25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada

Nguồn: Kim Campbell becomes Canada’s first female prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, tại Ottawa, Kim Campbell đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Canada thứ 19, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ cao nhất của đất nước.

Sinh tại Port Alberni, British Columbia vào năm 1947, bà Campbell đã theo học ngành luật và khoa học chính trị trước khi tham gia chính trường Canada kể từ thập niên 1980. Năm 1986, bà trở thành đại diện của Đảng Bảo thủ trong cơ quan lập pháp của British Columbia, và hai năm sau đó thì được Thủ tướng Brian Mulroney bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phụ trách Các vấn đề liên quan đến Cư dân Bản địa. Continue reading “25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada”

Thế giới hôm nay: 25/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một tòa phúc thẩm vừa ra lệnh cho một thẩm phán ngừng vụ án hình sự chống lại Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Donald Trump, theo yêu cầu từ Bộ Tư pháp. Tòa này nói thẩm phán đã vượt quá thẩm quyền của mình bằng cách chỉ định một thẩm phán đã nghỉ hưu nộp một bản tóm tắt, với cáo buộc “lạm dụng thô bạo quyền lực công tố”. Ông Flynn hai lần nhận tội nói dối trước đặc vụ FBI về các cuộc gặp với đại sứ Nga. Trong khi đó, một công tố viên, người đã đã rút khỏi vụ án Roger Stone sau khi Bộ Tư pháp thúc vận động cho một bản án nhẹ hơn, đã nói với Ủy ban Tư pháp Hạ viện rằng đã có áp lực từ Bộ Tư pháp yêu cầu đối xử nhẹ nhàng với cố vấn của tổng thống.

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ ban hành một danh sách dự thảo 30 loại hàng hóa châu Âu có thể bị áp thuế bổ sung. Các khoản thuế này, nhằm đáp lại các trợ cấp mà EU trao cho gã khổng lồ hàng không vũ trụ Airbus, làm dấy lên lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể bị giảm sút bởi một cuộc chiến thương mại Mỹ – EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/06/2020”

Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết

Nguồn: Óscar Fernández & Javier Solana, “Averting a Cold War of Choice”, Project Syndicate, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các xã hội phương Tây hiện đang bị ám ảnh bởi ý tưởng đáng ngại rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dòng quan điểm này bắt đầu trở nên nổi bật do tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, và bây giờ cuộc khủng hoảng COVID-19 càng đưa nó trở thành tâm điểm. Nhiều người cho rằng tốt hơn hết là nên chuẩn bị tâm thế để đối diện thay vì ngây thơ bỏ qua cuộc cạnh tranh bá quyền này, điều vốn định hình tình trạng “bình thường mới” của thế giới. Continue reading “Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết”

24/06/1953: John F. Kennedy công bố đính hôn với Jacqueline Bouvier

Nguồn: Jacqueline Bouvier and Senator John F. Kennedy announce engagement, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1953, Jacqueline Bouvier và thượng nghị sĩ bang Massachusetts John F. Kennedy đã tuyên bố đính hôn. Sau đó, Kennedy trở thành tổng thống thứ 35 của Mỹ và Jackie được biết đến là một trong những đệ nhất phu nhân nổi tiếng nhất từng ở Nhà Trắng.

Jacqueline Bouvier Kennedy sinh năm 1929 trong một gia đình danh giá ở New York. Khi trưởng thành, bà rất thích cưỡi ngựa và đọc sách. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp Đại học George Washington, Jackie đã du lịch châu Âu cùng chị gái. Mùa thu năm ấy, bà trở về Mỹ để bắt đầu công việc đầu tiên của mình là “phóng viên ảnh điều tra” của báo Washington Times-Herald. Nhiệm vụ của Jackie là lang thang trên những con phố ở Washington, D.C. và đặt câu hỏi cho những người lạ trên đường, sau đó chụp ảnh họ để xuất bản. Continue reading “24/06/1953: John F. Kennedy công bố đính hôn với Jacqueline Bouvier”

Thế giới hôm nay: 24/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các công tố viên ở Munich cho biết Markus Braun, sếp cũ của Wirecard, đã bị bắt vì nghi ngờ gian lận kế toán và thao túng thị trường. Ông Braun đã ra đầu thú, sau khi nghỉ việc hồi tuần trước khi các kiểm toán viên tiết lộ 1,9 tỷ euro (2,1 tỷ đô la) đã bị thất lạc trong bảng cân đối kế toán của công ty xử lý thanh toán Đức. Ông được tại ngoại bằng khoản tiền bảo lãnh 5 triệu euro và phải báo cáo cảnh sát một lần mỗi tuần. Vào thứ Hai, Wirecard tuyên bố 1,9 tỷ euro đó có thể không tồn tại. Bản thân công ty hiện đang phải vật lộn để tồn tại.

Anthony Fauci, thành viên hàng đầu của tổ chuyên trách chống coronavirus của Nhà Trắng, cảnh báo rằng nước Mỹ đang trải qua một “đợt tăng đột biến” về số ca nhiễm mới và kêu gọi tăng cường xét nghiệm. Thời báo New York đưa tin rằng Liên minh châu Âu đang chuẩn bị chặn du khách từ Mỹ khi khối mở lại biên giới vào ngày 1 tháng 7, vì nước này đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/06/2020”

Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Hồng Quyên

Hôm 11 tháng 2, Philippines thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, đến ngày 2 tháng 6 nước này lại tuyên bố hoãn quyết định chấm dứt VFA. Điều gì uẩn khúc đằng sau sự thay đổi bất ngờ của Philppines?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một nhân vật “tiền hậu bất nhất” khó đoán. Thế nhưng có một điều ông luôn tỏ ra kiên định trong suốt nhiều thập kỷ hoạt động chính trị, đó là sự giận dữ âm ỉ từ lâu đối với phương Tây, đặc biệt là ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines. Continue reading “Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?”

23/06/2018: Đội bóng đá Thái Lan bị mắc kẹt trong hang

Nguồn: Thai soccer team becomes trapped in cave, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mọi chuyện bắt đầu từ chuyến tham quan thú vị sau giờ luyện tập!

Vào ngày này năm 2018, Ekkapol Chantawong, huấn luyện viên bóng đá 25 tuổi người Thái Lan, đã đưa đội bóng của mình, Wild Boars, đi khám phá một hang động mà anh từng ghé thăm trước đó, dự định ở lại chỉ khoảng một giờ mà thôi. Nhưng mưa đầu mùa bất ngờ ập đến khi mọi người còn ở dưới lòng đất và nước nhanh chóng dâng lên ngập miệng hang, khiến huấn luyện viên và 12 cầu thủ, trong độ tuổi từ 11 đến 16, bị mắc kẹt. Họ ở dưới lòng đất suốt hơn hai tuần, trong một sự kiện đã trở thành hiện tượng truyền thông toàn cầu. Continue reading “23/06/2018: Đội bóng đá Thái Lan bị mắc kẹt trong hang”

Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn

Nguồn: Russell Goldman, “India-China Border Dispute: A Conflict Explained“, The New York Times, 17/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong vụ ẩu đả với phía Trung Quốc là cuộc đụng độ chết chóc nhất trong nhiều thập niên giữa hai quốc gia sỡ hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đây không phải là lần đầu tiên.

Không có bên nào nổ súng trong cuộc đụng độ mặc dù đây là lần chạm trán dữ dội nhất trong nhiều thập niên giữa quân đội hai nước dọc đường biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.

Thay vào đó, quân lính của hai quốc gia có vũ khí hạt nhân sử dụng vũ khí làm từ những gì tìm thấy được ở vùng đất khắc nghiệt cao 4.200m so với mực nước biển. Continue reading “Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn”

22/06/1864: Quân Hợp bang miền Nam đánh trả tại Petersburg

Nguồn: General Lee strikes back at Petersburg, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, lực lượng Liên bang miền Bắc đã cố gắng chiếm tuyến đường sắt dùng để tiếp tế cho Petersburg, Virginia, từ phía nam và mở rộng phòng tuyến của mình về phía sông Appomattox. Phe Hợp bang miền Nam đã ngăn chặn nỗ lực này, và hai bên đã cầm cự ở chiến hào trong một cuộc bao vây kéo dài 9 tháng.

Trận Petersburg bắt đầu vào ngày 15/06. Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc đã mất sáu tuần chiến đấu quanh Richmond, Virginia. Đối thủ của ông – Tướng Robert E. Lee, chỉ huy của Quân đội Bắc Virginia – đã khiến đội quân Potomac phải chịu thương vong rất lớn. Trước đó, tại Cold Harbor, Grant đã thực hiện một cuộc tấn công khốc liệt vào cứ điểm của quân miền Nam khiến họ thiệt hại 7.000 lính. Sau đó Grant đã tiến về phía nam và chiếm trung tâm đường sắt ở Petersburg, cách Richmond 37km. Continue reading “22/06/1864: Quân Hợp bang miền Nam đánh trả tại Petersburg”

Thế giới hôm nay: 22/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump sa thải một trong những công tố viên liên bang nổi tiếng nhất nước Mỹ, kết thúc tình hình bế tắc giữa Bộ Tư pháp và Geoffrey Berman, công tố viên liên bang của Quận Nam New York. Lúc đầu, ông Berman từ chối nghỉ việc, song đã rời đi vào tối thứ Bảy. Văn phòng của ông đã điều tra Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông Trump. Cũng tối đó, cách đó 1.000 dặm, số người đến dự buổi mít-tinh tranh cử của ông Trump ở Tulsa, Oklahoma thấp bất ngờ. Các nhân viên của tổng thống đã khoe khoang về lượng người mua vé, và coi đó là cú hích đưa chiến dịch lấy lại đà tiến.

Cảnh sát Anh cho biết họ xem vụ tấn công bằng dao đâm tại một công viên ở Reading, miền nam nước Anh, hôm tối thứ Bảy tuần trước là “một vụ khủng bố”. Ba người đã thiệt mạng và vài người bị thương. Một người đàn ông địa phương sinh ở Libya, Khairi Saadallah, đã bị bắt giữ. BBC đưa tin MI5 đã chú ý đến anh ta từ năm ngoái, nhưng không có hành động nào xảy ra sau đó. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/06/2020”

Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?

Nguồn: China’s next move in the South China Sea”, The Economist, 18/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lần cuối cùng mà ba tàu sân bay Mỹ cùng hoạt động trên Thái Bình Dương là vào năm 2017, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn Triều Tiên. Vào giữa tháng 6 năm nay, một bộ ba tàu sân bay đã trở lại, gồm tàu USS Ronald Reagan và tàu USS Theodore Roosevelt ở Biển Philippine và tàu USS Nimitz ở xa hơn về phía đông. Chúng cùng nhau mang theo nhiều máy bay chiến đấu hơn số máy bay của hầu hết các quốc gia ở châu Á. Các nhà bình luận Trung Quốc hầu như không nghi ngờ gì về vấn đề mục đích lần này: để cho Trung Quốc thấy rằng bất chấp Covid-19, Mỹ vẫn còn rất mạnh. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?”

Thách thức ‘già trước khi giàu’ đối với dân số Việt Nam

Tác giả: Thanh Trúc p/v Lê Hồng Hiệp

“Già trước khi giàu: thử thách của Việt Nam”, là bài viết của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, sau khi thủ tướng Việt Nam công bố Quyết Định 588 thực hiện Chiến Lược Dân Số nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững cho đất nước.

Từ bài tham luận bằng Anh ngữ trên website ISEAS Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore hôm 16/6, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp phân tích sâu hơn về  vấn đề dân số Việt Nam trong một tương lai gần:

Trước tiên phải nói dân số là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng không chỉ tới tình hình kinh tế-xã hội mà nếu nhìn  xa hơn thì nó còn ảnh hưởng tới vấn đề địa chính trị, tại vì dân số là một phần tạo nên sức mạnh quốc gia”. Continue reading “Thách thức ‘già trước khi giàu’ đối với dân số Việt Nam”

21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya

Nguồn: Allies surrender at Tobruk, Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tướng Erwin Rommel đã giành chiến thắng sau cùng trong cuộc tấn công vào doanh trại của liên quân Anh tại Tobruk, Libya, khi lực lượng thiết giáp của ông chiếm thành công cảng này.

Anh giành quyền kiểm soát tại Tobruk kể từ sau khi đánh bại người Ý vào năm 1940. Nhưng phía Đức đã cố gắng giành lại khu vực bằng cách yểm trợ quân Ý bằng Quân đoàn Afrika của Erwin Rommel, người liên tục chiến thắng trước Tập đoàn quân số 8 của Anh trong các trận chiến quanh Tobruk, cuối cùng buộc quân Anh rút lui về Ai Cập. Continue reading “21/06/1942: Quân Đồng minh đầu hàng tại Tobruk, Libya”

Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1922 nhà khoa học người Đức Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa làm một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông.

Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đã ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật ký của mình, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của mình về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông có dừng lại thăm. Continue reading “Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?”

20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles

Nguồn: German cabinet resigns over Versailles deadlock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Hòa bình Versailles tổ chức tại Paris, Pháp, nội các Đức đã rơi vào bế tắc trước việc có nên chấp nhận các điều khoản được đề xuất cho phái đoàn của họ – chủ yếu đến từ Hội đồng Tứ cường: Pháp, Anh, Mỹ và Ý – và theo đó có nên phê chuẩn Hiệp ước Versailles hay không.

Ngày 07/05/1919, phái đoàn Đức được nghe trình bày về các điều khoản của hiệp ước, sau đó, họ có hai tuần để tìm hiểu tài liệu kỹ hơn, và gửi lại phản hồi chính thức bằng văn bản. Người Đức, vốn đã đặt trọn niềm tin vào quan điểm của Tổng thống Woodrow Wilson về cái gọi là “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đã viện dẫn “Mười bốn điểm” nổi tiếng của ông làm cơ sở cho họ tìm kiếm hòa bình vào tháng 11/1918, nay vô cùng tức giận và vỡ mộng trước nội dung thực sự của bản hiệp ước. Continue reading “20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles”

John Snow: Người tiên phong trong lĩnh vực gây mê và dịch tễ học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

John Snow (1813 – 1858) là một bác sĩ người Anh và là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực dịch tễ học khi đã xác định được nguồn gốc của dịch tả vào năm 1854.

John Snow sinh ngày 15/03/1813 tại York trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Năm 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật. Năm 1836, Snow chuyển đến London để theo học ngành y theo chương trình chính quy. Năm 1838, ông trở thành thành viên của Viện Phẫu thuật Hoàng gia, sau đó tốt nghiệp Đại học London vào năm 1844 và được nhận vào Viện Y học Hoàng gia vào năm 1850. Continue reading “John Snow: Người tiên phong trong lĩnh vực gây mê và dịch tễ học”

Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tóm tắt về triều đại nhà Lý nước ta, Tống Sử chép:

Họ Lý có được nước từ Công Uẩn đến Hạo Sam, truyền ngôi 8 lần, được hơn 220 năm thì mất”.[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

Lời nhận xét này chưa được hoàn toàn chính xác, bởi họ Lý chấm dứt sau triều đại Lý Chiêu Hoàng, chứ không phải thời Vua cha Hạo Sam tức Lý Huệ Tông, tổng cộng 9 đời; còn về thời gian trị vì là 215 năm, chứ không phải là trên 220 năm. Lược kê về năm từng triều đại, theo thứ tự như sau: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)”

19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ

Nguồn: Abolition of slavery announced in Texas on Juneteenth, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865 – ngày sau này được gọi là Juneteenth –  những người lính Liên bang miền Bắc đã đến Galveston, Texas và loan tin rằng Nội chiến Hoa Kỳ đã kết thúc và chế độ nô lệ ở Mỹ đã được bãi bỏ.

Là tên gọi kết hợp giữa tháng Sáu và ngày 19, Juneteenth đã trở thành ngày kỷ niệm sự kết thúc chế độ nô lệ ở Mỹ. Mặc dù Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Abraham Lincoln đã được ban hành từ hơn hai năm trước vào ngày 01/01/1863, song việc Liên bang miền Bắc không có hiện diện quân sự ở Texas đã khiến điều này khó thực thi. Continue reading “19/06/1865: Chế độ nô lệ ở Mỹ được bãi bỏ”

Thế giới hôm nay: 19/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết rằng Tổng thống Donald Trump không thể ngay lập tức chấm dứt DACA, một chương trình bảo vệ khoảng 700.000 thanh niên được đưa đến nước này bất hợp pháp khi họ còn nhỏ. Chánh án John Roberts tham gia cùng bốn thẩm phán theo khuynh hướng tự do của tòa để tạo thành đa số 5-4. Barack Obama đã tạo lập chương trình này bằng sắc lệnh hành pháp hồi năm 2012. Khai tử nó là một trong những lời hứa tranh cử của ông Trump hồi năm 2016.

Wirecard, một công ty thanh toán kỹ thuật số của Đức, cho biết họ đã thất lạc khoảng 1,9 tỷ euro (2,1 tỷ đô la) trong bảng cân đối tiền mặt – khoảng một phần tư giá trị của bảng cân đối kế toán. EY, đơn vị kiểm toán của công ty này, nói có nhiều dấu hiệu cho thấy một người được ủy thác các tài khoản ngân hàng của Wirecard đã cố gắng đánh lừa kiểm toán viên bằng “các xác nhận số dư giả”. Tin này đã làm bốc hơi 60% giá cổ phiếu của Wirecard. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/06/2020”

Marco Polo: Người khám phá Trung Quốc thế kỷ 13

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marco Polo (1254 – 1324) là một lữ khách, nhà văn người Venice, một trong những người phương Tây đầu tiên đến Trung Quốc.

Marco Polo sinh khoảng năm 1254 trong một gia đình thương nhân giàu có và cởi mở ở Venice. Cha và chú của Polo là Niccolò và Maffeo Polo đều là những người buôn bán kim hoàn. Năm 1260, họ rời Venice để tới Biển Đen, di chuyển tiếp đến Trung Á và tham gia một phái đoàn ngoại giao để gặp Kublai Khan (Hốt Tất Liệt), hoàng đế nhà Nguyên tại Trung Quốc. Hốt Tất Liệt đã yêu cầu hai anh em Polo trở về châu Âu và thuyết phục Giáo hoàng gửi các học giả tới để giải thích cho ông về Cơ đốc giáo. Họ trở lại Venice vào năm 1269. Continue reading “Marco Polo: Người khám phá Trung Quốc thế kỷ 13”