16/05/1960: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô thất bại

Khrushchev_U2

Nguồn:U.S.-Soviet summit meeting collapses,” History.com (truy cập ngày 15/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 16 tháng 5 năm 1960, trong bối cảnh Liên Xô vừa bắn hạ một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ hôm mùng 1 tháng 5, nhà lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev đã chỉ trích Mỹ và Tổng thống Dwight D. Eisenhower tại một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ quốc gia tại Paris. Cơn bộc phát của Khrushchev đã khiến Eisenhower tức giận và làm tiêu tan bất cứ cơ hội nói chuyện hay đàm phán thành công nào tại hội nghị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1960, Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám của CIA và bắt giữ phi công, Gary Francis Powers. Hoa Kỳ phủ nhận chiếc máy bay được sử dụng cho hoạt động tình báo, thay vào đó tuyên bố đó chỉ đơn thuần là một chiếc máy bay phụ vụ dự báo thời tiết đi lạc hướng. Sau đó Liên Xô đã bắt giữ Powers, thu thập được phần lớn mảnh vỡ từ chiếc máy bay, và Powers thừa nhận ông đang làm việc cho CIA. Sự việc trở thành một thất bại quan hệ công chúng của Eisenhower và ông buộc phải thừa nhận chiếc máy bay quả thật đã được sử dụng để do thám Liên Xô. Continue reading “16/05/1960: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô thất bại”

Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc

Charles-Gordon

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 15/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Tướng Charles Gordon (1833-1885) trở thành vị anh hùng dân tộc của nước Anh vì những chiến công tại Trung Quốc và sự hy sinh của ông khi bảo vệ Khartoum khỏi quân nổi dậy Sudan.

Charles Gordon sinh ngày 28 tháng 1 năm 1833, là con trai của một sĩ quan quân đội cấp cao. Năm 1852 ông được lệnh phục vụ trong binh đoàn Công binh Hoàng gia. Ông trở nên nổi bật trong cuộc Chiến tranh Crimea (1853-1856), và năm 1860, ông tình nguyện tham gia chiến tranh “Mũi tên” (còn có tên là Chiến tranh nha phiến lần hai) tại Trung Quốc. Tháng 5/1862, binh đoàn công binh của Gordon được phái đi để tăng cường trấn giữ trung tâm thương mại của Châu Âu tại Thương Hải trước sự uy hiếp của quân Thái Bình nổi dậy (chỉ quân của Thái Bình Thiên quốc – ND). Một năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của một lực lượng gồm 3.500 nông dân được huấn luyện để bảo vệ thành phố. Trong 18 tháng sau đó, quân lính của Gordon đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại các cuộc nổi dậy của quân Thái Bình. Continue reading “Charles Gordon – Vị tướng đánh bại Thái Bình Thiên quốc”

Chính sách Đổi mới (Renovation policy)

img-3879copy2-1410759508

Tác giả: Trần Nam Tiến

Đổi mới là sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1986, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đưa ra, được Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001) tiếp tục hoàn thiện và phát triển, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích của Đổi mới là nhằm tìm kiếm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam; thay đổi những mặt, những yếu tố chưa phù hợp, chứ không phải thay đổi mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Bản chất của Đổi mới chính là không ngừng mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Chính sách Đổi mới (Renovation policy)”

15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

article-1324122-004442DD00000258-209_634x429

Nguồn:Soviets begin withdrawal from Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 14/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 5 năm 1988, sau hơn tám năm can thiệp quân sự vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ thân cộng sản, Liên Xô bắt đầu rút quân. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho sự chấm dứt của một giai đoạn dai dẳng, đẫm máu, và vô ích của Liên Xô trong việc chiếm đóng Afghanistan.

Tháng 12 năm 1979, quân đội Xô viết bắt đầu tiến quân vào Afghanistan trong một nỗ lực củng cố chính quyền cộng sản thân Liên Xô đang bị các lực lượng nổi dậy trong nước đe dọa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn binh lính Nga và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổ vào Afghanistan. Từ đó bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dữ dội với quân nổi dậy Hồi giáo người Afghanistan vốn khinh bỉ chính quyền cộng sản và lực lượng Xô viết đang hỗ trợ nó. Trong suốt tám năm sau đó, hai bên liên tục chiến đấu giành quyền kiểm soát Afghanistan, và cả Liên Xô và quân nổi dậy đều không thể đạt được chiến thắng quyết định. Continue reading “15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan”

Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?

polling-station

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Bầu cử là một trong những cơ chế phổ biến nhất ở các nền dân chủ để người dân, thông qua những lá phiếu của họ, có thể bầu ra đại diện cho mình trong các vị trí lãnh đạo nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử là không bắt buộc. Người dân có thể chọn tham gia hoặc không tham gia bỏ phiếu.

Vì không bắt buộc nên tỉ lệ cử tri đi bầu ở mỗi quốc gia này là rất khác nhau. Chẳng hạn, trong cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam lần thứ 13, diễn ra vào năm 2011, tỉ lệ cử tri đi bầu trên cả nước là 99,51%; thậm chí ở một số tỉnh, con số này còn lên tới 99,99%. Trong khi đó, trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 57, diễn ra vào năm 2012, tỉ lệ này chỉ đạt 58,2%. Cuộc tổng tuyển cử của Vương quốc Anh năm 2015 diễn ra tuần trước có tỉ lệ cử tri đi bầu cao hơn khi 66,1% số cử tri đã đi bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?”

Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh

6257423775_f3d8f800f0_z

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 14/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Che Guevara (1928-1967), người Argentina, là một nhà lãnh đạo cách mạng Cuba và một vị anh hùng cánh tả. Bức ảnh của ông do Alberto Korda chụp trở thành một hình ảnh biểu tượng của thế kỷ 20.

Ernesto Guevara de la Serna, được biết đến với tên gọi Che Guevara, sinh ngày 14 tháng 6 năm 1928 tại Rosario, Argentina trong một gia đình trung lưu. Ông theo học ngành dược tại Đại học Buenos Aires. Trong thời gian này ông đã thực hiện những chuyến hành trình đi khắp miền Nam và Trung Mỹ. Sự nghèo khổ và áp bức ở khắp nơi mà ông chứng kiến, cùng với niềm tin vào chủ nghĩa Marx đã thuyết phục ông rằng con đường duy nhất mà Nam Mỹ và Trung Mỹ phải đi là cách mạng vũ trang. Continue reading “Che Guevara – Hiệp sĩ của Cách mạng Châu Mỹ Latinh”

Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?

xgqjrdcx-1386554669

Nguồn: Michael J.Boskin, “Are the Good Times Over?“, Project Syndicate, 27/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong vòng 25 năm trước cuộc Đại Suy thoái 2008-2009, Hoa Kỳ đã trải qua hai lần suy thoái ngắn và nhẹ cùng với hai giai đoạn dài tăng trưởng mạnh. Ở quy mô toàn cầu, thu nhập tăng cao, lạm phát giảm và thị trường chứng khoán khởi sắc. Hơn nữa, sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng lớn gần nhất (do giá dầu – NBT) vào đầu những năm 1980 đã mang lại những thành tựu kinh tế vĩ mô lớn mạnh và ổn định chưa từng có trong suốt một phần tư thế kỷ. Tuy nhiên, ở lần khủng hoảng này, việc tăng trưởng trở lại là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Sự phục hồi của Mỹ sau cuộc Đại Suy thoái không ổn định, mức tăng trưởng cứ nhích lên rồi lại tụt xuống. Trên thực tế, Mỹ đã chưa bao giờ trải qua được ba quý liên tiếp nào có mức tăng trưởng 3% trong suốt một thập niên qua. Mặc dù giá dầu giảm có lợi cho người tiêu dùng nhưng lợi thế này phần nào bị hạn chế bởi việc đầu tư vào ngành năng lượng bị giảm, và tác động của đồng đô la mạnh hơn sẽ ngày càng lớn. Continue reading “Đã hết những thời kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài?”

14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập

warsawpact

Nguồn:The Warsaw Pact is formed,” History.com (truy cập ngày 13/5/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 5 năm 1955, Liên Xô cùng bảy quốc gia vệ tinh của nó ở châu Âu đã ký một hiệp ước thành lập Khối Warszawa (Vác-sa-va), một tổ chức phòng thủ chung đưa Liên Xô trở thành chỉ huy lực lượng vũ trang của các nước thành viên.

Khối Warszawa được đặt tên theo nơi hiệp ước được ký là Warszawa, Ba Lan, bao gồm các nước thành viên là Liên Xô, Albania, Ba Lan, Romania, Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, và Bulgaria. Hiệp ước kêu gọi các quốc gia thành viên cùng bảo vệ bất cứ thành viên nào bị một lực lượng bên ngoài tấn công và thiết lập một khối quân sự thống nhất dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Ivan Stepanovich Koniev của Liên Xô. Lời dẫn nhập hiệp ước thành lập Khối Warszawa đã chỉ ra lý do tồn tại của nó. Continue reading “14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập”

Làm thế nào để chống lại chiến lược bầy đàn rô-bốt

15810993200_d41e2722f5_k-470x260

Nguồn: Paul Scharre, “Counter-Swarm: A Guide to Defeating Robotic Swarms”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt | Kỳ 5: Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Mô hình bầy đàn với số lượng lớn các hệ thống tự hành chi phí thấp có thể được ứng dụng một cách hữu hiệu trên nhiều phương diện trong chiến tranh. Thế nhưng, không chỉ riêng quân đội Hoa Kỳ tiến hành khai thác các ưu điểm của cách tiếp cận này, mà còn có cả các quốc gia khác. Chiến thuật bầy đàn mở ra vô số các cơ hội để quân đội Hoa Kỳ tăng cường tác chiến hiệu quả, bằng cách cải thiện phạm vi, tần suất, khả năng chấp nhận rủi ro, số lượng, khả năng phối hợp, trí thông minh và tốc độ trên chiến trường. Thế nhưng, có thể chính các bầy đàn của đối phương mới là yếu tố thay đổi toàn cục chiến tranh. Continue reading “Làm thế nào để chống lại chiến lược bầy đàn rô-bốt”

Marcus Garvey – Người tiên phong “trở về Châu Phi”

1000509261001_2016050118001_Bio-Biography-Marcus-Garvey-SF

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 13/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Garvey (1887-1940) là một nhà dân tộc chủ nghĩa người Jamaica, người đã tạo dựng nên phong trào “Trở về Châu Phi” (Back to Africa) ở Hoa Kỳ. Ông trở thành một hình tượng truyền cảm hứng cho các nhà vận động nhân quyền sau này.

Marcus Garvey sinh ngày 17 tháng 9 năm 1887 tại Vịnh St Ann, Jamaica, là con út trong gia đình có 11 người con. Ông được thừa hưởng niềm đam mê đọc sách từ cha mình, một người thợ nề, và đã đọc hết tủ sách của gia đình. Ông rời trường học từ năm 14 tuổi và đi học nghề in. Tại đây ông dẫn đầu một cuộc đình công đòi tăng lương. Từ năm 1910 đến 1912, Garvey du hành qua miền Nam và Trung Mỹ và cả London. Continue reading “Marcus Garvey – Người tiên phong “trở về Châu Phi””

Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?

RUSSIA GAS LINK

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Europe Versus Gazprom,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí tự nhiên của đất nước mình như một vũ khí chính sách đối ngoại mà không sợ bị Liên minh châu Âu (EU) thách thức. Nhưng giờ thì đã khác. Với việc EU bắt đầu vụ kiện chống độc quyền (antitrust) chống lại Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, châu Âu đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng sự hung hăng của Putin không còn đáng sợ như trước đây nữa.

Thông điệp từ các ủy viên của Ủy ban châu Âu về Cạnh tranh – rằng các quy luật thị trường áp dụng cho tất cả mọi người – cũng đã bị Putin phớt lờ trong nhiều năm qua. Sự tin tưởng vào các phương tiện kinh tế và pháp lý để đạt được các mục tiêu chính trị từ lâu đã là một đặc điểm trong sự cai trị của Putin. Cách đây hơn một thập niên, Điện Kremlin đã sung công Tập đoàn Dầu khí Yukos, khi đó chiếm 20% sản lượng của Nga, và bỏ tù người sáng lập tập đoàn là ông Mikhail Khodorkovsky trong 10 năm vì tội trốn thuế bị dàn dựng sau khi ông dám phản đối Putin. Continue reading “Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?”

13/05/1981: Giáo hoàng John Paul II bị ám sát hụt

pope-1024_179693k

Nguồn:Pope John Paul II is shot,” History.com (truy cập này 12/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Giáo hoàng John Paul (Gioan Phaolô) II bị bắn trọng thương trên Quảng trường Thánh Peter (Phêrô) ở Roma, Ý. Tên khủng bố người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Ağca, đang chạy trốn sau khi bị kết án trong một vụ giết người trước đó, đã xả súng về phía nhà lãnh đạo tôn giáo, hai trong số loạt đạn đó đã làm bị thương một số du khách đứng gần. Ağca bị bắt giữ ngay lập tức.

Ağca khai nhận hắn đã lên kế hoạch ám sát nhà vua nước Anh, nhưng không thể vì nước Anh chỉ có Nữ hoàng mà “người Thổ Nhĩ Kỳ thì không bắn phụ nữ.” Hắn cũng khai nhận hắn có quan hệ với người Palestine, dù Tổ chức Giải phóng Palestine PLO đã nhanh chóng phủ nhận mọi sự liên quan. Các thám tử tin rằng lời thú tội của Ağca đã được sắp đặt để đánh lạc hướng phía điều tra. Continue reading “13/05/1981: Giáo hoàng John Paul II bị ám sát hụt”

Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

showdown-at-congress-corral-as-gun-control-debate-begins.si

Nguồn:Congress’s influence over foreign policy”, The Economist, 20/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu, đề xuất Quốc Hội đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được với Iran; còn Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã quyết định rằng Quốc Hội nên bỏ phiếu “thuận hoặc không thuận” (up-or-down vote) về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.

Hầu hết người nước ngoài, và khá nhiều người Mỹ, vẫn cho rằng Tổng thống Mỹ là người điều hành chính sách đối ngoại của quốc gia. Điều đó là không đúng. Nhưng Quốc Hội cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực đối ngoại. Điều mà Quốc Hội thường muốn là có được tiếng nói [trong vấn đề] trong khi lại từ chối chấp thuận các thỏa hiệp mà chính sách đối ngoại thường đòi hỏi. Vậy cơ quan lập pháp thực sự có ảnh hưởng gì lên các hoạt động đối ngoại của nước Mỹ? Continue reading “Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Vua George VI – Vĩ nhân từ thời cuộc

king_george_vi

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

George VI (1895-1952) lên ngôi vua một cách bất đắc dĩ bởi anh trai của ông là vua Edward VIII thoái vị năm 1936. George VI đã nỗ lực hết sức mình để gánh vác trọng trách bất ngờ này, đặc biệt là trong những năm tháng khó khăn của cuộc Thế chiến thứ hai.

Vua George VI sinh ngày 14 tháng 12 năm 1895 tại Norfolk, là con trai thứ của Công tước xứ York, người sau này trở thành vua George V. Ông được đặt tên thánh là Albert theo tên của cụ nội – Hoàng tử Albert. Năm 1909, ông theo học tại Học viện hải quân Dartmouth và gia nhập Hải quân Hoàng gia, tham gia chiến đấu trong trận Jutland trong Thế chiến thứ nhất – và sau đó ông chuyển sang lực lượng Không quân Hoàng gia. Năm 1920, ông được phong làm Công tước xứ York và bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hoàng gia. Năm 1923, ông kết hôn với Công nương Elizabeth Bowes-Lyon, con gái út của Bá tước thứ 14 xứ Strathmore. Họ có với nhau hai người con gái là Elizabeth và Margaret. Continue reading “Vua George VI – Vĩ nhân từ thời cuộc”

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình. Continue reading “Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan”

12/05/1975: Khmer Đỏ bắt giữ tàu Mayaguez của Mỹ

4_Marines_board_the_Mayaguez

Nguồn:American ship Mayaguez seized,” History.com (truy cập ngày 11/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 12 tháng 5 năm 1975, tàu chở hàng Mayaguez của Hoa Kỳ đã bị các lực lượng cộng sản ở Campuchia bắt giữ, trở thành một sự kiện quốc tế. Phản ứng của Mỹ sau vụ việc cho thấy những vết thương của Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục hằn sâu.

Chiều 12 tháng 5, tàu chở hàng Mayaguez cùng 39 thủy thủ đoàn bị một chiếc tàu chiến (thuộc loại PCF) của hải quân Campuchia bắt giữ. Campuchia khi đó đã rơi vào tay lực lượng nổi dậy cộng sản là Khơme Đỏ từ tháng 4 năm 1973. Chính quyền Campuchia đã bắt giam các thủy thủ đoàn của Mỹ trong khi chờ đợi một cuộc điều tra về con tàu và tại sao nó lại đi vào vùng lãnh hải mà Campuchia tuyên bố chủ quyền. Phía Mỹ phản ứng rất nhanh chóng. Tổng thống Gerald Ford gọi hành động bắt giữ tàu chở hàng của Campuchia là “cướp biển” và hứa sẽ nhanh chóng hành động để giải cứu những người Mỹ bị bắt. Continue reading “12/05/1975: Khmer Đỏ bắt giữ tàu Mayaguez của Mỹ”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong Báo cáo Quốc phòng Thường niên gửi Quốc hội về quân sự Trung Quốc, được công bố ngày 8 tháng 5, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh. Theo báo cáo này, động lực chủ yếu thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân đội là những “xung đột tiềm tàng ở eo biển Đài Loan”. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc hiện đã gấp hơn 10 lần chi tiêu quốc phòng của Đài Loan và vẫn tiếp tục tăng. Bản báo cáo cũng đề cập đến những hoạt động thầm lặng nhưng mạnh mẽ của Trung Quốc tại biển Đông và Hoa Đông, bao gồm cả các hoạt động cải tạo, mở rộng đảo và chiến thuật “lát cắt salami”. Lầu Năm Góc cũng lưu ý đến việc Bắc Kinh sử dụng các tàu của lực lượng Hải cảnh để bảo vệ lợi ích và tránh đẩy căng thẳng leo thang thành các xung đột quân sự trên biển Đông.

Về phần cứng, báo cáo cung cấp những cập nhật mới nhất về hệ thống vũ khí và phạm vi hoạt động của chúng. Bắc Kinh được cho là đang tìm cách nới rộng khoảng cách địa lý cho các hoạt động quân sự, đặc biệt tại Ấn Độ Dương. Báo cáo khẳng định, các tàu ngầm hạt nhân lớp Thương (Shang-class) và lớp Tống (Song-class) đã được triển khai ở Ấn Độ Dương. Trước đó, cuối năm 2014, các tàu ngầm của Trung Quốc đã từng bị phát hiện đang neo đậu tại một bến cảng của Sri Lanka. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)”

George III – Vua đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh

King-George-III-of-Englan-010

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

George III (1738-1820) là người thứ ba của nhà Hanover làm vua của Vương quốc Anh. Dưới triều đại của ông, nước Anh để mất 13 thuộc địa ở Châu Mỹ, nhưng lại vươn lên thành cường quốc hàng đầu ở Châu Âu. Ông mắc chứng bệnh rối loạn thần kinh kinh niên, và từ năm 1810, con trai ông phải thay cha nhiếp chính.

George III sinh ngày 4 tháng 6 năm 1738 tại London, là con trai của Frederick – Hoàng tử xứ Wales và Augusta của xứ Saxe-Gotha. Khi cha ông mất năm 1751, ông trở thành người kế vị ngôi vương của ông nội là Vua George II và lên ngôi năm 1760. Ông là người đầu tiên của vương triều Hanover sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Năm 1761, George kết hôn với Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với 15 người con. Continue reading “George III – Vua đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh”

Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?

Spiegel-cover2

Nguồn: Bernard-Henri Lévy, “In Defense of Angela Merkel,” Project Syndicate, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

Việc trang bìa gần đây của tuần báo Der Spiegel đăng tải hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trước tòa thành cổ Acropolis với những sĩ quan Đức Quốc xã đứng xung quanh đã giúp thể hiện một điều quan trọng: cuối cùng thì vấn đề phong trào bài Đức (Germanophobia) ở châu Âu đã được bộc lộ theo một cách không thể tránh khỏi.

Sự lăng mạ nước Đức đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Những cuộc biểu tình tại đảo Síp vào tháng 3 năm 2013 đi kèm những băng rôn mang hình ảnh châm biếm bà Merkel được hóa trang giống như Adolf Hitler. Cùng thời điểm đó tại Valencia, Tây Ban Nha, nhân lễ hội Falles hàng năm, bà Merkel trong hình nộm một bà hiệu trưởng ghê gớm đang thuyết giảng cho người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha và các Bộ trưởng của ông về “Mười điều răn của Angela – Kẻ hủy diệt.” Hình nộm đó cuối cùng đã bị đốt cháy trong ngọn lửa ăn mừng Thánh Joseph. Continue reading “Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?”

11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời

PD*33643562

Nguồn:Kim Philby dies,” History.com (truy cập ngày 10/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 5 năm 1988, Kim Philby, cựu sĩ quan của Cục tình báo mật Anh Quốc (MI6) và là gián điệp hai mang của Liên Xô, qua đời tại Moskva ở tuổi 76. Philby có lẽ là một trong những người nổi tiếng nhất trong nhóm quan chức chính phủ Anh từng làm điệp viên cho Nga từ những năm 1930 đến những năm 1950.

Philby xuất thân từ một giai tầng có địa vị và được kính trọng trong xã hội Anh. Ông theo học Trường Trinity College thuộc Đại học Cambridge hồi đầu những năm 1930, và dần theo đuổi sự nghiệp chính trị cấp tiến. Năm 1934, ông tới Vienna, nơi ông gặp và cưới, rồi nhanh chóng ly dị, với một người phụ nữ trẻ là thành viên của Đảng Cộng sản Áo. Sau này Philby thừa nhận chính phủ Liên Xô đã tuyển dụng ông làm gián điệp cho họ ở Vương quốc Anh trong thời gian này. Continue reading “11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời”