Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)

Flag of Israel

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái

Khi nói về hành trình 4.000 năm của người Do Thái, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa Zion (Zionism), điểm sáng cuối cùng đã làm nên bước ngoặt của lịch sử Do Thái mà trên đó ý tưởng về Nhà nước Do Thái ngày nay đã nẩy mầm, lớn lên và kết thành cây trái ngay trên mảnh đất cổ xưa Canaan thấm đẫm máu và nước mắt.

Ngay trong Thời Kỳ Thánh Kinh [3000 TCN – 538 TCN] và cho đến thời điểm quốc gia Israel cổ đại bị người La Mã hủy diệt vào năm 70 CN, người Do Thái đã sinh hoạt như một quốc gia, được cho là đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, suốt trong hơn mười chín thế kỷ, người Do Thái lưu vong, trên những vùng đất mà họ cư ngụ, đã hình thành nên một dân tộc tách biệt với những tổ chức quản lý phi-nhà nước theo cung cách riêng của mình, với ngôn ngữ duy nhất, phong tục độc đáo, những ý tưởng khác lạ, và một nền văn hóa rất khác biệt, chưa kể đến những thứ như trang phục quần áo và nghệ thuật. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)”

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

chinese-characters

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam. Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”. Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam”. Continue reading “Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)

Cochin_Jews

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng Do thái lưu vong sau năm 70CN

Trước Công nguyên, do kết quả những cuộc xâm lăng, người Do Thái bị lưu đầy sang vùng đất Mesopotamia, đặc biệt là thủ phủ Babylon, rồi Ai Cập. Năm 70 CN, Ngôi Đền Jerusalem bị san bằng, hàng ngàn người Do Thái bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ và bị lưu đầy phân tán đi khắp các miền của Đế quốc La Mã. Vào thời gian này có khoảng bảy triệu người Do Thái cư ngụ bên trong biên giới của Đế quốc La Mã, chiếm 10% dân số, và một triệu người sống bên ngoài biên giới chủ yếu ở Babylon.

Từ thời điểm này hành trình lưu vong của người Do Thái bắt đầu đẩy mạnh và lan rộng tới mọi vùng đất xa xôi khác trên trái đất, khởi đầu từ Trung Đông, sang vành đai Địa Trung Hải, rồi sau đó tiếp tục lan sang châu Âu, Bắc Phi, Đông Âu, Trung Hoa,… cuối cùng tới Bắc Mỹ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)”

Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp

lead_960

Nguồn: Harold James, “The Decadence of the People’s Car,” Project Syndicate, 26/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cho tới nay, vụ bê bối của hãng ô tô Volkswagen vẫn diễn ra theo một kịch bản cũ. Những hành vi đáng xấu hổ của tập đoàn bị phanh phui (trong trường hợp này, nhà sản xuất ô tô của Đức lập trình cho 11 triệu xe sử dụng động cơ diesel chỉ khởi động hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các cuộc kiểm tra khí thải). Các giám đốc điều hành đứng ra nhận lỗi. Một số người mất việc. Những người kế nhiệm hứa hẹn sẽ thay đổi văn hóa tập đoàn. Chính phủ chuẩn bị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ. Cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.

Kịch bản này đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác liên tiếp sử dụng nó, ngay cả khi những vụ bê bối diễn ra sau đó tiếp tục làm xói mòn lòng tin vào toàn ngành. Những trường hợp đó, cùng với vụ gian lận “diesel sạch” của Volkswagen, đã cho chúng ta lý do để suy nghĩ lại về cách xử lý những hành vi phi pháp của các tập đoàn. Continue reading “Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)

talmud584x360

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng người Do Thái lưu vong

Có thể nói cuộc xâm lăng Vương quốc Israel phương Bắc của người Assyria vào năm 720 TCN đã khởi đầu phong trào lưu vong (Diaspora) của người Do Thái sang các vùng đất khác trên thế giới, hình thành nên các Cộng đồng Do Thái lưu vong. Phong trào lưu vong càng phát triển mạnh vào cuối thế kỷ thứ nhất sau công lịch sau cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại người La Mã bị thất bại và quân La Mã phá hủy và san bằng Jerusalem vào năm 70. Có người bị ép buộc di cư. Có người tự ý. Dân tộc Do Thái bắt đầu cuộc đời trôi nổi, lang thang khắp Trung Đông, Địa Trung Hải và châu Âu qua nhiều thế kỷ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)

pb-121111-rabbis-cannon.photoblog900

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những dấu ấn văn hóa lớn

Thời đại của các Ngôn Sứ [thế kỷ 8 – thế kỷ 5 TCN]

Một phần ba của Kinh Thánh Hebrew được viết bởi các ngôn sứ hay còn gọi là tiên tri (prophets). Theo ngữ nghĩa, nevi’im, trong tiếng Hebrew là ngôn sứ hay tiên tri, tức là người phát ngôn thay mặt Thiên Chúa, nhân danh Thiên Chúa. Họ có đặc sủng nhìn thấy những viễn ảnh qua sự linh ứng của Thiên Chúa. Ngoài chức năng nhân danh Thiên Chúa, ngôn sứ còn đóng những vai trò chính trị quan trọng trong xã hội, là người tư vấn cho hoàng gia, khởi xướng tình cảm quốc dân và hướng dẫn đạo đức cho xã hội. Nói cách khác, ngôn sứ là người đại diện cho lương tâm của Thiên Chúa, bênh vực cho công lý và con người. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)”

Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?

2015-10-21-1

Nguồn: “Who created the first alphabet?”, History.com (truy cập ngày 21/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi bảng chữ cái ra đời, những hệ thống chữ viết sơ khai thường được tạo nên từ các ký tượng ghi hình gọi là chữ tượng hình, hoặc các loại chữ hình nêm được viết bằng cách ấn đầu bút trâm lên mặt đất sét mềm. Do những phương pháp này đòi hỏi phải có rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho từng chữ viết một, nên việc viết chữ rất phức tạp và chỉ có một số nhỏ những kinh sư được đào tạo kỹ lưỡng mới làm được. Trong thiên niên kỷ thứ hai (ước tính vào khoảng năm 1850 – 1700) trước Công nguyên, một nhóm người nói tiếng Semit đã sử dụng một phần trong bộ chữ tượng hình Ai Cập để biểu đạt âm thanh của thứ tiếng họ nói. Loại chữ viết nguyên thủy xuất hiện ở vùng Sinai này thường được coi là bảng chữ viết có hệ thống đầu tiên, trong đó những biểu tượng riêng biệt tượng trưng cho các phụ âm đơn (không có biểu tượng cho các nguyên âm). Continue reading “Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)

Jerus-n4i

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những vị vua vĩ đại ban đầu Saul, David, Solomon

Saul là một nông dân thuộc bộ tộc Benjamin, là bộ tộc chịu rất nhiều tổn thất do những cuộc tấn công của người Philistines. Tại thời điểm khi người Do Thái đòi hỏi cần phải có một chính quyền trung ương dưới sự cai trị của một vị vua, và sau rất nhiều lựa chọn khó khăn, Saul đã được nhà tiên tri Samuel xức dầu[1] và trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Thống nhất Israel gồm 12 bộ tộc [1052 TCN]. Saul rất hiểu hoàn cảnh lúc đó của người Do Thái, và theo Sách Samuel, Saul rất thành công trong việc chiến đấu với kẻ thù từ mọi phía – người Philistines, Edomites và Ammonites, người Gibeonites, và người du mục Moabites. Trong thời gian trị vì, Saul và vị tổng chỉ huy quân đội đã xây dựng nên lực lượng quân đội chuyên nghiệp đầu tiên của Israel gồm các đơn vị dựa trên đặc điểm của các bộ tộc và lãnh thổ. Tuy nhiên, theo Sách Samuel, Saul đã đôi lần không vâng lời nhà tiên tri Samuel và cuối cùng thì Samuel đã tuyên bố rằng Thiên Chúa đã từ chối Saul trong vai trò của một vị vua. Đến thời điểm này thì “nhân vật” David bước vào câu chuyện của cung đình. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)

Book_of_Joshua_Chapter_6-7_(Bible_Illustrations_by_Sweet_Media)

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Trở về Cannaan

Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), kể lại chuyện đoàn người Do Thái do Joshua dẫn đầu đã vượt sông Jordan và bao vây thành cổ Jericho,[1] rồi thổi vang kèn chiến thắng và kéo đổ tường thành vào ngày thứ bảy của cuộc tấn công. Câu chuyện trên được viện dẫn từ Kinh Thánh. Còn chuyện thực là như thế nào?

Cuộc tấn công Canaan của người Do Thái – sự thực hay hư cấu?

Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng các bức tường thành Jericho đã đổ rất lâu trước khi người Israel trở về. Một số học giả đặt câu hỏi cuộc tấn công quân sự của người Do Thái như mô tả ở trên có thực sự xảy ra hay không, và tin rằng người Do Thái đã mất tới trên 2 thế kỷ để xâm nhập Canaan. Những lời kể về cuộc chinh phục Canaan của Joshua trong các Sách Dân số (The Book of Numbers – cuốn thứ 4 trong Kinh Thánh Hebrew), Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), và Sách Thủ Lĩnh (The Book of Judges – cuốn thứ 7 trong Kinh Thánh Hebrew) cho thấy những bất đồng. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)

Lastman,_Pieter_-_Abraham's_Journey_to_Canaan_-_1614

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mọi sự đều sẽ hết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các thế lực khác sẽ qua đi, nhưng Họ vẫn còn. Bí mật trong sự bất tử của Họ là gì?” – Văn hào Mark Twain

Người Do Thái trên vùng đất Israel (Canaan)

Sự ra đời của đức tin

Người Do Thái có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4.000 năm trước. Theo truyền thuyết, người Do Thái và người Ả Rập là con cháu dòng dõi từ Abram (tên lúc sinh của Abraham) là người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà) – nay là Đông-Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đến lập nghiệp tại xứ Canaan, một vùng đất kéo ngang từ bờ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)”

Liên Hiệp Quốc (United Nations)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977. Continue reading “Liên Hiệp Quốc (United Nations)”

Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh

ktt_20-5_noidanh5_kienthuc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Trường hợp Hồ Nguyên Trừng

Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng lớn đến nỗi đã là mục tiêu ghen tỵ của dân bản xứ. Qua tác phẩm Hoàng triều kỳ sự thuật [Thuật việc lạ thời triều Minh], Vương Thế Trinh, một sử gia nổi tiếng thời Gia Tĩnh chép: “Một người Giao Chỉ, tên Lê Trừng, chưa hề đậu đại khoa [Tiến sĩ], được đặc cách giữ chức Thượng thư bộ Công!”

Sách Vạn Lịch dã hoạch biên ca tụng Lê Trừng là người đầu tiên chế tạo hỏa khí cho Trung Quốc: Continue reading “Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Tượng Nhân Sư có từ bao giờ?

2015-10-11-1

Nguồn:How old is the Great Sphinx?”, History.com (truy cập ngày 11/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tượng Nhân Sư lớn ở Giza, một bức tượng đá vôi khổng lồ có thân sư tử và đầu người đội mũ trùm của pharaoh, là biểu tượng quốc gia của cả Ai Cập cổ đại và hiện đại, và là một trong những tượng đài nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng bất chấp tính biểu trưng của bức tượng, các nhà nghiên cứu địa chất, khảo cổ, Ai Cập học, và các lĩnh vực khác vẫn tiếp tục tranh luận về “câu đố” trường tồn của Nhân Sư: Chính xác thì tượng Nhân Sư đã có từ khi nào? Continue reading “Tượng Nhân Sư có từ bao giờ?”

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

wedding_hats_2139761b

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Giỏi thực hành và giỏi cả lý thuyết kinh tế

Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.

Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1]  Continue reading “Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?”

Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả?

2015-10-10-1

Nguồn: “Why is purple considered the color of royalty?”, History.com (truy cập ngày 10/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Màu tím đã gắn liền với nhiều bậc quân vương từ thời kỳ cổ đại, khi đó màu này được quý trọng vì có sắc đậm và thường được dành riêng cho giới tinh hoa. Vua Ba Tư Cyrus đã dùng một tấm áo chẽn màu tím làm hoàng bào, và một số hoàng đế La Mã đã cấm không cho dân thường mặc quần áo màu tím, nếu vi phạm sẽ bị xử tử. Màu tím được đặc biệt tôn kính dưới thời Đế quốc Byzantine. Các hoàng đế Byzantine mặc áo choàng dài màu tím, ký các sắc lệnh bằng mực tím, và con cháu của họ thường được gọi là “sinh ra trong sắc tím[1]”. Continue reading “Vì sao màu tím được coi là màu của các bậc vương giả?”

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

2014-01_cartoon

Nguồn: George Packer, “The Populists”, The New Yorker, 07/09/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ 

Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:

Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.

Ông Watson đang nói đến những người Ý, Ba Lan, Do thái, và những người di dân châu Âu khác đang đổ vào nước Mỹ lúc đó. Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ”

Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới

Global_Innovation_iStock_000023208860Small

Nguồn: Dani Rodrik, “From Welfare State to Innovation State”, Project Syndicate, 14/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một viễn cảnh ảm đạm đang ám ảnh nền kinh tế thế giới – viễn cảnh công nghệ tước đi công ăn việc làm. Cách giải quyết những thách thức này định hình vận mệnh của các nền kinh tế thị trường trên thế giới và các chính thể dân chủ theo đúng như cách thức mà phản ứng của Châu Âu trước sự gia tăng của phong trào xã hội chủ nghĩa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã định hình tiến trình lịch sử sau đó.

Khi tầng lớp lao động công nghiệp mới bắt đầu có tổ chức, các chính phủ đã ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cách mạng từ dưới lên, điều mà Karl Marx tiên đoán, bằng việc mở rộng các quyền xã hội và chính trị, điều tiết các thị trường, và xây dựng nên các nhà nước phúc lợi nhằm cung cấp các khoản trợ cấp quy mô lớn và bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm thiểu tình trạng thất thường của nền kinh tế vĩ mô. Thực tế là họ đã tái cơ cấu hệ thống kinh tế tư bản để làm cho nền kinh tế mang lại lợi ích cho mọi thành phần và trao cho những người công nhân một phần lợi ích trong hệ thống. Continue reading “Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới”

Chén Thánh là gì?

2015-10-05-1

Nguồn: “What is the Holy Grail?”, History.com (truy cập ngày 5/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Từ truyền thuyết về các hiệp sĩ trung cổ cho đến dòng phim Indiana Jones, suốt hàng trăm năm Chén Thánh đã là bảo vật Thiên Chúa Giáo được săn tìm nhiều nhất trong văn hóa đại chúng. Chén Thánh thường được coi là chiếc ly chúa Jesus đã dùng để uống trong Bữa Tối Cuối Cùng, và cũng là chiếc ly mà Joseph xứ Arimathea đã dùng để hứng máu của Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Do tầm quan trọng của việc chúa Jesus bị đóng đinh và bí tích thánh thể trong Thiên Chúa Giáo, săn tìm Chén Thánh đã trở thành nhiệm vụ tìm kiếm linh thiêng nhất vì nó được coi là biểu hiện của sự gắn bó với Thiên Chúa. Continue reading “Chén Thánh là gì?”