Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả

immigrazione

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Inequality, Immigration, and Hypocrisy,” Project Syndicate, 08/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu cho thấy một lỗ hổng căn bản, nếu không nói là một sự đạo đức giả vô cùng, trong cuộc tranh luận đang diễn ra về sự bất bình đẳng kinh tế. Chẳng phải sự tiến bộ thực sự cần phải ủng hộ cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên hành tinh này, chứ không chỉ cho những người trong số chúng ta có đủ may mắn để được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia giàu có hay sao?

Nhiều người nghĩ rằng những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế phát triển đang ủng hộ một tư tưởng đặc quyền. Nhưng sự đặc quyền này chỉ dừng lại ở đường biên giới: tuy họ coi sự tái phân phối (thu nhập) lớn hơn trong mỗi quốc gia đơn lẻ là một điều hoàn toàn bắt buộc, nhưng những người sống ở các thị trường mới nổi hoặc ở các nước đang phát triển lại bị gạt ra ngoài. Continue reading “Bất bình đẳng, nhập cư, và đạo đức giả”

26/05/1965: Úc đưa quân tới Việt Nam

CUN_71_0538_VN

Nguồn:Australian troops depart for Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 26 tháng 5 năm 1965, tám trăm binh sĩ Úc đã lên đường tới Việt Nam, New Zealand cũng tuyên bố sẽ gửi một tiểu đoàn pháo binh.

Chính phủ Úc đưa quân tới Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1964 dưới hình thức một đội phi công và một đội kỹ thuật dân sự. Úc dần can thiệp sâu hơn vào Chiến tranh Việt Nam bằng cách triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Úc (RAR). Năm 1966, một lần nữa Úc tăng cường quân số của họ ở Việt Nam với việc thành lập Đội đặc nhiệm thứ nhất của Úc tại một căn cứ hoạt động gần Bà Rịa ở tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). Đội đặc nhiệm này gồm hai tiểu đoàn bộ binh, một đội xe tăng cỡ trung, và một phi đội trực thăng, cùng nhiều lực lượng hỗ trợ thông tin, kỹ thuật khác. Continue reading “26/05/1965: Úc đưa quân tới Việt Nam”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên quan đến bản báo cáo quân sự Trung Quốc thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Phó Giáo sư Andrew S. Erickson thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ đã thảo luận và làm rõ hơn một số vấn đề trong báo cáo.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Erickson, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc không ngoài tham vọng độc chiếm vùng biển này. Với lực lượng hải quân, hải cảnh hùng hậu và lực lượng dân quân biển duy nhất trên thế giới, Bắc Kinh muốn sử dụng ưu thế này để ép các nước trong khu vực phải chấp nhận giải quyết tranh chấp theo điều kiện của mình. Là một quốc gia thường xuyên “quá cảnh” sang biển Đông, Hoa Kỳ đã nhận thấy sự thay đổi trong mức độ khiêu khích của Trung Quốc. Điển hình như vụ tiêm kích J-11 của Trung Quốc bay “cắt mặt” máy bay P-8 của Hoa Kỳ năm 2014 và mới đây là vụ tàu chiến nước này theo dõi và xua đuổi tàu tuần duyên cũng như máy bay tuần thám của Washington trên khu vực Trường Sa hồi tuần vừa rồi. Ông Erickson lo ngại, với tốc độ xây đảo nhân tạo như hiện nay, nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Đông, tần suất các vụ “va chạm” với Hoa Kỳ có thể sẽ còn tăng thêm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/05/2015)”

Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?

america-us-china-e1415025915427

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Nhìn trên bàn cờ lớn, các diễn biến trên Biển Đông hiện nay cho thấy đây không còn là vấn đề an ninh khu vực thuần túy, mà là vấn đề an ninh toàn cầu. Ấn dưới các “hành động lên gân” là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Mỹ đang tiến rất gần đến “ngưỡng nguy hiểm”.

Cái bẫy Thucydides (Thucydies Trap)

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới phức tạp với những mặt hay, dở; trái, ngược cùng song hành tồn tại.

Trong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh việc hình thành các nền văn minh vĩ đại, tính nhân văn cao cả, thì nhân loại cũng chứng kiến những cuộc “quần hùng, tranh bá” gây ra bao bất ổn, bi thương cho nhân loại. Continue reading “Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?”

Mohammed Ali Jinnah – ‘Quốc phụ’ của Pakistan

quaid-e-azam-jinnah-dawn-file-670

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 25/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jinnah (1876-1948) là một chính khách người Ấn Độ. Ông đã đấu tranh thành công cho một quốc gia Pakistan độc lập và trở thành lãnh đạo đầu tiên của đất nước này. Ông được gọi với tên “Quaid-I Azam” hay “Lãnh tụ vĩ đại”.

Mohammed Ali Jinnah sinh ngày 25 tháng 12 năm 1876 tại Karachi, nay thuộc Pakistan nhưng khi đó thuộc Ấn Độ – thuộc địa của Anh. Cha của ông là một lái buôn Hồi giáo giàu có.

Jinnah theo học tại Đại học Bombay và trường nội trú Lincoln ở London. Sau đó ông hành nghề luật khá thành công tại Bombay. Ông là một thành viên của Đảng Quốc đại Ấn Độ, tổ chức đấu tranh giành lại quyền tự trị từ đế quốc Anh, và gia nhập Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ năm 1913. Liên đoàn được thành lập một vài năm trước để đại diện cho lợi ích của những người Ấn Độ theo đạo Hồi trong một đất nước mà đạo Hindu chiếm đa số. Đến năm 1916 ông được bầu làm chủ tịch Liên đoàn. Continue reading “Mohammed Ali Jinnah – ‘Quốc phụ’ của Pakistan”

Dân chủ tự do xuất hiện trong điều kiện nào?

 

Nguồn: Dani Rodrik & Sharun Mukand, “The Puzzle of Liberal Democracy,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần hai thập niên trước, nhà bình luận chính trị Fareed Zakaria đã viết một bài báo mang tính tiên tri có nhan đề “Sự trỗi dậy của nền Dân chủ Phi tự do”, trong đó, ông lo lắng về sự nổi lên của những kẻ chuyên quyền được lòng dân nhưng ít quan tâm đến pháp quyền và các quyền tự do dân sự. Các chính phủ có thể được bầu lên một cách tự do và công bằng, ông viết, nhưng vẫn thường xuyên vi phạm các quyền cơ bản của công dân họ.

Kể từ khi bài báo của Zakaria ra đời, các nền dân chủ phi tự do đã trở nên bình thường hơn chứ không còn là ngoại lệ. Theo báo cáo của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House), hơn 60% các quốc gia trên thế giới có nền dân chủ bầu cử – chế độ mà trong đó các đảng chính trị cạnh tranh và lên nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử thường xuyên được lịch trình sẵn – tăng từ khoảng 40% vào cuối những năm 1980. Nhưng đa số các nền dân chủ này đều không đảm bảo được sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Continue reading “Dân chủ tự do xuất hiện trong điều kiện nào?”

25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare

140228-prince-zidan-fiche

Nguồn:Chinese government removes ban on Shakespeare,” History.com (truy cập ngày 24/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 5 năm 1977, một dấu hiệu mới của sự tự do hóa chính trị đã xuất hiện ở Trung Quốc khi chính quyền cộng sản nước này dỡ bỏ lệnh cấm đã kéo dài 10 năm đối với các tác phẩm của William Shakespeare. Động thái này của Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt.

Năm 1966, nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc “Cách mạng Văn hóa,” được thiết kế nhằm mục đích khôi phục lòng nhiệt tình cách mạng cộng sản và sinh lực cho xã hội Trung Quốc. Giang Thanh, phu nhân của Mao Trạch Đông, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa không chính thức của Trung Quốc. Continue reading “25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare”

Nỗ lực xác lập lại vị thế khu vực của Nhật Bản

121212025219-abe-waving-story-top

Nguồn: John Lee, “Japan’s Good Fight,” Project Syndicate, 07/05/2015.

Biên dịch: Trần Bảo Trân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo quan điểm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì chuyến thăm gần đây của ông tới Hoa Kỳ đã thành công rực rỡ. Lần sửa đổi đầu tiên của Bản định hướng hợp tác quốc phòng song phương trong vòng 18 năm đã được ký kết, tạo điều kiện cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đóng vai trò rộng lớn hơn trong việc cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tái khẳng định rằng Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, nơi Trung Quốc đang cố gắng tuyên bố chủ quyền, được bảo vệ bằng hiệp ước phòng thủ chung. Đã có một số bước tiến trong Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này đòi hỏi Nhật Bản phải chủ động và nhiệt tình tham gia để có thể thành công. Và Abe đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản được phát biểu trong một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ.

Nhưng bất chấp những thành tích ấn tượng này, phần nổi bật nhất của chuyến đi của Abe lại xuất hiện vào phút cuối. Thay vì trở về nước ngay khi lịch trình chính thức của chuyến thăm kết thúc, Abe đã đến California, bao gồm Thung lũng Silicon, trong bốn ngày. Continue reading “Nỗ lực xác lập lại vị thế khu vực của Nhật Bản”

Thomas Jefferson – Tác giả Tuyên ngôn độc lập Mỹ

TomJefferson

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Jefferson (1743-1826) là một con người tài năng. Ông là tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, một trong những ‘người cha lập quốc’ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là vị tổng thống thứ ba của đất nước này.

Thomas Jefferson sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, Virginia trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Ông học luật và hành nghề cho đến đầu thập niên 1770. Ông là một quan tòa và là thành viên của Nghị viện (House of Burgesses) bang Virginia từ 1769 đến 1775.

Cho đến năm 1774, ông tích cực tham gia chống đối sự cai trị của người Anh. Trong cuốn sách “Một cái nhìn khái quát về quyền của người Mỹ gốc Anh” của mình, Jefferson đã thể hiện rõ ràng quan điểm của thuộc địa về độc lập. Với tư cách là một thành viên trong Hội nghị thuộc địa lần hai, ông là tác giả chính của Bản Tuyên ngôn độc lập. Từ năm 1779 đến 1781, ông quay lại Virginia và làm thống đốc bang này. Continue reading “Thomas Jefferson – Tác giả Tuyên ngôn độc lập Mỹ”

Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?

stalin-statue

Nguồn: Peter Singer, “A Statue for Stalin?Project Syndicate, 09/01/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hitler và Stalin là hai kẻ độc tài tàn nhẫn từng tiến hành những vụ thảm sát trên diện rộng. Nhưng trong khi người ta không thể hình dung ra một bức tượng Hitler ở Berlin hay ở bất cứ nơi nào khác trên nước Đức, thì những bức tượng Stalin lại được khôi phục trên những thị trấn ở khắp Gruzia (quê hương của Stalin), và một bức tượng khác sắp được dựng lên ở Moskva như một phần trong việc tưởng niệm tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Sự khác biệt trong thái độ không chỉ giới hạn trong biên giới của các quốc gia mà Hitler và Stalin từng cai trị. Ở Mỹ, có một bức tượng bán thân của Stalin ở Đài tưởng niệm D-Day Quốc gia ở Virginia. Ở New York, tôi (Peter Singer) mới ăn tối tại một nhà hàng Nga có đồ dùng kiểu Xô viết, nữ phục vụ mặc đồng phục Liên Xô, và một bức tranh vẽ các nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó nổi bật là Stalin. New York cũng có một Quán ba KGB. Theo tôi được biết, không có nhà hàng nào mang phong cách Đức Quốc xã ở New York; và cũng không có quán ba Gestapo hay SS nào. Continue reading “Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?”

24/05/1959: Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời

131029092522-05-airport-names-1029-horizontal-gallery

Nguồn:John Foster Dulles dies,” History.com (truy cập ngày 23/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 5 năm 1959, sau gần ba năm chống chọi với căn bệnh ung thư, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã qua đời. Dulles giữ chức Ngoại trưởng từ năm 1953 đến ít lâu trước khi ông mất, và được coi là một trong những người đặt nền móng cho chính sách đối ngoại thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong giai đoạn đó.

Dulles sinh năm 1888, con trai của một mục sư dòng Giáo hội trưởng nhiệm (Presbyterian). Tổng thống Dwight D. Eisenhower sau này đã đùa rằng anh chàng Dulles nghiêm túc đã chuẩn bị trở thành Ngoại trưởng từ khi còn là đứa trẻ. Điều đó không phải là không đúng. Ông trẻ của Dulles là John W. Dulles đã giữ chức Ngoại trưởng trong những năm 1890 (và là người mà John Foster Dulles được đặt tên theo). Cậu của Dulles, Robert Lansing, cũng giữ vị trí tương tự dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Dulles đã tiếp nối truyền thống gia đình khi Eisenhower bổ nhiệm ông làm Ngoại trưởng năm 1952. Continue reading “24/05/1959: Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời”

Tokugawa Ieyasu – Vị Shogun đầu tiên

the_shogun_tokugawa_ieyasu-t2

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Là một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản, Ieyasu là một chiến binh, chính khách và là người thành lập nên chính quyền Mạc phủ Tokugawa được trị vì bởi các shogun (Chinh di đại tướng quân).

Tokugawa Ieyasu sinh năm 1542, tên gốc là Matsudaira Takechiyo, là con trai một lãnh chúa của tỉnh Mikawa. Vào thời gian này, nước Nhật rối loạn vì nội chiến, với những mối thù giữa các lãnh chúa đã tồn tại gần một thế kỷ.

Năm bốn tuổi, Ieyasu bị gửi đi làm con tin đảm bảo cho liên minh giữa gia tộc của mình và gia tộc láng giềng Imagawa. Ông được nuôi dạy tại đó với nền giáo dục dành cho tầng lớp quý tộc. Continue reading “Tokugawa Ieyasu – Vị Shogun đầu tiên”

Các tác phẩm hư cấu và chiến tranh dư luận của Trung Quốc trên Biển Đông

1127-china-passport-propaganda

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Những ngày tháng 5/2015, Biển Đông đột ngột nhộn nhịp khác thường với những chuyến qua lại, phát biểu của lãnh đạo các nước trong và ngoài khu vực, bình luận của các chuyên gia và lo lắng của cộng đồng về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo chưa từng có trên các rặng san hô. Đây cũng là thời gian thế giới online phát sốt vì trailer của bộ phim Đạo mộ bút ký, được hứa hẹn sớm ra mắt khán giả ngày 18/06/2015 trên trang Ái Kỳ Nghệ. Các facebooks, fanpages tràn ngập hình ảnh các thần tượng của giới trẻ Đường Yên, Lý Dịch PhongDương DươngLưu Thiên TáLý Thần Hạo. Các trang mạng Việt Nam cũng đã có nhiều bài giới thiệu, ca ngợi về dự án đình đám này.

Đạo mộ bút ký được dàn dựng từ bộ tiểu thuyết đề tài trộm mộ đình đám của Nam Phái Tam Thúc. Hoàn thành trong 5 năm (2006-2011) tác phẩm được coi là “thần tác” trong giới xuất bản Trung Quốc. Lượng tiêu thụ sách tại Trung Quốc luôn đứng đầu bảng, nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt và lời khen ngợi của trăm vạn độc giả. Tác phẩm thực hiện theo hình thức TV series, dự kiến kéo dài 8 phần, mỗi phần gồm 12 tập, mỗi tập 60 phút phát sóng liên tục trong 8 năm. Vì vậy sức ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn. Continue reading “Các tác phẩm hư cấu và chiến tranh dư luận của Trung Quốc trên Biển Đông”

23/05/1949: Tây Đức được thành lập

CDU - Bundesparteitag in Düsseldorf Konrad Adenauer

Nguồn:Federal Republic of Germany is established,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 5 năm 1949, Cộng hòa Liên bang Đức (thường được gọi là Tây Đức) chính thức được thành lập như một quốc gia riêng biệt và độc lập. Động thái này là dấu chấm hết thực sự cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc tái thống nhất Đông Đức và Tây Đức khi đó.

Trong giai đoạn hậu Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực chiếm đóng do Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô kiểm soát. Thành phố Berlin cũng bị chia cắt tương tự. Sự sắp xếp này ban đầu chỉ mang tính chất tạm thời; nhưng do tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh ngày một căng thẳng, sự phân chia giữa hai miền kiểm soát cộng sản và phi cộng sản dần trở nên lâu dài. Continue reading “23/05/1949: Tây Đức được thành lập”

Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar

Hindenburg

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hindenburg (1847-1934) là một nhân vật cấp cao của quân đội Đức trong Thế chiến thứ nhất, và là tổng thống thứ hai của nền Cộng hòa Weimar (từ 1925 đến 1934).

Paul von Hindenburg sinh ngày 2 tháng 10 năm 1847 tại Posen, vương quốc Phổ (nay là Poznan, Ba Lan) trong một gia đình có dòng dõi quý tộc ở Đức. Trong sự nghiệp quân sự đáng trân trọng nhưng không có gì nổi trội của mình, Hindenburg đã tham chiến trong Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871), và nghỉ hưu năm 1911. Tuy nhiên, năm 1914 ông được gọi tái ngũ và bổ nhiệm chức vụ chỉ huy trên danh nghĩa của Erich Ludendorff, một chiến lược gia quân sự tài năng. Những chiến tích nhờ công của Ludendorff trong cuộc xâm lược nước Nga đem lại danh tiếng cho Hindenburg, người được bổ nhiệm làm thống chế mặt trận và tổng tư lệnh của tất cả các lực lượng bộ binh Đức, với Ludendorff luôn sát cánh. Hindenburg chỉ đạo việc tổng động viên cả nước Đức cho cuộc chiến, và trở thành một nhân vật được ủng hộ rộng khắp. Hoàng đế Kaiser Wilhelm II bị gạt sang một bên. Continue reading “Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar”

Nhóm G-20 (Group of 20)

g20

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga 

G-20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Anh, Argentina, Australia, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, và Ý) và Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu được đại diện bởi nước giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G-20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban Phát triển (DC) của IMF và WB. Continue reading “Nhóm G-20 (Group of 20)”

22/05/1990: Yemen thống nhất đất nước

640px-Divided_Yemen.svg

Nguồn:Yemen united,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1990, sau 150 năm chia cắt, miền Nam Yemen theo chủ nghĩa Marx (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen) và miền Bắc Yemen theo chủ nghĩa bảo thủ (Cộng hòa Ả Rập Yemen) thống nhất thành Cộng hòa Yemen. Ali Abdullah, Tổng thống Bắc Yemen, trở thành Tổng thống của đất nước mới, còn Ali Salem al-Baid, lãnh đạo của Đảng Xã hội Nam Yemen, trở thành phó Tổng thống. Cuộc bầu cử tự do đầu tiên của đất nước này được tổ chức năm 1993. Continue reading “22/05/1990: Yemen thống nhất đất nước”

Công nghệ quốc phòng: đã đến lúc xoay trục sang khu vực tư nhân

Nguồn: Ben FitzGerald and Katrina Timlin, “Time for a private-sector pivot to military technology”, War on the Rocks, 22/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến lược xoay trục sang châu Á của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã được theo dõi và tranh luận rất nhiều. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng đang theo đuổi một chiến dịch xoay trục khác, ít được quan tâm bàn luận hơn, hướng sang khu vực công nghệ thương mại. Chuyến viếng thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đến Thung lũng Silicon đã nhấn mạnh tới mối lo ngại ngày càng lớn trong toàn bộ cộng đồng quân sự, rằng khu vực thương mại chính là khởi nguồn của các công nghệ đột phá, với ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hiện lại thiếu sự chuẩn bị cần thiết để tận dụng sự phát triển này.

Chuyến thăm của ông Carter đã thể hiện sự quan tâm ở cấp cao đối với khu vực công nghệ thương mại ngay bên trong Lầu Năm Góc. Những lãnh đạo của cơ quan này như ông Carter, Thứ trưởng Bob Work và người phụ trách lĩnh vực mua sắm Frank Kendall đang tiếp tục thúc đẩy Bộ Quốc phòng thích nghi với sự phát triển của các công nghệ mang tính thương mại. Continue reading “Công nghệ quốc phòng: đã đến lúc xoay trục sang khu vực tư nhân”

Thomas Hobbes – Cha đẻ của ‘Khế ước xã hội’

04282014thomashobbes

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 21/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hobbes (1588-1679) là một triết gia người Anh. Tư tưởng triết học chính trị của ông bao trùm thế kỷ 17 và tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng tới ngày nay.[1]  

Thomas Hobbes sinh ngày 5 tháng 4 năm 1588 tại Malmesbury, Wiltshire, là con trai của một mục sư. Cha ông rời bỏ gia đình năm 1604 và không bao giờ quay trở lại, vì thế một người chú giàu có đã chi trả cho việc học của Hobbes tại Đại học Oxford.

Năm 1608, Hobbes làm gia sư cho William Cavendish, sau này là bá tước vùng Devonshire. Hobbes phục vụ cho gia đình Cavendish suốt đời mình. Năm 1610, Cavendish và Hobbes cùng nhau du hành Châu Âu, đi qua Đức, Pháp và Ý. Sau khi Cavendish mất, Hobbes chuyển sang nghề khác, nhưng về sau làm gia sư cho con trai của Cavendish. Trong những năm này ông đi vòng quanh Châu Âu hai lần nữa, gặp gỡ với những nhà tư tưởng hàng đầu như nhà thiên văn học Galileo Galilei và triết gia Rene Descartes. Continue reading “Thomas Hobbes – Cha đẻ của ‘Khế ước xã hội’”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”