10/06/1775: John Adams đề xuất thành lập Quân đội Lục địa

Nguồn: John Adams proposes a Continental ArmyHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1775, John Adams đề xuất với Quốc hội, đang họp tại Philadelphia, rằng những người lính đang bao vây Boston nên được coi là một Quân đội Lục địa do một vị tướng lãnh đạo.

Những người lính tự vũ trang và nhanh chóng bao vây các lực lượng Anh  ở Boston sau Trận Lexington và Concord chủ yếu đến từ New England. Tuy nhiên, John Adams, đại diện cho Massachusetts, nhận ra rằng nỗ lực quân sự sẽ chỉ thành công nếu người Anh nghĩ rằng các thuộc địa đã được thống nhất. Continue reading “10/06/1775: John Adams đề xuất thành lập Quân đội Lục địa”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy

Nguồn: British customs vessel, Gaspee, burns off Rhode Island History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1772, giận dữ vì Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Townshend nhằm hạn chế thương mại thuộc địa, một nhóm dân thuộc địa Mỹ đã bôi đen mặt và lên tàu HMS Gaspee, một tàu hải quan Anh có vũ trang bị mắc cạn ngoài khơi Rhode Island. Những người này đã bắn vào thuyền thưởng, sau đó cùng nhau đốt cháy con tàu.

Ngày 09/06, trên đường đuổi theo tàu vận chuyển của Thuyền trưởng Thomas Lindsey từ Newport, tàu Gaspee không may bị mắc cạn ở Namquito Point thuộc Vịnh Narragansett, Providence – thủ phủ Rhode Island. Tối hôm ấy, John Brown – một thương nhân bất mãn với chế độ thuế khóa quá cao của chính phủ Anh – đã dùng tám chiếc thuyền mái chèo của mình bao vây Gaspee và cùng 67 người dân thuộc địa chiếm được quyền kiểm soát con tàu, bắn vào bụng Thuyền trưởng người Scotland, Trung úy William Dudingston. Sau khi đưa thuyền trưởng bị thương và thủy thủ đoàn của ông vào bờ tại Pawtuxet, họ đã đốt cháy Gaspee. Continue reading “09/06/1772: Tàu Gaspee của Anh bị cư dân Rhode Island đốt cháy”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học

Nguồn: Truman issues order regarding release of classified scientific information, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman ban hành Sắc lệnh Hành pháp 9568 (Executive Order 9568), cho phép công bố các thông tin khoa học từ những tài liệu tuyệt mật trong Thế chiến II. Ông hy vọng những thông tin này có thể giúp đẩy mạnh các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ trong nền kinh tế hậu chiến.

Sắc lệnh cho phép công bố các dữ liệu khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả những thông tin cực kỳ nhạy cảm từ các chương trình phát triển vũ khí trong Thế chiến II, nhưng những thông tin này chỉ được công bố sau khi được phê duyệt bởi Cục Chiến tranh và Hải quân cũng như Giám đốc Huy động và Tái thiết sau Chiến tranh. Sắc lệnh phân loại thông tin thành các nhóm cụ thể: bí mật, tuyệt mật và hạn chế tiết lộ. Nó cũng đồng thời phân loại tài liệu theo “các tiêu chí khác [về mức độ bí mật] hoặc sẽ không được công bố vì mục đích an ninh quân sự quốc gia.” Continue reading “08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học”

Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950

Biên dịch: Hồ Anh Hải

1. Đối thoại thân mật Hồ Chí Minh – Stalin ngày 16/02/1950

Tạp chí Triển vọng, tiếng Trung Quốc, xuất bản tại Hong Kong, số 511 tháng 11/1983 có đăng một bài trích trong cuốn “Trải nghiệm tám năm ở Bộ Ngoại giao” của ông Ngũ Tu Quyền[1] nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài này viết về sự kiện Liên Xô và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu hảo đồng minh tương trợ Xô-Trung ngày 14/02/1950 tại Moskva. Tối 16/2, phía Liên Xô tổ chức chiêu đãi tiễn đoàn Trung Quốc về nước.[2] Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời tới dự, ngồi cùng bàn với Stalin, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Dưới đây dịch nguyên văn đoạn Ngũ Tu Quyền kể về mấy câu đối thoại giữa Hồ Chí Minh với Stalin tại buổi chiêu đãi nói trên: Continue reading “Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950”

07/06/1942: Trận Midway kết thúc

Nguồn: Battle of Midway endsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway – một trong những chiến thắng mang tính quyết định nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhật Bản – đã kết thúc. Trong bốn ngày giao tranh trên không và trên biển, Hạm đội Thái Bình Dương bị áp đảo về quân số của Hoa Kỳ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản trong khi chỉ mất một tàu Yorktown, từ đó đảo ngược thế trận trước lực lượng hải quân Nhật Bản vốn trước đó được coi là “bất khả chiến bại”. Continue reading “07/06/1942: Trận Midway kết thúc”

Nhìn lại ba năm cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 21 tháng 5 năm 2019, một cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng đã được triệu tập tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Trần Quốc Vượng. Cuộc họp đã điểm lại tình hình chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra và nhấn mạnh cần “hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo”.

Kể từ năm 2016, một số lượng lớn chưa từng có các quan chức cấp cao đã bị truy tố trong chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSVN dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những nhân vật đáng chú ý nhất bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, và hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân. Ngoài các quan chức chính phủ, nhiều chủ ngân hàng và giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước lớn và tư nhân cũng đã trở thành nạn nhân của chiến dịch. Continue reading “Nhìn lại ba năm cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam”

06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng

Nguồn: Indian army storms Golden Temple, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, giữa giai đoạn cao trào đẫm máu trong hai năm giao tranh giữa chính phủ Ấn Độ và phe ly khai người Sikh, quân đội Ấn Độ đã tiến vào khu Đền Vàng đang bị bao vây ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của Đạo Sikh, và tiêu diệt ít nhất 500 phiến quân Sikh. Hơn 100 binh sĩ Ấn Độ và hàng loạt thường dân người Sikh cũng đã thiệt mạng trong trận chiến dữ dội xảy ra khi trời vừa rạng sáng. Quân đội Ấn Độ cũng tấn công những toán du kích người Sikh bị bao vây trong ba chục ngôi đền khác trên toàn bang Punjab. Các quan chức Ấn Độ ca ngợi thành công của chiến dịch này và cho rằng nó đã “bẻ gãy” phong trào khủng bố của người Sikh. Continue reading “06/06/1984: Quân đội Ấn Độ tấn công Đền Vàng”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”

05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)

Nguồn: America and China must manage their rivalry or risk disaster”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ và Trung Quốc phải quản lý sự cạnh tranh nếu muốn tránh thảm họa

Nếu hỏi các chuyên gia Mỹ cuộc cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc có thể kết thúc ra sao, thì người ta sẽ thấy các tình huống tốt nhất mà họ đưa ra đều rất giống nhau. Họ mô tả một tương lai gần trong đó Trung Quốc sẽ dàn trải sức mạnh quá mức và vấp ngã. Họ tưởng tượng một Trung Quốc bị trừng phạt bởi tăng trưởng chậm lại ở trong nước và sự phản ứng gay gắt chống lại sự quyết đoán của mình ở nước ngoài. Họ hy vọng Trung Quốc có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm một vai trò lãnh đạo trong trật tự đó thay vì tìm cách thiết lập một trật tự mới. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)”

04/06/1942: Trận Midway

Nguồn: Battle of Midway begins , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway, một trong những chiến thắng quyết định nhất của Mỹ trước Nhật trong Thế chiến II, đã bắt đầu. Trong trận chiến trên không và trên biển kéo dài bốn ngày này, Hạm đội Thái Bình Dương vượt trội của Mỹ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản mà chỉ mất tàu Yorktown dưới tay một Hải quân Nhật Bản từng “bất khả chiến bại.”

Trong các đợt tấn công trong sáu tháng trước trận Midway, người Nhật đã chiến thắng ở nhiều vùng đất trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm Malaysia, Singapore, Đông Ấn Hà Lan, Philippines và nhiều quần đảo khác. Tuy nhiên, Mỹ cũng dần trở thành một mối đe dọa đáng gờm và Đô đốc Nhật Bản Isoruku Yamamoto đã tìm cách tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương trước khi nó đủ mạnh để vượt qua họ. Continue reading “04/06/1942: Trận Midway”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

03/06/1800: TT John Adams chuyển vào một quán rượu ở Washington

Nguồn: President John Adams moves into a tavern in Washington D.C., History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1800, John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, trở thành tổng thống đầu tiên cư trú tại Washington, D.C., khi ông ngụ tại Union Tavern ở Georgetown.

Thành phố Washington được thành lập để thay thế Philadelphia trở thành thủ đô Hoa Kỳ nhờ vào vị trí địa lý của nó nằm ở trung tâm của nước cộng hòa mới. Các tiểu bang Maryland và Virginia đã nhượng lại diện tích đất xung quanh sông Potomac để hợp thành Quận Columbia, và công tác xây dựng Washington bắt đầu vào năm 1791. Continue reading “03/06/1800: TT John Adams chuyển vào một quán rượu ở Washington”

Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân. Điều này có thể gợi ý về sự cần thiết phải đặt triều cống trong khung cảnh của các mối tương tác hơn là đặt các mối tương tác trong khung cảnh triều cống. Với cách thức đó, bài viết này thách thức góc nhìn truyền thống về vai trò và quyền lực của ‘triều cống’ trong lịch sử bang giao Đông Á. Continue reading “Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống”

02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl

Nguồn: Austro-German forces attack Russians at Przemysl History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, liên minh Áo-Hung và Đức đã tiếp tục tấn công Nga ở Przemysl (nay thuộc Ba Lan), thành trì bảo vệ cực đông bắc của Đế quốc Áo-Hung.

Dược dùng làm tổng hành dinh của quân đội Áo trong những tháng đầu tiên của Thế chiến I, Przemysl đã được lệnh phải kiên trì giữ vững đến phút chót trước bước tiến đáng kinh ngạc của quân Nga vào Áo-Hung trong mùa thu năm 1914. Sau sáu tháng bị bao vây, phải chịu cảnh thiếu lương thực trầm trọng và thương vong nặng nề, những nhóm lính cuối cùng của Áo-Hung tại Przemysl đã từ bỏ quyền kiểm soát thành này vào ngày 22/3/1915. Continue reading “02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl”

Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?

Nguồn: Why are Indians falling out of love with gold?, The Economist, 20/05/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Lễ hội Akshaya Tritiya của người Hindu, được tổ chức vào ngày 07 tháng 05 năm nay, được coi là thời điểm tốt lành để mua vàng. Những hàng người bên ngoài các cửa hàng trang sức Ấn Độ trở nên dài đến nỗi các lều tạm đã được dựng lên để đáp ứng cơn sốt này. Nhân viên thu ngân đếm bằng tay hàng núi tiền trong điều kiện ồn ào như trong một nhà hàng thức ăn nhanh bận rộn. Các nhân viên bán hàng phục vụ một mức cầu cao đáng kể. Nhìn chung, người Ấn Độ mua nhiều vàng hơn bất kỳ dân tộc nào khác ngoại trừ người Trung Quốc (quốc gia này đã chiếm vị trí hàng đầu kể từ năm 2014). Các hộ gia đình Ấn Độ được cho là có một kho vàng trị giá 800 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường Ấn Độ đã không còn lớn như trước đây. Sức mua đối với kim loại quý này đã giảm khoảng một phần năm kể từ mức đỉnh vào năm 2010. Tại sao vàng lại mất đi sự huy hoàng của nó? Continue reading “Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?”

01/06/1864: Trận Cold Harbor

Nguồn: Battle of Cold Harbor begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, quân Hợp bang miền Nam đã tấn công vào đoàn lính Liên minh miền Bắc đóng ở đường Cold Harbour, Virginia, vị trí chiến lược chỉ cách Richmond chừng một chục dặm.

Từ đầu tháng 05/1864, Tướng Ulysses S. Grant đã chỉ huy quân Liên minh miền Bắc liên tục nhắm vào Binh đoàn Northern Virginia của Robert E. Lee ở khu vực xung quanh Richmond. Đợt tấn công đã gây thiệt hại nặng nề cho Binh đoàn Potomac của Grant, với con số thương vong lên mức 60.000 người trước khi họ đến được Cold Harbor. Sau nhiều trận chiến dọc theo sông North Anna và tại nhà thờ Bethesda vào cuối tháng 5, hai phe tiếp tục cuộc đua tiến đến điểm chiến lược tiếp theo. Nhưng phía Liên minh đã chậm chân hơn phía Hợp bang. Continue reading “01/06/1864: Trận Cold Harbor”

Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Đoản binh và trường trận

Trong những ngày gần đây khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tăng nhiệt, mặc dù trong dân chúng nổi lên làn sóng tiếng nói phản đối Mỹ, nhưng dường như giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn có sự kiềm chế nhất định. Tuy Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm nhà máy sản xuất đất hiếm gợi ra những cảnh báo ngầm về sự trả đũa nhưng đại sứ Thôi Thiên Khải trong khi phê phán Mỹ trừng phạt Huawei vẫn đề cập đến khả năng nối lại đàm phán giữa đôi bên.

Nhiều dự báo cho rằng cuộc chiến giữa đôi bên sẽ sớm kết thúc, dựa trên cơ sở tổng thống Donald Trump cần một thỏa thuận để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2020. Tuy nhiên cũng có ý kiến phê phán đó là sai lầm của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho rằng ông Trump cần thỏa thuận bằng mọi giá, đã điều chỉnh, rút lại nhiều nội dung thỏa thuận vào phút cuối dẫn đến sự nổi giận của ông Trump nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc và những động thái tiếp theo với các hãng công nghệ Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận”