Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng”

CHINA_(IT)_140114_Xi_Invokes

Nguồn: Vijay Shankar, “China: The January Storm”, Institute of Peace and Conflict Studies, 12/05/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam| Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mao Trạch Đông phát động cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” vào ngày 16 tháng 5 năm 1966. Sự việc đã làm nổ ra cuộc đấu đá vũ trang nội bộ phức tạp và khốc liệt, mà bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa một Mao Trạch Đông đang nỗ lực giữ vững nguyên trạng và một Lưu Thiếu Kỳ đang cố gắng thúc đẩy cải cách.

Lưu Thiếu Kỳ nhận thấy những thất bại thê thảm từ các chính sách kinh tế của Mao, những hoang tưởng về sự thay đổi đã hằn sâu vào đầu óc Mao và cách lý giải rất hời hợt của Mao về những gì phù hợp với chủ nghĩa Mác và – nguy hiểm hơn nữa – những gì không phù hợp. Continue reading “Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng””

21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn

shutterstock_72889642

Nguồn:U.S. Constitution ratified,” History.com (truy cập ngày 20/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1788, New Hampshire đã trở thành tiểu bang thứ chín và là tiểu bang cần thiết cuối cùng phê chuẩn Hiến pháp của Hoa Kỳ để đưa văn bản này trở thành luật của xứ sở (the law of the land).

Đến năm 1786, những khiếm khuyết trong Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) thời hậu Cách mạng Mỹ đã lộ rõ, chẳng hạn như việc thiếu một cơ quan trong ương phụ trách thương mại trong nước và nước ngoài. Quốc hội đã thông qua một kế hoạch soạn thảo một bản hiến pháp mới, và đến ngày 25 tháng 5 năm 1787, Hội nghị Lập hiến được triệu tập tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia. Ngày 17 tháng 9 năm 1787 , sau ba tháng thảo luận dưới sự giám sát của Chủ tịch Hội nghị George Washington, bản Hiến pháp mới của nước Mỹ, thứ tạo ra một chính phủ liên bang mạnh mẽ với một hệ thống kiềm chế và đối trọng phức tạp, được ký bởi 38 trên 41 đại biểu có mặt tại lễ bế mạc Hội nghị. Theo Điều VII của Hiến pháp, nó sẽ không được thừa nhận khi chưa nhận được sự phê chuẩn của 9 trên 13 tiểu bang. Continue reading “21/06/1788: Hiến pháp Mỹ được phê chuẩn”

Vua Richard I – ‘Trái tim sư tử’ của nước Anh

902_05_1862466

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 20/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vua Richard của nước Anh, sau này được biết đến với tên ‘Trái tim sư tử’, nổi tiếng vì những chiến công chói lọi trong cuộc Thập tự chinh lần thứ ba, mặc dù ông chỉ ở Anh sáu tháng trong suốt 10 năm trị vì.

Richard sinh ngày 8 tháng 9 năm 1157 tại Oxford, là con trai của vua Henry II và Eleanor xứ Aquitaine. Ông sở hữu năng lực chính trị và quân sự kiệt xuất. Tuy nhiên, cũng như các anh trai của mình, Richard và gia đình xung đột lẫn nhau: ông cùng các thành viên tham gia cuộc nổi dậy chống lại chính cha mình vào năm 1173. Năm 1183 anh trai Henry chết, Richard trở thành người thừa kế ngai vàng duy nhất. Henry II muốn trao vùng Aquitaine cho con trai út là John. Richard phản đối, và năm 1189 ông liên quân với vua Philip II của Pháp chống lại vua Henry II, dẫn đến cái chết của ông vào tháng 7/1189. Continue reading “Vua Richard I – ‘Trái tim sư tử’ của nước Anh”

Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Dương Danh Huy, Massive Island-Building and International Law“, AMTI, 15/06/2015.

Trong thời gian một năm, việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa đã thay đổi quang cảnh địa lý và an ninh ở Biển Đông.

Cho đến nay việc xây đảo này đã tạo ra hơn tám triệu mét vuông đất tại các vùng biển rộng, vượt xa các hoạt động cải tạo của các nước khác cho đến nay, và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng trăm triệu tấn cát đã được vét từ đáy biển và đổ trên các rạn san hô mỏng manh, những thành phần quan trọng của hệ sinh thái biển. Các chuyên gia hải dương học dự đoán rằng việc này đã và đang gây tác hại không thể đảo ngược về môi trường. Continue reading “Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế”

20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng”

WHITE HOUSE-KREMLIN HOTLINE

Nguồn:United States and Soviet Union will establish a ‘hot line’,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, để giảm bớt nguy cơ bất ngờ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, Hoa Kỳ và Liên Xô đã đồng ý thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc “đường dây nóng” giữa hai nước. Thỏa thuận này là một bước tiến nhỏ trong việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba diễn ra hồi tháng 10 năm 1962, vốn đã đưa hai nước tới sát bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sự cần thiết cần có một hệ thống thông tin tức thời và thường xuyên giữa chính phủ Hoa Kỳ và Liên Xô trở nên rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Hoa Kỳ phát hiện ra Liên Xô đã xây dựng những căn cứ có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba. Cuối cùng, chính quyền Tổng thống John F. Kennedy đã thiết lập một chiến dịch “phong tỏa” hải quân xung quanh Cuba để ngăn chặn Liên Xô cung cấp những tên lửa đó. Continue reading “20/06/1963: Mỹ – Xô thiết lập “đường dây nóng””

Ronald Reagan – Tổng thống chấm dứt Chiến tranh Lạnh

ReaganPointing130205

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 19/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Reagan là Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ. Ông được xem là nhân vật đóng vai trò chủ chốt dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Reagan sinh ngày 6 tháng 2 năm 1911 tại Tampico, bang Illinois. Ban đầu ông làm việc trong lĩnh vực truyền hình và trở thành một diễn viên. Năm 1937 ông chuyển tới Hollywood và đóng khoảng 50 phim. Từ năm 1942 đến 1945 ông Reagan phục vụ trong quân đội, nhưng do thị lực kém nên ông không đủ điều kiện tham gia chiến đấu. Sau chiến tranh ông tiếp tục sự nghiệp điện ảnh của mình, và là chủ tịch liên đoàn lao động Screen Actors Guild. Ông nổi tiếng là một người chống Cộng. Trước Ủy ban điều tra các hoạt động chống lại Hoa Kỳ thuộc Hạ Viện, ông đã chỉ ra những diễn viên mà ông tin rằng có mối quan hệ hoặc có cảm tình với Cộng sản. Continue reading “Ronald Reagan – Tổng thống chấm dứt Chiến tranh Lạnh”

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

no-nukes.-no-wars.-fund-human-needs

Tác giả: Lê Thành Lâm

Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã hai lần được đưa ra sử dụng khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki (ngày 06 và 09 tháng 08 năm 1945) làm hơn 210.000 người chết. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng nghìn người vẫn tiếp tục chết sau đó vì tác động của phóng xạ. Chính sự kiện bi thảm này đã mở đầu thời kỳ chạy đua vũ trang gắn liền với cuộc Chiến tranh Lạnh, đe dọa cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.

Nhằm khắc phục tình trạng này, những nỗ lực nhằm giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng đã liên tục được đàm phán và phát triển ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, ngày 01 tháng 07 năm 1968 được coi là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty – NPT), một trong những nỗ lực quốc tế quan trọng hướng đến mục tiêu trên. Vào ngày này, hơn 50 quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đã tham gia Hiệp ước. Đến năm 1975, tại hội nghị đầu tiên xem xét lại Hiệp ước, đã có 95 quốc gia ký kết. Continue reading “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng

nguyen_cao_ky_TIQQ

Nguồn:Ky becomes premier of South Vietnam,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Phó Tư lệnh Không lực Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng của chính phủ lần thứ 9 được thiết lập chỉ trong vòng 20 tháng. Ngày 11 tháng 6, Hội đồng Quân lực chỉ định Kỳ làm Thủ tướng, và tướng Nguyễn Văn Thiệu được chỉ định vào vị trí Quốc trưởng hầu như không có nhiều quyền lực.

Leo đến chức Thiếu tướng trong Không lực Miền Nam Việt Nam, Kỳ là một trong những người thuộc một nhóm các quan chức nắm lấy quyền lực vào đầu năm 1965, kết thúc tình trạng vô chính phủ từ sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng”

Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot

505464449OH030_CAMBODIANS_A

Nguồn: Charles Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, Phnompenh Post, 29/5/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ.

“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot”

William Pitt Trẻ – Thủ tướng trẻ nhất nước Anh

11157775

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 18/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

William Pitt Trẻ là thủ tướng Anh trong thời kỳ Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Napoleon. Ông đã góp phần định hình và củng cố văn phòng thủ tướng ở nước này.

William Pitt sinh ngày 28 tháng 5 năm 1759, là con trai của bá tước vùng Chatham (William Pitt Già) – một chính khách nổi tiếng. Pitt theo học tại Đại học Cambridge và tốt nghiệp khi mới 17 tuổi. Đầu năm 1781, ông được bầu vào nghị viện ở tuổi 21. Năm 1782, ông trở thành bộ trưởng tài chính. Những năm tiếp theo ghi dấu cuộc chiến giữa vua George III và chính trị gia cấp tiến Charles Fox, người bị nhà vua căm thù. Căng thẳng giảm dần khi Fox và thượng nghị sĩ North, trước đây vốn là người trung thành với nhà vua, cùng thành lập một chính phủ liên minh. Hai người này đã đánh bại chính phủ và vua George buộc phải chỉ định họ nắm chính phủ. Fox trở thành địch thủ chính trị lâu dài của Pitt. Continue reading “William Pitt Trẻ – Thủ tướng trẻ nhất nước Anh”

Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?

FederalReserve

Nguồn: Martin Feldstein, “The Inflation Puzzle,” Project Syndicate, 29/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tỉ lệ lạm phát thấp ở Hoa Kỳ là một điều có vẻ khó hiểu, nhất là với những nhà kinh tế tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Xét cho cùng thì trong quá khứ, việc tăng và giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền cơ sở (tiền trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương) cuối cùng cũng tạo ra – hoặc ít nhất cũng kéo theo – sự tăng và giảm của tỉ lệ lạm phát. Và bởi vì tiền cơ sở do ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp mà không do các ngân hàng thương mại tạo ra, nên nhiều người cho rằng đây là thước đo tốt nhất cho ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Ví dụ, lượng tiền cơ sở của Mỹ đã tăng với tốc độ hằng năm là 9% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 6% trong thập niên tiếp theo. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ này được đi kèm với sự giảm nhịp của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 3,5% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 2,5% trong thập niên 1995-2005. Continue reading “Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?”

18/06/1815: Napoléon bại trận ở Waterloo

Nguồn:Napoléon defeated at Waterloo,” History.com (truy cập ngày 17/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này cách đây 200 năm, tại Waterloo thuộc Bỉ ngày nay, Napoléon Bonaparte đã chịu thất bại dưới tay của Công tước xứ Wellington, mang đến dấu chấm hết cho kỷ nguyên Napoléon của lịch sử châu Âu.

Sinh ra ở đảo Corse, Napoléon là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, nhanh chóng tiến thân trong đội ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong cuối những năm 1790. Đến năm 1799, Pháp đang giao chiến với hầu hết châu Âu, Napoléon trở về quê hương từ cuộc viễn chinh Ai Cập để giành quyền kiểm soát chính phủ Pháp và cứu dân tộc Pháp khỏi sụp đổ. Continue reading “18/06/1815: Napoléon bại trận ở Waterloo”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Pol Pot – Kẻ cầm đầu nạn diệt chủng Campuchia

??????????

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Pol Pot là thủ lĩnh đảng Khơ-me Đỏ, chính quyền cộng sản đã cai trị Campuchia từ năm 1975 đến 1979. Ông gây ra cái chết cho hơn một triệu người.

Pol Pot, tên khai sinh là Saloth Sar, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1925 tại tỉnh Kompong Thong, miền trung Campuchia (khi đó nằm dưới sự bảo hộ của Pháp). Gia đình Pol Pot khá giàu có, ông được theo học các trường dạy bằng tiếng Pháp. Năm 1949, ông giành được học bổng du học tại Paris và tại đây ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị theo xu hướng cộng sản. Continue reading “Pol Pot – Kẻ cầm đầu nạn diệt chủng Campuchia”

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

17/06/1885: Tượng Nữ thần Tự do cập cảng New York

Nguồn:Statue of Liberty arrives in New York Harbor,” History.com (truy cập ngày 16/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1885, bức tượng Nữ thần Tự do, món quà của tình hữu nghị của người dân Pháp dành cho người dân Mỹ, cập cảng New York sau khi được vận chuyển qua Đại Tây Dương trong 350 mảnh được đóng trong hơn 200 thùng chứa. Bức tượng được làm từ đồng và sắt, được lắp ráp lại và khánh thành một năm sau trong một buổi lễ do Tổng thống Mỹ Grover Cleveland chủ trì, và đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới như một biểu tượng trường tồn của tự do và dân chủ.

Với mục đích tưởng niệm cuộc Cách mạng Mỹ và một trăm năm tình hữu nghị giữa Mỹ và Pháp, bức tượng được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, với sự trợ giúp của kỹ sư Gustave Eiffel, người sau này xây dựng nên tòa tháp biểu tượng của thành phố Paris mang tên ông. Continue reading “17/06/1885: Tượng Nữ thần Tự do cập cảng New York”

Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng

MARKETS-GLOBAL/

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Currency Manipulation Charade”, Project Syndicate, 27/05/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Quốc hội Mỹ loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây tranh cãi – vốn là hiệp định thương mại then chốt của Tổng thống Barack Obama– thì xuất hiện một trở ngại lớn. Vào ngày 22 tháng 5, Thượng nghị viện đã tránh được trở ngại ấy bằng việc bỏ phiếu sát nút 51/48 để bác bỏ một đề xuất bổ sung điều khoản về “thao túng tiền tệ” vào một dự luật vốn sẽ trao cho Obama “quyền đàm phán nhanh” (fast-track authority) để thương thảo Hiệp định TPP. Nhưng vấn đề này có thể lại bị đưa ra khi cuộc tranh luận chuyển đến Hạ viện, nơi có sự ủng hộ rất lớn đối với “các quy định về tiền tệ có thể được thi hành.”

Trong ít nhất một thập niên gần đây, Quốc hội đã tập trung vào sự thao túng tiền tệ – một sự cáo buộc nhắm vào các nước công khai can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá nội tệ và dùng cách đó để trợ cấp xuất khẩu. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng”

Philippe Pétain – Thủ tướng chính quyền Vichy

Philippe-Petain

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 16/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Pétain là một vị anh hùng dân tộc Pháp do chiến công của ông trong trận Verdun ở Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên về sau ông đứng đầu chính phủ Vichy hợp tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, điều này làm ông mất hết uy tín và bị kết án tử hình.

Henri Philippe Pétain sinh ngày 24 tháng 4 năm 1856 trong một gia đình làm nghề nông ở phía bắc nước Pháp. Năm 1876 ông tham gia quân đội Pháp.

Sau nhiều lần nắm quyền chỉ huy trong Thế chiến thứ nhất, năm 1916 Pétain được lệnh ngăn cản cuộc tấn công ồ ạt của quân Đức vào thành phố Verdun. Ông tái tổ chức chiến tuyến và hệ thống vận tải, truyền cảm hứng cho quân lính, giúp xoay chuyển tình thế gần như tuyệt vọng thành một cuộc bảo vệ thành phố thành công. Ông trở thành một vị anh hùng được mến mộ và thay thế tướng Robert Nivelle làm tổng tư lệnh quân đội Pháp. Sau một loạt binh biến, Pétain thiết lập lại trật tự thành công bằng cách trực tiếp giải thích ý định của mình với quân lính và cải thiện điều kiện sống của họ. Tháng 11/1918, ông trở thành thống chế của nước Pháp. Continue reading “Philippe Pétain – Thủ tướng chính quyền Vichy”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”

16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô

SAPA990531578520

Nguồn:Brezhnev is Soviet president,” History.com (truy cập ngày 15/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, Leonid Ilyich Brezhnev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1964, được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, trở thành lãnh tụ đảng kiêm nguyên thủ quốc gia.

Gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1931, Brezhnev được lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev bảo trợ và là cấp phó của Khrushchev cho tới đầu những năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1964, Brezhnev tham gia vào một cuộc đảo chính trong Đảng để hạ bệ Khrushchev và sau đó Brezhnev lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư thay cho Khrushchev. Ban đầu, Brezhnev chia sẻ quyền lực với Aleksey Kosygin, người kế nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức thủ tướng) Liên Xô thay cho Khrushchev.* Tuy nhiên, Brezhnev dần tỏ ra là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và nổi lên như một nhân vật chủ chốt trong chính trường Liên Xô. Continue reading “16/06/1977: Brezhnev trở thành lãnh đạo tối cao Liên Xô”