So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông. Continue reading “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”

Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga

full_du_lich_ninh_thuan_thap_Po_Klong_Garai-771x510

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Không rõ năm sinh của Chế Bồng Nga [1] , nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) khi vua Thái Tổ nhà Minh sai sứ báo tin cho các nước về việc nhà Minh giành ngôi từ nhà Nguyên, thì Chế Bồng Nga (tên ghi trong Minh Thực lục là Ha Đáp Ha Giả) đã làm vua và sai sứ sang triều cống Trung Quốc. Chế Bồng Nga bị quân nhà Trần bắn chết tại sông Hoàng Giang vào năm Hồng Vũ thứ 23 (1390), như vậy thời gian trị vì của vua họ Chế cũng xấp xỉ với vua Minh Thái Tổ. Riêng các vua nhà Trần nước ta thì một phần yểu mệnh, một phần gặp biến cố nên trong thời gian này tính có đến 6 đời vua: Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Continue reading “Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga”

Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)

li-kyoto-n-rtr2ok6h

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Continue reading “Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore


Nguồn: PM Lee Hsien Loong at the 8th S Rajaratnam Lecture on 27 November 2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xin chào và xin chúc quý vị một buổi chiều tốt lành!

Vậy là chúng ta vừa mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày giành độc lập. Đây là lúc nhìn lại những thành tựu chúng ta đã đạt được, và hiểu điều gì đã khiến chúng ta thành công. Đồng thời, năm nay cũng sẽ là năm mà chúng ta cần phải vạch ra hướng đi cho tương lai của mình.

Việc tự đánh giá bản thân sẽ rất có ích cho quan hệ đối ngoại của chúng ta. Dù đây không phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người Singapore, vì chúng ta đang sống hòa bình và ổn định, cũng như có mối quan hệ thân thiện với hầu hết các nước. Bộ Ngoại giao đã thực hiện rất tốt công việc của mình đến mức nhiều người khó nhận ra sự tồn tại của bộ này. Người ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ – như chuyện tàu điện thi thoảng bị hỏng, y tế, thi cử, hay việc làm. Continue reading “Bài giảng của TTg Lý Hiển Long về QHQT và CSĐN Singapore”

Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu

arton3955

Nguồn: Fabio Liberti, Why we need the Council of Europe, Le monde Diplomatique, 09/2012.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ủy hội châu Âu (Council of Europe), có trụ sở tại Strasbourg, có lẽ là tổ chức bị hiểu lầm nhiều nhất của lục địa già. Ngay cả người hiểu biết cũng thường nhầm lẫn nó với Hội đồng châu Âu (European Council) – nơi gặp gỡ định kỳ giữa các lãnh đạo Nhà nước hoặc lãnh đạo Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) – và với Hội đồng Liên minh châu Âu (Council of the European Union, tức Hội đồng Bộ trưởng châu Âu – ND) nơi các bộ trưởng từ mỗi quốc gia thành viên, cùng với Nghị viện châu Âu, có trách nhiệm thông qua các đạo luật và phê duyệt ngân sách EU. Continue reading “Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu”

Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292

hoang thanh thang long - triptargets

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Gần 50 năm về trước (1961), Viện Đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng, cho dịch bộ sử An Nam chí lược của Lê Trắc, trong đó có phụ lục “Trương Thượng thư hành lục” (Thượng thư Trương Lập Đạo ghi chép về chuyến đi). Bản “Hành lục” này, có kể qua các cung điện và các công trình xây dựng của thành Đại La (tức thành Thăng Long). Không rõ các nhà nghiên cứu di tích thành Thăng Long hiện nay đã tham khảo văn bản này hay chưa, nên tôi xin chua thêm chữ Nho bên cạnh tên các công trình xây dựng để dễ nhận diện. Nếu quí vị đã từng làm, thì bài viết dưới đây cũng không thừa, vì có thể cung cấp cho độc giả một vài sử liệu về thời nhà Trần. Văn kiện trưng ra đây, chúng tôi căn cứ sách An Nam chí lược [1] hiện lưu trữ lại trường đại học Princeton. Continue reading “Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292”

Tìm hiểu về xã hội công dân

CivilSociety

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xã hội công dân (Civil society, XHCD) là một khái niệm khá mới mẻ, hiện chưa có một nhận thức tương đối thống nhất. Nhân dịp nước ta đang chuẩn bị sửa Hiến pháp, chúng tôi xin trình bày một vài tìm hiểu còn rất sơ sài về đề tài này, mong bạn đọc cùng bàn thảo để làm sáng tỏ.

Xã hội và xã hội công dân

Có thể hiểu XHCD là một hình thức xã hội tự quản, khi toàn dân đều tham gia quản lý xã hội một cách có tổ chức, có trật tự; sự tự quản ấy vận hành song song với sự quản trị xã hội của bộ máy nhà nước. Continue reading “Tìm hiểu về xã hội công dân”

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

world-bank-20140807

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Được thành lập vào năm 1944 và có trụ sở chính ở thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm của Hệ thống Bretton Woods. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới không phải là một ngân hàng thông thường. Tổ chức này bao gồm hai cơ quan phát triển đặc biệt được sở hữu bởi 186 nước thành viên: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), và Tổ chức Phát triển Quốc Tế (International Development Association – IDA). Mỗi cơ quan có một vai trò khác nhau, nhưng luôn hợp tác với nhau trong việc thực hiện mục tiêu làm cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình mang tính bền vững và đồng đều hơn. Continue reading “Ngân hàng Thế giới (World Bank)”

Di sản của cố Thủ tướng Đức Helmut Schmidt

0,,17317772_303,00

Nguồn: Frank- Walter Steinmeier, “Helmut Schmidt’s World”, Project Syndicate , 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Đức mất đi một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của mình tuần này khi nguyên Thủ tướng Helmut Schmidt qua đời ở tuổi 96. Schmidt từng là Bộ trưởng Quốc phòng từ 1969 đến 1972, Bộ trưởng Tài chính từ 1972 đến 1974 và Thủ tướng liên bang từ 1974 đến 1982. Kỷ nguyên của chúng ta hiện giờ có vẻ như đặc biệt hỗn loạn; nhưng những năm thời Schmidt lãnh đạo nước Đức cũng không hề bình yên chút nào.

Thời của ông là kỷ nguyên của Ostpolitik (chính sách hướng đông của Tây Đức) và détente (chính sách hòa dịu đông – tây – ND), của cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu đầu tiên, của suy thoái kinh tế, lạm phát đi kèm đình trệ và tình trạng thất nghiệp hàng loạt quay trở lại châu Âu. Thế hệ của ông phải đối mặt với vấn nạn khủng bố trong nước và chứng kiến cách mạng ở Iran, Liên Xô xâm chiếm Afghanistan, và sự trỗi dậy của Phong trào Đoàn kết ở Ba Lan. Continue reading “Di sản của cố Thủ tướng Đức Helmut Schmidt”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?

oge_highlight_01

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。

Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD

OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức. Continue reading “Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?”

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ

democrat-republican-party

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.

Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang. Continue reading “Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ”

Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ

Genghis-Khan-SF

Tác giả: Thúc Nguyên

1. Lược sử xứ Mạc Bắc

Những cổ thư của Trung Hoa ít khi nhắc đến địa danh Mạc Bắc. Xứ Mạc Bắc là miền đất nằm ở phía bắc sa mạc. Sa mạc nói đến ở đây là sa mạc Qua Bích (Gobi), theo nghĩa Mông Cổ là “nơi trống rỗng”. Bởi vậy, định được địa giới của xứ sở bát ngát này không phải là dễ. Đại khái thì xứ Mạc Bắc phía đông sát tới biển Thái Bình bao la, phía tây tới sông Ob hoặc sông Irtych, phía bắc tiếp giáp với miền băng giá quanh năm tuyết phủ, mênh mông vô tận và vô chủ, ngày nay gọi là Tây Bá Lợi Á hoặc Xi Bia (Sibérie), phía nam là sa mạc Qua Bích khô cằn, nóng lạnh thất thường, với khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất cao. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ”

9 điều luật cổ đi trước thời đại

westindians-570x447

Nguồn:Top 10 Ancient Laws Way Ahead Of Their Time“, Toptenz.net, 24/03/2012.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Những bộ cổ luật đã được biên soạn bài bản từ cách đây hơn 4000 năm (từ khoảng những năm 2000 TCN). Đa số chúng thường có những quy định rất hà khắc và bị xem là man rợ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, các luật lệ cổ xưa đó thực sự có tính từ bi và công bằng, thậm chí còn vượt trội nếu so với các nền pháp luật hiện hành.

9. Quyền động vật – Luật Brehon

“Việc cưỡi một con ngựa cho đến khi nó kiệt sức, bắt một con bò đau yếu làm việc quá mức hay hành hạ một con vật trong cơn giận dữ mà khiến nó gãy xương, là bất hợp pháp”

Nguồn: Luật Brehon (cổ luật của người Celtic, nay thuộc Ireland) Continue reading “9 điều luật cổ đi trước thời đại”

Chính sách ngăn chặn (Containment policy)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chính sách ngăn chặn là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đối thủ hàng đầu của chính sách ngăn chặn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sau đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Continue reading “Chính sách ngăn chặn (Containment policy)”

Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?

2015-11-27

 

Nguồn: “What Islamic scholars have to say about atacking civilians”, The Economist, 19/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Hình ảnh các chiến binh thánh chiến vinh danh Chúa bằng những cuộc đổ máu giờ đây tràn lan trên internet và các kênh truyền thông đến mức những người chỉ trích Hồi Giáo đã coi tôn giáo này là đồng nhất với bạo lực bừa bãi. Inspire, tạp chí điện tử của tổ chức khủng bố al-Qaeda, hướng dẫn những tên khủng bố đơn độc tiềm tàng cách chế tạo lựu đạn từ những mảnh ống dẫn nước và đèn trang trí Giáng Sinh. Còn Dabiq, tạp chí chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS), tán dương các chiến binh thánh chiến vì đã “vinh danh Đấng Tiên Tri” bằng cách “giết những mushrikīn (“kẻ dị giáo”) Pháp tập trung tại một buổi hòa nhạc” và hàng trăm kẻ tương tự. Nếu có tín đồ Hồi Giáo bị giết trong những vụ tấn công đó, thì họ chỉ được coi là “thiệt hại phụ chính đáng”, theo lời Abu Qatada Al-Filistini, nhân vật chuyên hướng dẫn các chiến binh thánh chiến hiện đại. Miễn là những tín đồ này không sống tội lỗi thì việc họ bị giết được xem như “lối tắt” lên thiên đường. Nhưng xét về truyền thống thì Hồi Giáo nói gì về việc giết hại thường dân? Continue reading “Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”

Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc

hai-ba-trung-2

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người xưa dạy rằng: “Tin mù quáng vào sách, chẳng thà không có sách” (Tận tín thư bất như vô thư), ý khuyên nguời đọc sách phải biết biện biệt đúng sai, chớ nên nhất nhất tin vào sách. Xét phần liệt truyện về Mã Viện chép trong Hậu Hán thư cung cấp nhiều sử liệu phong phú và sống động, tuy nhiên ngòi bút của sử gia không khỏi có chỗ thiên kiến; bởi vậy sau khi cẩn trọng dịch phần liên quan đến Giao Chỉ, chúng tôi mạn phép bàn thêm vài ý kiến.

Phần trích dịch như sau: Continue reading “Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc”