Thế giới hôm nay: 11/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, một câu lạc bộ của các nước giàu, cảnh báo đại dịch sẽ để lại “những vết sẹo lâu dài” cho nền kinh tế thế giới. Ngay cả khi tránh được làn sóng lây nhiễm thứ hai, ​​sản lượng toàn cầu vẫn dự kiến giảm 6% trong năm 2020. Ngành du lịch, khách sạn và giải trí đang thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến lao động trẻ tay nghề thấp.

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cho biết họ không có kế hoạch tăng lãi suất, vốn được giảm hồi tháng 3 xuống gần bằng 0, cho đến cuối năm 2022, và cam kết sử dụng “đầy đủ các công cụ” để thúc đẩy nền kinh tế. Fed cho biết sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ với tốc độ hiện tại. Trong quý 4 năm 2020, ngân hàng dự đoán ​​GDP sẽ giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tỷ lệ thất nghiệp là 9,5%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/06/2020”

Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?

Nguồn: Jeremy Page & Chun Hang Wong, “Beyond Hong Kong, an Emboldened Xi Jinping Pushes the Boundaries”, The Wall Street Journal, 29/5/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chưa đầy bốn tháng trước, Tập Cận Bình đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình khi ông hứng chịu nhiều chỉ trích vì những phản ứng lúng túng ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Kể từ lúc đó, ông Tập đã đảo ngược tình thế một cách ngoạn mục khi khống chế được sự lây lan của virus theo như báo cáo của Bắc Kinh trong khi Hoa Kỳ và nhiều nền dân chủ khác vẫn đang vật lộn với nó. Ông Tập đã nắm bắt được thời cơ để thúc đẩy một số khía cạnh quan trọng đối với “giấc mộng Trung Hoa” của ông về một Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong tư cách một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ, trong khi gạt qua một bên những thiếu sót của chính quyền trong việc đối phó dịch bệnh. Continue reading “Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?”

10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh

Nguồn: Italy declares war on France and Great Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, sau khi từ chối đứng về phía Đức lẫn quân Đồng minh trong Thế chiến II, Benito Mussolini – nhà độc tài của Italy – cuối cùng đã tuyên chiến với Pháp và Anh.

Có lẽ, sự chiếm đóng của Đức đối với Paris đã khiến Mussolini thay đổi quyết định. “Ban đầu, họ đã quá hèn nhát không dám tham chiến. Giờ đây họ lại vội vàng tuyên chiến để có thể cùng chia chác chiến lợi phẩm”, Hitler nói. (Tuy nhiên, Mussolini đã khẳng định ông muốn tham chiến trước khi Pháp đầu hàng hoàn toàn chỉ bởi chủ nghĩa phát xít “không muốn đánh kẻ đang sa cơ lỡ vận.”) Continue reading “10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh”

Thế giới hôm nay: 10/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gia đình và bạn bè của George Floyd, người đàn ông da đen bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng và làm bùng lên biểu tình hơn hai tuần chống bất công chủng tộc, vừa đến một nhà thờ ở Houston để dự đám tang. Người đàn ông 46 tuổi được nhớ đến như một vận động viên thời sinh viên nổi tiếng và là một người cha. Joe Biden, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, đã phát biểu thông qua một video ghi sẵn; Al Sharpton, một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng, đọc điếu văn. Floyd sẽ được chôn cất trong một ngôi mộ bên cạnh mẹ mình.

Chính phủ Anh đảo ngược lời hứa trước đó rằng sẽ đưa tất cả trẻ em ở Anh trở lại trường tiểu học trước khi kết thúc học kỳ. Các giáo viên đã phản đối ý kiến ​​này, cho rằng sẽ không thể duy trì giãn cách xã hội. Thay vào đó, các trường sẽ được tự đưa ra đánh giá riêng của họ về việc có nên nhận nhiều trẻ em hơn ngoài số ít trẻ đã được phép trở lại vào tuần trước hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2020”

Trung Quốc có thể trở thành cường quốc tài chính có trách nhiệm hay không?

Nguồn:Can China be trusted to be a responsible financial power?“, The Economist, 07/05/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Ngay cả khi thế giới vẫn đang đóng cửa, Vịnh Đồng La – trung tâm bán lẻ của Hong Kong, nơi thực hiện việc phong tỏa từ sớm – đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa hoàn toàn bình thường. Chi nhánh của Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) tại Hong Kong, một biểu tượng cho sức ảnh hưởng của Bắc Kinh, vẫn chưa dỡ bỏ rào chắn. Các nhà quản lý chi nhánh ICBC này lo ngại rằng những người biểu tình được tự do sau nhiều tuần bị cách ly, có thể lại nhắm mục tiêu vào ngân hàng này. Điều này thể hiện rõ sự căng thẳng trong các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể nhanh chóng áp chế các vấn đề bằng cách huy động mọi nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu. Nhưng điều đó cũng tạo ra các cuộc khủng hoảng và khiến chúng trở nên sục sôi. Continue reading “Trung Quốc có thể trở thành cường quốc tài chính có trách nhiệm hay không?”

09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ

Nguồn: William Jennings Bryan resigns as U.S. secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Ngoại trưởng Mỹ William Jennings Bryan đã từ chức vì lo ngại trước cách Tổng thống Woodrow Wilson xử lý khủng hoảng khi tàu ngầm Đức đánh chìm tàu khách Lusitania của Anh vào tháng trước, khiến 1.200 người, trong đó có 128 người Mỹ, thiệt mạng.

Đầu năm 1915, thông báo của Đức về việc hải quân nước này đang áp dụng chính sách chiến tranh tàu ngầm không giới hạn đã làm dấy lên quan ngại cho nhiều người trong chính phủ và người dân Mỹ – khi ấy vẫn duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt suốt hai năm đầu Thế chiến I. Sự kiện Lusitania bị đánh chìm vào ngày 07/05/1915 đã ngay lập tức gây náo động, vì nhiều người tin rằng quân Đức cố tình đánh chìm con tàu Anh nhằm khiêu khích Wilson và nước Mỹ. Continue reading “09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ”

Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Da Gama (1460 – 1524) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, đồng thời là người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển.

Vasco da Gama sinh năm 1460 trong một gia đình quý tộc. Người ta biết rất ít về cuộc đời của ông khi còn trẻ. Năm 1497, Da Gama được bổ nhiệm làm chỉ huy cho một đoàn thám hiểm được hỗ trợ bởi chính phủ Bồ Đào Nha với mục tiêu tìm con đường biển đến phương Đông. Continue reading “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”

Thế giới hôm nay: 09/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ công bố một dự luật cải cách ngành cảnh sát sau cái chết của George Floyd và những người Mỹ da đen khác gây ra bởi các sĩ quan. Luật này sẽ cấm bóp cổ, giúp truy tố các hành vi sai trái của cảnh sát dễ hơn, và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt hơn để phòng ngừa phân biệt chủng tộc. Ngay cả khi các biện pháp được thông qua ở Hạ viện, chúng vẫn có thể bị Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát bác bỏ.

Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm nay vì đại dịch covid-19. Các nước giàu có sản lượng giảm nhiều nhất, 7%, trong khi các nước nghèo giảm khoảng 2,5%. Ngân hàng cảnh báo các số liệu có thể còn tệ hơn nếu các biện pháp phong tỏa không được dỡ bỏ trong nửa cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2020”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

Thế giới hôm nay: 08/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình ôn hòa chống nạn bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát vẫn tiếp diễn ở các thành phố trên thế giới. Có vài sự cố bạo lực ở một số nơi, bao gồm thành phố Bristol của Anh, nơi một bức tượng của Edward Colston, một thương nhân và lái buôn nô lệ thế kỷ 17, đã bị người biểu tình kéo xuống và ném xuống sông. Trong khi đó, tại Washington, DC, thị trưởng thành phố viết “Black Lives Matter” bằng chữ in hoa lớn trên con đường gần Nhà Trắng để ủng hộ các cuộc biểu tình.

Tổng thống Brazil đã bị chỉ trích sau khi Bộ Y tế Brazil xóa khỏi website của mình toàn bộ hai tháng dữ liệu về dịch covid-19 ở nước này. Brazil đã ngừng công bố tổng số ca nhiễm chính thức – hiện cao thứ hai thế giới sau Mỹ – và tổng số ca tử vong, vốn đã vượt qua Ý trong tuần này ở mức gần 36.000 người vào thời điểm các số liệu bị xóa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2020”

Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi

Nguồn: The grim racial inequalities behind America’s protests”, The Economist, 03/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình? Continue reading “Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi”

Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

1. Ngạn ngữ Châu Phi có một câu rất hay: “Mỗi một buổi sáng ở châu Phi, khi con linh dương thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con báo nếu không sẽ bị con báo ăn thịt.

Mỗi buổi sáng khi con báo thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị chết đói.

Dù bạn là con linh dương hay con báo, mỗi khi mặt trời mọc thì bạn buộc phải chạy.”

Đây là câu ngạn ngữ rất hay và đã được Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” trích dẫn. Và ở trụ sở của Viettel (Hà Nội), câu này cũng được treo trang trọng ngay trước lối vào để nhắc nhở mỗi nhân viên có động lực phấn đấu đưa Viettel ngày một lớn mạnh hơn như hiện nay. Continue reading “Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử”

07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica

Nguồn: Earthquake destroys Jamaican pirate haven, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, một trận động đất lớn đã tàn phá thị trấn Port Royal khét tiếng ở Jamaica, giết chết hàng ngàn người. Các cơn chấn động cực mạnh, đi cùng với việc đất đá hóa lỏng và sóng thần do động đất, đã phá hủy toàn bộ thị trấn.

Port Royal nằm tại một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Jamaica, ở bến cảng đối diện với thủ đô Kingston ngày nay. Nhiều căn nhà nơi 6.500 cư dân sinh sống và làm việc đã được xây dựng ngay trên mặt nước. Vào thế kỷ 17, Port Royal được biết đến trên khắp Tân Thế giới là hang ổ của cướp biển, buôn lậu và các trò ăn chơi trác táng. Nó được mô tả là “thành phố xấu xa và tội lỗi nhất thế giới” và “một trong những vùng đất dâm dục nhất trong thế giới Kitô giáo.” Continue reading “07/06/1692: Động đất phá hủy “thiên đường cướp biển” Jamaica”

Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông

Nguồn: Joyu Wang, “Hong Kong’s Security Law: What China Is Planning, and Why Now”, The Wall Street Journal, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hồng Kông đã trở thành điểm nóng quan trọng trong một cuộc chiến tranh lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Bằng chứng là quyết định của Bắc Kinh về việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông mà không thông qua cơ quan lập pháp của thành phố này nhằm dập tắt phong trào biểu tình phản đối kéo dài một năm nay. Chính quyền Trump đã đe dọa trả đũa, cảnh báo rằng động thái này có nghĩa là Hồng Kông không còn đủ tự chủ trước Bắc Kinh để được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và các biện pháp hợp tác khác. Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy?

Câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lên kế hoạch thiết lập luật an ninh cho Hồng Kông? Continue reading “Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông”

06/06/1966: Nhà hoạt động dân quyền James Meredith bị bắn

Nguồn: Civil rights activist James Meredith shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, James H. Meredith, người mà năm 1962 trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên theo học tại trường Đại học Mississippi, đã bị bắn bởi một tay súng ngay sau khi ông bắt đầu cuộc hành trình một mình vận động dân quyền đi qua miền Nam. Thường được biết đến với tên gọi “Hành trình Chống lại Sợ hãi” (March Against Fear), Meredith đã đi bộ từ Memphis, Tennessee, đến Jackson, Mississippi, trong một nỗ lực để khuyến khích cử tri người Mỹ gốc Phi ở miền Nam đăng ký bỏ phiếu. Continue reading “06/06/1966: Nhà hoạt động dân quyền James Meredith bị bắn”

Giang sơn Đại Việt chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào cuối năm 1210, Vua Cao Tông không khỏe, lập Thái tử Sảm lên kế vị, miếu hiệu là Huệ Tông. Nhà Vua tôn mẹ Đàm thị làm Hoàng thái hậu, sai đón vợ là người con gái họ Trần về làm Hoàng hậu:

Mùa đông, tháng 10, năm Trị Bình Long Ứng thứ 6 [1210], vua không khỏe, gọi Đỗ Kính Tu vào nhận mệnh ký thác. Ngày 28 Nhâm Ngọ, vua băng ở cung Thánh Thọ.

Hoàng thái tử Sảm lên ngôi ở trước linh cữu bấy giờ mới 16 tuổi. Tôn mẹ là Đàm thị là Hoàng thái hậu, cùng nghe chính sự. Lại đem thuyền rồng đi đón Trần thị. Anh Trần thị là Trần Tự Khánh cho rằng bấy giờ đương lúc loạn lạc, chưa đưa đi ngay được.” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4. Continue reading “Giang sơn Đại Việt chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần”

Thế giới hôm nay: 05/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau một đêm biểu tình ôn hòa ở Mỹ, người ủng hộ và người thân của George Floyd – người đàn ông da đen không vũ trang bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis hôm 25 tháng 5 – đã tham dự lễ tưởng niệm đầu tiên trong số nhiều buổi lễ khác nhau để tưởng niệm ông. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lisa Murkowski từ Alaska cho biết bà đồng ý với cựu bộ trưởng quốc phòng James Mattis, người đã chỉ trích gay gắt cách Tổng thống Donald Trump giải quyết biểu tình. Bà nói bà phải “đấu tranh” với câu hỏi liệu có nên ủng hộ tổng thống vào tháng 11 hay không.

Gần 1,9 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, ít nhất trong hơn hai tháng và là dấu hiệu nền kinh tế có thể đang phục hồi sau khủng hoảng covid-19. Tuy nhiên, tổng số đơn xin trợ cấp kể từ giữa tháng 3 đến nay là 42,6 triệu, con số tồi tệ nhất kể từ thời Đại Suy thoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/06/2020”

Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng

Nguồn: Suyash Desai, “Flashpoints on the Periphery: Understanding China’s Neighborhood Opportunism”, The Diplomat, 28/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại như thế nào?

Căng thẳng ở vùng ngoại vi xung quanh Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh tăng cường sử dụng các công cụ quân sự và ngoại giao trong khu vực lân cận. Tần suất các sự kiện có liên quan các tác nhân Trung Quốc, đặc biệt vào nửa cuối tháng Ba, đã tăng lên khi tình trạng bình thường quay lại đại lục sau sự bùng phát COVID-19.

Điều này làm dấy lên một vài câu hỏi. Thứ nhất, phải chăng đây là bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang lúng túng duy trì sự hiện diện của mình tại các khu vực Đông và Đông Nam Á? Thứ hai, có phải Bắc Kinh đã theo đuổi một cách tiếp cận hung hăng hơn cho giai đoạn hậu đại dịch? Thứ ba, sự gia tăng đột biến các hoạt động gần đây có ảnh hưởng đến trật tự khu vực hay không? Continue reading “Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng”

04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng

Nguồn: Communist activist Angela Davis acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Angela Yvonne Davis, một “chiến binh da đen,” cựu giáo sư Triết học tại Đại học California, và đảng viên cộng sản, đã được tha bổng các cáo buộc âm mưu, giết người và bắt cóc bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở San Jose, California.

Tháng 10/1970, Davis bị bắt tại Thành phố New York vì có liên quan đến vụ xả súng xảy ra vào ngày 07/08 tại một phòng xử án ở San Raphael, California. Bà bị buộc tội cung cấp vũ khí cho Jonathan Jackson, kẻ xông vào phòng xử án để giải thoát các phạm nhân đang bị xét xử ở đó, đồng thời bắt giữ con tin hòng đổi lấy tự do cho anh trai mình, George, một người da đen cấp tiến đang bị giam giữ tại nhà tù San Quentin. Trong vụ đấu súng diễn ra sau đó với cảnh sát, Jonathan Jackson đã bị giết cùng với Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Harold Haley và hai tù nhân. Continue reading “04/06/1972: Nhà hoạt động cộng sản Angela Davis được tha bổng”

Thế giới hôm nay: 04/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang, gây ra bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis, bước vào tuần thứ hai. Trong những ngày gần đây, một số cuộc biểu tình đã dính tới bạo lực và cướp bóc. Tuy nhiên, đêm thứ Ba tương đối yên bình. Thành phố New York ghi nhận 280 vụ bắt giữ, giảm từ 700 vụ vào thứ Hai. Dù vậy, khoảng 1.600 binh sĩ đang đóng quân bên ngoài Washington, DC, hôm thứ Tư đề phòng trường hợp Tổng thống Donald Trump quyết định triển khai họ trên đường phố thủ đô. Bộ trưởng quốc phòng Mark Esper nói rằng đó là điều không đáng mong muốn.

Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi Trung Quốc không áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông và lặp lại lời hứa trao quyền công dân Anh cho những người Hồng Kông đủ điều kiện. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản pháo rằng sự can thiệp của Anh vào Hồng Kông chắc chắn sẽ “phản tác dụng”. Riêng HSBC, một ngân hàng Anh hoạt động chủ yếu ở Hồng Kông, đã đánh tiếng ủng hộ luật này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2020”