23/05/1949: Tây Đức được thành lập

CDU - Bundesparteitag in Düsseldorf Konrad Adenauer

Nguồn:Federal Republic of Germany is established,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 5 năm 1949, Cộng hòa Liên bang Đức (thường được gọi là Tây Đức) chính thức được thành lập như một quốc gia riêng biệt và độc lập. Động thái này là dấu chấm hết thực sự cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc tái thống nhất Đông Đức và Tây Đức khi đó.

Trong giai đoạn hậu Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực chiếm đóng do Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô kiểm soát. Thành phố Berlin cũng bị chia cắt tương tự. Sự sắp xếp này ban đầu chỉ mang tính chất tạm thời; nhưng do tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh ngày một căng thẳng, sự phân chia giữa hai miền kiểm soát cộng sản và phi cộng sản dần trở nên lâu dài. Continue reading “23/05/1949: Tây Đức được thành lập”

Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar

Hindenburg

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hindenburg (1847-1934) là một nhân vật cấp cao của quân đội Đức trong Thế chiến thứ nhất, và là tổng thống thứ hai của nền Cộng hòa Weimar (từ 1925 đến 1934).

Paul von Hindenburg sinh ngày 2 tháng 10 năm 1847 tại Posen, vương quốc Phổ (nay là Poznan, Ba Lan) trong một gia đình có dòng dõi quý tộc ở Đức. Trong sự nghiệp quân sự đáng trân trọng nhưng không có gì nổi trội của mình, Hindenburg đã tham chiến trong Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871), và nghỉ hưu năm 1911. Tuy nhiên, năm 1914 ông được gọi tái ngũ và bổ nhiệm chức vụ chỉ huy trên danh nghĩa của Erich Ludendorff, một chiến lược gia quân sự tài năng. Những chiến tích nhờ công của Ludendorff trong cuộc xâm lược nước Nga đem lại danh tiếng cho Hindenburg, người được bổ nhiệm làm thống chế mặt trận và tổng tư lệnh của tất cả các lực lượng bộ binh Đức, với Ludendorff luôn sát cánh. Hindenburg chỉ đạo việc tổng động viên cả nước Đức cho cuộc chiến, và trở thành một nhân vật được ủng hộ rộng khắp. Hoàng đế Kaiser Wilhelm II bị gạt sang một bên. Continue reading “Hindenburg – Tổng thống nền Cộng hòa Weimar”

Nhóm G-20 (Group of 20)

g20

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga 

G-20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Anh, Argentina, Australia, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, và Ý) và Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu được đại diện bởi nước giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G-20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban Phát triển (DC) của IMF và WB. Continue reading “Nhóm G-20 (Group of 20)”

22/05/1990: Yemen thống nhất đất nước

640px-Divided_Yemen.svg

Nguồn:Yemen united,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1990, sau 150 năm chia cắt, miền Nam Yemen theo chủ nghĩa Marx (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen) và miền Bắc Yemen theo chủ nghĩa bảo thủ (Cộng hòa Ả Rập Yemen) thống nhất thành Cộng hòa Yemen. Ali Abdullah, Tổng thống Bắc Yemen, trở thành Tổng thống của đất nước mới, còn Ali Salem al-Baid, lãnh đạo của Đảng Xã hội Nam Yemen, trở thành phó Tổng thống. Cuộc bầu cử tự do đầu tiên của đất nước này được tổ chức năm 1993. Continue reading “22/05/1990: Yemen thống nhất đất nước”

Công nghệ quốc phòng: đã đến lúc xoay trục sang khu vực tư nhân

Nguồn: Ben FitzGerald and Katrina Timlin, “Time for a private-sector pivot to military technology”, War on the Rocks, 22/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến lược xoay trục sang châu Á của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã được theo dõi và tranh luận rất nhiều. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng đang theo đuổi một chiến dịch xoay trục khác, ít được quan tâm bàn luận hơn, hướng sang khu vực công nghệ thương mại. Chuyến viếng thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đến Thung lũng Silicon đã nhấn mạnh tới mối lo ngại ngày càng lớn trong toàn bộ cộng đồng quân sự, rằng khu vực thương mại chính là khởi nguồn của các công nghệ đột phá, với ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hiện lại thiếu sự chuẩn bị cần thiết để tận dụng sự phát triển này.

Chuyến thăm của ông Carter đã thể hiện sự quan tâm ở cấp cao đối với khu vực công nghệ thương mại ngay bên trong Lầu Năm Góc. Những lãnh đạo của cơ quan này như ông Carter, Thứ trưởng Bob Work và người phụ trách lĩnh vực mua sắm Frank Kendall đang tiếp tục thúc đẩy Bộ Quốc phòng thích nghi với sự phát triển của các công nghệ mang tính thương mại. Continue reading “Công nghệ quốc phòng: đã đến lúc xoay trục sang khu vực tư nhân”

Thomas Hobbes – Cha đẻ của ‘Khế ước xã hội’

04282014thomashobbes

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 21/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hobbes (1588-1679) là một triết gia người Anh. Tư tưởng triết học chính trị của ông bao trùm thế kỷ 17 và tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng tới ngày nay.[1]  

Thomas Hobbes sinh ngày 5 tháng 4 năm 1588 tại Malmesbury, Wiltshire, là con trai của một mục sư. Cha ông rời bỏ gia đình năm 1604 và không bao giờ quay trở lại, vì thế một người chú giàu có đã chi trả cho việc học của Hobbes tại Đại học Oxford.

Năm 1608, Hobbes làm gia sư cho William Cavendish, sau này là bá tước vùng Devonshire. Hobbes phục vụ cho gia đình Cavendish suốt đời mình. Năm 1610, Cavendish và Hobbes cùng nhau du hành Châu Âu, đi qua Đức, Pháp và Ý. Sau khi Cavendish mất, Hobbes chuyển sang nghề khác, nhưng về sau làm gia sư cho con trai của Cavendish. Trong những năm này ông đi vòng quanh Châu Âu hai lần nữa, gặp gỡ với những nhà tư tưởng hàng đầu như nhà thiên văn học Galileo Galilei và triết gia Rene Descartes. Continue reading “Thomas Hobbes – Cha đẻ của ‘Khế ước xã hội’”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”

21/05/1942: Hàng ngàn người Do Thái bị hành quyết ở Trại Sobibór

Sobibor_2583666b

Nguồn:Thousands of Jews die in Nazi gas chambers; IG Farben sets up factory,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 5 năm 1942, 4.300 người Do Thái bị trục xuất khỏi thị trấn Chełm ở Ba Lan tới Trại hành quyết của Đức Quốc xã ở Sobibór (miền Đông Ba Lan), nơi tất cả đều thiệt mạng do hơi ngạt. Cùng ngày, tập đoàn hóa chất IG Farben của Đức đã thiết lập một nhà máy bên ngoài Auschwitz (ở thành phố Oświęcim, Ba Lan), để lợi dụng sức lao động từ những nô lệ người Do Thái ở trại tập trung Auschwitz.

Trại hành quyết Sobibór có tất cả 5 phòng hơi ngạt, nơi khoảng 250.000 người Do Thái đã bị sát hại chỉ trong hai năm 1942 và 1943. Một cuộc nổi dậy trong trại đã diễn ra vào tháng 10 năm 1943; 300 nô lệ lao động người Do Thái đã đứng lên sát hại một số lính cận vệ Đức Quốc xã cũng như lính canh người Ukraina. Những người nổi dậy đều thiệt mạng trong khi chiến đấu với những kẻ giam giữ họ hay trong khi cố gắng trốn chạy. Những tù nhân còn lại bị hành quyết ngay ngày hôm sau. Continue reading “21/05/1942: Hàng ngàn người Do Thái bị hành quyết ở Trại Sobibór”

Sự chấm dứt của Định luật Moore

20150418_blp515

Nguồn:  “The end of Moore’s law”, The Economist, 19/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số lượng bóng bán dẫn có thể đặt trên mỗi vi mạch (microchip) tăng gấp đôi khoảng mỗi năm – và do đó tăng gấp đôi hiệu suất hoạt động. Nhiều người có vẻ quen thuộc với định luật Moore; ví dụ, chúng ta nhận ra rằng có gì đó liên quan đến sự giảm mạnh chi phí dành cho năng lực tính toán. Tuy nhiên ngay cả 50 năm sau khi Gordon Moore (ảnh), nhà đồng sáng lập của Intel – một tập đoàn sản xuất chip điện tử – đưa ra dự đoán nổi tiếng của mình, tính chính xác và tác động của nó vẫn còn khó xác định. Vậy Định luật Moore là gì?

Những tiên đoán của Moore tập trung vào các vi mạch (còn gọi là mạch tích hợp), công cụ tính toán chính của máy tính hiện đại. Trong số các bộ phận chính trong một chip điện tử là các bóng bán dẫn: những bộ chuyển mạch điện tử nhỏ xíu, dựa vào đó mà mạch logic của chip điện tử được xây dựng, cho phép nó xử lý thông tin. Continue reading “Sự chấm dứt của Định luật Moore”

Heinrich Himmler – Người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã

Heinrich-Himmler_2147070a

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 20/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Lịch sử biểu tượng ‘chữ thập ngoặc’ của Đức Quốc Xã

Himmler (1900-1945) là một trong những nhân vật quyền lực nhất của Đức Quốc xã, đồng thời là người đã ra chủ trương tiến hành chiến dịch thảm sát người Do Thái.

Heinrich Himmler sinh ngày 7 tháng 10 năm 1900 tại Munich, là con trai của một giáo viên. Ông phục vụ trong quân đội Đức vào cuối Thế chiến thứ nhất, rồi sau đó trải qua nhiều nghề khác nhau, kể cả làm việc trong trang trại chăn nuôi gà. Đầu thập niên 20, ông bắt đầu tham gia Đảng Quốc xã và cuộc đảo chính “nhà hàng bia” năm 1923.[1] Himmler là người đứng đầu trong công tác tuyên truyền của đảng Quốc xã từ năm 1926 đến 1930. Năm 1929, ông được chỉ định làm người đứng đầu lực lượng Schutzstaffel (gọi tắt là SS) – đội cận vệ của Adolf Hitler, và năm sau đó được bầu vào Quốc hội Đức. Continue reading “Heinrich Himmler – Người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã”

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?

1404162737975.cached

Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang? Continue reading “Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?”

20/05/1956: Mỹ thả thành công bom nhiệt hạch từ trên không

Nguồn:United States drops hydrogen bomb over Bikini Atoll,” History.com (truy cập ngày 19/05/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 20 tháng 5 năm 1956, Mỹ tiến hành thử nghiệm thả từ trên không một quả bom nhiệt hạch được cải tiến, từ một chiếc máy bay trên đảo nhỏ Namu thuộc Đảo san hô vòng Bikini ở Thái Bình Dương. Cuộc thử nghiệm thành công chứng tỏ bom nhiệt hạch là một vũ khí hàng không khả thi và cuộc chạy đua vũ trang đã bước thêm một bước tiến dài.

Lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm bom nhiệt hạch là vào năm 1952 tại Quần đảo Marshall, cũng nằm trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quả bom đó cùng những quả bom trong những lần thử nghiệm sau đó đều lớn và khó sử dụng nên chỉ có thể kích nổ từ mặt đất. Ứng dụng thực tiễn của việc thả bom lên lãnh thổ quân địch chỉ khả dĩ trên lý thuyết cho đến khi cuộc thử nghiệm tháng 5 năm 1956 thành công. Continue reading “20/05/1956: Mỹ thả thành công bom nhiệt hạch từ trên không”

Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ

india-coal-opener-615

Nguồn: Anthony Loyd, “How Coal Fuels India’s Insurgency“, National Geographic Magazine, 4/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh

Vùng đất rộng lớn phía Đông Ấn Độ thuộc các bang Jharkhand, Chhattisgarh, Orissa, Tây Bengal là một vùng có nhiều mỏ than trữ lượng lớn (chiếm 40% trữ lượng của toàn Ấn Độ), ngoài ra nó còn có quặng sắt và nhôm nữa. Do đó các nhà họach định chính sách của Thủ tướng Narendra Modi dự định biến vùng này thành cỗ máy năng lượng của Ấn Độ để vực vậy nền kinh tế còn yếu kém, nơi một phần ba dân số, tương đương 300 triệu người, vẫn chưa biết đến ánh sáng đèn điện hàng đêm.

Các mỏ than ở đây được Công ty trách nhiệm hữu hạn than đá trung ương, một công ty nhà nước, khai thác. Trong nhiều chục năm qua, công ty này đã trả cho dân chúng địa phương tiền, cung cấp nhà ở tái định cư, việc làm trong mỏ than… với điều kiện họ giao đất cho công ty khai thác than. Continue reading “Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ”

Douglas Haig – Vị tướng nhiều tranh cãi

general-douglas-haig

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 19/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Tướng Douglas Haig (1861-1928) là một chỉ huy quân đội người Anh tại Mặt trận phía Tây trong phần lớn thời gian Thế chiến thứ nhất. Chiến lược quân sự của ông đã gây ra con số thương vong khổng lồ, điều này khiến ông trở thành một nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Douglas Haig sinh ngày 19 tháng 6 năm 1861 tại Edinburgh trong một gia đình giàu có kinh doanh rượu whisky. Ông theo học tại Đại học Oxford và năm 1884 học tại Học viện Quân sự Hoàng gia tại Sandhurst. Sau đó ông làm sĩ quan kỵ binh trong chín năm, chủ yếu đóng tại Ấn Độ. Haig tham gia chiến dịch Sudan (1897-1898) và Chiến tranh Boer (1899-1902). Năm 1906, ông giữ chức chỉ huy đào tạo quân đội của Bộ Chiến tranh. Ông đảm nhiệm việc tổ chức triển khai lực lượng Quân Viễn chinh Anh (BEF) trong cuộc chiến với nước Đức. Khi chiến tranh nổ ra năm 1914, Haig chỉ huy Binh đoàn số một của BEF (tổng tư lệnh là Sir John French). Đến cuối năm 1915, French tỏ ra không hề thích hợp với nhiệm vụ này, vì thế tháng 12 năm đó Haig được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh thay thế. Continue reading “Douglas Haig – Vị tướng nhiều tranh cãi”

Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian

nucleartesting-620x310

Nguồn:Soviets ratify treaty banning nuclear weapons from outer space,” History.com (truy cập ngày 18/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, một trong những điều ước quốc tế lớn đầu tiên được xây dựng để hạn chế sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân có hiệu lực khi Liên Xô phê chuẩn một thỏa thuận cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và nhiều quốc gia khác đã ký và/hoặc phê chuẩn hiệp ước này.

Với sự ra đời của cái gọi là “chạy đua không gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, một số người bắt đầu lo sợ rằng không gian vũ trụ có thể là biên giới tiếp theo cho việc mở rộng vũ khí hạt nhân. Continue reading “19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chiến lược phối hợp hải dương mới của Hoa Kỳ – A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower (CS – 21) đã được công bố hồi tháng 3 song vẫn nhận được nhiều ý kiến phân tích và phản hồi. Rõ ràng, Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng đến các khái niệm tác chiến thời hậu Chiến tranh Lạnh và đang thay đổi chiến lược nhằm đối phó với kẻ thù tương lai. Sự thay đổi này có thể được tóm tắt trong 3 yêu cầu sau:

Thứ nhất, tìm cách gia tăng mức độ rủi ro của đối thủ. Yêu cầu này tập trung chủ yếu vào khả năng tấn công tầm xa và độ chính xác của tên lửa. Chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Iran là một trong những vấn đề được quan tâm trong CS – 21. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị thế độc tôn trên biển. Biên đội các tàu sân bay được xem là vũ khí lợi hại, có thể triển khai khắp thế giới nhằm bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các loại tên lửa mới, các tàu trong biên đội, nhất là tàu sân bay dễ dàng trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Đáng kể trong số này có tên lửa DF – 21 của Trung Quốc. Bằng cách triển khai các tên lửa tấn công tầm xa chính xác trên nhiều loại tàu, kể cả tàu vận tải và tàu đổ bộ, Washington có thể giảm thiểu thiệt hại mà vẫn tăng cường được sức tấn công đáp trả kẻ thù. Nếu sớm được đưa vào trang bị, hệ thống vũ khí laser và súng điện từ sẽ góp phần tăng cường năng lực của hải quân Hoa Kỳ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)”

Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam

baodientu.chinhphu.vn

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hồ Chí Minh (1890-1969) là người đã lãnh đạo phong trào dân tộc ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm, chiến đấu chống lại Nhật Bản, đế quốc Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa được Mỹ chống lưng. Ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 cho tới khi qua đời.

Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, miền Trung Việt Nam. Nước Việt Nam lúc đó là một thuộc địa của Pháp, thường được gọi là Đông dương thuộc Pháp, đồng thời có một vị hoàng đế trị vì trên danh nghĩa. Cha của Hồ Chí Minh làm quan trong triều đình, nhưng bị cách chức vì chỉ trích thực dân Pháp. Continue reading “Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam”

Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?

China Railways Corrup_Cham

Nguồn: Yao Yang, “Graft or Growth in China?”, Project Syndicate, 04/05/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ bệ được nhiều “con hổ” cấp cao trong chính phủ và được ca ngợi rộng rãi như là một thành phần chủ đạo trong các cải cách cơ cấu sâu rộng mà Trung Quốc cần thực hiện nếu nó muốn xây dựng một nền kinh tế dựa trên thị trường toàn diện và bền vững hơn. Nhưng lại có rất nhiều lo ngại rằng ở một đất nước nơi mà quan chức chính phủ đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc nhổ bỏ tận gốc rễ nạn tham nhũng có thể làm suy yếu sự phồn vinh.

Một số đã viện dẫn những khó khăn đáng kể gần đây của các khách sạn và nhà hàng sang trọng (mà ở Trung Quốc được hỗ trợ rất nhiều bởi chi tiêu chính phủ) như một bằng chứng cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đang làm nản lòng các hoạt động nâng cao tăng trưởng. Nhưng sự sụt giảm này rất có thể là tạm thời, với các khách hàng mới đang nổi lên sau một thời gian điều chỉnh. Continue reading “Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?”

18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân

SBuddhaCrater640c20

Nguồn:India joins the nuclear club,” History.com (truy cập ngày 17/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 18 tháng 5 năm 1974, trên sa mạc Thar (còn gọi là Rajasthan) thuộc địa phận Pokhran, Ấn Độ đã thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Cuộc thử nghiệm rơi vào lễ kỉ niệm ngày Đức Phật giác ngộ, và sau vụ nổ Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được một lời nhắn “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tiến hành cuộc thử nghiệm.

Cuộc thử nghiệm, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thứ sáu trên thế giới, đã phá vỡ sự độc quyền hạt nhân của năm thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Hoa Kỳ, Liên Xô, Vương quốc Anh, Trung Quốc, và Pháp. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân”