15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên

ss-091102-berlin-wall-22.ss_full

Nguồn:Berlin Wall built,” History.com (truy cập ngày 14/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15/08/1961, hai ngày sau khi đám hàng rào dây kẽm gai được dựng lên để phong tỏa lối đi lại giữa Đông và Tây Berlin, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng một bức tường – Bức tường Berlin – để đóng cửa vĩnh viễn lối tiếp cận sang Tây Berlin. Trong 28 năm sau đó, Bức tường Berlin được canh phòng nghiêm ngặt đã trở thành biểu tượng hữu hình nhất của Chiến tranh Lạnh, một “bức màn sắt” đúng nghĩa chia cắt châu Âu.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành bốn khu vực chiếm đóng dưới sự kiểm soát của các nước Đồng Minh. Berlin, thủ đô của nước Đức, cũng bị chia cắt thành bốn khu vực tương tự, mặc dù nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của Liên Xô. Tương lai của nước Đức và của Berlin là vấn đề lớn không thể giải quyết được trong các cuộc đàm phán hậu thế chiến, những căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi Mỹ, Anh, và Pháp quyết định thống nhất ba vùng chiếm đóng của họ thành một thực thể tự trị duy nhất – Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức). Continue reading “15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên”

Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long

Nguồn: PM Lee’s National Day Message 2015“, Today Online, 08/08/2015.

Biên dịch: Phạm Quỳnh Trung

Đồng bào Singapore thân mến,

  1. Cách đây 50 năm, cũng vào buổi tối này, Singapore đứng trước một sự thay đổi to lớn. Chính phủ đã ký Hiệp ước tách Singapore khỏi Liên bang Malaysia. Các máy in bận rộn in Hiệp ước Phân tách và Bản Tuyên ngôn độc lập trên Công báo Chính Phủ. Chính quyền Malaysia nói với cảnh sát và sĩ quan các đơn vị quân đội Singapore bắt đầu nhận lệnh của chính quyền mới vào ngày kế tiếp. Tất cả điều này đều diễn ra trong bí mật. Ông cha của chúng ta đi ngủ mà hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra, cứ ngỡ mình vẫn còn là công dân Malaysia. Continue reading “Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long”

Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)

james-monroe-portrait

Tác giả: Lê Thành Lâm

Vào những thập niên đầu của thế kỷ 19, phong trào cách mạng ở Trung và Nam Mỹ nổ ra mạnh mẽ, tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân Mỹ Latinh từ thời các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. Và cho đến năm 1822, tất cả các nước trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ – từ Achentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc – đều đã giành được độc lập. Nhân dân Mỹ ngày càng phản đối việc duy trì các thuộc địa của Châu Âu ở Tân Thế giới, họ cũng mong muốn Mỹ tăng cường ảnh hưởng và mở rộng các mối quan hệ trao đổi tới Nam Mỹ. Trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, năm 1822, Tổng thống James Monroe đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ Latinh và nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu. Continue reading “Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)”

Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA

Nguồn: Robert Tomes, “The Cold War Offset Strategy: Assault Breaker and the Beginning of the RSTA Revolution”, War on the Rocks, 14/8/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Frank Kendall, người phụ trách vấn đề quân dụng hiện tại của Bộ Quốc phòng đã từng nói: “Chúng ta đang gặp một vấn đề nghiêm trọng”. Ông quay lại làm việc cho chính phủ vào năm 2010 và ngay lập tức trở nên khó chịu trước các thông tin tình báo về khả năng phát triển quân sự của các quốc gia khác.

Kendall cảnh báo: Ưu thế về công nghệ của nước Mỹ đã không còn được đảm bảo. Ông than thở: Các đối thủ tiềm năng trong tương lai hoặc các quốc gia bán vũ khí cho những đối thủ đó rõ ràng đang trong quá trình phát triển các hệ thống vũ khí phức tạp được thiết kế để đánh bại lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng có phải nước Mỹ đang bắt đầu xoay chuyển tình thế? Là Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần, Kendall đang giám sát một kế hoạch chiến lược dài hạn mới nhằm nhân rộng các tiến bộ chưa từng có liên quan đến chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh, vốn đã được thảo luận trong các bài viết trước đây. (Dự án mới này được Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nêu lên tại Diễn đàn An ninh Reagan). Continue reading “Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA”

John Calvin – Người đặt hạt giống cho Thần học Calvin

john-calvin

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 12/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

John Calvin khởi đầu một nhánh mới của đạo Tin lành bởi ông cho rằng Martin Luther chưa tiến hành đầy đủ cải cách với Nhà thờ Cơ đốc giáo. Calvin đưa ra đức tin vào thuyết tiền mệnh: ông cho rằng Chúa đã quyết định người nào sẽ lên thiên đường và kẻ nào phải xuống địa ngục. Một vài phái Tin lành khác sao chép lại những ý tưởng của Calvin và vẫn tiếp tục tuyên truyền chúng. Sự bất đồng quan điểm giữa các giáo phái dẫn đến các cuộc khủng bố, nội chiến và chiến tranh giữa các quốc gia. Cuối cùng, một vài nhóm đã tìm được tự do tôn giáo tại các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Continue reading “John Calvin – Người đặt hạt giống cho Thần học Calvin”

Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?

Turks-continue-to-support-democracy-in-Egypt-2

Nguồn: Dani Rodrick, “The Problem is Authoritarianism, Not Islam”, Project Syndicate, 12/08/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Về mặt cơ bản, đạo Hồi có phải là không tương thích với dân chủ không? Lần này qua lần khác, các sự kiện thôi thúc chúng ta hỏi câu hỏi này. Nhưng câu hỏi này gây bối rối nhiều hơn là giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Tunisia là những quốc gia rất khác nhau, nhưng các quốc gia này đều có một điểm chung là những chính quyền theo chủ nghĩa Hồi giáo (hoặc ít ra là gần đây trong trường hợp của Ai Cập). Ở nhiều mức độ khác nhau, các chính quyền này đã làm xói mòn sự tin tưởng vào nền dân chủ của họ vì không bảo vệ quyền dân sự và quyền con người, và đã sử dụng những biện pháp nặng tay để chống lại các đối thủ. Mặc cho những cam kết được lặp đi lặp lại, các lãnh đạo Hồi giáo đã cho thấy ít quan tâm đến dân chủ, trừ lúc cần chiến thắng ở thùng phiếu. Continue reading “Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?”

Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?

Nguồn: Ivan Sukhov, “Who Will Build a Better Future for Russia?The Moscow Times, 29/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một bạn đại học cũ của tôi, quen biết đã hơn 20 năm, đang có kế hoạch rời bỏ nước Nga vĩnh viễn vào tháng 9 này.

Giống như những đám mây đang quần tụ vần vũ trước một cơn bão, bạn gần bạn xa của tôi đang bàn đến việc rời bỏ nước Nga. Những cơn gió như thế đã bắt đầu, báo hiệu một cơn bão lớn.

Tất nhiên sẽ ít khả năng có một dòng di dân ào ạt: Trong một phần tư thế kỷ qua kể từ khi Bức màn Sắt sụp đổ, chỉ có khoảng 10% người Nga từng du lịch ra nước ngoài – bao gồm cả số lượng lớn đi du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, chỉ có một thiểu số dự định rời khỏi nước Nga mãi mãi. Continue reading “Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định 

Sau Nagasaki, người Nhật thấp thỏm chờ xem trái bom thứ 3 sẽ rơi xuống đâu. Tình hình vô cùng nguy cấp buộc Nhật phải trả lời ngay có chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam hay không.

Ngày 9, nhà vua dự “Ngự tiền Hội nghị” của Hội đồng Tối cao Chỉ đạo Chiến tranh. Chánh văn phòng chính phủ Sakomizu kể lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)”

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

mac_cuu

Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Continue reading “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ”

12/08/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha chấm dứt

TR_up_hill_artwork_dbloc_sized

Nguồn:Armistice ends the Spanish-American War,” History.com (truy cập ngày 11/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1898, cuộc chiến tranh ngắn và chênh lệch giữa Tây Ban Nha và Mỹ đã đi đến hồi kết thúc khi Tây Ban Nha chính thức chấp nhận một nghị định thư hòa bình theo các điều khoản mà Mỹ đặt ra: Tây Ban Nha nhượng lại các thuộc địa Cuba, Puerto Rico, và Manila ở Philippines cho Mỹ trong thời gian chờ đợi một hiệp định hòa bình chính thức.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại chế độ Tây Ban Nha nổ ra ở Cuba năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha đã sử dụng để nghiền nát cuộc chiến tranh du kích, chẳng hạn như dồn cư dân nông thôn của Cuba vào các trại tập trung đầy bệnh dịch, đã được mô tả sinh động trên báo giới Mỹ, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Tháng 1 năm 1898, bạo lực ở Havana đã khiến giới chức Mỹ điều chiến hạm USS Maine tới cảng của thành phố này để bảo vệ công dân Mỹ tại đây. Continue reading “12/08/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha chấm dứt”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quyết định cuối cùng của Tổng thống Mỹ

Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự chưa dám đổ quân lên đất Nhật, cho dù lúc này hàng nghìn tàu chiến và cả triệu lính Mỹ đã sẵn sàng với khí thế chiến thắng rực lửa.

Truman biết rõ đánh từ biển lên đất liền sẽ bị thương vong cực nhiều và chưa biết bao giờ mới thắng nổi 3,5 triệu quân Nhật thạo chiến cố thủ trong các công sự ngầm trên 4 đảo chính và trên các tàu chiến của nước này, chưa kể cùng từng ấy quân Nhật đóng ở các nước châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra còn hàng chục triệu dân Nhật sẵn sàng xả thân vì Thiên Hoàng, họ sẽ đánh du kích đến người cuối cùng sau khi Mỹ chiếm được chính quốc Nhật. Bài toán quả thật vô cùng nan giải. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (11/08/2015)

chinese-submarines-008

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tháng 5 năm 2015, nhiều lời đồn đoán xuất hiện về khả năng Trung Quốc sẽ có căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti. Những phản ứng chính thức gần đây từ Bắc Kinh cho thấy đó không chỉ đơn giản là một tin đồn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phủ nhận, thay vào đó họ tuyên bố: “hòa bình và ổn định khu vực đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia và đó cũng là nguyện vọng chung của Trung Quốc, Djibouti và những nước khác trên thế giới”. Tương tự, Bộ Quốc phòng cũng bày tỏ thiện chí của Trung Quốc trong việc góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trong khi đó, Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Trung Quốc, khẳng định đã đến lúc chín muồi để thiết lập một căn cứ quân sự ở Djibouti.

Hồi năm 2014, Washington từng đưa ra dự đoán rất có thể Trung Quốc sẽ thiết lập một căn cứ ở Ấn Độ Dương và sử dụng nó cho cả mục đích an ninh và thương mại. Nếu Trung Quốc mở căn cứ ở Djibouti, dự đoán của Washington sẽ trở thành hiện thực. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại lựa chọn tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương? Môi trường chiến lược mà Trung Quốc phải tác chiến là gì? Và cuối cùng là những ảnh hưởng chiến lược của nó đến cạnh tranh Hoa Kỳ – Trung Quốc và chiến lược biển của Trung Quốc sẽ như thế nào? Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (11/08/2015)”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ảo tưởng nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình với Mỹ

Quả thật, từ đầu tháng 7 năm 1945, Chính phủ Nhật đã nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình để hoà giải với Mỹ, dựa trên cơ sở Hiệp ước Bất tương xâm Nhật-Xô (ký 13/4/1941) đến tháng 3 năm 1946 mới hết hạn.

Về chuyện này, Thiên Hoàng Nhật Hirohito nhớ lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)”

Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc

UN Logo

Nguồn: Bertrand Badie, “Les Nations unies face au conservatisme des grandes puissances,” Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng mất ăn, mất ngủ vì lo ngại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ từ chối phê chuẩn văn kiện thành lập Liên Hợp Quốc mà chính ông là một trong những người khởi xướng khi Thế chiến II kết thúc. Nguy cơ này là có thật do người tiền nhiệm của ông, Woodrow Wilson, đã từng nếm trái đắng một phần tư thế kỷ trước đó, mặc dù Wilson là người đi tiên phong trong việc thành lập Hội Quốc Liên.[1] Nên nhớ rằng các nghị sỹ Hoa Kỳ luôn bảo vệ quyết liệt một học thuyết cổ điển là không ai có thể thay thế nhân dân trong việc xây dựng luật pháp: dù là luật quốc tế hay một tổ chức đa phương nào đó cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi, chứ chưa nói đến là làm triệt tiêu chủ quyền quốc gia. Vào thời điểm đó, người ta đã tranh cãi rất nhiều về vị trí của tổ chức quốc tế được cải tổ từ Hội Quốc Liên này. Những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, 60 năm sau, hẳn vẫn còn nhớ về điều đó. Continue reading “Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc”

10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ

7-28-2014-7-50-58-AM

Nguồn:Truman signs National Security Bill,” History.com (truy cập ngày 09/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã ký Dự luật An ninh Quốc gia (là bản sửa đổi Đạo luật An ninh Quốc gia 1947), từ đó lập nên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Khi Chiến tranh Lạnh dần nóng lên, Bộ Quốc phòng đã trở thành nền tảng cho những nỗ lực quân sự của Mỹ để kiềm chế sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1947, Đạo luật An ninh Quốc gia đã thành lập vị trí cấp nội các tương đương Bộ trưởng Quốc phòng với nhiệm vụ giám sát một cơ quan quân sự – quốc phòng bao gồm tương đối nhiều bộ phận có tên gọi là Tổ chức Quân sự Quốc gia. Tuy nhiên, vị trí Bộ trưởng Quốc phòng này cũng chỉ là một trong số các vị trí nội các đảm trách các vấn đề quân sự, tương tự như các Bộ trưởng Lục quân, Hải quân, và Không quân trước đó. Sự phức tạp ngày một gia tăng của Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến mà chỉ cần đi sai một bước đi quân sự cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến hủy diệt trên quy mô toàn cầu, đã thuyết phục các quan chức Mỹ rằng Đạo luật năm 1947 cần được sửa đổi. Continue reading “10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ”

Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc

20101211_bkd001

Nguồn: Pranab Bardhan, “The Contradictions of China’s Communist Capitalism”, Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tuột dốc chóng mặt gần đây của hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã đặt ra một cuộc thử nghiệm độc đáo cho các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Chừng nào các thị trường còn tăng lên, nghịch lý về sự phát triển tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ dưới sự giám sát của đảng Cộng sản lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới chỉ khiến các học giả và các nhà Mác-xít theo trường phái cũ thêm bối rối. Khi giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ hàng của họ, các thiết chế tài chính nước ngoài và nhiều nhà đầu tư nhỏ của Trung Quốc (được phép vay ký quỹ) hái ra tiền nhờ chứng khoán, không một ai quan tâm tìm hiểu “sinh vật đột biến gien mà họ đang vỗ béo”. Continue reading “Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P1)

main_900

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phát xít Nhật trước nguy cơ buộc phải đầu hàng

Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra lúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 (giờ Hawaii), khi Nhật không tuyên chiến mà bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên đảo Hawaii, đánh chìm và làm hỏng 19 tàu chiến và diệt 2.300 lính Mỹ.

Cú đánh trộm này gây thiệt hại chưa từng thấy cho nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt gọi ngày 7 tháng 12 ấy là “một ngày ô nhục”. Hành động vô liêm sỉ của chính phủ Nhật đã kích động lòng căm phẫn sâu sắc của toàn dân Mỹ. Quốc hội Mỹ nhanh chóng nhất trí từ bỏ lập trường biệt lập không can dự vào công việc của các nước khác, chuyển sang chủ trương kiên quyết chống phát xít Nhật.

Ngày 8 tháng 12, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ra trước cuộc họp Quốc hội tuyên bố Mỹ tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau ông tuyên chiến với Đức và Ý. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P1)”

Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

001372acd7d31351d55e04

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.

Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực”