Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Sự ra đi của Tổng Bí thư (TBT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng đã để lại một khoảng trống lãnh đạo khó lấp đầy, không chỉ vì di sản chính trị mà ông để lại mà còn  vì sự nhạy bén ngoại giao của ông. Lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng, ông đã khéo léo thực hiện việc “xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước lớn”.

TBT Trọng nhậm chức vào năm 2011, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Trung Quốc năm đó, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa. Động thái này thể hiện phương châm của TBT Trọng và Việt Nam trong việc tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển, đồng thời xây dựng quan hệ song phương ổn định. Continue reading “Di sản đối ngoại của TBT Nguyễn Phú Trọng: Định hình chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam”

Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?

Nguồn: Mathieu Droin, Kelly A. Grieco, và Happymon Jacob, “Why NATO Should Stay Out of Asia,” Foreign Affairs, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hiện diện của liên minh sẽ chỉ khiến khu vực này trở nên kém an toàn hơn, chứ không phải an toàn hơn.

Cách đây vài tuần, khi viết trên tạp chí Foreign Affairs, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã nhắm vào Bắc Kinh, lên án sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tuyên bố rằng NATO đã bước vào một kỷ nguyên mới của “cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc.” Tình hình này “cho thấy rằng trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu,” ông viết, đồng thời cho biết thêm rằng “an ninh của châu Âu ảnh hưởng đến châu Á và an ninh của châu Á ảnh hưởng đến châu Âu.” Thật ra đây không phải là một ý kiến mới. Stoltenberg từ lâu đã ủng hộ một vai trò lớn hơn của NATO trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Mọi thứ đều đan xen vào nhau,” ông nói vào tháng 6, đề cập đến an ninh châu Âu và châu Á tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, “và do đó, chúng ta cần cùng nhau giải quyết những thách thức này.” Continue reading “Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?”

25/07/1897: Jack London lên đường đến Klondike

Nguồn: Jack London sails for the Klondike, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Jack London đã lên đường đến Klondike để tham gia cơn sốt vàng, nơi ông sẽ viết nên những câu chuyện thành công đầu tiên của mình.

London sinh ra ở San Francisco năm 1876. Cha ông, một nhà chiêm tinh tên Chaney, đã bỏ rơi gia đình, nên mẹ ông, một nhà tâm linh và giáo viên âm nhạc, đã quyết định tái hôn. Jack lấy họ của cha dượng là London. Continue reading “25/07/1897: Jack London lên đường đến Klondike”

Thế giới hôm nay: 25/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu dài gần một giờ trước Quốc hội Mỹ, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã mạnh mẽ bảo vệ cuộc chiến của nước ông ở Gaza. Ông đổ lỗi cho Hamas vì đã từ chối viện trợ lương thực cho người Palestine (thực tế là Israel cũng phải chịu trách nhiệm), bác bỏ cáo buộc rằng Israel đã nhắm mục tiêu vào dân thường và vạch ra một tầm nhìn hậu chiến không bao gồm một nhà nước Palestine. Ông cũng cảm ơn tổng thống Joe Biden và Donald Trump vì đã ủng hộ Israel, đồng thời nói với các nhà lập pháp “kẻ thù của chúng tôi cũng là kẻ thù của các bạn” và “chiến thắng của chúng tôi sẽ là chiến thắng của các bạn.” Những người Cộng hòa trong phòng đã phản ứng nhiệt tình, trong khi nhiều đảng viên Dân chủ đã tẩy chay bài phát biểu.

Chỉ số công nghệ Nasdaq đang trên đà ghi nhận mức giảm trong ngày tệ nhất kể từ năm 2022 vì các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ sau thu nhập quý hai đáng thất vọng. Hôm thứ Ba, Tesla đã báo cáo thu nhập ròng 1,5 tỷ USD – giảm 45% so với cùng kỳ năm trước – không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích. Cổ phiếu của hãng xe điện đã giảm hơn 10% vào thứ Tư. Doanh thu quảng cáo của Alphabet từ YouTube cũng kém hơn so với ước tính. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/07/2024”

Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng

Nguồn: Changwook Ju và Joshua Byun, “China’s Nuclear Taboo Isn’t as Strong as It Seems,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả nghiên cứu mới đặt ra nghi ngờ về một lý thuyết đã có từ lâu.

Cấm kỵ hạt nhân (nuclear taboo), một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị Nina Tannenwald đặt ra vào những năm 1990, đã trở thành một trong những ý tưởng có ảnh hưởng nhất trong quan hệ quốc tế đương đại, xuất hiện không chỉ trên các ấn phẩm học thuật lớn mà còn trong các tuyên bố của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và bài giảng của những người đoạt giải Nobel. Khái niệm này cho rằng sau Thế chiến II, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã trở nên đáng bị chỉ trích đến mức các nhà lãnh đạo sẽ tránh xa lựa chọn này ngay cả khi nó hợp lý về mặt chiến lược. Continue reading “Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng”

Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào

Nguồn: Phùng Siêu, 冯超:“后阮富仲时代”的中越关系,不应出现任何偏航, Guancha, 21/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào thời điểm quan trọng khi công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam bước vào giai đoạn gấp rút, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc, đã đột ngột qua đời vào ngày 19/7/2024.

Suốt 13 năm trong nhiệm kỳ của mình, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng, đề xuất khái niệm “Ngoại giao cây tre”, xuất bản tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vẽ ra bản kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho người dân Việt Nam, đồng thời khai mở một hành trình mới hướng tới “hai thế kỷ”. Vậy mà nhà lãnh đạo “tuổi già nhưng chí chưa già” ấy đã ra đi khi hoài bão lớn lao còn chưa được thực hiện, ông đã cống hiến toàn bộ cuộc đời vẻ vang mà bình dị của mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam thân yêu. Continue reading “Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào”

Thế giới hôm nay: 24/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại cuộc vận động tranh cử tổng thống đầu tiên của mình, Kamala Harris đã phát biểu trước một đám đông tràn đầy năng lượng ở Wisconsin. Dựa trên kinh nghiệm làm công tố viên hình sự, bà Harris nói bà biết “kiểu người của Donald Trump” và rằng chiến dịch của bà tập trung vào “tương lai,” bao gồm cam kết bảo vệ quyền tiếp cận phá thai và công đoàn. Trước đó, các lãnh đạo của phe Dân chủ ở Quốc hội — Chuck Schumer và Hakeem Jeffries — đã tuyên bố “nhiệt tình” ủng hộ bà Harris trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng.

Kimberly Cheatle từ chức giám đốc Sở Mật vụ Mỹ. Bà Cheatle và cơ quan này đã bị chỉ trích kể từ vụ ám sát ông Trump. Những lời kêu gọi bà từ chức ngày càng tăng vào thứ Hai khi bà phải ra điều trần trước Quốc hội. Trong một email gửi cho nhân viên vào thứ Ba, bà được cho là đã nhận “hoàn toàn trách nhiệm về sai sót an ninh.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/07/2024”

Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó

Nguồn: Timothy Snyder, “The Republican blueprint for power contains the seeds of its own demise,” Financial Times, 20/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn trật tự chính trị Mỹ trượt vào hố sâu chuyên chế, đầu sỏ, hoặc vô chính phủ.

Tuần trước, Đảng Cộng hòa đã nhắc nhở chúng ta về các lựa chọn thay thế cho một nền cộng hòa khi tổ chức một đại hội trong đó cho thấy nước Mỹ có thể bị hạ bệ như thế nào. Họ đã trở thành minh chứng cho ba hình thức của sụp đổ: chuyên chế, đầu sỏ, và vô chính phủ. Continue reading “Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó”

Nga muốn gì ở Trung Đông?

Nguồn: Hanna Notte, “What Russia wants in the Middle East, Foreign Affairs, 15/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mặc dù tìm cách lợi dụng bất ổn, Moscow vẫn muốn tránh leo thang căng thẳng.

Kể từ vụ tấn công Israel của Hamas vào ngày 7 tháng 10, Nga dường như hài lòng khi tình hình bất ổn ở Trung Đông khiến đối thủ chính là Mỹ bị phân tâm. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 4, Moscow tỏ ra lo ngại khi Tehran, đồng minh thân cận của họ, phóng hơn 300 tên lửa và drone tấn công Israel để trả đũa cho vụ tấn công lãnh sự quán Iran ở Damascus. Mặc dù cuộc tấn công đó đã bị vô hiệu hóa thành công bởi hệ thống phòng thủ tên lửa và sự phối hợp hỗ trợ từ Mỹ, các đối tác Ả Rập và phương Tây, Israel đã đáp trả sáu ngày sau đó bằng một cuộc tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-300 ở Isfahan, một thành phố nằm sâu trong nội địa Iran. Continue reading “Nga muốn gì ở Trung Đông?”

23/07/1923: Trùm tội phạm John Dillinger gia nhập Hải quân Mỹ

Nguồn: John Dillinger joins the Navy in an attempt to avoid prosecution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, John Herbert Dillinger đã gia nhập Hải quân Mỹ để tránh bị buộc tội trộm xe hơi ở Indiana, đánh dấu khởi đầu cho hành trình sa ngã của tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ. Nhiều năm sau, Dillinger đã tạo dựng “danh tiếng” chỉ trong khoảng thời gian 12 tháng khi cướp nhiều ngân hàng hơn Jesse James đã làm trong 15 năm và trở thành tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất cả nước. Continue reading “23/07/1923: Trùm tội phạm John Dillinger gia nhập Hải quân Mỹ”

Thế giới hôm nay: 23/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch tranh cử tổng thống của Kamala Harris cho biết bà đã huy động được 81 triệu đô la trong 24 giờ đầu tiên với tư cách là ứng cử viên. Kể từ khi tổng thống Joe Biden tuyên bố từ bỏ nỗ lực tái tranh cử, bà Harris đã nhận được ủng hộ từ các đảng viên Dân chủ cấp cao, trong đó có cựu chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Trước đó, bà Harris ca ngợi di sản của ông Biden là “có một không hai trong lịch sử hiện đại.”

Các nhà lập pháp đã thẩm vấn người đứng đầu Sở Mật vụ Mỹ về thất bại của cơ quan trong việc bảo vệ Donald Trump. Kimberly Cheatle nói rằng đây là “thất bại nghiêm trọng nhất” trong nhiều thập niên qua của Sở. Hôm thứ Bảy Sở Mật vụ thừa nhận đã từng bỏ qua yêu cầu bổ sung nguồn lực từ đội ngũ của ông Trump. Song bà Cheatle vẫn chống lại những lời kêu gọi từ chức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/07/2024”

Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?

Nguồn: Antonio Terone, “Why the Panchen Lama Matters,” The Diplomat, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các Ban Thiền Lạt Ma và Đạt Lai Lạt Ma tự xem mình là “những người bạn tâm linh,” nhưng mối quan hệ giữa hai nhân vật này và cộng đồng của họ không hề suôn sẻ.

Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 của Tây Tạng, Chokyi Gyalpo, đã bị gọi bằng nhiều cái tên khác nhau ở cả trong và ngoài Trung Quốc, bao gồm “kẻ giả mạo,” “con rối Trung Quốc,” “Ban Thiền của Giang Trạch Dân,” và “Ban Thiền Trung Quốc.”

Nhiều người cho rằng ảnh hưởng của ông trong các vấn đề của Tây Tạng là không đáng kể. Lý do cho quan điểm tiêu cực này bắt nguồn từ việc khi còn nhỏ, ông đã được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lựa chọn sau khi họ loại Gendun Chokyi Nyima, cậu bé mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã công nhận là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, vì quá trình đó thiếu thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?”

Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris

Nguồn: Edward Luce, “Joe Biden’s historic decision puts Kamala Harris in uncharted territory,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng Dân chủ giờ đây phải quyết định giữa việc đề cử bà Kamala Harris làm ứng viên tranh cử tổng thống hay một đại hội gây chia rẽ.

Joe Biden đã làm nên lịch sử. Tổng thống lớn tuổi nhất nước Mỹ đã trở thành người đầu tiên tự nguyện từ bỏ quyền lực kể từ Lyndon Johnson năm 1968 và trước đó là George Washington năm 1796. Quyết định rút khỏi cuộc tranh cử của ông – được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận căng thẳng giữa các đảng viên Dân chủ về khả năng nhận thức suy yếu của Tổng thống – nhiều khả năng sẽ còn dẫn đến những điều “đầu tiên” khác, mang tính lịch sử hơn. Việc Biden ủng hộ phó tổng thống của mình, Kamala Harris, sẽ mở đường để một phụ nữ không phải người da trắng lần đầu tiên được đề cử cho ghế tổng thống. Nếu bà giành chiến thắng trong đại hội đảng vào tháng tới, Harris sẽ bắt đầu cuộc tổng tuyển cử chính thức với một cơ hội tương đối để đánh bại Donald Trump. Continue reading “Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris”

Thế giới hôm nay: 22/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua tổng thống, đồng thời nói rằng “việc tôi rút lui là vì lợi ích tốt nhất của đảng và đất nước.” Ông sẽ tại vị đến hết nhiệm kỳ này. Ông Biden đưa ra thông báo trên sau nhiều tuần áp lực từ các đảng viên cấp cao của đảng Dân chủ buộc ông phải nhường lại đề cử của đảng cho một ứng viên trẻ hơn. Một số nhà lập pháp hàng đầu, bao gồm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, đã ca ngợi quyết định của ông Biden. Song chủ tịch Hạ viện Mike Johnson của đảng Cộng hòa lại cho rằng nếu ông Biden “không phù hợp để tranh cử tổng thống thì ông cũng không phù hợp để làm tổng thống” và nên từ chức.

Trong khi đó ngày càng có nhiều đồn đoán về ứng cử viên mới của đảng Dân chủ. Ông Biden đã “hoàn toàn ủng hộ và tán thành” Kamala Harris, phó tổng thống của ông, và kêu gọi đảng “đoàn kết và đánh bại Trump.” Bà Harris nói bà có ý định “giành được và thắng đề cử.” Thống đốc Gretchen Whitmer của bang Michigan, người được coi là một ứng viên tiềm năng, dường như đã loại mình khỏi cuộc đua thay thế ông Biden. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/07/2024”

Tại sao phát biểu của Lý Cường về kinh tế Trung Quốc gây bối rối?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The global economy needs China to be straightforward,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp quan trọng của đảng phản ánh những ý tưởng mà Tập Cận Bình đang hướng tới sau lần lỡ miệng ngoài ý muốn của Lý Cường.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đi về đâu? Đó là điều mà mọi người đều muốn biết trong khi chờ đợi bản thông cáo được đưa ra vào thứ Năm, 18/07/2024, khi cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc.

Thông cáo cũng sẽ cho thấy liệu đảng có thể đưa ra cho thế giới một lời giải thích dễ hiểu về cách họ chẩn đoán và đưa ra các đề xuất chính sách cho một nền kinh tế đang ốm yếu hay không. Continue reading “Tại sao phát biểu của Lý Cường về kinh tế Trung Quốc gây bối rối?”

21/07/1970: Đập Cao Aswan hoàn thành

Nguồn: Aswan High Dam completed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, sau 11 năm xây dựng, Đập cao Aswan bắc qua Sông Nile ở Ai Cập đã được hoàn thành. Với chiều dài hơn 3 km ở đỉnh, con đập khổng lồ trị giá 1 tỷ USD đã chấm dứt chu kỳ lũ lụt và hạn hán ở khu vực Sông Nile, đồng thời khai thác một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ, nhưng lại gây ra tác động môi trường gây tranh cãi. Continue reading “21/07/1970: Đập Cao Aswan hoàn thành”

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

Nguồn: Ryan Hass, “Avoiding War in the South China Sea,” Foreign Affairs, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ Philippines mà không cần tấn công Trung Quốc?

Trong năm nay, các quan chức Mỹ đã liên tục gửi tín hiệu riêng tư và công khai tới những người đồng cấp Trung Quốc, rằng Mỹ kiên định với các cam kết liên minh với Philippines. Thông điệp này nhằm mục đích cảnh báo Trung Quốc không nên vượt quá giới hạn của Mỹ bằng các nỗ lực cản trở tiếp cận Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm ở Biển Đông, nơi tàu Sierra Madre của Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho binh lính Philippines. Hồi tháng 5, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos, Jr., đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó sẽ “rất, rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh,” theo đó có thể buộc Philippines phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Mỹ. Continue reading “Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?”

20/07/1881: Tù trưởng Sitting Bull đầu hàng quân đội Mỹ

Nguồn: Sitting Bull surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, năm năm sau thất bại nhục nhã của Trung tá George A. Custer trong Trận Little Bighorn, tù trưởng tộc Hunkpapa của người Teton Sioux, Sitting Bull, đã đầu hàng Quân đội Mỹ, những người hứa sẽ ân xá cho ông và những người ủng hộ. Sitting Bull là một lãnh đạo quan trọng trong cuộc nổi dậy của người Sioux vào năm 1876, vốn đã dẫn đến cái chết của Custer và 264 lính dưới quyền tại Little Bighorn. Bị Quân đội Mỹ truy đuổi sau chiến thắng, ông cùng những người theo mình đã chạy sang Canada. Continue reading “20/07/1881: Tù trưởng Sitting Bull đầu hàng quân đội Mỹ”

Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden’s Frailty Doesn’t Endanger America,” Foreign Policy, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao tình trạng thể chất suy yếu của tổng thống không làm cho nước Mỹ dễ bị tổn thương hơn?

Những ngày này, câu hỏi nhức nhối trên chính trường Mỹ là liệu Joe Biden có rút khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 hay không. Cho đến nay, ông đã phớt lờ những lời kêu gọi rút lui, nhưng không ai có thể đoán được ông (và Đảng Dân chủ) cuối cùng sẽ làm gì – hoặc điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Các chuyên gia chính trị là người hưởng lợi chính trong vụ ồn ào này, và các nhà bình luận trên khắp phổ chính trị đã liên tục đưa ra ý kiến kể từ cuộc tranh luận tai tiếng ngày 27/06. Continue reading “Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ”

Nhìn lại di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Nguyễn Khắc Giang

Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thông báo Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng sẽ tạm nghỉ tham gia công việc điều hành để tập trung điều trị tích cực. Chủ tịch nước Tô Lâm tạm thời đảm nhận trách nhiệm của tổng bí thư. Cùng ngày, TBT Trọng được trao tặng Huân chương Sao vàng – vinh dự cao quý nhất của nhà nước Việt Nam – nhằm ghi nhận những đóng góp của ông cho Đảng và dân tộc. Thông báo này làm tăng thêm lo ngại về sức khỏe suy yếu và khả năng ông sắp qua đời. Đồn đoán dấy lên sau hình ảnh cho thấy ông trông có phần yếu đi trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như việc ông vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng. Mặc dù thông báo mới nhất của Bộ Chính trị không hoàn toàn bất ngờ, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai chính trị Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”