở Mỹ chỉ chuyên về tin tức. Continue reading “Nhân tố CNN (CNN Factor)”

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”

Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS

wahhabism

Nguồn: Alastair Crooke, “You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia”, The World Post, 27/10/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh. Continue reading “Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS”

Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi

Leloi1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.

Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng. Continue reading “Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi”

Người tị nạn (Refugee)

IRAQ-SECURITY/YAZIDIS

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Theo khoản A.2. của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn năm 1951 (United Nations Convention Relating to the Status of Refugees) thì người tị nạn là người có mối lo sợ chính đáng về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì mối liên hệ thành viên với một tổ chức xã hội nhất định, theo một quan điểm chính trị nhất định; do đó sinh sống bên ngoài quốc gia mà mình có quốc tịch, và không có mong muốn đặt mình dưới sự bảo vệ của quốc gia này.

Khái niệm về người tị nạn sau đó được mở rộng trong bản Nghị định thư năm 1967 của Hiệp định, bao gồm những người rời bỏ quốc gia của mình vì lý do chiến tranh, xung đột hoặc bạo lực, thảm sát xảy ra tại những nơi này. Khái niệm về người tị nạn đôi khi được mở rộng hơn nữa, bao gồm cả những người sống lưu vong ngay bên trong quốc gia của mình. Những người này được gọi là “những người bị thay đổi nơi sinh sống trong nước” (internally displaced persons – IDP). Continue reading “Người tị nạn (Refugee)”

Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust

ausch

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Không sai khi nói rằng Holocaust là trung tâm của tâm lý Israel. Không giống như hầu hết các sự kiện lịch sử khác mà ảnh hưởng dần dần mờ nhạt, ảnh hưởng của thảm sát Holocaust trong xã hội Israel ngược lại đã thực sự tăng lên theo thời gian. Quá trình này rất phức tạp và khó khăn để mô tả trong một vài trang giấy. Tuy nhiên, hiểu biết động lực của nó là điều cần thiết trong bất kỳ khảo sát nào về văn hóa Israel.

Holocaust là thảm họa lớn nhất của dân tộc Do Thái xẩy ra vào cuối những năm 1930 trong Thế Chiến II, khi sáu triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đưa vào các trại tập trung của Phát xít Đức và bị giết hại bằng hơi ngạt. Năm 1933, Adolf Hitler trở thành quốc trưởng Đức và sau đó quốc gia này rất nhanh chóng mở rộng chương trình bài Do Thái. Hitler với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Đức đã khơi dậy được lòng tự hào và đồng thuận của người Đức khi khẳng định rằng nguồn gốc của người Đức – người Aryan – là chủng tộc siêu đẳng và những chủng tộc khác, đặc biệt là người Do Thái, là hạ đẳng. Continue reading “Nguồn gốc của Thảm sát Holocaust”

Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

shutterstock_194883113

Biên dịch: Dạ Lãm

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789). Continue reading “Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ”

Một vài kinh nghiệm cải cách phong tục trong lịch sử VN

phunuVN

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Các nhà nghiên cứu văn học sử về thời nửa đầu thế kỷ thứ 19 đều chú ý đến dòng văn học hoài Lê. Bàn về dòng văn học này, những bài thơ thất ngôn của bà huyện Thanh Quan thường được nhắc đến, tiêu biểu là bài “Thăng Long hoài cổ”:

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Ðá cũng trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Kẻ đấy người đây luống đoạn trường.

Tuy rằng thơ rất hay, lại nặng lòng nhớ đến triều cũ, nhưng loại thi ca này chỉ lưu hành trong phạm vi nhỏ với một ít kẻ sĩ cùng chí hướng; hoặc đôi khi tác gỉả giữ trong lòng, Một mảnh tình riêng ta với ta [1] , nên tầm ảnh hưởng của nó lúc bấy giờ chưa đạt đến mức báo động đối với nhà cầm quyền. Continue reading “Một vài kinh nghiệm cải cách phong tục trong lịch sử VN”

Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)

globalmeal

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Nếu như thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa thì cũng có rất nhiều định nghĩa về ngoại giao văn hóa. Theo đó, ngoại giao văn hóa có thể là:

  • Một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của một quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia trên thế giới;
  • Sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, hoặc
  • Một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc được quảng bá ở cấp độ song phương và đa phương.

Continue reading “Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)”