Chuyển động Quốc Phòng (19/1 – 25/1/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (19/1 – 25/1/2024)”

Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển. Continue reading “Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?”

25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên

Nguồn: Formal commission is established on the League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris, các đại biểu tham dự hội nghị hòa bình đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban về Hội Quốc Liên.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhất quyết đòi làm chủ tịch ủy ban này – đối với ông, việc thành lập Hội Quốc Liên rõ ràng là trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình. Ông được Thủ tướng Anh David Lloyd George ủng hộ. Dù Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau tỏ ra hoài nghi hơn, tin rằng hòa bình với Đức mới là mục tiêu quan trọng, nhưng ông đã đồng ý với những người đồng cấp từ Mỹ và Anh, để Pháp không bị xem là trở ngại cho việc hình thành Hội Quốc Liên. Ban đầu, uỷ ban đầu bao gồm hai đại diện từ mỗi quốc gia trong nhóm Ngũ Cường – Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật Bản, và Mỹ. Sau đó, khi các quốc gia nhỏ hơn như Bỉ phản đối, nhóm này đã được quyền đề cử thêm đại diện, đầu tiên là 5 và cuối cùng là 9. Continue reading “25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên”

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Tác giả: GS Trịnh Sinh

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Khi thì là cửa ngõ của quân xâm lược tiến vào Kinh đô Thăng Long, lúc thì là nơi chứng kiến một đội quân không còn mảnh giáp, chủ tướng phải chui vào ống đồng để cho lính khiêng về bên kia biên giới. Nhưng cũng có lúc, nơi đây chứng kiến các cuộc ngoại giao đòi đất chủ quyền nhờ có tài ngoại giao cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo.

Chuyện xảy ra từ cách đây hơn 300 năm, vào thời vua Lê Gia Tông, năm 1672. Khi đó, Vũ Công Tuấn là Đô đốc Thiêm sự, tước Khoan Quận công làm phản, từ Thăng Long chạy về Tuyên Quang định gây thế lực cát cứ. Năm 1688, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam (Trung Quốc) nhờ lực lượng ngoại bang giúp sức. Continue reading “Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải”

Thế giới hôm nay: 25/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết một máy bay quân sự Nga đã bị rơi ở vùng Belgorod, gần biên giới với Ukraine, khiến ít nhất 65 tù nhân chiến tranh Ukraine thiệt mạng. Hãng thông tấn nhà nước Ria Novosti cho biết có 9 người khác trên máy bay, bao gồm 6 thành viên phi hành đoàn. Chiếc máy bay được cho là đang đi đến một cuộc trao đổi tù nhân. Nga cáo buộc Ukraine bắn hạ máy bay nhưng không đưa ra bằng chứng. Ukraine chưa đưa ra bình luận.

Israel bác bỏ lệnh ngừng bắn ở Gaza. Người phát ngôn của chính phủ cho biết Israel sẽ không “bỏ cuộc” cho đến khi Hamas bị tiêu diệt. Trong khi đó, lực lượng Israel tiếp tục tấn công vào Khan Younis, thành phố lớn thứ hai của Gaza. Theo bộ y tế Hamas, quân đội Israel đang gây khó khăn cho dân thường trong việc tiếp cận bệnh viện. Nhưng Israel cho rằng Hamas đang dùng bệnh viện làm lá chắn, điều mà Hamas phủ nhận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/01/2024”

‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào tuần thứ hai tháng 1/2024, tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, vị Tổng bí thư 79 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam, lan truyền khắp cả nước. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông là vào ngày 26/12/2023 khi ông tiếp đón Shii Kazuo, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nhật Bản. Ông vắng mặt trong các sự kiện quan trọng sau đó, bao gồm chuyến thăm của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Tin đồn về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, nhập viện, hoặc thậm chí là việc ông đã qua đời rộ lên trên mạng xã hội bởi những người có ảnh hưởng truyền thông, và được đồn thổi kín đáo hơn trong giới quan sát chính trị. ‘Xác nhận’ từ những cá nhân có tiếng trên không gian mạng dường như củng cố thêm tính khả tín của tin đồn này. Thậm chí, các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm BloombergReuters, cũng đổ thêm dầu vào lửa với cách đưa tin đầy ẩn ý. Continue reading “‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Thế giới hôm nay: 24/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài mấy năm nay. Nhưng quốc hội Hungary, vốn đang tạm nghỉ cho đến giữa tháng 2, vẫn phải phê chuẩn nó. Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập từ tháng 5/2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine. Sau khi phản đối cả hai nước Bắc Âu – với cáo buộc họ chứa chấp khủng bố chống Thổ Nhĩ Kỳ – Ankara đã chấp thuận Phần Lan vào tháng 3 năm ngoái. Lãnh đạo Hungary, Viktor Orban, đã mời Thụy Điển “đàm phán” về việc gia nhập; song ngoại trưởng Thụy Điển phản đối bằng lời đề nghị “đối thoại.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/01/2024”

Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

23/01/1870: Lính Mỹ tàn sát người bản địa

Nguồn: Soldiers massacre sleeping camp of Native Americans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, sau khi tuyên bố không quan tâm liệu đó có phải là nhóm người Mỹ bản địa nổi loạn mà ông đang truy lùng hay không, Thiếu tá Eugene Baker đã ra lệnh cho người của mình tấn công một khu trại của người Blackfeet nằm dọc theo sông Marias ở phía bắc Montana. Những người trong trại khi đó còn đang say ngủ. Continue reading “23/01/1870: Lính Mỹ tàn sát người bản địa”

Thế giới hôm nay: 23/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khoảng 20 người thân của những người Israel bị Hamas bắt làm con tin đã xông vào phiên họp ủy ban quốc hội ở Jerusalem. Bất đồng quan điểm trong nước đang gia tăng, khi thân nhân của các con tin đã nhiều lần biểu tình bên ngoài nhà riêng của thủ tướng Binyamin Netanyahu. Hôm Chủ nhật, ông Netanyahu đã từ chối lời đề nghị thả con tin của Hamas để đổi lấy việc quân đội Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Khoảng 130 người vẫn bị giam giữ ở Gaza.

Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ FAA yêu cầu các hãng hàng không kiểm tra mấu cắm cửa trên các mẫu Boeing 737-900 ER của họ. Mẫu này có thiết kế giống 737 MAX 9, dòng máy bay vừa ghi nhận chuyến bay Alaska Airlines bị bung cửa hồi đầu tháng. FAA trước đó nói tất cả máy bay dòng 737 MAX 9 vẫn chưa được bay cho đến khi Boeing cung cấp thêm thông tin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/01/2024”

Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai

Nguồn: Luke de Pulford, “How I Became a Prop in Hong Kong’s Show Trials,” Foreign Policy, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp tra tấn và ép cung trong vụ điều tra và truy tố Jimmy Lai.

Bắc Kinh có thói quen để dành những công việc bẩn thỉu nhất vào thời điểm Lễ Giáng sinh. Lý do là vì dịp lễ này thường là cơ hội tốt để chôn vùi những tin tức xấu. Chính trị cũng cần một kỳ nghỉ. Lượng tin chất vấn sẽ giảm, và nhiều nhà báo sẽ cảm thấy biết ơn khi được ẩn náu sau các câu trả lời tự động, rằng họ không có mặt ở văn phòng. Continue reading “Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai”

Thế giới hôm nay: 22/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đòn tấn công tên lửa vào Iraq, Lebanon, Syria và Yemen hôm thứ Bảy vừa qua có nguy cơ làm mở rộng chiến trường ở Trung Đông. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết tên lửa do Israel bắn vào Damascus đã giết chết 5 thành viên của họ; trong khi các nguồn tin an ninh Lebanon nói một cuộc tấn công của Israel đã giết chết một thành viên của Hizbullah. Ở phía ngược lại, các phiến quân được Iran hậu thuẫn ở Iraq đã tấn công làm bị thương một số binh sĩ Mỹ. Tổng thống Iran tuyên bố sẽ trừng phạt Israel vì cuộc tấn công vào Syria.

Binyamin Netanyahu đã công khai đấu khẩu với Joe Biden, một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Israel trong cuộc chiến ở Gaza. Người phát ngôn của thủ tướng Israel thông báo Netanyahu nói với Biden trong điện đàm rằng sẽ không có một nhà nước Palestine có chủ quyền nào được tồn tại, do mối đe dọa mà nó sẽ gây ra cho an ninh của Israel. Nhưng chính ông Biden đã nói chỉ vài giờ trước đó rằng ông tự tin giải pháp như vậy là khả thi khi ông Netanyahu nắm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/01/2024”

Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In Taiwan, distrust of Xi Jinping’s China is real,” Nikkei Asia, 18/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành viên của các đảng đối lập thân Bắc Kinh cũng cảm nhận được khủng hoảng.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, khi người dân Đài Bắc tranh luận sôi nổi nên bỏ phiếu cho ai, một cuộc tranh luận đặc biệt thú vị đã xảy ra giữa một ông già và một phụ nữ trẻ. Đáng ngạc nhiên là, trong số những từ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trò chuyện của họ, có Tập Cận Bình, tên nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình”

21/01/2009: Toyota trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất hành tinh

Nguồn: Toyota officially passes GM as planet’s biggest car maker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, sau hơn bảy thập niên là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, General Motors (GM) đã chính thức mất danh hiệu này khi công bố doanh số toàn cầu là 8,36 triệu xe hơi và xe tải trong năm 2008, so với doanh số 8,97 triệu xe của Toyota trong cùng năm. Tuy nhiên, mọi chuyện không hoàn toàn là màu hồng đối với gã khổng lồ xe hơi Nhật Bản, vì vào năm 2009, họ đã phải công bố khoản lỗ đầu tiên với tư cách là một công ty đại chúng. Continue reading “21/01/2009: Toyota trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất hành tinh”

Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?

Nguồn: How viable is Arctic shipping?”, The Economist, 18/01/2024

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tuyến vận tải biển đang chịu áp lực. Bảy trong số mười công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã đình chỉ các hải trình qua Biển Đỏ, nơi Houthi, một nhóm phiến quân Yemen, đang tấn công các tàu chở hàng. Kết quả, có ít tàu hơn sử dụng Kênh đào Suez, lối tắt nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải. Khối lượng thương mại đi qua Kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã giảm 30% kể từ tháng 11, sau khi hạn hán nghiêm trọng tấn công các hồ chứa, khiến mực nước hạ thấp. Theo số liệu từ Freightos, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa trực tuyến, mức phí giao ngay cho việc gửi một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bắc Âu đã tăng 283% kể từ đầu tháng 12. Continue reading “Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?”

20/01/1980: Tổng thống Carter kêu gọi dời Thế vận hội khỏi Moscow

Nguồn: President Carter calls for Olympics to be moved from Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, trong một lá thư gửi Ủy ban Olympic Mỹ (USOC) và trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đề xuất rằng Thế vận hội Mùa hè năm 1980 nên được chuyển khỏi thành phố đăng cai dự kiến là Moscow, nếu Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan trong vòng một tháng. Continue reading “20/01/1980: Tổng thống Carter kêu gọi dời Thế vận hội khỏi Moscow”

Thế giới hôm nay: 19/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran đã triệu tập đại sứ của Pakistan để truy vấn về một vụ tấn công gần biên giới hai nước. Trước đó Pakistan đã tiến hành “các đòn tấn công quân sự chính xác” bên trong Iran để tiêu diệt “một số kẻ khủng bố.” Chính quyền Iran cho biết 9 người đã thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Vụ tấn công xảy ra hai ngày sau khi Iran tiến hành các cuộc tấn công tương tự nhằm vào phiến quân hoạt động ở Pakistan. Hôm thứ Tư, Pakistan đã triệu hồi đại sứ từ Iran và tạm thời đình chỉ tất cả các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước.

Binyamin Netanyahu cho biết ông đã nói với Mỹ rằng ông phản đối một nhà nước Palestine sau chiến tranh. Ông nói trong một cuộc họp báo: “Israel cần kiểm soát an ninh trên toàn bộ lãnh thổ phía tây Jordan. Sau đó, người phát ngôn của bộ ngoại giao Mỹ lên tiếng, cho rằng sẽ “không có cách nào” giải quyết các vấn đề an ninh lâu dài của Israel “nếu không thành lập một nhà nước Palestine.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/01/2024”

Chuyển động Quốc Phòng (12/1 – 18/1/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (12/1 – 18/1/2024)”

Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ

Nguồn: Ezekiel Kweku, “The Thin Blue Line That Divides America,” New York Times, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm trước đây, giữa những lá cờ mà những người ủng hộ Donald Trump mang theo khi họ xông vào Điện Capitol – gồm cờ Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) năm 2016 và cờ Keep America Great (Giữ cho nước Mỹ luôn vĩ đại) năm 2020, cờ chiến đấu của Hợp bang miền Nam, cờ Gadsden, cờ Cây thông, và cờ Sao và Sọc (Quốc kỳ) – đã xuất hiện một biến thể quen thuộc của lá cờ Mỹ: các ngôi sao trắng trên nền đen, các sọc đen trắng xen kẽ nhau, ngoại trừ sọc đầu tiên có màu xanh lam. Continue reading “Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ”