Thế giới hôm nay: 10/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh đề xuất luật mới thay thế một số phần của thỏa thuận Brexit đã ký với EU hồi tháng 1. Nhiều nghị sĩ, một số thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền, đã chỉ trích hành động này thể hiện sự coi thường trắng trợn luật pháp quốc tế. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà “rất quan ngại”. Đàm phán về thỏa thuận thương mại vẫn đang tiếp diễn.

Các quan chức cấp cao tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ liên tục tìm cách kiểm soát hoặc ngăn chặn các báo cáo cho thấy Nga can thiệp bầu cử Mỹ, theo đơn khiếu nại do Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố. Brian Murphy, cựu lãnh đạo bộ phận tình báo của bộ, cho biết ông cũng được chỉ đạo điều chỉnh các đánh giá về chủ nghĩa  da trắng thượng đẳng để làm cho nó “có vẻ ít nghiêm trọng hơn” và phải bổ sung thêm thông tin về “các nhóm cánh tả” bạo lực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2020”

Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Cùng với nhu cầu giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, điều này đã khiến Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với các đối tác có trụ sở tại Hoa Kỳ để phát triển nguồn cung dầu khí và các nhà máy điện khí – một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược lẫn kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam hiện đang làm việc với ExxonMobil để phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí dự kiến ​​được xây dựng tại Khu Kinh tế Dung Quất gần đó. Vào tháng 11 năm 2019, công ty AES Corp của Mỹ cũng đã nhận được giấy phép xây dựng khu liên hợp điện khí Sơn Mỹ 2 có công suất 2,25 GW tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy sẽ chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ”

09/09/1850: California trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ

Nguồn: California becomes the 31st state in record time, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1850, California đã trở thành tiểu bang thứ 31 của liên bang Hoa Kỳ (mà không cần trải qua quy chế “lãnh thổ”), dù mới chỉ thuộc Hoa Kỳ chưa đầy hai năm.

Trước đó, Mexico đã miễn cưỡng nhượng lại California và phần lớn lãnh thổ phía bắc nước này cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848. Khi các nhà ngoại giao Mexico ký hiệp ước, họ đã hình dung California là một vùng đất với những thị trấn truyền giáo vắng lặng cùng dân số nhỏ vào khoảng 7.300 người – một tổn thất không lớn đối với đế chế Mexico. Sự hối tiếc của họ sẽ đã tăng lên đáng kể nếu họ biết rằng vàng đã được phát hiện ở xưởng cưa của Sutter tại Coloma, California chín ngày trước khi họ ký hiệp ước hòa bình này. Continue reading “09/09/1850: California trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 09/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Trung Quốc nói quân đội Ấn Độ đã vượt biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya và bắn cảnh cáo vào binh sĩ Trung Quốc. Ấn Độ phủ nhận và cho biết binh sĩ Trung Quốc đã bắn chỉ thiên. Binh lính hai bên đã từng đụng độ dọc Đường Kiểm soát Thực tế, nhưng vụ việc mới nhất đánh dấu phát súng đầu tiên được bắn ra giữa hai bên sau 45 năm.

Màn trượt dốc của cổ phiếu công nghệ hồi tuần trước đã tiếp tục  sau kỳ nghỉ dịp Ngày Lao động. Giá dầu giảm cũng tác động đến các cổ phiếu năng lượng. Chỉ số Nasdaq giảm hơn 3,6%; S&P 100 2,8%. Nhiều cổ phiếu công nghệ giảm lần này nằm trong số các cổ phiếu tăng tốt vào đầu mùa hè khi phần lớn nước Mỹ ở trong tình trạng phong tỏa, bao gồm Apple, Facebook và Zoom. Cổ phiếu của Tesla cũng lao dốc sau khi nhà sản xuất ô tô điện không được lọt vào S&P 500. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2020”

EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?

Nguồn: Andreas Kluth, “Europe Just Declared Independence From China”, Bloomberg, 05/09/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở Châu Âu, nhưng tuần này họ còn làm mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Cứ đà này thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được “thành tích” làm phật lòng Châu Âu cònnhanh hơn và nhiều hơn so với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mục đích tổng quát của ông Tập trong khu vực là ngăn Liên minh Châu Âu và Mỹ bắt tay chống Trung Quốc. Ông mong muốn đạt được đột phá tại một cuộc gặp thượng đỉnh với giới lãnh đạo EU được lên lịch vào ngày 14 tháng 9. Ban đầu thì hội nghị được lên kế hoạch diễn ra ở Leipzig, nhưng do đại dịch giờ nó sẽ là một hội nghị trực tuyến. Có nhiều lợi ích dễ gặp rủi ro ở đây. Vì thế tuần vừa qua ông Tập đã cử bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đến năm quốc gia châu Âu nhằm chuẩn bị cho một cuộc họp suôn sẻ. Tuy vậy, dù có những hội đàm, nhưng kết quả thì không hề suôn sẻ. Continue reading “EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?”

08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London

Nguồn: German airship hits central London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chiếc Zeppelin của Đức, lái bởi Heinrich Mathy, một trong những phi công khinh khí cầu vĩ đại của Thế chiến I, đã tấn công vùng Aldersgate ở trung tâm London, khiến 22 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại lên tới 500.000 bảng Anh.

Zeppelin, một loại khí cầu cứng điều khiển bằng động cơ, được phát triển bởi nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã tạo ra khí cầu điều khiển bằng động cơ từ vài thập niên trước đó, nhưng quả bóng khổng lồ được thiết kế bởi von Zeppelin, cùng với bộ khung thép, vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến nay. Tuy nhiên, trong trường hợp của Zeppelin, tính an toàn đã bị đánh đổi với kích thước: loại khí cầu khung thép nặng này rất dễ phát nổ, do chúng bay lên nhờ khí hydro dễ cháy, thay vì khí heli trơ không bắt lửa. Continue reading “08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London”

Thế giới hôm nay: 08/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Alexei Navalny, chính trị gia đối lập Nga bị đầu độc trong chuyến đi vận động tranh cử tới Siberia, vừa hết hôn mê. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt Nord Stream 2, một đường ống dẫn khí đốt đang xây dựng dưới Biển Baltic, nếu Nga từ chối hợp tác điều tra về trường hợp của ông Navalny. Ông đã được đưa đến Berlin để điều trị vào tháng trước; Điện Kremlin phủ nhận liên quan.

Những người đàn ông đeo mặt nạ đã bắt giữ Maria Kolesnikova, một thủ lĩnh phe đối lập ở Belarus. Bà Kolesnikova là người chỉ trích nặng nề tổng thống Alexander Lukashenko, người đã gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng trước. EU có kế hoạch vào cuối tháng này sẽ áp đặt trừng phạt đối với 31 quan chức Belarus liên quan đến cuộc bỏ phiếu, bao gồm cả bộ trưởng nội vụ, theo Reuters. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/09/2020”

Sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EUVFTA) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020 là hiệp định mới nhất trong chuỗi các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Hiệp định “sinh đôi” của EUVFTA, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA), cũng đã được Việt Nam phê chuẩn. Khi có hiệu lực, hiệp định này dự kiến ​​sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư châu Âu vào Việt Nam, nơi vốn đã là điểm đến yêu thích của dòng vốn FDI trong khu vực.

Hơn 30 năm kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế thị trường vào năm 1986, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia biệt lập,một trong những nước kém phát triển nhất, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới. Thành công này rõ ràng là nhờ một phần lớn vào mức độ cởi mở kinh tế rất cao của Việt Nam dựa trên các chế độ thương mại và đầu tư quốc tế như EUVFTA và EVIPA. Nhưng trong khi phần lớn sự chú ý được dành cho những lợi ích mà Việt Nam thu được từ sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, người ta ít nói đến những hậu quả của việc Việt Nam quá phụ thuộc vào xuất khẩu và FDI. Continue reading “Sự phụ thuộc quá mức của Việt Nam vào xuất khẩu và FDI”

07/09/1864: Thành phố Atlanta được sơ tán

Nguồn: Atlanta is evacuated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, để chuẩn bị cho cuộc hành quân ra biển, Tướng William T. Sherman của Liên bang miền Bắc đã yêu cầu cư dân của Atlanta, Georgia, sơ tán khỏi thành phố.

Mặc dù Sherman vừa chiếm được Atlanta với tổn thất tối thiểu, song ông vẫn lo lắng về các cung đường tiếp tế của mình – vốn kéo dài tới tận Louisville, Kentucky. Khi chỉ huy của đội kỵ binh Hợp bang miền Nam là Nathan Bedford Forrest vẫn chưa bị bắt, Sherman dự kiến sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì một đường dây liên lạc mở và suy luận rằng mình không thể ở lại Atlanta lâu. Quân số để đảm bảo cho việc bảo vệ các tuyến đường sắt và điện tín gần như bằng với số lượng quân ông đang có ở Atlanta. Continue reading “07/09/1864: Thành phố Atlanta được sơ tán”

Thế giới hôm nay: 07/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận hơn 90.000 ca nhiễm coronavirus mới trong ngày Chủ nhật, con số kỷ lục toàn cầu. Với tổng số 4,1 triệu ca, nước này đang trên đà vượt Brazil để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai sau Mỹ. Tàu điện ngầm của Delhi sẽ khởi động lại từ hôm nay sau 5 tháng ngưng chạy. Trong khi đó, Melbourne, thủ phủ của bang Victoria, tâm dịch ở Úc, đã kéo dài thời hạn phong tỏa cho đến 28 tháng 9.

Hàng chục nghìn người Belarus đã xuống đường trong cuối tuần thứ tư liên tiếp để phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko, người đã gian lận trong cuộc bầu cử tháng trước để tiếp tục nắm quyền. Hôm thứ Bảy, cảnh sát bắt giữ 30 người ở thủ đô Minsk vì biểu tình bất hợp pháp. Trong khi đó tại Hồng Kông, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 290 người trong các cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ trì hoãn bầu cử được lên lịch cho hôm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/09/2020”

Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?

Nguồn:  Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ cho các đảo của nước này giữa lúc Bắc Kinh tìm kiếm một tuyến đường nhanh hơn để đến Ấn Độ Dương.

Hãy quên đi cuộc Chiến tranh Lạnh mới xuyên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có một cuộc chiến “nóng” hơn nhiều đã xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc khiến ít nhất 20 người thiệt mạng tại vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Trên biển, Trung Quốc đang cố gắng bao vây Ấn Độ bằng một loạt các liên minh và căn cứ hải quân được biết đến với tên gọi “Chuỗi ngọc trai”. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong chiến lược thống trị Ấn Độ Dương và cả Ấn Độ chính là eo biển Malacca, một đường biển hẹp ngăn cách Singapore và Sumatra nơi rất nhiều tuyến giao thông hàng hải phải đi qua. Continue reading “Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?”

06/09/1901: Tổng thống William McKinley bị bắn

Nguồn: President William McKinley is shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, trong lúc tổng thống William McKinley đang chào hỏi quan khách tại Triển lãm Liên Mỹ ở Buffalo, New York, một kẻ vô chính phủ 28 tuổi tên là Leon Czolgosz đã tiến lại gần và bắn liền hai phát đạn vào ngực ông. Tổng thống đã loạng choạng trước khi gục xuống,  miệng vẫn nói “cẩn thận lựa lời khi báo tin  cho vợ tôi nhé.”

Czolgosz bước qua người tổng thống với ý định bắn phát thứ ba, nhưng đã bị vệ sĩ của McKinley vật xuống đất. McKinley, khi ấy vẫn còn tỉnh táo, yêu cầu các vệ sĩ đừng làm bị thương kẻ tấn công mình. Những nhân viên khác đã vội vàng đưa tổng thống đến bệnh viện, nơi họ tìm thấy hai vết đạn: một viên đạn đã đâm thủng xương ức của ông, và viên còn lại găm vào bụng một cách nguy hiểm. Continue reading “06/09/1901: Tổng thống William McKinley bị bắn”

Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu

Nguồn: The New York Times & ProPublica, 07/2020  

Lược dịch: Thôi Thanh Minh

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống trong một khoảng dao động nhiệt độ rất hẹp, tại những nơi mà khí hậu cho phép sản xuất dư thừa thức ăn. Nhưng khi hành tinh chúng ta ấm dần, vành đai sống đột ngột bị dịch chuyển về phía Bắc. Theo một nghiên cứu tiên phong gần đây trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ), nhiệt độ Trái Đất trong 50 tới có thể sẽ tăng với mức độ lớn hơn cả 6000 năm trước cộng lại. Những vùng cực nóng, giống như sa mạc Sahara, hiện chiếm ít hơn 1% diện tích đất của hành tinh, đến năm 2070 sẽ chiếm đến 1/5 diện tích và có thể sẽ đẩy 1/3 dân số bấy giờ ra ngoài vùng khí hậu thích hợp mà con người đã phát triển trong hàng ngàn năm. Nhiều người sẽ cố trụ lại, chịu đựng cái nóng, cái đói và hỗn loạn chính trị, nhưng những người khác sẽ buộc phải bước đi. Một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances cho thấy rằng đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng đến mức ở nhiều nơi, trong đó bao gồm một số vùng của Ấn Độ và Đông Trung Quốc, chỉ ra ngoài trong một vài giờ thôi cũng khiến cả những người khoẻ mạnh nhất phải tử vong. Continue reading “Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu”

05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne

Nguồn: French general gives order to attack at the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc chiều tối, Tướng Joseph Joffre, tổng tư lệnh quân đội Pháp trong Thế chiến I, đã yêu cầu quân đội của mình chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới chống lại quân Đức – những người đang tiến gần đến sông Marne, miền đông bắc nước Pháp. Trận đánh dự kiến bắt đầu vào sáng hôm sau.

Với việc Tập đoàn quân số 6 của Pháp vào vị trí sẵn sàng bắt đầu một cuộc tấn công nhắm vào cánh phải của Tập đoàn quân số 1 của Đức đóng tại đông bắc Paris, Joffre đã bị áp lực từ chỉ huy quân sự Paris, Tướng Joseph-Simon Gallieni, phải mở một cuộc tổng tấn công để hỗ trợ. Ngày 03/09, Joffre đưa ra quyết định khó khăn khi sa thải tư lệnh Tập đoàn quân số 5, Tướng Charles Lanrezac, trừng phạt ông vì quá thận trọng khi ra lệnh rút lui trong Trận Charleroi (từ ngày 22 đến 24/08) – dù thực tế nước đi này đã cứu cánh trái của quân Pháp khỏi vòng vây của Đức – và thay thế ông bằng Tướng Louis Franchet d’Esperey hiếu chiến hơn. Continue reading “05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne”

Walter Raleigh: Nhà văn, nhà thám hiểm người Anh thời Elizabeth I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Walter Raleigh (1552 – 1618) là một nhà thám hiểm, nhà hàng hải, tác giả, nhà thơ và là cận thần của Elizabeth I.

Walter Raleigh (hay Ralegh) sinh ra trong một gia đình quý tộc có tiếng tại Hayes Barton, Devon vào khoảng năm 1552. Ông từng học tại Đại học Oxford một thời gian, sau đó chiến đấu với các tín đồ Huguenot (Giáo hội Kháng cách) ở Pháp rồi học luật tại London.

Năm 1578, Raleigh đến Mỹ bằng đường biển cùng nhà thám hiểm Sir Humphrey Gilbert, anh trai cùng cha khác mẹ của ông. Chuyến đi này nhiều khả năng đã thúc đẩy ông lên kế hoạch xây dựng một thuộc địa tại đây. Năm 1585, Raleigh đã bảo trợ cho thuộc địa Anh đầu tiên ở Mỹ trên Đảo Roanoke (nay là Bắc Carolina). Continue reading “Walter Raleigh: Nhà văn, nhà thám hiểm người Anh thời Elizabeth I”

04/09/1951: Mỹ phát sóng chương trình truyền hình xuyên lục địa đầu tiên

Nguồn: President Truman makes first transcontinental television broadcast, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1951, bài phát biểu khai mạc của Tổng thống Harry S. Truman trong một hội nghị ở San Francisco đã được phát trên toàn quốc, đánh dấu lần đầu tiên một chương trình truyền hình được phát sóng từ bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ. Bài phát biểu tập trung vào việc Truman chấp nhận một hiệp ước chính thức chấm dứt việc Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau Thế chiến II.

Theo CBS, chương trình được phát sóng thông qua công nghệ vi ba hiện đại nhất khi ấy và đã được thu bởi 87 nhà đài ở 47 thành phố. Trong bài phát biểu, Truman ca ngợi hiệp ước này là một cách giúp “xây dựng một thế giới mà trẻ em của tất cả các quốc gia có thể cùng chung sống hòa bình.” Khi chủ nghĩa cộng sản đe dọa sẽ lan khắp các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhận thấy cần phải tạo ra một đồng minh thông qua một Nhật Bản hùng mạnh, dân chủ. Continue reading “04/09/1951: Mỹ phát sóng chương trình truyền hình xuyên lục địa đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 04/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Pháp Jean Castex công bố một kế hoạch phục hồi hậu coronavirus trị giá 100 tỷ euro (118 tỷ USD), tương đương 4% GDP. Số tiền này sẽ dành cho các sáng kiến ​​xanh, giảm thuế để thúc đẩy ngành công nghiệp cũng như các sáng kiến ​​về việc làm và giáo dục cho thanh niên. Trong khi đó, chính phủ Tây Ban Nha sẽ mở rộng vô thời hạn chương trình trả lương để bảo vệ người lao động khỏi tác động kinh tế của đại dịch.

Số lượng yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất theo tuần kể từ tháng 3, khi các hạn chế phong tỏa bắt đầu được áp dụng. 881.000 yêu cầu của tuần trước thấp hơn dự đoán của nhiều nhà kinh tế, một phần do có thay đổi trong cách Bộ Lao động đo lường chúng. Báo cáo việc làm hàng tháng của Hoa Kỳ, được công bố hôm nay, sẽ cho chúng ta một góc nhìn đầy đủ hơn về thị trường việc làm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2020”

Nhật Ký Bắc Kinh (03/07/20): Chu Dung Cơ và Luật an ninh quốc gia Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi đọc được một tin nhắn online gây tò mò: “Chu Dung Cơ đang tức giận.”

Tin nhắn không giải thích tại sao vị cựu thủ tướng lại khó chịu, và tất nhiên, không có cách nào để xác minh sự thật ngay lập tức. Nhưng nhìn từ bối cảnh, dường như nó ngụ ý ông Chu đang nổi điên vì luật an ninh quốc gia mới áp đặt lên Hồng Kông.

Ông Chu, người từng giữ chức thủ tướng Trung Quốc trong 5 năm kể từ 1998, đến thăm Hồng Kông vào tháng 11 năm 2002, bốn tháng trước khi nghỉ hưu. Trong chuyến thăm, ông đã có bài phát biểu trấn an cư dân địa phương về tương lai của lãnh thổ. Continue reading “Nhật Ký Bắc Kinh (03/07/20): Chu Dung Cơ và Luật an ninh quốc gia Hồng Kông”

03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson embarks on tour to promote League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Tổng thống Woodrow Wilson bắt đầu chuyến công du khắp nước Mỹ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ việc Mỹ trở thành thành viên Hội Quốc Liên, một tổ chức quốc tế mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết các xung đột quốc tế và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu khác như cuộc chiến mà họ vừa trải qua – Thế chiến I. Chuyến đi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Wilson.

Thế chiến I, nổ ra vào năm 1914, là minh chứng rõ ràng cho Wilson thấy mối quan hệ khó tránh khỏi giữa ổn định quốc tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Tháng 01/1919, tại Hội nghị Hòa bình Paris – sự kiện chính thức kết thúc Thế chiến I, Wilson kêu gọi các nhà lãnh đạo từ Pháp, Anh và Ý cùng nhiều quốc gia khác soạn thảo Công ước Hội Quốc Liên. Wilson hy vọng một tổ chức như vậy sẽ giúp các nước hòa giải xung đột trước khi chiến tranh bùng phát. Continue reading “03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên”

Thế giới hôm nay: 03/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Đức cho biết Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập Nga bị ốm trên chuyến bay từ Siberia hồi tháng trước, đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh  Novichok. Ông Navalny vẫn hôn mê ở Berlin. Novichok cũng từng được dùng để đầu độc Sergei Skripal, một cựu điệp viên Nga, và con gái ông  ở Anh năm 2018. Các bác sĩ Nga đã nhiều lần phản bác cáo buộc ông Navalny bị đầu độc.

Macy’s báo cáo khoản lỗ ròng 431 triệu đô la trong ba tháng kết thúc vào ngày 1 tháng 8. Doanh số bán hàng tại chuỗi cửa hàng thời trang Mỹ giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,6 tỷ đô la, mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến giúp giảm suy thoái, với khoản tăng trưởng 53% so với quý trước. Kết quả này dù không lạc quan nhưng vẫn tốt hơn nhiều dự đoán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2020”