16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn

Nguồn: Prohibition is ratified by the states, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, bản Tu chính án thứ 18 của Hiến pháp Hoa Kỳ, nghiêm cấm “sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống có cồn cho mục đích giải khát,” đã được phê chuẩn bởi đủ số bang theo luật định.

Phong trào cấm đồ uống có cồn bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Đến cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, tiến hành vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi hạn chế uống rượu trên phạm vi toàn quốc. Tháng 12/1917, Tu chính án thứ 18, còn gọi là Tu chính án Cấm rượu, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn. Continue reading “16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn”

Thế giới hôm nay: 16/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cảnh sát biển Philippines và Trung Quốc đàm phán

Để tránh bị coi là hành động hung hăng, Trung Quốc thường dùng các biện pháp dân sự để tuyên bố yêu sách của mình đối với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Song các vụ đụng độ – chẳng hạn như khi một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc đâm vào một chiếc khác của Philippines hồi năm ngoái – đã thử thách sự kiên nhẫn của các nước láng giềng. Và vì vậy, trong tuần này, các lãnh đạo cảnh sát biển của Trung Quốc và Philippines dự kiến sẽ kết thúc các cuộc đàm phán ở Manila về cách ngăn chặn các cuộc đối đầu giữa hai bên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/01/2020”

Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Nguồn: How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”, The Economist, 15/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, vị tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông điệp Liên bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một nhà kỹ trị ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn.

Để hiểu những gì có thể xảy ra, hãy bắt đầu với một thực tế rất đơn giản. Trong 20 năm qua, chế độ của ông Putin đã giết quá nhiều người và chiếm đoạt quá nhiều tỷ rúp, khiến khả năng ông tự nguyện từ bỏ quyền lực là rất thấp. Theo hiến pháp hiện tại, ông không thể tranh cử tổng thống khi hết nhiệm kỳ năm 2024 vì không ai được phép nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, người ta luôn cho rằng bằng cách này hay cách khác, Putin sẽ thao túng các quy tắc để giữ quyền lực. Continue reading “Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?”

15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay

Nguồn: FDR becomes first president to travel by airplane on U.S. official business, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, Franklin Roosevelt đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi công tác bằng máy bay. Chiếc Boeing 314 Flying Boat, biệt danh Dixie Clipper, đã chở ông băng qua Đại Tây Dương để đến dự một cuộc họp chiến lược về Thế chiến II với Winston Churchill tại Casablanca ở Bắc Phi. Do các tàu ngầm Đức đã gây tổn thất nặng nề cho giao thông hàng hải của Mỹ ở Đại Tây Dương, các cố vấn của Roosevelt đành miễn cưỡng để ông di chuyển bằng máy bay. Như vậy, ở tuổi 60, Roosevelt đã thực hiện một hành trình khứ hồi dài 27.359 km đầy gian nan. Continue reading “14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay”

Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 09/01/2020, một cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát xoay quanh một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài ở làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, đã khiến ba sĩ quan cảnh sát và một dân làng thiệt mạng, cùng một người dân khác bị thương. Đây là vụ tranh chấp đất đai gây tổn thất nhân mạng nhiều nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời cho thấy rõ thực trạng tranh chấp đất đai đang trở thành một nguồn xung đột xã hội lớn ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định rằng đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Quy định pháp lý này cùng với tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo và không nhất quán của nhiều chính quyền địa phương đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các tranh chấp đất đai nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi các sự kiện lịch sử tạo ra sự mơ hồ về quyền sử dụng đất qua thời gian. Continue reading “Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm”

13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul

Nguồn: After massacre, sole surviving British soldier escapes Kabul, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1832, một bác sĩ quân y Anh đã đến được đồn lính gác của Anh tại Jalalabad, Afghanistan, trở thành người duy nhất sống sót trong số 16.000 quân của lực lượng viễn chinh Anh-Ấn vốn bị tàn sát khi rút lui khỏi Kabul. Ông kể lại cuộc thảm sát khủng khiếp ở Đèo Khyber, nơi người Afghanistan đã không có một chút nương tay nào đối với lực lượng Anh-Ấn bại trận và các nhân viên tùy tùng.

Vào thế kỷ 19, với mục tiêu bảo vệ thuộc địa Ấn Độ trước người Nga, Anh đã cố gắng thiết lập thẩm quyền của mình tại nước láng giềng Afghanistan bằng cách nỗ lực thay thế tiểu vương Dost Mohammad bằng một tiểu vương trước đây vốn có thiện cảm với người Anh. Sự can thiệp trắng trợn của Anh vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất vào năm 1839. Continue reading “13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul”

Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?

Nguồn: David Fickling, “Singapore’s Long-Awaited Moment May Have ArrivedBloomberg, 05/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu có nơi nào đã diễn tập cho thời khắc vượt mặt Hồng Kông trở thành trung tâm kinh tế của Châu Á, thì đó là Singapore.

Thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, đã sử dụng Hồng Kông như là một mô hình trực tiếp trong nỗ lực xây dựng một tương lai ổn định cho Singapore sau khi họ bị trục xuất khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965. “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ học hỏi từ Hồng Kông, nơi bị cắt đứt khỏi đất liền, khỏi Trung Quốc đại lục,” ông Lý phát biểu như vậy trong một bài diễn văn năm 1992.

Hai cựu thuộc địa với đa số người Hoa đã biến đổi nhiều so với thời điểm đó, nhưng cả hai thành phố vẫn lưu giữ những đặc điểm giống nhau: có mức thuế thấp, giàu có, cạnh tranh với nhau để thu hút nhân lực có kỹ năng cao từ khắp thế giới. Continue reading “Cơ hội để Singapore vượt mặt Hồng Kông đã đến?”

12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam

Nguồn: Operation Ranch Hand initiated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Không quân Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Ranch Hand, với “kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm chống tiếp cận khu vực” (modern technological area-denial technique), được thiết kế để phơi bày mọi đường lộ và đường mòn mà lực lượng Việt Cộng sử dụng.

Từ những máy bay C-123 Provider, lính Mỹ đã đổ khoảng 19 triệu gallon thuốc diệt cỏ gây rụng lá lên khoảng 10-20% diện tích lãnh thổ Việt Nam và một phần lãnh thổ Lào trong giai đoạn 1962-1971. Chất độc Da cam (Agent Orange) – được đặt tên theo màu của thùng chứa bằng kim loại của nó – là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam”

Marie Curie: Nhà khoa học giành hai giải Nobel

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marie Curie (1867 – 1934) là một nhà vật lý và nhà hóa học gốc Ba Lan, đồng thời là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Cùng với chồng là Pierre, bà được trao giải Nobel năm 1903 và tiếp tục nhận được một giải Nobel khác vào năm 1911.

Marie Sklodowska sinh ngày 07/11/1867 tại Warsaw và là con của một giáo viên. Năm 1891, bà tới Paris để học toán và vật lý tại Đại học Sorbonne, nơi bà gặp Pierre Curie – giáo sư của Khoa Vật lý. Họ kết hôn vào năm 1895 và cùng nghiên cứu về phóng xạ, vốn dựa trên thành quả của nhà vật lý người Đức Roentgen và nhà vật lý người Pháp Becquerel. Continue reading “Marie Curie: Nhà khoa học giành hai giải Nobel”

11/01/1863: Trận Đồn Arkansas trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Arkansas Post, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Mỹ, Đại tướng Liên minh miền Bắc John McClernand và Đô đốc David Porter chiếm được Đồn Arkansas, một thành trì của quân Hợp bang miền Nam trên sông Arkansas. Chiến thắng đã bảo đảm phe Liên minh giữ được Arkansas và nâng cao tinh thần cho toàn miền Bắc chỉ ba tuần sau trận chiến thảm khốc ở Fredericksburg, Virginia.

Đồn Arkansas là một pháo đài khổng lồ trải dài 25 dặm từ hợp lưu của hai sông Arkansas và Mississippi. Nó được thiết kế để đảm bảo sự kiểm soát của phe Hợp bang đối với các dòng sông White và Arkansas, và để giảm áp lực cho Vicksburg, Mississippi, thành phố nổi loạn lớn cuối cùng trên sông Mississippi. Các cạnh của pháo đài vuông mỗi chiều dài gần 61m và toàn bộ được bảo vệ bởi một con hào. Được xây dựng trên một con dốc cao 7,6m so với mặt sông, pháo đài là một trở ngại lớn cho thương mại của miền Bắc ở Arkansas. Continue reading “11/01/1863: Trận Đồn Arkansas trong Nội chiến Hoa Kỳ”

Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (nhiệm kỳ 2014-2018) đã có 7 năm đảm nhiệm vị trí trưởng SOM (Senior Oficial Meeting – Quan chức Cao cấp) ASEAN, cũng là thời gian dài nhất với một Trưởng SOM Việt Nam. Với ông, ASEAN như là cái “nghiệp” bởi khi ông gắn bó với ASEAN cũng đúng vào thời điểm tổ chức này có những bước ngoặt chuyển mình rõ rệt, và có nhiều dấu ấn của Việt Nam với vai trò Chủ  tịch ASEAN và điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Người ta có thể nhớ đến ông với nhiều danh xưng, gắn với các vị trí mà ông đảm nhiệm, nhưng nhiều phóng viên vẫn có thói quen gọi ông, hoặc như ông tự nhận rất vinh dự được gọi là ông Vinh “SOM”.

Nhân dịp Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những hồi ức của Đại sứ Phạm Quang Vinh về quãng thời gian ông tham gia và làm việc trực tiếp tại tổ chức này cũng như dấu ấn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Continue reading “Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh”

Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc giao thiệp với Trung Quốc đã trình bày ở chương trước, riêng chương này đề cập đến các lân bang về phía tây và nam. Về phía nam, nước Chân Lạp sát nách với Chiêm Thành cho người đến cống:

Mùa xuân, tháng giêng ,Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình năm thứ 3 [1056]. nước Chân Lạp sang cống.” Toàn Thư,[1] Bản Kỷ, quyển 3.

Tại miền đông nam xa xôi, có lái buôn Trảo Oa [ Java thuộc nước Indonesia], ghé đến dâng ngọc: Continue reading “Ngoại giao, nội trị dưới thời Vua Lý Thánh Tông”

10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Johnson asks for more funding for Vietnam War, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã yêu cầu Quốc hội cung cấp thêm tiền để hỗ trợ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Cuộc chiến vốn bắt đầu dưới thời Tổng thống John F. Kenney tới khi ấy vẫn không mang lại kết quả gì. Tới đầu năm 1967, Bắc Việt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích khiến khoảng 14.000 lính Mỹ thiệt mạng. Hàng trăm máy bay Mỹ đã bị bắn hạ, khiến các phi công bị bắt làm tù binh. Dù phía Việt Nam cũng chịu thương vong nặng nề, song không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ bỏ cuộc. Continue reading “10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam”

‘Giải Nobel’ khoa học xã hội và nhân văn

Tác  giả: Nguyễn Hải Hoành

Giải Nobel khoa học – giải thưởng quốc tế danh giá nhất được trao hàng năm kể từ năm 1901, mới đầu chỉ dành cho các nhà khoa học tự nhiên (trừ toán học), nhà văn và những người có đóng góp lớn vì hoà bình thế giới. Năm 1969 Ngân hàng Thụy Điển bổ sung thêm Giải Nobel Kinh tế. Cho tới nay vẫn chưa có giải Nobel toán học, nhưng đã có một số giải quốc tế về toán. Năm 1936, Hội Toán học quốc tế lập giải Huy chương Fields, trao 4 năm một lần cho các nhà toán học không quá 40 tuổi. Huy chương Fields năm 2010 được trao cho nhà toán học Việt Nam Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972). Năm 2003 Quỹ tưởng niệm Niels Henrik Abel của Na Uy lập giải thưởng quốc tế về toán học trao hàng năm gọi là Giải Abel trị giá 750.000 Euro. Continue reading “‘Giải Nobel’ khoa học xã hội và nhân văn”

09/01/2007: Steve Jobs ra mắt iPhone

Nguồn: Steve Jobs debuts the iPhone, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, Giám đốc Điều hành Apple Inc., Steve Jobs, đã giới thiệu iPhone – chiếc điện thoại di động màn hình cảm ứng tích hợp iPod, máy ảnh và trình duyệt web, cùng nhiều tính năng khác – tại hội nghị Macworld ở San Francisco. Jobs, mặc quần jean đơn giản và áo cổ lọ màu đen, gọi iPhone là “sản phẩm ma thuật và cách mạng, đi trước năm năm so với bất kỳ điện thoại di động nào khác.” Khi chính thức lên kệ sáu tháng sau đó, vào ngày 29/06, hàng ngàn khách hàng háo hức xếp hàng tại các cửa hàng Apple trên khắp nước Mỹ để trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu iPhone. Continue reading “09/01/2007: Steve Jobs ra mắt iPhone”

Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani

Nguồn: Abbas Milani, “The Post-Suleimani View from Iran”, Project Syndicate, 04/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Hoa Kỳ ám sát Qassem Suleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, chắc chắn là một sự leo thang lớn trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước. Nhưng nó không nhất thiết dẫn đến Thế chiến III (như một số chuyên gia dự đoán). Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể đã đạt được lợi thế chiến thuật trong ngắn hạn bằng cách giết Suleimani, chế độ Iran vẫn có thể hưởng lợi từ những sự kiện gần đây.

Iran đã và đang thực hiện các bước đi quyết liệt nhằm đối đầu với các thách thức nghiêm trọng ở  khu vực cũng như trong nước hiện nay. Ví dụ, gần đây Iran đã phải đối mặt với sự bùng nổ chủ nghĩa dân tộc bất ngờ ở Iraq chống lại ảnh hưởng của Iran ở đó. Các cơ sở ngoại giao của Iran đã bị đốt phá, và hàng hóa Iran bị tẩy chay. Ngay cả đại giáo sĩ Ali al-Sistan, vốn sinh ra ở Iran và là giáo sĩ người Shia cao cấp nhất ở Iraq, đã lên tiếng chống lại sự can thiệp của “nước ngoài” (tức Iran) vào các vấn đề Iraq. Continue reading “Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani”

08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh

Nguồn: Mussolini questions Hitler’s plans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, một bức điện từ Benito Mussolini đã được gửi tới Adolf Hitler. Trong bức điện, nhà lãnh đạo Ý đã cảnh báo Quốc trưởng Đức không nên tiến hành chiến tranh với Anh. Mussolini nghi ngờ sự cần thiết phải “mạo hiểm tất cả – bao gồm cả chế độ này và hi sinh các cá nhân ưu tú của những thế hệ người Đức”.

Bức điện của Mussolini ẩn chứa những ý đồ khác. Vào thời điểm đó, Mussolini có những lý do riêng để không muốn Đức châm ngòi chiến tranh trên khắp châu Âu: Thứ nhất, Ý không sẵn sàng để tham gia cuộc chiến, và thứ hai, Đức sẽ nhận được toàn bộ ánh hào quang và có thể làm lu mờ Ý. Đức đã chiếm Sudetenland và Ba Lan, nếu Đức chiếm Pháp và ép Anh về phía trung lập, hoặc tệ hơn là đánh bại Anh, thì Đức sẽ thống trị châu Âu. Continue reading “08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh”

Thế giới hôm nay: 08/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất 50 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương vì giẫm đạp tại lễ tang của Qassem Suleimani, vị tướng quân đội Iran bị Mỹ ám sát vào tuần trước. Hàng chục ngàn người đã đổ xuống các con đường của thành phố Kerman, quê hương Suleimani, để tỏ lòng kính trọng. Các quan chức đã tuyên bố hoãn lễ an táng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dường như đã rút lại lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump đối với Iran hai ngày trước đó. Khi được hỏi liệu các lực lượng Mỹ có nhắm vào các địa điểm văn hóa Iran để đáp trả các đòn trả thù của Iran hay không, Mark Esper nhấn mạnh rằng họ sẽ “tuân theo luật xung đột vũ trang”. Ông cũng phủ nhận rằng Mỹ đang lên kế hoạch rút khỏi Iraq. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/01/2020”