Nguồn: Harold James, “The Decadence of the People’s Car,” Project Syndicate, 26/09/2015.
Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Cho tới nay, vụ bê bối của hãng ô tô Volkswagen vẫn diễn ra theo một kịch bản cũ. Những hành vi đáng xấu hổ của tập đoàn bị phanh phui (trong trường hợp này, nhà sản xuất ô tô của Đức lập trình cho 11 triệu xe sử dụng động cơ diesel chỉ khởi động hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các cuộc kiểm tra khí thải). Các giám đốc điều hành đứng ra nhận lỗi. Một số người mất việc. Những người kế nhiệm hứa hẹn sẽ thay đổi văn hóa tập đoàn. Chính phủ chuẩn bị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ. Cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.
Kịch bản này đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác liên tiếp sử dụng nó, ngay cả khi những vụ bê bối diễn ra sau đó tiếp tục làm xói mòn lòng tin vào toàn ngành. Những trường hợp đó, cùng với vụ gian lận “diesel sạch” của Volkswagen, đã cho chúng ta lý do để suy nghĩ lại về cách xử lý những hành vi phi pháp của các tập đoàn. Continue reading “Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp”