17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình

Nguồn:Nixon threatens President Thieu,” History.com (truy cập ngày 16/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cảnh báo Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong một bức thư cá nhân rằng việc ông Thiệu từ chối ký bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đã được đàm phán sẽ khiến Mỹ không thể tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger của Nixon đã làm việc sau hậu trường trong các cuộc đàm phán bí mật với đại diện Bắc Việt ở Paris để đạt được một giải pháp kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ông Thiệu đã cương quyết từ chối thảo luận mọi đề xuất hòa bình trong đó công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như một bên tham gia khả dĩ trong giải pháp chính trị hậu chiến tại Nam Việt Nam. Continue reading “17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình”

Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến

jihad-5

Nguồn: George Soros, “How to fight Jihadi terrorism”, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những xã hội mở luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ và châu Âu ngày nay do những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và nhiều nơi khác, cũng như vì cách mà Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, đã phản ứng lại các cuộc tấn công đó.

Những tổ chức khủng bố thánh chiến, như Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và Al Qaeda, đã khám phá ra gót chân Achilles của xã hội phương Tây: đó là nỗi sợ hãi trước cái chết. Bằng việc châm ngòi cho nỗi sợ hãi đó qua những cuộc tấn công kinh hoàng và những video tàn bạo, những kẻ tuyên truyền cho ISIS đã đánh thức và khuếch đại tâm lý đó, dẫn tới tình trạng những con người vốn vẫn thường lý trí trong các xã hội mở trở nên không còn lý trí nữa. Continue reading “Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến”

7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ

stateoftheunion

Tổng hợp: Nguyễn Quốc Tấn Trung

Vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai hằng năm, đương kim Tổng Thống Nhà Nước Liên Bang Hoa Kỳ có trách nhiệm gửi đến Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ một bài diễn văn chính thức với tên gọi Thông Điệp Liên Bang – State of the Union. Đây là một sự kiện thú vị lẫn một trách nhiệm pháp lý truyền thống từ thời lập quốc của Hoa Kỳ cho đến nay.

  1. Vì sao phải có Thông Điệp Liên Bang?

Tổng thống là chế định chính trị quyền lực nhất của Hoa Kỳ, và ở một góc nhìn rộng hơn – quyền lực nhất thế giới, vậy nên có thể nói rằng bất kỳ bài diễn văn nào của họ đều đáng được chú ý.  Continue reading “7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ”

Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta

TQ-VN

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Một nông dân sống nơi hẻo lánh, thường bị trộm cướp viếng thăm, ắt phải nghĩ cách rào dậu vườn nhà, đề phòng cẩn mật. Một nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử bị kẻ thù truyền kiếp tiếp tục dòm ngó xâm lăng, thì những người lo việc quân sự hoặc thiết tha với tiền đồ đất nước cần phải biết trong quá trình lịch sử quân giặc đã từ ngõ ngách nào tới. Nhắm ôn chuyện cũ để biết việc hiện tại, bài viết này đề cập đến những điều thiết yếu, mà những người có trách nhiệm không thể không quan tâm.

Qua lịch sử, phần lớn các cuộc tiến công xâm lăng nước ta đều sử dụng con đường dịch trạm chiến lược được Trương Phụ mô tả khi tâu lên vua Minh Thành Tổ, nhân đánh thắng nhà Hồ mang quân khải hoàn về nước: Continue reading “Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta”

16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ

US troops in Kuwait

Nguồn:The Persian Gulf War begins,” History.com (truy cập ngày 15/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Đúng nửa đêm ngày 16 tháng 1 năm 1991, hạn chót Liên Hợp Quốc đặt ra cho Iraq rút quân khỏi Kuwait kết thúc, và Lầu Năm Góc chuẩn bị bắt đầu các chiến dịch tấn công nhằm buộc Iraq chấm dứt cuộc chiếm đóng nước láng giềng giàu dầu lửa đã kéo dài năm tháng này. Lúc 16:30 giờ EST (4:30 sáng ngày hôm sau theo giờ Hà Nội), các máy bay chiến đấu đầu tiên đã cất cánh từ Ả-rập Xê-út và các tàu sân bay Mỹ và Anh trên vịnh Ba Tư để tiến hành sứ mệnh ném bom Iraq. Continue reading “16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”

Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)

p011yjv8

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Ngoại giao pháo hạm là việc phô trương sức mạnh quân sự với mục đích đe dọa chiến tranh và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.

Ngoại giao pháo hạm xuất hiện trong thời kỳ diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa trên thế giới  của các cường quốc Châu Âu (khoảng nửa sau thế kỷ 19). Trong thời kỳ này, các cường quốc Châu Âu thường cho tàu chiến neo đậu ngoài khơi các quốc gia mà họ muốn đe dọa và gây áp lực trong quá trình đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng. Đôi khi để tăng tính đe dọa, các tàu chiến này còn được lệnh biểu dương lực lượng bằng cách nã đại bác trên biển. Continue reading “Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)”

Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất

interest-rates-crop-600x338

Nguồn: Michael Spence,”Fed’s risks to emerging economies”, Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay). Continue reading “Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất”

Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?

20160116_blp533

Nguồn:Why is Poland’s government worrying the EU?”, The Economist, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Ba Lan đang khiến cho châu Âu đau đầu. Kể từ khi Đảng Công  lý và Pháp luật (viết tắt là PiS trong tiếng Ba Lan) có xu hướng bảo thủ về mặt xã hội và có phần bài châu Âu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 25 tháng 10, nước này đã không còn là gương mặt tiêu biểu của hội nhập châu Âu nữa mà trở thành một “đứa con hư” của tổ chức này. Chính phủ mới đã bất chấp các cảnh báo của Liên minh châu Âu, thông qua các đạo luật mà các nhà phê bình coi là đã làm suy yếu cơ chế kiểm soát và cân bằng của hiến pháp cũng như tự do báo chí. Những nhà chính trị theo hướng trung dung và tự do cảnh báo về khả năng “Orban hóa” vì sợ rằng Ba Lan đang đi theo con đường phi tự do của Viktor Orban, Thủ tướng Hungary. Continue reading “Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

14/01/1784: Quốc hội Lục địa phê chuẩn Hiệp ước Paris

PreliminaryTreatyOfParisPainting

Nguồn:Continental Congress ratifies the Treaty of Paris,” History.com (truy cập ngày 13/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1784, Quốc hội Lục địa Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước Paris II, chấm dứt cuộc chiến giành độc lập của 13 tiểu bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Trong văn kiện này, được gọi là Hiệp ước Paris II do Hiệp ước Paris cũng là tên hiệp ước đã chấm dứt Chiến tranh Bảy năm năm 1763, Anh chính thức đồng ý công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ, thành lập nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới.

Ngoài ra, hiệp ước này còn giải quyết vấn đề biên giới giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của lãnh thổ Bắc Mỹ thuộc Anh. Ngư dân Mỹ giành được quyền đánh bắt cá tại vùng Grand Banks, ngoài khơi Newfoundland, và trong vịnh Saint Lawrence. Hai bên đồng ý đảm bảo thanh toán cho các chủ nợ thuộc các quốc gia khác các khoản nợ phát sinh trong cuộc chiến và trao trả toàn bộ tù nhân chiến tranh. Continue reading “14/01/1784: Quốc hội Lục địa phê chuẩn Hiệp ước Paris”

Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?

20151205_map505

Nguồn: “Why the Middle East’s Sunnis feel they are victims”, The Economist, 3/12/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm    | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Đã có thời kỳ các tín đồ Hồi giáo dòng Shia, phân nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh chính của đạo Hồi, than vãn rằng địa vị của họ chẳng khác gì kẻ thua cuộc bị truy đuổi khắp nơi và cầu nguyện đức Mahdi[1] quay trở lại để khôi phục vinh quang cho họ. Các vụ đánh bom tự sát đầu tiên trong những năm 1980 là do những người Shia thực hiện, với mong muốn rằng thế giới sau đó sẽ được cải thiện. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chính những tín đồ dòng Sunni, chiếm khoảng 85% trong tổng số 1,6 tỷ người theo đạo Hồi trên thế giới, lại thể hiện hình ảnh của mình như những nạn nhân. Làm thế nào mà bộ phận chiếm đa số trong tôn giáo lớn thứ hai thế giới lại đi đến tình trạng than thân trách phận như vậy? Continue reading “Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?”

Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện

plp laywer at pca

Tác giả: Quách Thị Huyền

Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trốn tránh

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Trước đó, tháng 12/2014, Trung Quốc đã ra văn bản thể hiện quan điểm của mình rằng PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử, vì theo Trung Quốc những gì mà Philippines kiện không thể được phân xử mà không xét đến chủ quyền của các nước, điều mà theo Trung Quốc là PCA không có quyền làm.Tuy nhiên, tháng 10/2015, PCA đã đưa ra phán quyết tiếp tục xét xử vụ này và lắng nghe phần trình bày của phía Philippines. Continue reading “Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ

Yakov Malik

Nguồn:Soviets boycott United Nations Security Council,” History.com (truy cập ngày 12/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, lần thứ hai trong một tuần, đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc Yakov Malik bực tức rời bỏ một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, lần này là để phản ứng việc đề nghị trục xuất đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) của ông bị bác bỏ. Đồng thời, ông cũng công bố ý định tiếp tục tẩy chay các cuộc họp Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

Ít ngày trước khi diễn ra cuộc họp ngày 13 tháng 1, Malik đã thể hiện sự không hài lòng về việc Liên Hợp Quốc từ chối trục xuất phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc. Liên Xô đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối cộng sản là chính phủ thực sự của Trung Quốc, và muốn phái đoàn Trung Quốc thay thế các phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Continue reading “13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ”

Chuyển động quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương (13/1/2016)

ChinaCoastGuard

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Các tàu chiến thuộc lực lượng chấp pháp biển bán vũ trang (CMLE) thường được cho là ít mang yếu tố gây căng thẳng hơn các tàu chiến hải quân. Các tàu CMLE trang bị nhẹ, thông thường là với ra-đa, các cảm biến quang điện từ, các hệ thống thông tin hàng hải cũng như súng nước. Các tàu này cũng thường được trang bị một hoặc hai chiếc ca-nô nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Đối với những tàu CMLE lớn hơn và được trang bị tốt hơn, thiết kế cho phép chúng có thể tiến hành nhiệm vụ ở những vùng biển xa bờ hơn, và trong mọi hình thái thời tiết. Các tàu này có thể sở hữu sàn đáp hay hầm chứa máy bay máy bay trực thăng và thích hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, từ tìm kiếm cứu nạn, kiểm soát ô nhiễm cho tới ứng phó thiên tai. Continue reading “Chuyển động quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương (13/1/2016)”

Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?

20160109_blp555

Nguồn:  “What happened in the Thirty Years War?”, The Economist, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Căng thẳng ở Trung Đông giữa Saudi Arabia (do nhà Saud dòng Sunni cai trị) và Iran (lãnh đạo phe Shia) đã khiến nhiều nhà bình luận so sánh tình trạng này với cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) ở châu Âu. Đó là một cuộc xung đột gây ra hậu quả tàn phá cho Trung Âu, với khoảng 20% ​​dân số của Đức bị giết. Cuộc chiến tranh này có nguồn gốc tôn giáo khi các Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh (ban đầu là Ferdinand II của triều Habsburg) đã cố gắng áp đặt sự thống trị của Công giáo lên các khu vực của người Tin Lành thuộc đế quốc. Cuộc Cải cách Kháng cách (Reformation) đã bắt đầu ở Đức năm 1517 với các luận đề của Martin Luther và nhiều quân vương thuộc đế quốc (vốn có một cấu trúc gần như một liên bang) đã cải đạo sang Tin Lành. Continue reading “Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?”

Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa

saudi-arabia-oil

Nguồn: Gassan Al-Kibsi, “The Kingdom Beyond Oil”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng |Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong mấy tuần qua, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành một cuộc tổng kết chính sách chiến lược chưa từng có tiền lệ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này. Chi tiết đầy đủ của cuộc tổng kết này được dự kiến công bố vào tháng 1/2016 nhưng rõ ràng là Saudi Arabia – nền kinh tế lớn thứ mười chín trên thế giới – đang cực kì cần một cuộc cải cách sâu rộng.

Có hai nguyên nhân lý giải tại sao việc thay đổi chính sách lại trở nên cấp thiết. Nguyên nhân đầu tiên là do giá dầu thế giới giảm đột ngột, từ trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 40 USD/thùng hiện nay. Với việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 90% thu nhập của chính phủ, nền tài chính của Saudi Arabia đang phải chịu áp lực cực lớn; cán cân tài chính chuyển từ thặng dư thấp năm 2013 sang thâm hụt hơn 21% GDP trong năm 2015, theo các dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa”

12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ

Battle of Isandhlwana

Nguồn:British-Zulu War begins,” History.com (truy cập ngày 11/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1879, chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ khi quân đội Đế quốc Anh dưới quyền Trung tướng Frederic Augustus đã xâm lược Vương quốc Zulu từ hướng cộng hòa Natal ở miền Nam châu Phi.

Năm 1843, Anh thay thế người Boer cai trị Natal, vùng đất cai quản Zululand, vương quốc nằm cạnh Natal của người Zulu. Người Boer, còn được gọi là Afrikaner, là con cháu của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi từ thế kỷ 17. Zulu, tộc người di cư từ phương Bắc, cũng đến Nam Phi vào thế kỷ 17, và định cư quanh khu vực sông Tugela. Continue reading “12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ”

Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo

9e637066-cf71

Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Minh

Mở đầu

Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật đã xuất hiện từ lâu gắn liền với những phán quyết của Trọng tài quốc tế, Tòa án thường trực Công lý quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác xa nhau, đồng thời do tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia. Có những vụ việc đã được các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đôi khi những phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp. Continue reading “Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo”