Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?

Nguồn: Gideon Rachman, “Taiwan can still avoid Ukraine’s fate,” Financial Times, 15/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.” Continue reading “Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?”

16/01/1936: “Tên điên Mặt Trăng” bị hành quyết

Nguồn: “Moon Maniac” killer is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, Albert Fish, có biệt danh là “Tên điên Mặt Trăng” (Moon Maniac), một trong những kẻ sát nhân khét tiếng và tàn bạo nhất nước Mỹ, đã bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York. Cảnh sát nghi ngờ Fish đã sát hại tới 10 trẻ em và sau đó ăn thịt các nạn nhân. Khi bước lên ghế điện, Fish thậm chí còn tỏ vẻ háo hức, nói với lính canh rằng “Đây sẽ là sự kích thích tột độ, thứ duy nhất tôi chưa từng trải nghiệm.” Continue reading “16/01/1936: “Tên điên Mặt Trăng” bị hành quyết”

Thế giới hôm nay: 16/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một phái đoàn gồm các cựu quan chức Mỹ đã đến Đài Loan gặp William Lại Thanh Đức, tổng thống đắc cử, và Thái Anh Văn, đương kim tổng thống. Họ cho biết cam kết của Mỹ với Đài Loan là “vững chắc” và ca ngợi tiến trình dân chủ của hòn đảo này. Ông Lại bày tỏ mong muốn làm sâu sắc thêm quan hệ với Mỹ. Chuyến thăm diễn ra khi Nauru, một đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau cuộc bầu cử. Thứ trưởng ngoại giao Đài Loan cáo buộc Trung Quốc đang cố gắng “cưỡng đoạt các quan hệ ngoại giao của Đài Loan” bằng cách tiếp cận Nauru.

Mỹ cho biết một tên lửa của Houthi đã tấn công một tàu chở hàng của Mỹ ngoài khơi bờ biển phía nam Yemen. Không có ai bị thương. Trước đó hôm thứ Hai, Mỹ đã bắn hạ một tên lửa do Houthi bắn vào tàu Hải quân Mỹ. Tuần trước, Washington cũng đã cho tiến hành không kích vào nhóm chiến binh do Iran hậu thuẫn ở Yemen. Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói 13 mục tiêu quân sự của Houthi đã bị phá hủy trong các đòn không kích. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/01/2024”

Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ

Nguồn: Alexandra Stark, “Don’t Bomb the Houthi,” Foreign Affairs, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại giao thận trọng có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Xung đột giữa Mỹ và lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đang ngày càng leo thang. Ngày 31/12, những chiếc thuyền nhỏ của Houthi đã cố gắng tấn công một tàu thương mại. Sau khi trực thăng của hải quân Mỹ đáp trả vụ tấn công, Houthi – một nhóm nổi dậy kiểm soát vùng lãnh thổ có 80% dân số Yemen sinh sống – đã bắn vào họ. Phía Mỹ tiếp tục bắn trả, đánh chìm 3 thuyền của Houthi và giết chết 10 người. Sau đó, vào ngày 9/1, lực lượng Houthi đã tiến hành một trong những cuộc tấn công lớn nhất của họ ở Biển Đỏ cho đến nay, sử dụng 18 máy bay không người lái, hai tên lửa hành trình chống hạm, và một tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng đã bị lực lượng Mỹ và Anh đánh chặn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ”

Thế giới hôm nay: 15/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc kêu gọi các chính phủ nước ngoài đã chúc mừng tổng thống đắc cử William Lại Thanh Đức của Đảng Dân tiến Đài Loan không can thiệp vào “công việc nội bộ” của Trung Quốc. Mỹ, Anh, Nhật và Liên minh châu Âu đều ca ngợi kết quả bầu cử. Trong các cuộc bầu cử lập pháp diễn ra đồng thời, DPP đã mất đa số trong quốc hội. Một phát ngôn viên của Trung Quốc cho biết kết quả bầu cử cho thấy DPP “không đại diện cho dư luận chính thống” và Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu “thống nhất đất nước.” Bộ ngoại giao Đài Loan kêu gọi Trung Quốc “đối mặt với thực tế.”

Hàng nghìn người Israel, trong đó có thân nhân của những người vẫn đang bị Hamas bắt làm con tin ở Gaza, đã tề tựu về Tel Aviv để đánh dấu 100 ngày kể từ vụ tấn công của Hamas hôm 7/10. Khoảng 130 con tin vẫn đang mất tích; và 110 người đã được thả vào tháng 11. Một cuộc biểu tình lớn ủng hộ Israel đã được tổ chức tại London sau cuộc tuần hành ủng hộ Palestine hôm thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/01/2024”

Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s ambition to unify Taiwan motivates military purges,” Nikkei Asia, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc hòn đảo chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo, Bắc Kinh đang tìm cách gây thêm áp lực.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc một cái cớ để phô diễn sức mạnh quân sự, và quân đội nước này, đặc biệt là các quân chủng rocket và tên lửa, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Chiều thứ Ba (09/01/2024), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát đi một cảnh báo khẩn cấp, thông báo cho người dân rằng một tên lửa do Trung Quốc phóng đi đã bay qua khu vực phía nam của hòn đảo. Chuông báo động vang lên khắp Đài Loan, trong lúc người dân nhận được thông báo khẩn cấp trên điện thoại của mình. Continue reading “Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?”

14/01/1875: Ngày sinh Albert Schweitzer

Nguồn: Albert Schweitzer born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Albert Schweitzer, nhà thần học, nhạc sĩ, nhà triết học, và bác sĩ từng đoạt giải Nobel, đã chào đời tại Upper-Alsace, Đức (nay là Haut-Rhin, Pháp).

Là con trai và cháu trai trong một gia đình mục sư, Schweitzer đã theo học thần học và triết học tại các trường đại học Strasbourg, Paris, và Berlin. Sau khi làm mục sư, ông ghi danh tại trường y vào năm 1905, với ước mơ trở thành nhà truyền giáo ở châu Phi. Schweitzer cũng là một nghệ sĩ đàn organ hòa nhạc nổi tiếng, từng tham gia các buổi biểu diễn chuyên nghiệp để kiếm tiền đi học. Đến năm 1913, khi nhận được bằng y khoa (M.D.), Schweitzer đã xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “The Quest for the Historical Jesus” với tầm ảnh hưởng lớn, và một cuốn sách khác về nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach. Continue reading “14/01/1875: Ngày sinh Albert Schweitzer”

Tuyến đường biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương: Thách thức và triển vọng

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Năm 2017, một tàu chở dầu của Nga đã đi xuyên qua Bắc cực mà không cần đến tàu phá băng dẫn đường, đó là một bước đột phá lớn của hàng hải khu vực Bắc Băng Dương, hành trình nối Châu Á với Châu Âu rút ngắn lại không tưởng so với những hải trình bình thường qua Ấn Độ Dương hay Đại Tây Dương. Tại diễn đàn kỷ niệm 10 năm sáng kiến “vành đai và con đường” diễn ra ở Bắc Kinh 17-18/10/2023, Tổng thống Vladimir Putin đưa ra lời mời các nước quan tâm cùng tham gia hợp tác phát triển tuyến đường biển Phương Bắc. Vậy trong tương lai Nga sẽ có những triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương như thế nào ? Continue reading “Tuyến đường biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương: Thách thức và triển vọng”

Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục

Nguồn: Doc Barker is killed by prison guards as he attempts to escape, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Arthur “Doc” Barker đã thiệt mạng khi cố gắng trốn thoát khỏi Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco. Barker, một thành viên của băng đảng khét tiếng “Bloody Barkers” (Barker khát máu), đã bị phát hiện ở ghềnh đá của hòn đảo sau khi trèo qua tường nhà tù. Dù lính canh đã ra lệnh cho hắn đầu hàng, Barker vẫn cố tình buộc các mảnh gỗ với nhau thành một chiếc bè tạm bợ. Khi hắn xuống nước, lính canh đã nổ súng và giết hắn. Continue reading “13/01/1939: Doc Barker bị lính canh giết khi cố vượt ngục”

Chuyển động Quốc Phòng (5/1 – 11/1/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (5/1 – 11/1/2024)”

Thế giới hôm nay: 12/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nam Phi đã trình bày vụ kiện của mình trước Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc, với cáo buộc Israel phạm tội diệt chủng ở Dải Gaza. Đề cập đến Công ước chống diệt chủng năm 1948, các luật sư khẳng định “ý định” tiêu diệt Gaza đã được “nuôi dưỡng ở cấp độ cao nhất của nhà nước.” Israel lập luận rằng họ chỉ đang tiến hành một cuộc chiến tự vệ chống lại Hamas sau các đòn tấn công của nhóm chiến binh này vào ngày 7/10. Tel Aviv sẽ kịch liệt phủ nhận các cáo buộc tại tòa vào thứ Sáu.

Iran bắt giữ tàu chở dầu ở Vịnh Oman. Con tàu này, thuộc sở hữu của Hy Lạp và đang chở dầu của Iraq, trước đây từng là tâm điểm tranh chấp với Mỹ khi nó vận chuyển dầu của Iran bất chấp lệnh trừng phạt. Truyền thông Iran cho biết động thái này là “để trả đũa hành vi trộm dầu” của Mỹ, quốc gia đã tịch thu tàu và dầu của Iran vào năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/01/2024”

Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?

Nguồn:Who is Lai Ching-te, the leader in Taiwan’s presidential race?”, The Economist, 08/01/2024.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông có thể ăn nói nhẹ nhàng nhưng lời nói của ông thường khiến Trung Quốc tức giận.

Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), phó tổng thống Đài Loan, đã nắm giữ hầu hết mọi chức vụ chính trị cấp cao tại hòn đảo này. Vào ngày 13/1, vị cựu bác sĩ hy vọng sẽ hoàn thiện lý lịch của mình với công việc hàng đầu: tổng thống Đài Loan. Vậy người đang dẫn đầu cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đài Loan này là ai? Continue reading “Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?”

11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100

Nguồn: Miep Gies, who hid Anne Frank, dies at 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, Miep Gies, người sống sót cuối cùng trong một nhóm nhỏ những người đã giúp che giấu cô bé người Do Thái, Anne Frank, và gia đình cô khỏi Đức Quốc Xã trong Thế chiến II, đã qua đời ở tuổi 100 tại Hà Lan.

Sau khi gia đình Frank bị phát hiện vào năm 1944 và bị đưa đến trại tập trung, Gies đã lưu giữ những cuốn sổ tay mà Anne để lại, ghi chép về hai năm trốn chạy của gia đình cô bé. Những cuốn sổ này sau đó được xuất bản thành tập sách “Anne Frank: The Diary of a Young Girl” (Nhật ký Anne Frank), trở thành một trong những tài liệu được đọc nhiều nhất về thảm họa diệt chủng Holocaust. Continue reading “11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100”

Thế giới hôm nay: 11/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói “sẽ có hậu quả” nếu Houthi, một nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn, tiếp tục tấn công các tàu hàng ở Biển Đỏ. Ông Blinken cho rằng nhóm phiến quân Yemen này thể hiện “mối đe dọa rõ ràng đối với lợi ích của các nước trên thế giới,” sau khi lực lượng Mỹ và Anh bắn hạ 21 máy bay không người lái và tên lửa do nhóm phóng đi. Houthi đã tăng cường tấn công các tàu thương mại để trả đũa cuộc chiến của Israel ở Gaza, buộc nhiều hãng tàu phải thay đổi đường đi.

Nhóm khủng bố Al-Shabab đã bắt giữ một chiếc trực thăng Liên Hợp Quốc vừa hạ cánh xuống khu vực do họ kiểm soát ở Somalia. Theo báo chí đưa tin, chiếc máy bay chở 9 hành khách, trong đó có cả người Somali và người nước ngoài: 6 người bị bắt, 1 người thiệt mạng và 2 người trốn thoát. LHQ hỗ trợ quân đội gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi ở Somalia; chiếc trực thăng trên vốn được dùng để chở thương binh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/01/2024”

Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 22 tháng Sáu năm 1944, khi đã nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ký “Dự luật Điều chỉnh quân nhân” (Servicemen’s Readjustment Act, thường gọi là G.I. Bill of Rights, thực chất là Luật về quyền lợi của quân nhân giải ngũ), nhằm chuẩn bị giải quyết quyền lợi cho 15 triệu binh sĩ Mỹ sắp giải ngũ khi chiến tranh kết thúc. Nội dung chính của Luật này là do Quân đoàn nước Mỹ (American Legion) dự thảo, sau đó hai viện Quốc hội thông qua Dự luật này vào mùa xuân 1944, khi Thế chiến II còn đang tiếp diễn gay go tại chiến trường Thái Bình Dương. Continue reading “Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”

Thế giới hôm nay: 10/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Israel tìm kiếm “con đường thực tế” cho một nhà nước Palestine sau khi chiến tranh ở Gaza kết thúc. Trong các cuộc gặp với thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu và các quan chức khác, ông Blinken nhấn mạnh cần phải có một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột. Ông cũng kêu gọi Israel nỗ lực tránh thương vong cho dân thường ở Gaza và cho phép thêm viện trợ vào lãnh thổ. Trong khi đó, Hizbullah, một nhóm dân quân Lebanon, đã tấn công bằng máy bay không người lái vào một sở chỉ huy của Israel.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bổ nhiệm Gabriel Attal làm thủ tướng. Ông kế nhiệm Elisabeth Borne, người đã từ chức hôm thứ Hai. Nhân vật 34 tuổi này là đồng minh của ông Macron, người đang nỗ lực vực dậy đảng của ông trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6. Ông Attal sẽ là thủ tướng đồng tính công khai đầu tiên và là thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/01/2024”

Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can the Palestinian Authority Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần làm gì để giúp PA có thể cầm quyền thời hậu chiến?

Đến một lúc nào đó, súng sẽ ngừng nổ, bom sẽ ngừng rơi, và cuộc chiến ở Dải Gaza sẽ kết thúc. Khi đó, sẽ cần có người quản lý Gaza, nhưng các lựa chọn lại chẳng mấy khả quan. Hamas chắc chắn sẽ không được giao quyền kiểm soát, vì Israel đã thề rằng họ sẽ không bao giờ cho phép nhóm này xây dựng lại năng lực quân sự và một lần nữa đe dọa Israel. Hoặc Israel cũng có thể tiếp quản dải đất này, nhưng họ có lẽ không muốn quản lý hơn hai triệu người Palestine thù địch, những người chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy ngầm, trong khi tính chính danh quốc tế của Israel tiếp tục suy giảm. Nhiều người đã đề xuất một lực lượng quốc tế, bao gồm chủ yếu quân đội từ các quốc gia Ả Rập, nhưng các thành viên Ả Rập tiềm năng đều đã tuyên bố rằng đó là điều không thể thành công. Continue reading “Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?”

09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth

Nguồn: Fire breaks out on former RMS Queen Elizabeth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, tàu Seawise University (trước đây là RMS Queen Elizabeth) đã bị chìm tại cảng Hong Kong sau một vụ cháy kinh hoàng kéo dài 2 ngày.

RMS Queen Elizabeth, được đặt theo tên vợ của Vua George VI, đã hạ thủy vào ngày 27/09/1938. Vào thời điểm đó, nó là tàu chở khách lớn nhất từng được đóng. Khi Thế chiến II nổ ra, để bảo vệ nó khỏi bom Đức, Queen Elizabeth đã được gửi đến New York, nơi nó thả neo cạnh Normandie và Queen Mary, hai tàu chở khách lớn nhất khác thời bấy giờ. Continue reading “09/01/1972: Chìm tàu RMS Queen Elizabeth”

Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report_2023

II. Hoạt động năm 2023

Trong năm 2023, Dự án xuất bản tổng cộng 797 bài, đạt trung bình 2,18 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 7 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Trong năm 2023, các vấn đề thu hút được sự quan tâm của độc giả vẫn xoay quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine, quan hệ Nga – phương Tây, tình hình Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung, các vấn đề liên quan đến Việt Nam…., thể hiện qua danh sách các bài được đọc nhiều nhất trong năm dưới đây: Continue reading “Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024”