Thế giới hôm nay: 07/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bầu cử quốc hội Venezuela đang được tiến hành. Tổng thống Nicolás Maduro kỳ vọng giành được đa số trong cơ quan lập pháp, giúp ông củng cố quyền kiểm soát các thể chế nhà nước. Một số đảng đối lập đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Mỹ, EU và Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ đều nói cuộc bầu cử không tuân thủ các tiêu chuẩn dân chủ cơ bản.

Bộ trưởng các vấn đề xã hội của Indonesia, Juliari Batubara, tự nộp mình cho cảnh sát sau khi được xác địch là nghi phạm trong một vụ hối lộ liên quan đến viện trợ lương thực cho người bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19. Các quan chức chống tham nhũng đã thu giữ số tiền tương đương hơn 1 triệu đô la được nhét vào vali, ba lô và phong bì trong một cuộc đột kích hôm thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/12/2020”

Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì cho rằng nước mình là một nước lớn nên các tân lãnh đạo Trung Quốc khi mới “lên ngôi” bao giờ cũng đưa ra một chủ thuyết mới khác với người tiền nhiệm.

Đặng Tiểu Bình có thuyết Mèo trắng mèo đen mà người Trung Quốc gọi là Lý luận Đặng Tiểu Bình. Giang Trạch Dân có thuyết Ba Đại diện. Hồ Cẩm Đào có Quan điểm phát triển một cách khoa học. Các thuyết nói trên đều được đưa vào Lời Nói Đầu Hiến pháp Trung Quốc và các văn kiện chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 2012, Tập Cận Bình lên nắm các chức vụ cao nhất ở Trung Quốc: Tổng Bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. Vậy ông đưa ra chủ thuyết gì? Continue reading “Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình”

06/12/1917: Vụ nổ Halifax

Nguồn: The Great Halifax Explosion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, lúc 9:05 sáng, tại bến cảng Halifax ở tỉnh Nova Scotia của Canada, vụ nổ nhân tạo kinh hoàng nhất trong thời kỳ tiền nguyên tử đã xảy ra khi Mont Blanc, một tàu vũ khí của Pháp, phát nổ chỉ 20 phút sau khi va chạm với một tàu khác.

Khi Thế chiến I nổ ra ở châu Âu, thành phố cảng Halifax ngày càng trở nên nhộn nhịp với rất nhiều con tàu chở theo binh lính, hàng cứu trợ và đạn dược vượt qua Đại Tây Dương. Sáng ngày 06/12, tàu Imo của Na Uy rời cảng Halifax để lên đường đến Thành phố New York. Cùng lúc đó, tàu Mont Blanc của Pháp, với khoang hàng chứa đầy các loại bom đạn dễ phát nổ – 2.300 tấn axit picric, 200 tấn thuốc nổ TNT, 35 tấn xăng có trị số octan cao và 10 tấn bông thuốc súng – đang cố gắng đi qua bến cảng chật hẹp để tham gia vào một đoàn tàu sẽ hộ tống nó qua Đại Tây Dương. Continue reading “06/12/1917: Vụ nổ Halifax”

Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tạp chí Tri Tân, số 2, ngày 10/6/1941 có bài nghiên cứu của học giả Chu Thiên Hoàng Minh Giám với nhan đề Một nữ anh hùng bị mai một! Bà Lương giết giặc Minh hạ thành Cổ Lộng.Trong bài viết, học giả trưng lên sự tích liệt nữ họ Lương, ghi trong U Linh Lục do Thượng thư Lê Tung, vị quan đời Lê Uy Mục [1505] soạn. Học giả thuật lại như sau:

Về khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương ở làng Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, huyện Ý Yên nay thuộc Nam Định chỉ được một người con gái, có chí khí, có sức khỏe hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng, dù hèn hạ cũng cam; miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người cùng làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hoà thuận. Continue reading “Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng”

05/12/1873: Sát nhân Tháp chuông Boston giết nạn nhân đầu tiên

Nguồn: The Boston Belfry Murderer kills his first victim, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, Bridget Landregan đã được tìm thấy trong tình trạng bị đánh đập và bóp cổ đến chết ở ngoại ô Dorchester, Boston. Theo các nhân chứng, một người đàn ông mặc trang phục màu đen với áo choàng kín mít đã cố gắng xâm phạm thi thể cô gái trước khi bỏ chạy. Năm 1874, một người đàn ông có nhân dạng tương tự đã đánh một cô gái trẻ khác, Mary Sullivan, cho đến chết. Nạn nhân thứ ba của hắn, Mary Tynan, đã bị tấn công trên giường vào năm 1875. Mặc dù cô sống thêm được một năm sau vụ tấn công nghiêm trọng, Tynan vẫn không bao giờ có thể xác định được kẻ tấn công mình. Continue reading “05/12/1873: Sát nhân Tháp chuông Boston giết nạn nhân đầu tiên”

George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Eliot (1819 – 1880) là bút danh của Mary Ann Evans, một trong những tiểu thuyết gia người Anh hàng đầu của thế kỷ 19. Những tiểu thuyết của bà, nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Middlemarch’, được ca ngợi vì những suy ngẫm sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực và tâm lý nhân vật.

George Eliot sinh ngày 22/11/1819 tại vùng nông thôn Warwickshire. Khi mẹ bà mất vào năm 1836, Eliot đã nghỉ học để giúp đỡ cha việc gia đình. Năm 1841, bà cùng cha chuyển đến Coventry và sống với ông cho tới khi ông qua đời vào năm 1849. Sau đó, Eliot đã du hành châu Âu và cuối cùng định cư tại London. Continue reading “George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19”

Nhật ký Bắc Kinh (07/09/20): Đến thăm Tĩnh Cương Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuối tuần trước, tôi cuối cùng đã có thể đến thăm một nơi tôi luôn muốn được đến: dãy núi Tĩnh Cương Sơn ở tỉnh Giang Tây. Chính tại những ngọn núi này Mao Trạch Đông đã lần đầu tổ chức lực lượng nông dân và dựng chiến khu để đấu tranh vũ trang vào cuối những năm 1920.

Tôi lên kế hoạch chuyến đi vào tháng 2 nhưng buộc phải hoãn lại do đại dịch coronavirus. Hiện dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc, người dân được phép đi lại gần như tự do trong nội địa.

Đến thăm “thánh địa cách mạng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc là chuyến đi đầu tiên của tôi ra khỏi Bắc Kinh trong tám tháng qua. Đến nơi, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều khách du lịch. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/09/20): Đến thăm Tĩnh Cương Sơn”

Thế giới hôm nay: 04/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo thống kê của Đại học John Hopkins, hơn 2.800 người đã chết vì covid-19 ở Mỹ vào thứ Tư, con số hàng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Lần đầu tiên số bệnh nhân mắc bệnh tại các bệnh viện vượt quá 100.000, giữa lúc các quan chức y tế cảnh báo hệ thống y tế của đất nước sẽ căng thẳng chưa từng có trong mùa đông này. Số ca nhập viện đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuối tháng 10. California, Florida và Texas đều đã ghi nhận hơn 1 triệu ca kể từ đầu đại dịch. Thống đốc California Gavin Newsom cảnh báo lệnh ở nhà của bang có thể được gia hạn.

Brazil đã nhận được 1 triệu liều vắc-xin covid-19 thử nghiệm do Sinovac Biotech, một công ty Trung Quốc, phát triển. Lô này đến sau lô 120.000 liều trước đó hồi tháng 11. Thống đốc Sao Paulo João Doria cho biết Brazil sẽ có 40 triệu liều vào giữa tháng 1. Trong một diễn biến khác, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận họ sẽ nhận được ít nhất 10 triệu liều vắc xin tương tự vào cuối tháng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/12/2020”

Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ

Nguồn: John Ratcliffe, “China Is National Security Threat No. 1”, WSJ, 03/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với tư cách là Giám đốc Tình báo Quốc gia, tôi được quyền tiếp cận nhiều thông tin tình báo hơn bất kỳ thành viên nào của chính phủ Hoa Kỳ ngoài tổng thống. Tôi giám sát các cơ quan tình báo và văn phòng của tôi soạn Báo cáo tin hàng ngày cho Tổng thống, nêu chi tiết về các mối đe dọa mà đất nước phải đối mặt. Nếu tôi có thể truyền đạt một thông điệp cho người dân Mỹ từ vị trí quan sát thuận lợi này, thì đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay, và là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ Thế chiến II.

Thông tin tình báo cho thấy rất rõ ràng: Bắc Kinh có ý định thống trị Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới về kinh tế, quân sự và công nghệ. Nhiều sáng kiến ​​quốc tế lớn của Trung Quốc và các công ty nổi tiếng của họ chỉ là một lớp ngụy trang cho các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ”

03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em

Nguồn: Forensics identify a child abductor—by his clothes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cô bé Melissa Brannen năm tuổi bất ngờ biến mất không dấu vết trong một bữa tiệc Giáng sinh ở Fairfax, Virginia. Công tác điều tra pháp y chuyên sâu đã dẫn đến việc bắt giữ một khách mời của bữa tiệc – Caleb Hughes – và qua đó chứng minh các kỹ thuật phá án đã tiến bộ xa đến mức nào.

Sau khi phỏng vấn tất cả những người có mặt ngày hôm đó, các nhà điều tra xác định rằng Hughes đã rời khỏi bữa tiệc cùng thời điểm Brannen bị phát hiện mất tích. Khi các thám tử đến nhà của Hughes lúc 1 giờ sáng, họ thấy hắn đang giặt quần áo, giày và thắt lưng của mình. Mặc dù Hughes phủ nhận bất kỳ liên hệ nào tới bé gái, đội thám tử đã bắt đầu khám xét nhà và xe của hắn. Continue reading “03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em”

Tìm hiểu hệ thống chính đảng Hoa Kỳ

Tác giả: Marjorie Randon Hershey

So với một thế kỷ có lẻ vừa qua đi, giờ đây chính trị Hoa Kỳ ở vào thế phân cực hơn bao giờ hết. Người của phe Dân chủ và phe Cộng hòa trong chính phủ không thể đồng thuận về bất cứ vấn đề gì. Các cuộc tấn công đảng phái căng thẳng thường xuyên diễn ra – như khi một thành viên Quốc hội thuộc Đảng Dân chủ nói với đồng sự, “Nếu anh bị ốm, người Mỹ à, thì chương trình chăm sóc sức khỏe của phe Cộng hòa sẽ là: Chết nhanh lên!” và một thành viên Đảng Cộng hòa tại nghị viện phản đòn, “Khi gặp chiếc xe nào dán biểu tượng Obama 2012, tôi xem chủ nhân của nó là mối đe dọa cho quỹ gen của chúng ta”. Kể cả bên ngoài Washington, cảm nhận của phe Dân chủ và Cộng hòa dành cho phía bên kia cũng hết sức lạnh nhạt trong những năm gần đây.(1) Continue reading “Tìm hiểu hệ thống chính đảng Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 02/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một nhóm các nhà lập pháp từ cả hai đảng của Mỹ đã công bố dự luật cứu trợ covid-19 trị giá 908 tỷ đô la cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho người thất nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và các hãng hàng không cho đến tháng 3. Dự luật này được giới thiệu sau nhiều tháng bế tắc ở Quốc hội. Trợ cấp thất nghiệp bổ sung cho những người mất việc vì đại dịch đã hết hạn hồi mùa hè. Để trở thành luật, dự luật phải được cả chính quyền Trump, Tổng thống đắc cử Joe Biden và các lãnh đạo Hạ, Thượng viện thông qua. Số ca nhiễm coronavirus đang gia tăng ở Mỹ, với các bệnh viện ở một số khu vực gần như hoạt động hết công suất.

Cơ quan vũ trụ Brazil cho biết hơn 11.000 km vuông của rừng nhiệt đới Amazon đã bị phá từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019 – mức phá rừng cao nhất kể từ 2008. Jair Bolsonaro, vị tổng thống chối bỏ biến đổi khí hậu của Brazil, cho rằng việc phá rừng cho nông dân và thợ mỏ ở Amazon là cần thiết cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ông cũng đã làm suy yếu các cơ quan bảo vệ rừng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2020”

Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?

Tác giả: Hồ Kiến Hoa (Trung Quốc)| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm lược bài phát biểu của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hồ Kiến Hoa[1] tại Diễn đàn học thuật lần VIII do Thương vụ Ấn thư quán tổ chức ngày 22/7/2017. Bài này đã đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ học ngày nay” ngày 8/1/2018, dưới tiêu đề “Lập trường của ngôn ngữ học Trung Quốc nhìn từ góc độ ngôn ngữ học đương đại”. Khi biên dịch chúng tôi chỉ giữ lại phần nói về văn hóa, văn minh Trung Quốc, lược bỏ những phần không liên quan.

Bốn chục năm cải cách mở cửa vừa qua là bốn chục năm Trung Quốc bận bịu với việc học tập các loại lý luận do “ông thầy” phương Tây sáng lập. Continue reading “Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?”

01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự

Nguồn: Antarctica made a military-free continent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên Xô, đã cùng ký Hiệp ước Nam Cực, theo đó chính thức cấm mọi hoạt động quân sự và thử nghiệm vũ khí trên lục địa này. Đây là hiệp định kiểm soát vũ khí đầu tiên được ký kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kể từ thập niên 1800, một số quốc gia, bao gồm Anh, Australia, Chile và Na Uy, đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều vùng lãnh thổ thuộc Nam Cực – trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngoại giao và thậm chí là đụng độ vũ trang. Năm 1948, lính Argentina đã bắn vào lính Anh trong một khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Continue reading “01/12/1959: Nam Cực trở thành lục địa phi quân sự”

Thế giới hôm nay: 01/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran đã tổ chức tang lễ cho Mohsen Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân bị ám sát hôm thứ Sáu. Trong buổi lễ được chiếu trên truyền hình, Tướng Amir Hatami, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, đã thề sẽ trả thù cho cái chết của ông Fakhrizadeh mà Iran đổ lỗi cho Israel và Hội đồng Kháng chiến Quốc gia Iran, một nhóm đối lập lưu vong. Israel chưa bình luận gì về các tuyên bố này.

General MotorsNikola công bố một thỏa thuận đối tác pin nhiên liệu. Đây là phiên bản chỉnh sửa lại của một thỏa thuận trước đó đã sụp đổ sau khi một người bán khống nêu nghi ngờ về Nikola. Theo thỏa thuận mới, GM sẽ cung cấp hệ thống pin nhiên liệu cho xe bán tải chạy điện của Nikola, nhưng không mua cổ phần của công ty khởi nghiệp này như kế hoạch ban đầu. Cổ phiếu của cả hai công ty đều giảm sau thông báo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/12/2020”

Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng Việt Nam. Một số bày tỏ sự thất vọng trước thất bại của Tổng thống Donald Trump vì cho rằng Việt Nam nhìn chung được hưởng lợi từ các chính sách của Trump, chẳng hạn như lập trường cứng rắn của ông đối với Trung Quốc hay cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Những người khác hy vọng rằng Biden sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc trong khi có các hành vi dễ đoán hơn và ít hung hăng hơn trong việc thúc đẩy các biện pháp thương mại trừng phạt chống lại Việt Nam.

Vẫn cần thêm thời gian để biết chính sách Việt Nam của chính quyền Biden sẽ như thế nào, nhưng có cơ sở để tin rằng chính sách đó sẽ mang nhiều tính kế thừa hơn là thay đổi, và quan hệ song phương sẽ nhiều khả năng tiếp tục được tăng cường bất chấp những trở ngại nhất định. Continue reading “Triển vọng quan hệ Việt – Mỹ dưới thời Tổng thống Biden”

Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bức ảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn được treo trên tường nhà hàng Vịt Quay DaDong ở trung tâm Bắc Kinh.

Khi đến thăm thủ đô Trung Quốc để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 năm 2014, ông Abe đã ăn tối tại nhà hàng này cùng vợ, bà Akie, và các phụ tá. Bức ảnh hơi mất nét – có lẽ vì nhân viên nhà hàng lén chụp – được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Bức ảnh cho thấy ông Abe đang chăm chú quan sát một đầu bếp cắt món vịt quay Bắc Kinh cho ông. Vào thời điểm đó, mối quan hệ song phương đang căng thẳng vì Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và chuyến thăm của Abe tới đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người Nhật đã chết trong chiến tranh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe”

Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ai đến thăm Toà Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã dùng họ suốt 5 thế kỷ qua? Đây thật là một câu hỏi thú vị không phải bất cứ ai cũng biết lời giải đáp. Continue reading “Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican”

29/11/1864: Thảm sát Sand Creek

Nguồn: Sand Creek massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, những người bản địa ở miền Nam nước Mỹ thuộc tộc Cheyenne và Arapahoe ôn hòa đã bị sát hại bởi một đội quân tình nguyện dưới quyền Đại tá John Chivington tại Sand Creek, Colorado.

Nguyên nhân của vụ thảm sát bắt nguồn từ cuộc xung đột kéo dài trước đó nhằm giành quyền kiểm soát vùng Đồng bằng Lớn (Great Plains) ở phía đông Colorado. Hiệp ước Fort Laramie năm 1851 đảm bảo người Cheyenne và Arapahoe có quyền sở hữu vùng đất phía bắc sông Arkansas đến tận biên giới Nebraska. Tuy nhiên, đến cuối thập niên đó, làn sóng thợ mỏ người Mỹ gốc Âu đã tràn ngập khắp khu vực, lùng sục tìm vàng trên dãy núi Rocky của Colorado, gây áp lực cực lớn lên nguồn tài nguyên của vùng đồng bằng khô cằn. Đến năm 1861, căng thẳng giữa hai bên đã bắt đầu xuất hiện. Continue reading “29/11/1864: Thảm sát Sand Creek”

Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam 

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tám năm qua, RCEP là ván cờ của Trung Quốc để đối trọng lại TPP (Trans-Pacific Partnership, nay là CPTPP – Comprehensive Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) do Mỹ cầm đầu. Việc Donald Trump rời bỏ TPP vào đầu năm 2017 là cơ hội vàng cho Trung Quốc. Mấy tháng qua, Mỹ và thế giới đã bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ quá nhiều nên sao nhãng các vấn đề khác, trong đó có Hiệp định RCEP.

Khi Trump và Biden tranh giành quyết liệt để xác định ai là chủ Nhà Trắng thì đó là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc thúc đẩy việc ký kết RCEP tại Hà Nội ngày 15/11. Trong khi Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán RCEP năm ngoái vì lý do riêng thì 10 nước ASEAN và 5 đối tác Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, và New Zealand) không thể cưỡng lại RCEP vì tổn thương do đại dịch. Continue reading “Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam “