09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời

mao-communist-snake

Nguồn: “Mao Zedong dies”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay

Mao Trạch Đông – người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng kéo dài và sau đó lãnh đạo chính phủ cộng sản của quốc gia này từ khi thành lập vào năm 1949 – đã qua đời. Cùng với V.I. Lenin và Joseph Stalin, Mao là một trong những nhà cộng sản quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Mao chào đời vào năm 1893. Trong những năm 1910, ông tham gia phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại triều đình suy đồi và kém hiệu quả của Trung Quốc cũng như những kẻ ngoại bang lợi dụng triều đình để bóc lột Trung Quốc. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Mao bắt đầu mất niềm tin vào các lãnh đạo của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Ông dần tin rằng chỉ có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội Trung Quốc mới có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị và sự nô dịch của phương Tây. Continue reading “09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời”

Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12

NTDung1

Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam’s China factor”, APPS Policy Forum, September 2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​tổ chức đại hội Đảng toàn quốc tiếp theo vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề,  trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn.

Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc cứ năm năm một lần. Một đại hội điển hình thường kéo dài năm ngày với sự tham dự của khoảng 1.400 đại biểu đại diện cho 63 đơn vị hành chính của Việt Nam (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương), các tổ chức đảng trong chính phủ trung ương, và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Continue reading “Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12”

Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

tpbje201411162a1_46773781

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “China: The Superpower of Mr. Xi”, New York Review of Books,
13/08/2015.[1]

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình tập trung quyền lực của Tập Cận Bình

Trong gần một trăm năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổng bí thư đương nhiệm Tập Cận Bình mới là người thứ hai được chọn lựa rõ ràng bởi các đồng nghiệp của mình. Người đầu tiên là Mao Trạch Đông. Cả hai người đều đánh bại các đối thủ, và do đó có được tính chính danh mà những người tiền nhiệm không có.[2] Vậy tại sao ông Tập lại được chọn?

Các tin đồn ở Bắc Kinh từ lâu cho thấy các vị lãnh đạo cao niên sắp từ nhiệm đã tìm kiếm một người thay thế trong thế hệ “thái tử Đảng”, nghĩa là con của những lãnh đạo cách mạng thế hệ đầu. Các “thái tử” được xem là có nhiều quyền lợi gắn với cách mạng hơn phần lớn mọi người, và vì thế họ sẽ là những người kiên định nhất trong việc bảo vệ quyền lực của Đảng. Continue reading “Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình”

08/09/1954: SEATO được thành lập

Nguồn:SEATO established”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

Các bên tham gia ký hiệp ước, bao gồm Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Philippines, Pakistan, Thái Lan, và Hoa Kỳ, cam kết sẽ “hành động để chống lại các mối nguy hiểm chung” trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại bất kỳ quốc gia tham gia hiệp ước nào. Một nghị định thư riêng biệt gắn với Hiệp ước coi Lào, Campuchia, và “các lãnh thổ tự do thuộc thẩm quyền của Quốc gia Việt Nam [Nam Việt Nam]” là các khu vực chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước này. Continue reading “08/09/1954: SEATO được thành lập”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (08/09/2015)

Soldiers of the ground force units of the People's Liberation Army (PLA) of China (file photo)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Mặc dù không phải là lần đầu tiên, song lần cắt giảm quân số lần này của Trung Quốc được xem là đáng chú ý, không phải bởi vì vấn đề ngân sách quốc phòng có hạn. Năm 1985, Bắc Kinh cắt giảm một triệu binh sĩ lục quân, năm 1997 là 500.000 và năm 2003 là khoảng 200.000. Cũng trong ngần ấy thời gian, kinh tế Trung Quốc luôn phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ do đó vấn đề không phải ở tài chính mà ở chỗ các nguồn lực sẽ bị bỏ phí trong khi vẫn còn nhiều lĩnh vực khác cần phải đầu tư phát triển.

Bàn về vấn đề này, tờ The Diplomat đã có bài viết nhận định lý do thật sự nằm sau việc Bắc Kinh cắt giảm lục quân. Theo đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun khẳng định việc cắt giảm quân số là một phần trong cam kết góp phần gìn giữ hoà bình thế giới của nước này. Yang lý giải việc cắt giảm cho thấy thiện chí của Trung Quốc trong việc sẵn sàng và chủ động giải trừ vũ khí, góp phần gìn giữ hoà bình. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (08/09/2015)”

Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu

oil-well-afghanist_2094169b

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Cheap Oil and Global Growth”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu dao động mạnh đang gây mất ổn định cho các nền kinh tế và các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc giá dầu giảm một nửa từ 110 đô-la xuống 55 đô-la một thùng vào năm ngoái là rõ ràng: Ả Rập Xê-Út quyết định mở rộng sản xuất để tăng thị phần trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng điều gì khiến giá dầu giảm hơn nữa trong vài tuần qua – xuống mức thấp tương đương thời kỳ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – và nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

Lời giải thích phổ biến là nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, với việc giá dầu tụt dốc là một điềm báo của suy thoái kinh tế ở cả Trung Quốc lẫn trên toàn cầu. Nhưng điều này là gần như chắc chắn sai, mặc dù nó có vẻ được xác nhận bởi sự tương quan chặt chẽ giữa các thị trường dầu và thị trường chứng khoán, nơi giá đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2009 không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở châu Âu và hầu hết các nền kinh tế mới nổi. Continue reading “Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu”

Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu

schrank_immigration

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Price of European Indifference, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tranh cãi xung quanh vấn đề nhập cư của châu Âu đang diễn ra theo một chiều hướng đáng lo ngại.

Câu chuyện bắt đầu với sự hình thành của một khái niệm chung chung (một sự rắc rối về pháp lý), đó là “người di cư”. Khái niệm này làm mờ đi sự khác biệt vốn quan trọng về mặt luật pháp giữa di cư kinh tế và di cư chính trị, giữa những người tìm cách thoát ly sự nghèo đói và những ai bị xua đuổi khỏi quê hương bởi chiến tranh. Không giống những di dân kinh tế, những người chạy trốn áp bức, khủng bố và thảm sát có quyền tị nạn không thể bị chối từ, và điều này liên quan đến nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế phải cung cấp nơi trú ẩn vô điều kiện cho họ. Continue reading “Khủng hoảng di dân: Cái giá cho sự thờ ơ của châu Âu”

07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

UncleSam5

Nguồn:United States nicknamed Uncle Sam“, History.com, truy cập ngày 07/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1813, Hoa Kỳ bắt đầu được đặt biệt danh là “chú Sam”. Tên gọi này gắn liền với Samuel Wilson, một người buôn thịt từ vùng Troy, New York vốn cung cấp thịt bò đóng thùng cho quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh năm 1812. Wilson (1766-1854) đóng lên các thùng thịt chữ “U.S.” viết tắt cho chữ “United States”, nhưng những người lính đã bắt đầu gọi trại thành “Uncle Sam” (chú Sam). Các tờ báo địa phương hưởng ứng câu chuyện này và “Uncle Sam” cuối cùng đã được chấp nhận rộng rãi làm biệt danh cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Continue reading “07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam”

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

500_tranh-tet

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. Continue reading “Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?”

Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai

130514-N-FE409-108

Nguồn: Paul Scharre, “Yes, Unmanned Combat Aircraft Are The Future”, War on the Rocks, 11/08/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

Rô-bốt sẽ không thay thế con người, mà sẽ mở rộng và củng cố khả năng của con người, giúp binh lính có thể thực hiện nhiệm vụ của họ – chiến đấu và chiến thắng – một cách tốt hơn.

Liệu thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo của Mỹ vẫn sẽ do con người điều khiển, trái với dự đoán của các chuyên gia công nghệ và các nhà hoạch định chính sách như Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus? Đó là dự đoán của Đại tá Mike “Starbaby” Pietrucha, người phản bác lại tính khả thi của máy bay chiến đấu không người lái trên chiến trường khi cho rằng chúng không bao giờ có thể so sánh được với phi công con người. Tôi rất tôn trọng quan điểm và tư tưởng không chính thống của Pietrucha về các vấn đề liên quan đến không chiến, song các kết luận của ông vẫn còn nhiều thiếu sót. Continue reading “Máy bay chiến đấu không người lái – vũ khí của tương lai”

Những điều cần biết về khủng hoảng di dân châu Âu

migrants_austria_640x360_reuters_nocredit

Tác giả: Nguyễn Phương Mai

Cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu đang leo thang

Liên tiếp các thảm cảnh trên bộ và trên thuyền được cập nhật từng giờ. Làn sóng thông tin này tạo sức ép lớn, khiến bối cảnh của bức tranh tị nạn thay đổi liên tục, trong đó có cả những quyết định lớn của quan chức chính phủ.

Bức hình cậu bé 3 tuổi nằm chết úp mặt trên bờ cát khiến thủ tướng Anh ngay lập tức thay đổi chính sách về người tị nạn. Tuy nhiên, cũng chính những hình ảnh đau thương này có thể khiến chúng ta phản ứng hoàn toàn dựa trên cảm tính.

Để tránh việc phán xét thiếu cơ sở, sau đây là một số kiến thức và thông tin thực tế cơ bản để chúng ta có thể nhìn nhận cuộc khủng hoàng này một cách toàn diện và khách quan: Continue reading “Những điều cần biết về khủng hoảng di dân châu Âu”

Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế

20150613_LDP002_0

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Authoritarian Temptation”, Project Syndicate, 20/08/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng Tám 24 năm trước, những người theo đường lối cứng rắn trong chính quyền Liên Xô vì muốn chặn đứng sự quá độ mới manh nha sang chế độ dân chủ đã bắt giữ Mikhail Gorbachev và tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Để đáp trả, hàng triệu người biểu tình đổ ra những con đường tại thủ đô Moskva cũng như các thành phố khác trên khắp Liên Xô. Những phần tử chủ chốt của quân đội từ chối tham gia và cuộc đảo chính nhanh chóng sụp đổ, và chẳng bao lâu sau Liên Xô cũng tan rã theo.

Mặc cho tình hình kinh tế rất khó khăn trong những tháng cuối cùng của Liên Xô, người dân vẫn có thể chứng kiến nền tự do đang đến và, khác với hiện nay, họ quyết tâm bảo vệ tự do. Quả thực trong những năm đầu của thời kỳ quá độ sang dân chủ, hầu hết những cử tri thời hậu-cộng sản đều vượt qua được sự cám dỗ phải bỏ phiếu cho những ứng cử viên cực đoan, những người hứa sẽ chấm dứt thời kỳ gian khổ mà họ đang phải chịu đựng. Thay vào đó, họ thường chọn những người thực tế nhất. Continue reading “Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)

ngo_dinh_diem_22_FLPT

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm, 1953-1954

Quyết định rời Hoa Kỳ đến châu Âu tháng 5 năm 1953 của Ngô Đình Diệm là một bước khởi đầu trong ván cờ chính trị mới. Mặc dù cuộc chiến ở Đông Dương vẫn ở thế bế tắc, ông và những đồng minh của ông nhận thấy có sự thay đổi chính trị mà họ hy vọng rằng sẽ có lợi cho ông. Nhờ vị trí thuận lợi của mình ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu nhận thấy rằng những nhà quốc gia không cộng sản đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Bốn năm kể từ ngày ký kết Hoà ước Elysée, Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, và với Paris, Quốc gia Việt Nam nhiều nhất là độc lập trên danh nghĩa. Đa số người quốc gia thất vọng với Thủ tướng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là thân Pháp và chuyên quyền. Cuối cùng, những người quốc gia đã nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, một hành động vi phạm những thoả thuận trước đó với các Quốc gia Liên hiệp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. [1] Khi những bất mãn với Pháp và Bảo Đại tăng cao, anh em họ Ngô ý thức được rằng thời gian đã chín muồi để có thể đưa ra ván cược quyền lực mới. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)”

Hội nghị Yalta (Yalta Conference)

History_FDR_Moscow_Conference_rev_SF_HD_still_624x352

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Hội nghị Yalta (còn gọi là Hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut) diễn ra từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945 tại lâu đài Livadia gần thành phố Yalta trên bán đảo Crimea – Liên Xô (nay thuộc Ucraina). Tham gia Hội nghị có 3 vị nguyên thủ của 3 cường quốc là: Joseph Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Franklin D. Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Thủ tướng Anh).

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh, như việc nhanh chóng đánh bại phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, hay phân chia thành quả chiến thắng. Chính vì vậy, Mỹ, Anh và Liên Xô đã tiến hành Hội nghị Yalta để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết trên và hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Trong khoảng thời gian 8 ngày đàm phán, các bên đã đưa ra những thỏa thuận cuối cùng tập trung vào những vấn đề sau: Continue reading “Hội nghị Yalta (Yalta Conference)”

Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất

XmSAsBE

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 3/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc. Continue reading “Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)

4-4-1955

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Bước lưu vong của Ngô Đình Diệm ở Mỹ, 1950-1953

Vào đầu năm 1950, không gian cho cuộc vận động chính trị của Ngô Đình Diệm giảm xuống trầm trọng do sự phát triển của tình hình ở cả Ðông Dương và nước ngoài. Vào tháng 2 năm đó, Việt Minh đã đạt được một đột phá về ngoại giao khi cả Trung Quốc và Liên Xô đều chính thức thừa nhận và ủng hộ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong khi đó, việc phê chuẩn Hiệp ước Elysée sau một thời gian trì hoãn dài dẫn đến việc Mỹ và Anh chính thức hậu thuẫn cho Quốc gia Việt Nam và Bảo Ðại. Những thay đổi trên trường quốc tế này báo trước các lập trường chính trị ở Ðông Dương trở nên cứng rắn hơn. Với việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giờ đây nghiêng về khối cộng sản, Hồ Chí Minh và các đồng sự không còn muốn nhượng bộ để đạt được sự hợp tác với các phe nhóm quốc gia không cộng sản như trước nữa. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)”

Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới

150824114352-01b-black-monday-restricted-super-169

Nguồn: Richard N. Haass, “The New “Two Chinas” Question”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với bất kì ai đã bước qua tuổi 60 và quan tâm theo dõi tình hình thế giới, cụm từ “hai Trung Quốc” gợi nhắc lại cuộc cạnh tranh nhằm giành được sự công nhận về ngoại giao giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, hay chính thức là giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc, giai đoạn sau 1949. Tới đầu những năm 1970, gần như mọi quốc gia đều đồng ý với yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng chỉ có mình nước này được công nhận là chính thể hợp pháp của Trung Quốc. Đơn giản là đại lục quá lớn và quá quan trọng cả về mặt kinh tế và chiến lược để bị cô lập.

Ngày nay, một vấn đề “hai Trung Quốc” mới, và rất khác biệt, đang xuất hiện. Nó tập trung vào việc liệu có thể hiểu Trung Quốc là một quốc gia mạnh, với một tương lai đầy hứa hẹn, bất chấp những khó khăn ngắn hạn, hay nên hiểu nước này là một quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng và triển vọng dài hạn không chắc chắn. Tóm lại, hiện nay người ta có thể thấy cả hai hình ảnh rất khác biệt về Trung Quốc. Nhưng hình ảnh nào sẽ chiếm ưu thế? Continue reading “Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới”

Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?

world-economy

Nguồn: Dani Rodrik, “The Real Heroes of the Global Economy”, Project Syndicate, 13/11/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nhà hoạch định chính sách kinh tế ngày nay nếu muốn tìm kiếm mô hình thành công để học hỏi theo thì rõ ràng có rất nhiều lựa chọn. Được dẫn dắt bởi Trung Quốc, hàng loạt các nước mới nổi và đang phát triển đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng cao kỷ lục trong thập niên vừa rồi, đặt ra tiền lệ để các nước khác đi theo. Dù nhìn chung các nền kinh tế phát triển cao đã và đang vận hành kém cỏi hơn nhiều, song cũng có những ngoại lệ nổi bật, ví dụ như Đức và Thụy Điển. Lãnh đạo các nước này thường nói: “Hãy làm như chúng tôi, và các bạn cũng sẽ phát triển”.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng mô hình tăng trưởng vốn được ca tụng của những nước này không thể nào lặp lại được trong mọi trường hợp, vì chúng phải dựa vào nguồn thặng dư thương mại lớn để kích thích các ngành sản xuất hàng hóa cũng như toàn bộ nền kinh tế. Thặng dư tài khoản vãng lai của Thụy Điển đã đạt mức trung bình rất cao là 7% GDP trong thập niên vừa qua; Đức cũng đạt mức trung bình là gần 6% trong cùng khoảng thời gian đó. Continue reading “Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.

Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)”