19/11/1863: Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln

Nguồn: President Lincoln delivers Gettysburg Address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, tại nghĩa trang quân sự ở Gettysburg, Pennsylvania, giữa bối cảnh Nội chiến, Tổng thống Abraham Lincoln đã trình bày một trong những bài diễn văn đáng nhớ nhất lịch sử nước Mỹ. Chỉ với chưa đầy 275 từ, Lincoln đã khéo léo và hùng hồn nhắc nhở toàn thể công chúng đang mệt mỏi trước chiến tranh về lý do tại sao quân Liên minh miền Bắc phải chiến đấu và giành chiến thắng trong Nội chiến.

Trận Gettysburg, diễn ra bốn tháng trước đó, là trận chiến đẫm máu nhất thời kỳ Nội chiến. Trong vòng ba ngày, hơn 45.000 người đã thiệt mạng, bị thương, bị bắt giữ hoặc mất tích. Trận đánh cũng được đánh giá là có tính bước ngoặt: việc Tướng Robert E. Lee thất bại và rút lui khỏi Gettysburg đã đánh dấu lần cuối cùng phe Hợp bang tiến đánh lãnh thổ miền Bắc, cũng như khởi đầu cho sự suy tàn của quân đội miền Nam. Continue reading “19/11/1863: Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln”

Thế giới hôm nay: 19/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIÊU ĐIỂM

Mỹ đẩy nhanh rút quân khỏi Afghanistan

Donald Trump đang gấp rút đưa quân ra khỏi Afghanistan. Vào tháng 2, Mỹ hứa sẽ rút lực lượng của mình trước tháng 5 năm sau nếu Taliban cắt đứt quan hệ với khủng bố quốc tế và bắt đầu đối thoại chân thành với chính phủ Afghanistan. Các cuộc đàm phán đó bắt đầu ở Doha vào tháng 9, nhưng tiến độ không mấy khả quan. Dù vậy, số lượng lính Mỹ ở Afghanistan vẫn giảm từ 9.000 xuống còn 4.500 người trong năm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi (22/08/2020) là kỷ niệm 116 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc “cải cách và mở cửa”.

Ông Đặng xem mối quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng hơn hai thập niên sau khi ông qua đời vào năm 1997 ở tuổi 92, cách tiếp cận của ông đã trở thành dĩ vãng.

Phấn khởi vì thời tiết đẹp, tôi ngẫu hứng đến thăm một ngôi nhà cũ của Đặng. Nó nằm gần công viên Jingshan, ngay phía bắc Tử Cấm Thành. Khi tôi đi dọc theo một hutong – ngõ hẹp hình thành bởi những dãy nhà truyền thống – cánh cổng tôi đang đi tìm hiện ra trước mắt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’”

Thế giới hôm nay: 08/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cam kết tiến hành một “hành động quan trọng cuối cùng” trong cuộc xung đột với khu vực Tigray ở miền bắc. Các lực lượng của chính phủ ông dự kiến ​​sẽ tiến vào thủ phủ Mekelle của Tigray sau khi các lãnh đạo vùng này làm ngơ thời hạn hạ vũ khí. LHQ đã mô tả tình hình là một “cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn diện”. Khoảng 30.000 người tị nạn đã chạy sang nước láng giềng Sudan.

Cảnh sát Thái Lan bắn hơi cay và vòi rồng vào hàng trăm người biểu tình gần tòa nhà quốc hội ở thủ đô Bangkok. Khi ấy các nhà lập pháp bên trong đang tranh luận về các thay đổi hiến pháp. Những người biểu tình muốn cải cách chế độ quân chủ và thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cựu tổng tư lệnh quân đội nắm quyền từ 2014, phải từ chức. Một số người đã bị thương trong các cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2020”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

17/11/2003: “Kẻ hủy diệt” trở thành Thống đốc California

Nguồn: “The Terminator” becomes “The Governator” of California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, nam diễn viên kiêm cựu vận động viên thể hình Arnold Schwarzenegger đã tuyên thệ nhậm chức Thống đốc thứ 38 của bang California tại State Capitol, Sacramento. Schwarzenegger, ngôi sao lớn tại Hollywood trong những năm 1980, thành danh nhờ những bộ phim hành động như Conan the BarbarianThe Terminator, đã đánh bại Thống đốc đương nhiệm Grey Davis trong một cuộc bầu cử bãi nhiệm (recall election) đặc biệt vào ngày 07/10/2003. Trước Schwarzenegger, một diễn viên nổi tiếng khác là Ronald Reagan đã giữ chức Thống đốc thứ 33 của California (1967 – 1975) trước khi trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ vào năm 1980. Continue reading “17/11/2003: “Kẻ hủy diệt” trở thành Thống đốc California”

Thế giới hôm nay: 17/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng dược Mỹ Moderna thông báo vắc-xin covid-19 thử nghiệm của họ đã đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh 94,5%. Kết quả của một thử nghiệm giai đoạn cuối, với sự tham gia của 30.000 người Mỹ trưởng thành, được đưa ra một tuần sau khi Pfizer công bố mức độ hiệu quả tương tự với thuốc của họ. Vắc-xin của Moderna không cần phải được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh như thuốc của Pfizer.

Hungary và Ba Lan chặn dự thảo ngân sách của EU và gói giải cứu virus, vì các gói này coi việc tôn trọng pháp quyền trở thành một điều kiện rót quỹ. Thủ tướng Áo cho biết quy định này là cần thiết với số tiền khổng lồ được đề cập. Ngân sách cho giai đoạn 2021-27 là 1,1 nghìn tỷ euro (1,3 nghìn tỷ đô la) trong khi quỹ phục hồi là 750 tỷ euro. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/11/2020”

Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số 4 người Hoa từng được tặng giải Nobel khoa học,1 Dương Chấn Ninh (Yang Zhen Ning) được chính quyền Trung Quốc (TQ) trọng vọng hơn cả, luôn luôn là nhân vật trung tâm được các nhà báo phỏng vấn, đưa tin. Đó là do ông đã đóng góp sớm nhất, tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc, và có nhiều ý kiến độc đáo trên các mặt KHKT, văn hóa giáo dục của TQ. Chính quyền, báo chí TQ và đặc biệt giới trí thức nước này rất coi trọng các ý kiến, quan điểm của ông, nhất là khi họ có tranh luận chưa ngã ngũ về một vấn đề nào đó. Continue reading “Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý”

Thế giới hôm nay: 16/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mười thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, vừa ký kết một hiệp định thương mại. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới và chiếm gần một phần ba GDP toàn cầu. Nhóm này, không bao gồm Mỹ, sẽ tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Donald Trump lần đầu tiên thừa nhận chiến thắng của Joe Biden, nhưng tiếp tục nhấn mạnh bầu cử đã bị gian lận. Sau đó, ông tweet “Tôi KHÔNG thừa nhận GÌ CẢ!” Ông Trump đang theo đuổi các thách thức pháp lý khác nhau xoay quanh vấn đề kiểm phiếu. Không một vụ nào trong số chúng được cho là sẽ thành công. Cuối tuần qua, hàng nghìn người ủng hộ ông Trump đã biểu tình phản đối kết quả ở Washington, DC. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/11/2020”

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch COVID-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Continue reading “Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030”

Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (20/08/2020), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm quận Đồng Nam, Trùng Khánh, nơi đang bị lũ lụt. Thủ tướng bay từ Bắc Kinh đến thành phố miền tây nam vào sáng hôm đó, rồi đi tàu hỏa và ô tô đến vùng này.

“Chúng ta phải bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân theo chỉ đạo quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình”, ông Lý được cho là đã nói như vậy với các quan chức cấp cao của quận, theo một trang web chính phủ.

Tất cả 8.000 cư dân của quận đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ông Lý đi dọc theo những con đường lầy lội để động viên họ. Ông mang ủng dài, nhưng chiếc quần tây của ông dính đầy bùn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Thế giới hôm nay: 13/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump vừa tung ra hơn một chục tweet đả kích Fox News, nhà đài đã làm rất nhiều để giúp chống đỡ cho nhiệm kỳ tổng thống của ông. Một số người dẫn chương trình bình luận của Fox vẫn theo sát quan điểm của ông nhưng nhóm tin tức của hãng công khai bác bỏ khiếu nại của ông về gian lận bầu cử. Ông Trump đã kêu gọi người theo dõi chuyển sang xem OANN và Newsmax, hai nhà đài cực hữu. Nhưng trang web tin tức Axios đưa tin ông đang lên kế hoạch xây dựng một kênh của riêng mình.

Tổng thống đắc cử Joe Biden đã bổ nhiệm Ron Klain làm chánh văn phòng Nhà Trắng. Ông Klain từng đảm nhiệm vai trò tương tự cho Biden khi ông còn là phó tổng thống. Ông Klain được bổ nhiệm làm “sa hoàng chống Ebola” vào năm 2014, khi căn bệnh này đe dọa nước Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn. (Ông được Kevin Spacey thể hiện trong “Recount”, một bộ phim Hollywood về cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm 2000). Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2020”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump

Tác giả: Walter Russell Mead

Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020). Continue reading “Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump”

Thế giới hôm nay: 12/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tất cả các nghị sĩ ủng hộ dân chủ của Hồng Kông đã từ chức sau khi bốn đồng nghiệp của họ bị trục xuất khỏi cơ quan lập pháp của thành phố. Bốn nhà lập pháp bị loại sau khi một nghị quyết được thông qua ở Bắc Kinh yêu cầu loại bỏ những người ủng hộ Hồng Kông độc lập, kêu gọi nước ngoài can thiệp, từ chối thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc hay đe dọa an ninh quốc gia. Cả bốn người đều được coi là trung dung; không ai ủng hộ độc lập.

Đảng Phát triển và Đoàn kết Liên bang của Myanmar, một đảng đối lập được quân đội hậu thuẫn, đã bác bỏ kết quả cuộc bầu cử tuần trước và kêu gọi ủy ban bầu cử tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác. Mặc dù kết quả hoàn chỉnh vẫn chưa được công bố, các con số ban đầu cho thấy Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền sẽ tiếp tục tại vị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Thế giới hôm nay: 11/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng trăm người biểu tình tập trung về thủ đô Yerevan của Armenia để yêu cầu Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức vì ông này đã ký một thỏa thuận vào hôm qua do Nga làm trung gian nhằm chấm dứt chiến tranh với Azerbaijan xoay quanh khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Một số người đã xông vào tòa nhà quốc hội. Một số lên phát biểu trong phòng họp chính; trong khi những người khác phá hủy thiết bị văn phòng.

Đảng Cộng hòa tiếp tục chối bỏ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói đùa rằng sẽ có “một cuộc chuyển giao suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai”. Một ngày trước đó, bộ trưởng tư pháp William Barr đã bỏ đi các luật lệ nhằm bật đèn xanh cho các công tố viên của ông điều tra cáo buộc gian lận bầu cử, khiến một quan chức cấp cao từ chức để phản đối. Đội ngũ chuyển giao của Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là đang xem xét khởi kiện để cho phép họ tiếp cận thông tin và ngân sách liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2020”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 10/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hai hãng dược phẩm PfizerBioNTech thông báo loại vắc-xin mà họ đang hợp tác đã đạt hiệu quả trên 90% trong ngăn ngừa các ca nhiễm covid-19 có triệu chứng. Kết quả này dựa trên một phân tích tạm do một nhóm giám sát dữ liệu độc lập thực hiện. Pfizer nói không có lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn phát sinh trong các thử nghiệm. Bước tiếp theo sẽ là xin cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin ở Mỹ và Châu Âu. Tin tức về hai loại vắc-xin khác, từ AstraZeneca, hợp tác với một nhóm của Đại học Oxford, và Moderna, một công ty công nghệ sinh học Mỹ, sẽ đến trong những tuần tới.

Thị trường chứng khoán tăng trên toàn thế giới trước thông báo của Pfizer, với kỳ vọng vắc-xin có thể giúp quay lại trạng thái kinh tế bình thường. Giá cổ phiếu Mỹ tăng vọt khi mở cửa, với các hãng hàng không, ngân hàng và chuỗi rạp chiếu phim tăng mạnh, cũng như Pfizer và BioNTech. Một số chỉ số châu Âu cũng tăng gần 10%. Trong khi đó, giá một thùng dầu tăng hơn 9% vì kỳ vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng cao hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/11/2020”