Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản

yasukuni

Tác giả: Đỗ Trọng Quang

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng? Continue reading “Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản”

20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát

Amanullah Khan

Nguồn:Amir of Afghanistan is assassinated,” History.com (truy cập ngày 19/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1919, Habibullah Khan, nhà lãnh đạo Afghanistan phải vật lộn để giữ cho đất nước mình trung lập trong Thế chiến I bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Trung tâm (Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung, và Ý), đã bị bắn chết trong một chuyến đi săn.

Habibullah kế vị cha ông, Abd-ar-Rahman, làm quốc vương vào năm 1901 và lập tức bắt đầu đem lại những cải cách và hiện đại hóa rất cần thiết cho đất nước ông, bao gồm điện, ô tô, và y tế. Nằm giữa Ấn Độ thuộc Anh và Nga, trong quá khứ Afghanistan liên tục đụng độ với các nước láng giềng, bao gồm hai cuộc chiến tranh của người Afghanistan chống  quân đội Anh-Ấn vào các năm 1838–42 và 1878–79. Continue reading “20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát”

Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả”

fairtrade

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Trong giới học thuật, những ai quan tâm đến kinh tế Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung hẳn không xa lạ với Joseph Stiglitz.  Ông là một lý thuyết gia hàng đầu (được giải Nobel kinh tế năm 2001), và cũng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Clinton và Ngân Hàng Thế Giới.  Stiglitz đã sang Việt Nam nhiều lần, theo dõi Việt Nam khá kỹ, và có nhiều nhận xét thiết thực về kinh tế nước ta.  Cách đây hơn ba năm, trong cuốn “Toàn cầu hoá và những người bất mãn nó”, viết ngay sau khi ông rời ghế kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz đã làm sôi nổi dư luận với những chỉ trích Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khá nặng nề, đôi lúc hơi cá nhân, của ông.  Trong cuốn này, viết chung với Andrew Charlton, ông có những đề nghị “tích cực” hơn. Continue reading “Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả””

Phong tỏa (Blockade)

tumblr_m08noc4ZI51r6y3vao1_1280

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Phong tỏa là một hành động mang tính chất thù địch nhằm tiêu hao sinh lực đối phương bằng vũ lực để đạt được những thỏa thuận, lợi ích về mặt kinh tế hay chính trị. Đến cuối thế kỷ 19, hình thức phong tỏa trong chiến tranh đã trở thành một luật tục được chấp nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế.

Ngay từ khi các quốc gia xuất hiện và nảy sinh xung đột, bên cạnh hình thức chiến tranh, các quốc gia cũng sử dụng hình thức phong tỏa để triệt tiêu nguồn cung cấp lương thực cho thành lũy đối phương nhằm giành được các mục đích kinh tế hay chính trị mà không phải tiến hành các cuộc chiến tranh hao người tốn của. Việc phong tỏa này ban đầu đối với các thành lũy đơn lẻ chỉ được xem là những cuộc vây hãm bằng lực lượng quân sự nhất định. Về sau, khi quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, hình thức vây hãm thành lũy phát triển trở thành hình thức phong tỏa trên bình diện quốc gia. Continue reading “Phong tỏa (Blockade)”

Nợ bao nhiêu là quá nhiều?

debtnew

Nguồn: Robert Skidelsky, “How Much Debt is Too Much”, Project Syndicate, 28/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có tồn tại một tỉ lệ nợ/thu nhập đối với hộ gia đình hay tỉ lệ nợ/GDP mà “an toàn” đối với các chính phủ không? Trong cả hai trường hợp trên, câu trả lời là có. Và trong cả hai trường hợp này, không thể nói chính xác tỉ lệ đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề này đã trở thành câu hỏi cấp thiết nhất về kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện tại, không chỉ bởi sự leo thang của những khoản nợ hộ gia đình và nợ chính phủ kể từ năm 2000, mà quan trọng hơn là những quan ngại về nợ chính phủ hiện đang trở nên rõ rệt hơn.

Theo một báo cáo năm 2015 của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, những khoản vay nợ hộ gia đình tại nhiều nước phát triển đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 200% thu nhập trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2007. Kể từ đó, các hộ gia đình ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 phần nào đã thoái nợ, nhưng tỉ lệ vay nợ hộ gia đình ở hầu hết các cường quốc phát triển vẫn tiếp tục tăng. Continue reading “Nợ bao nhiêu là quá nhiều?”

Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?

s-400

Nguồn: Timothy R. Heath, “How China’s New Russian Air Defense System Could Change Asia“, War on the Rocks, 21/01/2016.

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tên lửa đất đối không (SAM) TRIUMF S-400 của Nga (SA-21 – theo cách gọi của NATO) đã lọt vào tầm ngắm của giới truyền thông vào cuối năm 2015 – thời điểm mà Moscow triển khai hệ thống này sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga gần biên giới Syria vào ngày Lễ Tạ ơn. Động thái này của người Nga buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng các hoạt động không quân của mình và được cho là cũng đã tác động đến các hoạt động không quân của Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực. Điều đó đã minh chứng cho sức mạnh của hệ thống phòng không tối tân này.

Sự việc này đã cho thấy tiềm năng chiến lược của S-400, một tiềm năng mà Trung Quốc – quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu hệ thống này – đang tìm kiếm để tận dụng trong trường hợp khủng hoảng xảy ra trong tương lai. Vào tháng 4 năm 2015, Nga thông báo đã bán 4 đến 6 tiểu đoàn S-400 cho Trung Quốc. Continue reading “Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?”

Vấn đề của khái niệm ‘dân chủ phi tự do’

ildem

Nguồn: Jan-Werner Mueller, “The Problem with Illiberal Democracy”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái chuyển hướng sang chế độ chuyên chế của Ba Lan đã rung lên hồi chuông báo động cho Liên minh châu Âu và khối NATO. Từ khi lên nắm quyền hồi tháng 10, Đảng Pháp luật và Công lý của Jarosław Kaczyński (PiS) đã tấn công Toà án Hiến pháp Ba Lan, chính trị hoá nhánh tư pháp và bộ máy công chức, đồng thời tấn công vào sự đa nguyên của giới truyền thông.

Những người phê bình chính phủ PiS do Thủ tướng Beata Szydlo dẫn dắt (Kaczyński điều hành từ hậu trường vì ông không có vị trí chính thức nào) đã miêu tả hành động của PiS là một cuộc tấn công bất ngờ nhằm thiết lập một nền “dân chủ phi tự do”, tương tự với điều Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã làm ở Hungary trong 6 năm qua. Tuy vậy, việc gọi những gì đang diễn ra ở Ba Lan là một nền “dân chủ phi tự do” là hoàn toàn gây hiểu lầm – và theo một cách nào đó sẽ làm xói mòn những nỗ lực nhằm kiềm chế những nhà độc tài tự xưng như Kaczyński và Orbán. Cuối cùng, không chỉ chủ nghĩa tự do bị tấn công, mà cả nền dân chủ cũng vậy. Continue reading “Vấn đề của khái niệm ‘dân chủ phi tự do’”

18/02/1964: Mỹ trừng phạt các nước giao thương với Cuba

Castro and Kennedy

Nguồn:United States punishes nations for trading with Cuba,” History.com (truy cập ngày 17/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự cho Anh, Pháp, và Nam Tư để trừng phạt việc các nước này tiếp tục giao thương với Cuba cộng sản. Hành động này chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng thể hiện những nỗ lực được tiếp tục của Hoa Kỳ nhằm gây bất ổn cho chế độ Cuba của Fidel Castro.

Số viện trợ bị từ chối là rất nhỏ, chỉ khoảng 100.000 USD cho mỗi quốc gia. Không quốc gia nào trong số đó cho thấy việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của họ với Cuba. Do đó, quyết định chấm dứt giao thương với Cuba của Hoa Kỳ hầu như đã không có ảnh hưởng mang tính quyết định. Nhiều nhà bình luận vào thời điểm đó đã kết luận rằng phần lớn các hành động của Hoa Kỳ là kết quả của sự thất vọng với việc không thể hạ bệ được chính phủ Castro. Continue reading “18/02/1964: Mỹ trừng phạt các nước giao thương với Cuba”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?

20130713_blp511

Nguồn: “What is the difference between common and civil law, The Economist, 16/07/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 2013, những người Anh theo phái bảo hoàng nóng lòng chờ đón đứa con đầu lòng của vợ chồng Công tước xứ Cambridge (tức Hoàng tử William) chào đời. Nếu con đầu của họ là một công chúa, thay vì một  Hoàng tử George xinh xắn nào đó, cô bé sẽ là công chúa đầu tiên thừa kế ngai vàng Hoàng gia trước cả những người em trai là hoàng tử của mình. Điều đó có thể xảy ra là nhờ một đạo luât được ban hành vào năm 2011, làm thay đổi việc thừa kế ngôi báu Hoàng gia tại Anh quốc. Luật trước đó vốn quy định các hoàng tử được ưu tiên thừa kế ngôi báu, chứ không phải các công chúa chị của họ, chưa bao giờ được ghi thành văn bản chính thức, song đó là một phần của thông luật Anh, nền tảng của hệ thống pháp luật nước này. Vậy thông luật (common law) là gì, và nó khác biệt thế nào so với hệ thống dân luật (civil law) đang được áp dụng ở các nước khác? Continue reading “Thông luật và Dân luật khác nhau như thế nào?”

5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què”

lameduck

Nguồn: Steven G. Calabresi,”Five myths about lame-duck presidents”, The Washington Post, 28/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Obama giờ đây chính thức trở thành một “con vịt què”: không còn cuộc bầu cử nào nữa, và ông phải đối mặt với đa số Đảng Cộng hòa trong Thượng viện, Hạ viện và các văn phòng Thống đốc bang – và thậm chí trong cả Tòa án tối cao, nơi mà theo một nghĩa nào đó, năm trong số chín vị Thẩm phán đã được bổ nhiệm bởi Đảng Cộng hòa. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không còn quyền lực gì. Trên thực tế, nhìn lại những vị tổng thống phục vụ hai nhiệm kỳ cho thấy hầu hết những điều mà chúng ta nghĩ về những vị tổng chỉ huy sắp mãn nhiệm này có thể không đúng. Continue reading “5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què””

Các chuỗi đảo và chiến lược quốc phòng tại Châu Á

JP-204

Tổng hợp: Nguyễn Thế Phương

Tại sao các đảo và quần đảo vẫn hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng ở Châu Á ngày nay? Các chuỗi đảo ở phía Tây Thái Bình Dương là đặc điểm địa lý hàng hải đóng vai trò hết sức quan trọng về mặt chiến lược vốn thay đổi theo thời gian. Các cường quốc khác nhau đã diễn giải, và lại tái diễn giải và tái định nghĩa lại giá trị của các chuỗi đảo này, về vai trò mà chúng có thể có trong tổng thể chiến lược quốc phòng quốc gia.

Các chiến lược gia Trung Quốc tiêu biểu như Đô đốc Lưu Hoa Thanh đã dành nhiều sự chú ý vào các chuỗi đảo Tây Thái Bình Dương từ giữa những năm 1980, nghiên cứu xem các chuỗi đảo này có thể giúp ích gì cho chiến lược hải dương của Trung Quốc. Tuy nhiên từ trước đó, các chiến lược gia từ Đức, Nhật Bản cho tới Mỹ cũng đã cố gắng cân nhắc và suy nghĩ tới vị thế địa chính trị của các chuỗi đảo trong cả thời bình lẫn thời chiến. Continue reading “Các chuỗi đảo và chiến lược quốc phòng tại Châu Á”

Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Continue reading “Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên

Joseph Stalin

Nguồn:Joseph Stalin attacks the United Nations,” History.com (truy cập ngày 16/02/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, trong một tuyên bố tập trung vào tình hình chiến tranh Triều Tiên, Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin cáo buộc rằng Liên Hiệp Quốc đã trở thành “một vũ khí của chiến tranh xâm lược.” Ông cũng cho rằng dù một cuộc chiến tranh thế giới không phải là không thể tránh khỏi “ở thời điểm hiện tại,” nhưng “những kẻ hiếu chiến” ở phương Tây có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột như vậy.

Những bình luận của Stalin để trả lời các câu hỏi từ báo Pravda (Sự thật) của Liên Xô là những tuyên bố công khai đầu tiên của ông về cuộc xung đột đã kéo dài gần một năm ở bán đảo Triều Tiên, nơi Hoa Kỳ, Hàn Quốc, và các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc đã dàn trận để chống lại các lực lượng quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cộng sản. Continue reading “16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên”

Tại sao Litvinenko bị ám sát?

_84461771_litvinenko_ap

Nguồn: Alex Goldfarb, “Justice for Litvinenko”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2006, Alexander Litvinenko, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nga (FSB), trước gọi là KGB, đã bị đầu độc tại London bằng loại phóng xạ polonium-210. Trong một thập niên qua, goá phụ Marina Litvinenko đã tiến hành một cuộc đấu tranh khó khăn nhằm tìm kiếm công lý cho chồng bà. Cuối cùng, bà đã thắng thế.

Bà Litvinenko không chỉ đối chọi với điện Kremlin, những người bị cáo buộc đã cử hai đặc vụ tới London để thực hiện cuộc ám sát, mà bà còn đương đầu cả với chính phủ Anh Quốc khi họ không muốn phá vỡ mối quan hệ với Nga. Vào thời điểm ba năm về trước, bà đứng trước Toà án Công lý Hoàng gia với đôi mắt đẫm lệ, nơi các vị thẩm phán đã từ chối bảo vệ bà chống lại những thiệt hại pháp lý vốn có thể rất cao nếu bà không thể buộc chính phủ mở một cuộc điều tra. Continue reading “Tại sao Litvinenko bị ám sát?”

Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?

20160206_blp538

Nguồn:Why the Clinton Foundation is so controversial“, The Economist, 07/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một trong những vấn đề chính của bà Hillary Clinton trong quá trình tìm cách trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là sự thiếu tin tưởng của cử tri vào bà. Một cuộc thăm dò của The Economist / YouGov hồi tháng 12 cho thấy 53% số người được hỏi xem bà là không trung thực và không đáng tin cậy. Chỉ Donald Trump là ứng cử viên tổng thống khác có hơn 50% số người được khảo sát xem là không trung thực và không đáng tin cậy. Trong khi đó, đối thủ chính của bà Clinton, Bernie Sanders, được 41% số người trả lời coi là trung thực và đáng tin cậy. Đây là tỉ lệ cao nhất mà bất kỳ ứng cử viên chính nào đạt được, và chỉ có 27% số người trả lời nói rằng họ không tin tưởng ông. Đặc biệt, các cử tri trẻ tuổi có xu hướng không tin tưởng bà Clinton và tin vào tất cả mọi thứ ông Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ bang Vermont, nói với họ. Continue reading “Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?”

Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

td

Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Continue reading “Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam”

15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời

Canada flag

Nguồn:Canada adopts maple leaf flag,” History.com (truy cập ngày 14/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, theo quy định trong một công bố chính thức của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, lá quốc kỳ mới của Canada đã được treo trên Đồi Quốc hội ở Ottawa, thủ đô của Canada.

Bắt đầu từ năm 1610, Hạ Canada (Lower Canada), một thuộc địa mới của Anh, treo lá cờ Union Jack, hay còn gọi là cờ Royal Union, của Vương quốc Anh. Năm 1763, do các cuộc Chiến tranh Pháp và người Da đỏ (tức xung đột giữa các thuộc địa của Anh với các thuộc địa của Pháp cùng các đồng minh người da đỏ của hai bên ở Canada), Pháp đánh mất phần lớn các thuộc địa rộng lớn của mình ở Canada, và lá cờ Union Jack được treo trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Canada. Continue reading “15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời”

Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu

globalmarkets

Nguồn: Anatole Kaletsky, “The Three Fears Sinking Global Markets”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Giêng thường được xem là tháng tốt cho thị trường chứng khoán, với lượng tiền mới tràn vào các quỹ đầu tư, trong khi các đợt bán liên quan đến thuế thường giảm đi vào dịp cuối năm trước. Cho dù dữ liệu về lãi đầu tư ở Mỹ thực ra cho thấy lãi vào tháng Giêng trong lịch sử chỉ cao hơn chút đỉnh so với con số thông thường của mỗi tháng, nhưng niềm tin lan rộng về một “hiệu ứng tháng Giêng” có lợi càng làm cho sự suy yếu của thị trường chứng khoán khắp thế giới đầu năm nay còn gây sốc nhiều hơn nữa.

Nhưng những người bi quan có lý, cho dù họ đôi khi nói quá về phép màu của tháng Giêng. Theo những nhà thống kê tại Reuters, thị trường năm nay khởi đầu với mức suy giảm cao nhất một thế kỷ qua của Phố Wall, và mức giảm 8% hàng tháng của chỉ số MSCI thế giới làm tháng Giêng năm nay trở thành tháng tệ hơn so với 96% số các tháng Giêng từng được ghi nhận. Vậy thì chúng ta phải lo đến mức nào về tình hình kinh tế thế giới? Continue reading “Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu”