16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên

Joseph Stalin

Nguồn:Joseph Stalin attacks the United Nations,” History.com (truy cập ngày 16/02/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, trong một tuyên bố tập trung vào tình hình chiến tranh Triều Tiên, Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin cáo buộc rằng Liên Hiệp Quốc đã trở thành “một vũ khí của chiến tranh xâm lược.” Ông cũng cho rằng dù một cuộc chiến tranh thế giới không phải là không thể tránh khỏi “ở thời điểm hiện tại,” nhưng “những kẻ hiếu chiến” ở phương Tây có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột như vậy.

Những bình luận của Stalin để trả lời các câu hỏi từ báo Pravda (Sự thật) của Liên Xô là những tuyên bố công khai đầu tiên của ông về cuộc xung đột đã kéo dài gần một năm ở bán đảo Triều Tiên, nơi Hoa Kỳ, Hàn Quốc, và các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc đã dàn trận để chống lại các lực lượng quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cộng sản. Continue reading “16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên”

Tại sao Litvinenko bị ám sát?

_84461771_litvinenko_ap

Nguồn: Alex Goldfarb, “Justice for Litvinenko”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2006, Alexander Litvinenko, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nga (FSB), trước gọi là KGB, đã bị đầu độc tại London bằng loại phóng xạ polonium-210. Trong một thập niên qua, goá phụ Marina Litvinenko đã tiến hành một cuộc đấu tranh khó khăn nhằm tìm kiếm công lý cho chồng bà. Cuối cùng, bà đã thắng thế.

Bà Litvinenko không chỉ đối chọi với điện Kremlin, những người bị cáo buộc đã cử hai đặc vụ tới London để thực hiện cuộc ám sát, mà bà còn đương đầu cả với chính phủ Anh Quốc khi họ không muốn phá vỡ mối quan hệ với Nga. Vào thời điểm ba năm về trước, bà đứng trước Toà án Công lý Hoàng gia với đôi mắt đẫm lệ, nơi các vị thẩm phán đã từ chối bảo vệ bà chống lại những thiệt hại pháp lý vốn có thể rất cao nếu bà không thể buộc chính phủ mở một cuộc điều tra. Continue reading “Tại sao Litvinenko bị ám sát?”

Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?

20160206_blp538

Nguồn:Why the Clinton Foundation is so controversial“, The Economist, 07/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một trong những vấn đề chính của bà Hillary Clinton trong quá trình tìm cách trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là sự thiếu tin tưởng của cử tri vào bà. Một cuộc thăm dò của The Economist / YouGov hồi tháng 12 cho thấy 53% số người được hỏi xem bà là không trung thực và không đáng tin cậy. Chỉ Donald Trump là ứng cử viên tổng thống khác có hơn 50% số người được khảo sát xem là không trung thực và không đáng tin cậy. Trong khi đó, đối thủ chính của bà Clinton, Bernie Sanders, được 41% số người trả lời coi là trung thực và đáng tin cậy. Đây là tỉ lệ cao nhất mà bất kỳ ứng cử viên chính nào đạt được, và chỉ có 27% số người trả lời nói rằng họ không tin tưởng ông. Đặc biệt, các cử tri trẻ tuổi có xu hướng không tin tưởng bà Clinton và tin vào tất cả mọi thứ ông Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ bang Vermont, nói với họ. Continue reading “Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?”

Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

td

Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Continue reading “Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam”

15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời

Canada flag

Nguồn:Canada adopts maple leaf flag,” History.com (truy cập ngày 14/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, theo quy định trong một công bố chính thức của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, lá quốc kỳ mới của Canada đã được treo trên Đồi Quốc hội ở Ottawa, thủ đô của Canada.

Bắt đầu từ năm 1610, Hạ Canada (Lower Canada), một thuộc địa mới của Anh, treo lá cờ Union Jack, hay còn gọi là cờ Royal Union, của Vương quốc Anh. Năm 1763, do các cuộc Chiến tranh Pháp và người Da đỏ (tức xung đột giữa các thuộc địa của Anh với các thuộc địa của Pháp cùng các đồng minh người da đỏ của hai bên ở Canada), Pháp đánh mất phần lớn các thuộc địa rộng lớn của mình ở Canada, và lá cờ Union Jack được treo trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Canada. Continue reading “15/02/1965: Cờ lá phong của Canada ra đời”

Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu

globalmarkets

Nguồn: Anatole Kaletsky, “The Three Fears Sinking Global Markets”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Giêng thường được xem là tháng tốt cho thị trường chứng khoán, với lượng tiền mới tràn vào các quỹ đầu tư, trong khi các đợt bán liên quan đến thuế thường giảm đi vào dịp cuối năm trước. Cho dù dữ liệu về lãi đầu tư ở Mỹ thực ra cho thấy lãi vào tháng Giêng trong lịch sử chỉ cao hơn chút đỉnh so với con số thông thường của mỗi tháng, nhưng niềm tin lan rộng về một “hiệu ứng tháng Giêng” có lợi càng làm cho sự suy yếu của thị trường chứng khoán khắp thế giới đầu năm nay còn gây sốc nhiều hơn nữa.

Nhưng những người bi quan có lý, cho dù họ đôi khi nói quá về phép màu của tháng Giêng. Theo những nhà thống kê tại Reuters, thị trường năm nay khởi đầu với mức suy giảm cao nhất một thế kỷ qua của Phố Wall, và mức giảm 8% hàng tháng của chỉ số MSCI thế giới làm tháng Giêng năm nay trở thành tháng tệ hơn so với 96% số các tháng Giêng từng được ghi nhận. Vậy thì chúng ta phải lo đến mức nào về tình hình kinh tế thế giới? Continue reading “Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu”

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà

“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 

LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử? Continue reading “ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung”

Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn

stalin crimes

Tác giả: Alexander M. Orlov | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi viết những dòng này tôi[1] không thuộc bất kỳ đảng phái nào; nhưng cho tới trước ngày 12/7/1938 thì tôi vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản Bolshevik Liên Xô. Trong thời kỳ Nội chiến cách mạng (1918-1920), tôi từng chỉ huy một đội du kích trong vùng địch hậu. Sau Nội chiến, tôi làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Liên Xô. Năm 1924, tôi làm Cục phó Cục Quản lý kinh tế thuộc Tổng cục Bảo vệ Chính trị nhà nước (sau là Bộ Ủy viên nhân dân Nội vụ Liên Xô, tức Bộ Nội vụ, NKVD). Năm 1926, tôi làm Vụ trưởng Vụ kinh tế thuộc Tổng cục này. Tháng 9/1936, Bộ Chính trị Trung ương Đảng cử tôi sang làm Cố vấn cho Chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha,[2] phụ trách tổ chức công tác phản gián và chiến tranh du kích vùng địch hậu. Continue reading “Tự thuật của một trùm KGB bỏ trốn”

14/02/269: Thánh Valentine bị hành hình

Saint Valentine

Nguồn:St. Valentine beheaded,” History.com (truy cập ngày 12/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 2 khoảng năm 269 CN, Valentine, một vị linh mục tại La Mã dưới thời Hoàng đế Claudius II, đã bị hành hình.

Dưới thời Claudius Bạo chúa cai trị, La Mã bị kéo vào nhiều cuộc chiến đẫm máu và không được lòng dân. Vị hoàng đế này phải duy trì một đội quân hùng mạnh, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tuyển mộ lính tráng cho những liên minh quân sự của mình. Claudius tin rằng các chàng trai trẻ không muốn nhập ngũ là do tình cảm gắn bó sâu sắc của họ với vợ và gia đình. Continue reading “14/02/269: Thánh Valentine bị hành hình”

Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Industrial-factory-robots-800x430

Nguồn: Larry Hatheway, “Mastering the Fourth Industrial Revolution”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những bước tiến của công nghệ từ lâu đã tạo ra hai luồng phản ứng đối nghịch: với nhiều người đó là sự choáng ngợp trước những khả năng mới, với số khác lại là nỗi lo về sự thay đổi tiêu cực. Nhưng hầu hết chúng ta đều thậm chí không nhận thấy điều gì đang diễn ra. Chúng ta coi sự thay đổi đó như một điều hiển nhiên.

Sự sáng tạo của con người còn chưa được công nhận hay xem trọng, đặc biệt là trong thị trường tài chính. Các nhà đầu tư bị ám ảnh bởi những vấn đề cũ rích: nỗi sợ về màn hạ cánh cứng (hard landing) của Trung Quốc, về hậu quả của sụt giảm giá dầu, và nguy cơ một vài cú sốc sẽ đẩy nền kinh tế mong manh của thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới hay tình trạng giảm phát. Continue reading “Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”

Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử

fuso

Tác giả: Phạm Thị Thu Giang

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ. Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục. Continue reading “Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử”

13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền

Nguồn:Johnson approves Operation Rolling Thunder,” History.com (truy cập ngày 12/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định sẽ tiến hành chiến dịch ném bom kéo dài vào miền Bắc Việt Nam mà ông cùng các cố vấn của mình đã dự tính trong hơn một năm.

Đầu tháng 2, Tổng thống Johnson đã ra lệnh tiến hành Chiến dịch Flaming Dart nhằm trả đũa các cuộc tấn công của cộng sản vào các căn cứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam (bao gồm trận tấn công Căn cứ không quân Pleiku vào ngày mùng 6). Các cuộc tấn công trả đũa này đã không đem lại hiệu quả như mong muốn là buộc Bắc Việt ngừng viện trợ cho lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam Việt Nam, và thất vọng trước điều này, Tổng thống Johnson đã chuyển sang sử dụng không quân nhiều hơn. Continue reading “13/02/1965: Johnson phê chuẩn chiến dịch Sấm Rền”

Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria

20160213_blp537

Nguồn:A questionable agreement to stop the war in Syria“, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thỏa thuận đạt được vào đêm thứ Năm tại Hội nghị An ninh Munich thường niên giữa John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, và Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Nga – và một số đại diện các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế, hứa hẹn sẽ cung cấp các hàng cứu trợ nhân đạo trong vài ngày tới cho các thị trấn bị bao vây của Syria, nơi nhiều người dân tuyệt vọng đối mặt với nạn đói. Theo dự kiến, trong vòng một tuần sau đó sẽ là một giai đoạn “chấm dứt thù địch”, điều sẽ giúp chuẩn bị điều kiện cho một lệnh ngừng bắn chính thức hơn.

Các cuộc đàm phán hòa bình bị tạm ngưng ở Geneva được lên kế hoạch sẽ nhóm họp lại vào ngày 25 tháng 2, nhưng sẽ chỉ diễn ra nếu phe đối lập Syria tin rằng tất cả các bên tham gia đàm phán, trong đó bao gồm chế độ Bashar al-Assad với những người bảo trợ là Nga và Iran, sẽ tuân thủ các điều khoản của Nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua hồi tháng 12/2015. Continue reading “Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria”

Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Nước mới công nghiệp hóa (NICs)

hong-kong-harbor

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Các nước mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Countries – NICs), hay các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Economies – NIEs) là một thuật ngữ để chỉ một nhóm các quốc gia thông qua quá trình công nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ địa vị một nước đang phát triển dần tiệm cận mức độ phát triển của các nền kinh tế tiên tiến. Một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi các nước này là “các nước công nghiệp mới”.

Thuật ngữ “các nước mới công nghiệp hóa” được bắt đầu sử dụng phổ biến từ những năm 1970. Có nhiều ý kiến khác nhau về thành phần của nhóm nước này, song đều thống nhất cho rằng nhóm bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore là những nước mới công nghiệp hóa. Bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á này còn được biết đến với tên gọi “Những con hổ châu Á” (Asian Tigers). Continue reading “Nước mới công nghiệp hóa (NICs)”

12/02/1912: Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc thoái vị

pho nghi

Nguồn:Last emperor of China abdicates”, History.com (truy cập ngày 11/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1912, Tuyên Thống (Hsian-T’ung), vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, bị buộc phải thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Một chính phủ lâm thời được thành lập thay thế cho triều đình, chấm dứt 267 năm cai trị của người Mãn Châu và hơn 2.000 năm cai trị của chế độ phong kiến tại Trung Quốc. Vị cựu hoàng, lúc đó chỉ mới 6 tuổi, được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, và ông đã lấy tên là Henry Phổ Nghi (Pu Yi). Continue reading “12/02/1912: Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc thoái vị”

Bất bình đẳng có thể gây rạn nứt xã hội Trung Quốc

china

Nguồn: Chris Buckley, “Studies Point to Inequalities That Could Strain Chinese Society”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Chủ tịch Tập Cận Bình gọi nó là “Trung Quốc Mộng” của ông – một tầm nhìn về một xã hội gắn kết, bình đẳng, ngày càng giàu có và khỏe mạnh, và vui vẻ chấp nhận sự thống trị của Đảng Cộng sản, lòng yêu nước mạnh mẽ và những nguyên tắc truyền thống. Tầm nhìn đó, được chiếu trên các kênh TV và bảng hiệu ở khắp mọi nơi, đã thúc đẩy hứa hẹn của ông Tập rằng dưới chính quyền của ông, xã hội Trung Quốc sẽ trở nên bình đẳng hơn và công bằng hơn.

Nhưng hai nghiên cứu mới từ những viện nghiên cứu ở Bắc Kinh cho thấy rằng tuy người Trung Quốc vẫn chấp nhận nguyên trạng, dù không phải luôn luôn vui vẻ, nhưng ông Tập đang đối diện với một dòng chảy ngầm dai dẳng của sự bất mãn về bất bình đẳng thu nhập, cơ hội giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Sự rạn nứt xã hội này có thể trở nên rắc rối, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục sụt giảm. Continue reading “Bất bình đẳng có thể gây rạn nứt xã hội Trung Quốc”

Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh

missile

Nguồn:N Korea rocket launch chills Beijing-Seoul ties”, The New York Times, 11/02/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ là Hàn Quốc vào năm 2014, đó dường như là sự khởi đầu của một mối quan hệ gần gũi đầy hứa hẹn.

Người đón tiếp ông Tập, Tổng thống Park Geun-hye, đã đáp lại bằng cách đến Bắc Kinh năm ngoái để tham dự một cuộc diễu binh mà các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay, một cử chỉ mà ông Tập có thể đã tin rằng sẽ khiến bà Park ngày càng cách xa Washington hơn.

Về phần mình, bà Park hy vọng rằng người bạn mới ở Bắc Kinh – đối tác kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc – sẽ giúp kiềm chế tham vọng không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Continue reading “Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh”

Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản

ask-Seppuku-2-E

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuốn Chuyện Nhật Bản ngày xưa (Tales of Old Japan), nhà văn Milford đã tả lại quang cảnh vụ hành quyết một phạm nhân được phép chết theo phương thức mổ bụng tự sát seppuku mà chính ông được chứng kiến:

… Bảy đại biểu người nước ngoài chúng tôi được các quan chức Nhật Bản chứng kiến vụ hành quyết dẫn vào hondo, tức chính điện một ngôi chùa sắp sửa tiến hành nghi thức hành quyết. Khung cảnh ngôi chùa vô cùng thâm nghiêm. Một gian phòng rộng, mái cao đỡ bằng các cột gỗ màu sẫm. Trần nhà treo đầy những chiếc đèn lồng lớn màu vàng và những vật trang hoàng độc đáo của một ngôi chùa thờ Phật. Phần sàn nhà trước bàn thờ Phật được kê cao khoảng 3-4 tấc, làm thành một cái bục, trên có trải những chiếc chiếu trắng rất đẹp, chính giữa phủ một tấm thảm dạ màu đỏ. Continue reading “Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản”

11/02/1990: Nelson Mandela được thả ra khỏi tù

mandela

Nguồn:Nelson Mandela released from prison”, History.com (truy cập ngày 11/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Nelson Mandela, lãnh tụ của phong trào đòi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc (apartheid) ở Nam Phi, đã được ra tù sau 27 năm vào ngày 11 tháng 2 năm 1990.

Năm 1944, Mandela, lúc đó là một luật sư, đã tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC), tổ chức chính trị lâu đời nhất của người da đen tại Nam Phi, nơi ông trở thành một lãnh đạo của phong trào thanh niên đảng này tại thành phố Johannesburg. Năm 1952, ông trở thành phó chủ tịch quốc gia của ANC, ủng hộ phản kháng bất bạo động để chống lại apartheid – một hệ thống được thể chế hóa ở Nam Phi nhằm bảo vệ quyền tối thượng của người da trắng và tách biệt chủng tộc. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát những người biểu tình da đen ôn hòa tại Sharpeville năm 1960, Nelson đã giúp tổ chức một nhánh bán quân sự của ANC để tham gia vào chiến tranh du kích chống lại chính phủ thiểu số da trắng. Continue reading “11/02/1990: Nelson Mandela được thả ra khỏi tù”