ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “ASEAN and the Rohingya Crisis,” Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại chín cảnh sát vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Continue reading “ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya”

01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ

Nguồn: Zimmermann Telegram published in United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) đã được công bố trên trang nhất của rất nhiều tờ báo ở khắp nước Mỹ. Nó là một bức điện mà Ngoại trưởng Đức, Arthur Zimmermann, gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico, trong đó đề xuất thành lập liên minh Mexico – Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Đức.

Trong bức điện, do tình báo Anh chặn được và giải mã hồi tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị cho vị đại sứ, Bá tước Johann von Bernstorff, đưa ra đề nghị viện trợ tài chính cho Mexico nếu nước này đồng ý trở thành đồng minh của Đức trong bất kỳ xung đột Mỹ – Đức nào trong tương lai. Nếu người Đức giành chiến thắng, họ cũng hứa sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ”

Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản

Tác giả: NNC Hà Vũ Trọng

Ít người biết Phật Triết – tăng sĩ Chămpa được suy tôn là tông sư của Gagaku hay Nhã nhạc Nhật Bản, đặc biệt với loại vũ nhạc gọi là Rinyugaku hay Lâm Ấp Nhạc (Lâm Ấp vốn là tên gọi Chămpa theo sử sách Trung Quốc từ thế kỉ 2), mang sắc thái Phật giáo và Ấn giáo của Chiêm Thành trong biên chế nhã nhạc cung đình.

Năm 736, sử kí Nhật Bản công nhận sự du nhập âm nhạc Đông Dương, chủ yếu từ Chămpa do tăng sĩ Phật Triết truyền vào Nhật Bản. Phật Triết (âm Nhật là Buttetsu) sang Nam Ấn học với cao tăng Bồ Đề Tiên Na (Bodhisena), sau đó cả hai du hành sang Trung Quốc truyền đạo. Tới năm 736, Phật Triết và thầy qua Nhật Bản thể theo thỉnh cầu của các vị tăng của xứ này, họ trú ở Đại An Tự và Đông Đại Tự, và ở đó truyền dạy cho tới khi qua đời.

Continue reading “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”

Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why Trump Can’t Bully China,” Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn trật tự kinh tế thế giới thời hậu Thế chiến II, phần đông thế giới đang cùng lúc nín thở. Các nhà bình luận tìm kiếm những từ ngữ miêu tả cuộc tấn công của ông vào các quy chuẩn truyền thống về vai trò lãnh đạo và sự khoan dung trong một nền dân chủ tự do hiện đại. Các kênh truyền thông chủ lưu, phải đối mặt với một tổng thống thi thoảng có thể hết sức thiếu thông tin nhưng lại thực sự tin vào những điều mình đang nói, ngập ngừng gọi các tuyên bố sai lệch rõ ràng của ông là những lời nói dối.

Nhưng một số người sẽ lập luận rằng bên dưới sự hỗn loạn và ầm ỹ đó, có một lý do kinh tế duy lý cho việc chính quyền Trump rút lui một cách thiếu trật tự khỏi quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm này, Hoa Kỳ đã bị lừa vào thế khiến uy thế của Trung Quốc ngày càng nâng cao, và rồi một ngày nào đó người Mỹ sẽ phải hối hận. Giới kinh tế học chúng ta lại có xu hướng xem việc Hoa Kỳ từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới là một sai lầm lịch sử. Continue reading “Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?”

28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân

Nguồn: Gorbachev calls for nuclear weapons treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một thông báo đáng ngạc nhiên, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tuyên bố rằng nước ông sẵn sàng ký “ngay lập tức” một hiệp ước để giải trừ các tên lửa hạt nhân tầm trung của Mỹ và Liên Xô ở châu Âu. Đề xuất của Gorbachev đã dẫn đến một bước đột phá trong đàm phán và cuối cùng là đến việc ký kết Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vào tháng 12/1987.

Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan đã phải vật lộn với vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân ở châu Âu kể từ năm 1985, khi cả hai gặp mặt lần đầu tiên để thảo luận về vấn đề này. Cuộc họp tiếp theo vào năm 1986 đã được kỳ vọng sẽ đưa đến một thỏa thuận, nhưng đàm phán lại thất bại vì Gorbachev chỉ chịu ký INF khi Mỹ chấm dứt phát triển Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI, hay “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân”

Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?

Tác giả: Joel Baden | Biên dịch: Nghiêm Anh Thảo

Nhằm hồi đáp lại sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump, nhà truyền giáo Franklin Graham đã nêu quan điểm: tị nạn vốn không phải là mối quan tâm của Kinh Thánh (“not a Bible issue!”) Tuy nhiên, nhận định đó có chính xác hay không?

Thật ra, cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều đề cập rất rõ ràng và đồng nhất về thái độ và cách hành xử đối với người ngoại xứ. Bắt nguồn từ những mẩu chuyện lịch sử, những điều khoản luật pháp, đến văn thơ, ngụ ngôn, lời tiên tri, Kinh Thánh đều nhất quán khẳng định rằng người bản xứ có nhiệm vụ phải tôn trọng, quan tâm, và bảo vệ khách ngoại kiều, hay người lạ đến trong xứ mình. Continue reading “Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?”

30 năm nữa Trung Quốc sẽ có dân chủ!

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mã Quốc Xuyên phỏng vấn học giả nổi tiếng Trung Quốc 105 tuổi Châu Hữu Quang.

Cụ Châu Hữu Quang (周有光), nhà ngôn ngữ học số một Trung Quốc (TQ), người được gọi là “Cha đẻ của Phương án dùng chữ Latin phiên âm Hán ngữ” vừa qua đời ngày 14/01/2017, thọ 111 tuổi.

Năm 2011, vào dịp bước sang tuổi 105, cụ Châu Hữu Quang có ba niềm vui: Tập tạp văn “Triều văn đạo tập” của cụ được Tháng đọc sách Thâm Quyến bình chọn là một trong 10 sách hay năm 2010, bản thân cụ được Hội Xúc tiến Văn hóa Trung Hoa chọn là “Nhân vật văn hóa Trung Hoa năm 2010”, Tuần san Nhân vật phương Nam chọn cụ là “Nhân vật hấp dẫn năm 2010”. Continue reading “30 năm nữa Trung Quốc sẽ có dân chủ!”

27/02/1962: Diệm sống sót sau âm mưu đảo chính

Nguồn: Diem survives coup attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống sót sau một cuộc đảo chính khi hai phi công thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa, Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử, đã âm mưu giết ông và em trai Ngô Đình Nhu trong một vụ đánh bom và bắn phá dinh tổng thống. Continue reading “27/02/1962: Diệm sống sót sau âm mưu đảo chính”

Các đường dây nóng 12345 của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What are China’s 12345 hotlines?”, The Economist, 07/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Điều gì xảy ra cho những người khiếu kiện với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc? Một số người có thể đoán rằng họ bị chở đi bằng xe bò và sẽ không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa. Điều đó có xảy ra. Trung Quốc có một hệ thống kế thừa từ thời đế quốc phong kiến cho phép các công dân đã phải chịu sự bất công của chính quyền có thể đi đến một “văn phòng kiến nghị” và xin khắc phục.  Trong thực tế, nhiều người khiếu kiện như vậy đã bị đưa vào các “nhà tù đen” (trung tâm giam giữ ngoài luật pháp) bất chấp những nỗi đau của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không hoàn toàn bác bỏ quyền khiếu nại. Thật vậy, việc khiếu nại được khuyến khích ở cấp địa phương, thông qua các cơ chế “hộp thư của Thị trưởng” và các đường dây nóng 12345. Vậy chúng là gì? Continue reading “Các đường dây nóng 12345 của Trung Quốc là gì?”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân

Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.

Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe. Continue reading “26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân”

Người Việt Nam TK 19 qua lăng kính một sử gia Nhật

Tác giả: Nguyễn Mạnh Sơn

Pháp Việt giao binh ký – Một tài liệu quý cho sự tu sử nước nhà

Pháp Việt giao binh ký là cuốn sách chép cuộc chiến tranh của nước Việt Nam với nước Pháp từ những năm đầu triều Nguyễn đến những năm 1880. Nội dung cuốn sách chủ yếu xoay quanh mấy vấn đề như địa lý, phong tục, sản vật, diên cách lịch sử Việt Nam, mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cùng cách thức mà Trung Quốc và Việt Nam đối phó với Pháp.

Tác giả của Pháp Việt giao binh ký là Sone Toshitora (曾根 俊虎/ Tăng Căn Tuấn Hổ) (1847-1910), một võ sĩ thời Bakumatsu (幕末/ Mạc mạt), Đại úy Hải quân Nhật Bản, được coi là nhân vật quan trọng nhất của thuyết Liên Á trong lịch sử cận đại Nhật Bản và là một trong những người sáng lập Hưng Á hội. Sone Toshitora từng là học trò của Watanabe Hiromoto (1848-1901), Fukuzawa Yukichi (1835-1901) và Yoshida Kensuke (1838-1893). Continue reading “Người Việt Nam TK 19 qua lăng kính một sử gia Nhật”

25/02/1890: Ngày sinh Molotov

Nguồn: Molotov is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1890, Vlacheslav Mikhaylovich Skryabin, Ngoại trưởng Liên Xô, người có bí danh cách mạng là Molotov, đã được sinh ra tại Kurkaka, Nga.

Molotov là người ủng hộ nhiệt thành các cuộc cách mạng Mác-xít ở Nga từ những ngày đầu tiên. Ông là một thành viên của Đảng Bolshevik vào năm 1906, từng bị bắt giữ hai lần vào năm 1909 và 1915 vì các hoạt động chính trị nhằm lật đổ Nga hoàng. Năm 1921, sau khi đảo chính thành công, Vladimir Lenin lên nắm quyền và chế độ Nga hoàng sụp đổ, Molotov lên làm thư ký Ủy ban Trung ương của chính quyền cách mạng. Sau khi Lenin qua đời năm 1924, Molotov đã giúp đưa Joseph Stalin lên thay thế. Khi Stalin đã nắm quyền, Molotov cũng trở thành ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách của Liên Xô. Continue reading “25/02/1890: Ngày sinh Molotov”

24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế

Nguồn: Hue recaptured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, quân đội miền Nam Việt Nam đã tái chiếm được Kinh thành Huế. Mặc dù hơn một tuần sau đó Trận Mậu Thân tại Huế mới chính thức được tuyên bố kết thúc, nhưng nó đã là trận đánh lớn cuối cùng của Chiến dịch Tết Mậu Thân.

Rạng sáng ngày mùng một Tết Mậu Thân, lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự. Huế, Đà Lạt, Kontum, Quảng Trị là những thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của đợt tấn công; ở phía bắc, năm tỉnh lị đều bị chiếm. Việt Cộng cũng chiếm được nhiều sân bay và căn cứ của đồng minh. Continue reading “24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế”

Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”