Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á

Nguồn: “Chinese firms are expanding in South-East AsiaThe Economist, 25/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào năm 2021, những người sáng lập PalFish, một công ty công nghệ Trung Quốc chuyên kết nối giáo viên và học sinh tiếng Anh, đã nhận ra rằng tương lai của công ty sẽ nằm ở nước ngoài. Khi ấy chính phủ Trung Quốc vừa phát động một cuộc trấn áp đối với hoạt động dạy thêm, sau khi chủ tịch Tập Cận Bình cáo buộc ngành này đang lợi dụng những lo lắng về giáo dục của các bậc phụ huynh Trung Quốc. Công ty đã cân nhắc việc mở rộng sang Mỹ Latin, Trung Đông, hoặc Nga, nhưng rồi quyết định đổ bộ vào Đông Nam Á. Chỉ ba năm sau, giờ đây có 10 triệu học sinh Đông Nam Á sử dụng PalFish. Continue reading “Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á”

Thế giới hôm nay: 06/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động một cuộc tấn công ở trung tâm Gaza khi đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn vẫn tiếp diễn. Đòn tấn công bao gồm không kích và tấn công trên bộ vào trại tị nạn Bureij và khu vực gần Deir al-Balah, một thành phố miền nam. Hàng chục người được cho là đã thiệt mạng kể từ thứ Ba. Mỹ đang cố gắng hoàn tất thỏa thuận tạm dừng giao tranh và trao đổi con tin Israel để lấy một số tù nhân Palestine, tạo cơ sở cho việc “chấm dứt chiến sự” lâu dài.

Ngân hàng Trung ương Canada đã trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trong các nền kinh tế G7 cắt giảm lãi suất trong chu kỳ hiện tại, hạ lãi suất cơ bản từ 5% xuống 4,75%. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến ​​sẽ giảm lãi suất với tỷ lệ tương tự vào thứ Năm. Nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo vào ngày 12 tháng 6. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/06/2024”

Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “1950 map foreshadows today’s battle lines over Taiwan,” Nikkei Asia, 30/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Triều Tiên và Trận Hồ Trường Tân chứa đựng những bài học cho Tập Cận Bình.

Các phương tiện truyền thông toàn cầu đã sử dụng các thuật ngữ như “tập trận trừng phạt” và “trò chơi chiến tranh trừng phạt” để mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan vào ngày 23 và 24 tháng 5 vừa qua, lặp lại quan điểm của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, rằng “Các cuộc tập trận này cũng là một hình phạt dành cho các hành động ly khai của lực lượng ‘kêu gọi độc lập cho Đài Loan’.”

Những lời này rõ ràng là ám chỉ Lại Thanh Đức, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào ngày 20/05, và trước đây từng tuyên bố ủng hộ độc lập. Continue reading “Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan”

Ukraine nên tiến hành chiến tranh du kích

Nguồn: Keith L. Carter, Jennifer Spindel, và Matthew McClary, “How Ukraine Can Do More With Less”, Foreign Affairs, 29/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi cuộc chiến tranh Ukraine bước sang mùa xuân thứ ba, các nhà lãnh đạo từ Brazil, Trung Quốc, Vatican và những nơi khác đã kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga. Lập luận cho rằng lực lượng Ukraine khó có thể xuyên thủng các phòng tuyến kiên cố của Nga, và Kyiv nên công nhận một cách thực tế việc Nga sáp nhập lãnh thổ. Ukraine đã thành công trong việc sử dụng drone để do thám và tấn công các mục tiêu của Nga, nhưng chỉ riêng drone thì không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến. Vì vậy, bị cản trở bởi sự thiếu hụt vũ khí và nhân sự, Ukraine sẽ không thể giành lại lãnh thổ. Nga đã thành công biến cuộc chiến này thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, nơi Moscow nắm giữ nhiều lợi thế: dân số đông hơn, năng lực công nghiệp quốc phòng lớn hơn và hệ thống phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng ở Donbas, Kherson và đặc biệt là Crimea. Xét đến sự mệt mỏi của các quốc gia phương Tây và sự không nhất quán trong việc hỗ trợ về vật chất, đây là kiểu chiến tranh mà Ukraine đơn giản là không thể thắng.

Continue reading “Ukraine nên tiến hành chiến tranh du kích”

Thế giới hôm nay: 05/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử ở nước này. Với hơn một nửa số phiếu đã được kiểm, Đảng Bharatiya Janata cầm quyền có vẻ sẽ mất thế đa số trong quốc hội, và ông Modi sẽ phải dựa vào các đảng khác để thành lập chính phủ. Giá cổ phiếu của các công ty Ấn Độ, đặc biệt là những công ty có liên quan tới các đồng minh của ông Modi, đã lao dốc.

Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp cắt quyền nộp đơn xin tị nạn của những người vượt biên giới phía nam để vào Mỹ bất hợp pháp. Quy tắc này sẽ có hiệu lực khi số vụ chạm trán trung bình hàng ngày ở biên giới vượt quá 2.500 trong khoảng thời gian 7 ngày. Hiện tình hình ở biên giới được cho là đã đạt ngưỡng này, có nghĩa là biên giới có thể sớm bị đóng cửa tạm thời. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/06/2024”

Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng

Nguồn: Gideon Rachman, “Russia’s nuclear threats are losing their power,” Financial Times, 03/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh phương Tây đang tăng cường hỗ trợ Ukraine theo cách không thể tưởng tượng được khi chiến tranh bắt đầu.

Nga một lần nữa lại đem vũ khí hạt nhân của mình ra để đe dọa người khác. Tuần trước, Vladimir Putin đã cảnh báo các nước NATO không được cho phép Ukraine sử dụng đạn dược của phương Tây để tấn công Nga. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” và nói rằng các đồng minh của Ukraine nên nhớ đến “lãnh thổ nhỏ bé” và “dân số dày đặc” của nhiều nước châu Âu. Continue reading “Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng”

04/06/2003: Martha Stewart bị truy tố

Nguồn: Martha Stewart indicted for securities fraud and obstruction of justice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Martha Stewart – trùm truyền thông và bà nội trợ nổi tiếng với những mẹo vặt “tuyệt vời” – và người môi giới chứng khoán cũ của mình đã gặp rắc rối lớn khi bị bồi thẩm đoàn liên bang buộc tội 9 tội danh, bao gồm cản trở công lý, gian lận chứng khoán, âm mưu, và khai báo gian dối.

Stewart, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch của Martha Stewart Living Omnimedia Inc., và nhà môi giới cũ của bà tại công ty Merrill Lynch, Peter Bacanavic, đã bị truy tố sau cuộc điều tra về việc bà bán cổ phiếu ImClone Systems. Về phần mình, Bacanavic bị buộc tội cản trở công lý, âm mưu, khai báo gian dối và khai man. Continue reading “04/06/2003: Martha Stewart bị truy tố”

Thế giới hôm nay: 04/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đồng peso Mexico giảm khoảng 4% so với đồng đô la vào thứ Hai – mức giảm mạnh nhất trong gần 4 năm – sau chiến thắng vang dội của Claudia Sheinbaum trong cuộc bầu cử tổng thống nước này cũng như những thắng lợi bất ngờ cho đảng Morena của bà ở quốc hội. Vẫn còn phải xem liệu bà Sheinbaum sẽ duy trì các chính sách dân túy của cố vấn và người tiền nhiệm, Andrés Manuel López Obrador, hay cắt đứt với ông để giải quyết các vấn đề sâu xa của Mexico. Tổng thống Joe Biden, người được cho là sẽ sớm ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế lượng yêu cầu tị nạn ở biên giới với Mexico, cho biết ông mong muốn “hợp tác chặt chẽ” với bà Sheinbaum để “thúc đẩy các giá trị và lợi ích của cả hai quốc gia chúng ta.”

Một tòa án cấp cao ở Pakistan đã bác bỏ bản án của Imran Khan về tội làm lộ bí mật nhà nước. Vị cựu thủ tướng bị kết án 10 năm tù hồi tháng 1, chỉ vài ngày trước cuộc tổng tuyển cử ở Pakistan. Ông Khan cáo buộc quân đội nhắm vào ông vì lý do chính trị. Hiện ông vẫn đang ngồi tù vì bị kết án trong một vụ khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2024”

Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận

Nguồn: 晨枫(Thần Phong), “本次演习,和2022年8月的有什么不同?”, GuanCha, 26/05/2024

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 5, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm 2024A” gồm các lực lượng như lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa ở eo biển Đài Loan; phía Đông, Nam, Bắc của đảo Đài Loan và xung quanh các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn.

Cuộc tập trận này được “khởi đầu lạnh” (Cold Start) mà không báo trước, điều này thể hiện đầy đủ sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA ở tiền tuyến. PLA phải luôn cảnh giác trước phong trào đòi độc lập cho Đài Loan, đồng thời chống Đài Loan độc lập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với PLA. Continue reading “Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận”

Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?

Nguồn: Khang Vu, “With Balloons in the Sky, North Korea keeps its feet on the ground”, The Interpreter, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Triều Tiên cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa của mình, mặc dù với cách thức bất thường. Sau khi cảnh báo Hàn Quốc vào hôm chủ nhật rằng sẽ rải “núi giấy vụn và rác rưởi” để đáp trả lại những tờ rơi chống Bắc Triều Tiên mà các nhà hoạt động ở miền nam thường xuyên gửi trên khí cầu về phía bắc qua biên giới, Bình Nhưỡng đã thả hơn 260 quả khí cầu chứa túi phân và chất thải theo chiều ngược lại. Continue reading “Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?”

Thế giới hôm nay: 03/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một trợ lý của thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu hôm Chủ nhật xác nhận rằng nước này đã đồng ý với kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Gaza do tổng thống Joe Biden đưa ra, mặc dù vẫn còn “rất nhiều chi tiết cần được giải quyết.” Đề xuất này bao gồm ngừng bắn trong sáu tuần, rút ​​lực lượng Israel khỏi các khu vực đông dân cư ở Gaza, và thả phụ nữ và con tin người già Israel để đổi lấy tù nhân Palestine. Tuy nhiên, hai bộ trưởng cực hữu của Israel đã đe dọa sẽ từ chức nếu thỏa thuận được tiến hành, điều sẽ gây nguy hiểm cho liên minh cầm quyền của ông Netanyahu.

Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cho biết sẽ không thay thế Cyril Ramaphosa, lãnh đạo đảng và là tổng thống Nam Phi, để thành lập liên minh. Mất đa số trong quốc hội với thành tích bầu cử tồi tệ nhất trong 30 năm qua, ANC giờ đây phải thành lập liên minh với các đảng đối lập để giữ quyền lực. Sau khi hầu hết các phiếu bầu đã được kiểm, ANC chỉ nhận được 40% số phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2024”

Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?

Nguồn: Michael Hirsh, “No, This Is Not a Cold War – Yet”, Foreign Policy, 07/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phe diều hâu chống Trung Quốc lại phóng đại mối đe dọa từ Bắc Kinh?

Trong vài năm qua, giới chuyên gia đã bắt đầu hoạt động hết công suất về vấn đề Trung Quốc. Một thế hệ mới các học giả, quan chức chính phủ, và nhà báo đang được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng Mỹ đã bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, với Trung Quốc trong vai trò của Liên Xô trước đây, còn Nga dù suy yếu vẫn đóng vai trò người bạn đồng hành nhiệt tình giúp đỡ. Hàng loạt sách báo được bán ra, hàng loạt hệ thống vũ khí được phát triển (bao gồm cả đầu đạn hạt nhân mới đầu tiên của Mỹ suốt nhiều thập kỷ), và rất nhiều cá nhân đã được thăng chức và trao nhiệm kỳ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?”

02/06/2015: Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tuyên bố từ chức

Nguồn: FIFA president Sepp Blatter announces resignation amidst corruption scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, Sepp Blatter, chủ tịch cơ quan quản lý bóng đá quốc tế FIFA, đã từ chức chỉ vài ngày sau khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm, kéo dài 4 năm. Quyết định từ chức diễn ra trong bối cảnh có tin đồn rằng ông sẽ sớm bị Mỹ và Thụy Điển điều tra về tội gian lận và tham nhũng. Trên toàn thế giới, người hâm mộ bóng đá đã tỏ ra vui mừng, vì nhiệm kỳ 17 năm của Blatter ngay từ đầu đã chìm trong những cáo buộc về hành vi sai trái. Continue reading “02/06/2015: Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tuyên bố từ chức”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Sự thành công của TSMC không những khẳng định hòn đảo này đã trở thành “ngôi sao bán dẫn” trong 40 năm qua, mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành bán dẫn toàn cầu.

 Phát hiện tương lai nằm ở châu Á

Năm 1955, trong khi đang học tại MIT, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc quyết định từ bỏ hy vọng lấy được bằng tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí sau khi trượt kỳ thi hai lần,  anh quyết định thử cơ hội trong thị trường lao động Mỹ, và nhận được nhiều lời mời làm việc. Hai cơ hội tốt nhất đến từ Ford và Sylvania, một công ty linh kiện điện tử nhỏ. Ford đề nghị trả 479 USD mỗi tháng cho một công việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này tại Detroit. Mặc dù các nhà tuyển dụng của Ford đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn, anh vẫn ngạc nhiên khi thấy mức lương này thấp hơn 1 USD so với mức 480 USD/tháng mà Sylvania đưa ra. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan”

Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Phúc Hải là con trưởng Mạc Đăng Doanh, trước tên là Đức Nguyên, lập làm Hoàng Thái tử. Sau khi Mạc Đăng Doanh mất vào ngày 15 tháng Giêng năm Đại Chính thứ 11 [22/2/1540] bèn lên ngôi, đổi năm sau Tân Sửu, làm năm Quảng Hòa thứ nhất [1541].

Mùa xuân Mạc Quảng Hoà năm thứ 1 [1541], tức Lê Trang Tông Nguyên Hoà năm thứ 9, Minh Gia Tĩnh năm thứ 20, Họ Mạc mở khoa thi Hội. Cho bọn Nguyễn Kỳ, Phạm Công Sâm, Nguyễn Thế Lộc đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Ngô Quang 4 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Nguyên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Continue reading “Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế”

01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học

Nguồn: George H.W. Bush and Mikhail Gorbachev agree to end production of chemical weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tại cuộc họp thượng đỉnh giữa hai siêu cường ở Washington, D.C., Tổng thống Mỹ George H.W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký một thỏa thuận lịch sử nhằm chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học và bắt đầu tiêu hủy kho dự trữ vũ khí lớn của cả hai bên. Theo thỏa thuận, các thanh tra viên tại chỗ của cả hai nước sẽ quan sát quá trình tiêu hủy. Continue reading “01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học”

Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?

Nguồn: Eliot Wilson, “The logic of national service”, The Spectator, 27/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thật khó có thể khẳng định rằng Đảng Bảo thủ đã có một khởi đầu hoàn hảo cho chiến dịch tổng tuyển cử năm 2024. Thông báo của Rishi Sunak trên Phố Downing, việc loại một nhà báo của Sky News khỏi một sự kiện truyền thông, tính biểu tượng của chuyến thăm không thể giải thích được của thủ tướng tới Khu phố Titanic của Belfast – hầu hết mọi động thái cho đến nay đều cần tới các biện pháp kiểm soát thiệt hại ngay lập tức. Việc công bố kế hoạch áp dụng một số loại nghĩa vụ quân sự bắt buộc thoạt nhìn giống như một ván cờ vội vàng khác vốn tạo ra hàng loạt các vấn đề của riêng nó. Continue reading “Liệu đề xuất trở lại nghĩa vụ quân sự của Anh có hợp lý?”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Trong khi Nhật Bản hứng chịu “đòn” thương mại từ Mỹ, Hàn Quốc đã nắm bắt cơ hội để vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip nhớ (memory chip).

Từ kỹ sư phòng thí nghiệm IBM đến “giám đốc điều hành MIC Inc”

Là một kỹ sư trẻ làm việc trong phòng thí nghiệm chất bán dẫn của IBM, Chin Dae-Je đã được tiếp cận và làm quen với các công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn. Do vậy, ông tin rằng IBM sẽ không quá hài lòng khi ông quyết định rời khỏi công ty sau 7 năm làm việc, và trở về Hàn Quốc để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhưng IBM đã tiễn Chin với những lời động viên và chúc may mắn, cùng với một khoản tiền thưởng trị giá hai tháng lương. “Họ nói với tôi rằng họ cần có một đối thủ mạnh mẽ để phá vỡ thế độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực chip nhớ,” Chin chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc”

Thế giới hôm nay: 31/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền có nguy cơ mất đa số trong quốc hội, theo kết quả ban đầu của cuộc tổng tuyển cử ở Nam Phi. Sau khi khoảng 36% các điểm bỏ phiếu hoàn tất việc kiểm phiếu, tỷ lệ phiếu của ANC chỉ đạt khoảng 42%. Kết quả này sẽ khiến Cyril Ramaphosa trở thành lãnh đạo ANC đầu tiên không giành được đa số. Trong giai đoạn cầm quyền của ANC, Nam Phi rơi vào tình cảnh kinh tế trì trệ, tội phạm tràn lan, và tham nhũng hoành hành. Kết quả cuối cùng sẽ có ​​​​vào Chủ nhật.

Đảng Thống nhất Quốc gia Israel – lãnh đạo bởi Benny Gantz, một bộ trưởng trong nội các chiến tranh của Israel và là đối thủ lớn nhất của Binyamin Netanyahu – đã đề xuất một dự luật giải tán quốc hội nước này và tổ chức bầu cử vào tháng 10. Trước đó, quân đội Israel đã nắm quyền kiểm soát “Hành lang Philadelphia,” thuật ngữ chỉ vùng đệm dọc biên giới Gaza với Ai Cập. Điều này có nghĩa là Israel đã kiểm soát toàn bộ biên giới đất liền của Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/05/2024”

Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan

Nguồn: Isaac Kardon và Jennifer Kavanagh, “How China Will Squeeze, Not Seize, Taiwan,” Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bóp nghẹt từ từ cũng có thể dẫn đến kết quả tồi tệ như một cuộc chiến.

Khi ra làm chứng trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, vị chỉ huy đã nghỉ hưu của lực lượng liên hợp Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thống nhất với Đài Loan bằng một cuộc xâm lược đổ bộ. Ông cảnh báo “Tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành sự thật trong vòng 10 năm, trên thực tế là trong vòng sáu năm.” Đánh giá rằng Mỹ chỉ còn rất ít thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan – thường được gọi là “Cửa sổ Davidson” – kể từ đó đã trở thành động lực trong chiến lược và chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Continue reading “Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan”