Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “The Rebirth of Russian Spycraft,” Foreign Affairs, ngày 27/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Ukraine đã thay đổi cuộc chơi như thế nào đối với các điệp viên Điện Kremlin – và các đối thủ phương Tây của họ?

Tháng 4/2023, một công dân Nga nổi tiếng bị nghi ngờ có quan hệ với tình báo nước này đã có một cuộc đào tẩu ngoạn mục khỏi đất Ý. Artem Uss, một doanh nhân và là con trai của một cựu thống đốc Nga, đã bị giam giữ tại Milan vài tháng trước đó, với cáo buộc buôn lậu công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ sang Nga. Theo bản cáo trạng do tòa án liên bang ở Brooklyn, New York, công bố vào tháng 10/2022, Uss đã buôn bán trái phép loại chất bán dẫn cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo và nhiều loại vũ khí khác, một vài trong số đó đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, trong lúc đang chờ dẫn độ sang Mỹ, Uss đã trốn khỏi Ý với sự giúp đỡ của một băng nhóm tội phạm người Serbia và trở về Nga. Continue reading “Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga”

07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba

Nguồn: United States recognizes new Cuban government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sáu ngày sau khi chế độ độc tài Fulgencio Batista sụp đổ ở Cuba, chính quyền Mỹ đã công nhận chính phủ lâm thời mới của đảo quốc này. Dù lo ngại rằng Fidel Castro, người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ Batista, có thiên hướng cộng sản, chính phủ Mỹ tin rằng họ có thể hợp tác với chế độ mới và bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Cuba.

Sự sụp đổ của chính phủ thân Mỹ của Batista là nguyên nhân gây lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức Mỹ. Ban đầu, chính phủ mới, do Manuel Urrutia làm tổng thống lâm thời, tỏ ra thờ ơ với các nhà ngoại giao Mỹ, bao gồm Đại sứ Mỹ Earl E. T. Smith. Cá nhân Smith cũng nghi ngờ về chính trị của chế độ mới. Ông và những người Mỹ khác ở Cuba nghi ngờ động cơ và mục tiêu của nhà lãnh đạo nổi dậy đầy lôi cuốn Fidel Castro. Continue reading “07/01/1959: Mỹ công nhận chính phủ mới của Cuba”

Hệ thống phòng không “Tia Sắt” của Israel hoạt động như thế nào?

Nguồn: “What is Israel’s Iron Beam?”, The Economist, 13/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Cứ mười tên lửa bay tới, hệ thống phòng không di động của Israel, gọi là Vòm Sắt (Iron Dome), thường bắn hạ được chín. Israel tuyên bố đã duy trì tỷ lệ đó ngay cả khi Hamas bắn những loạt tên lửa lớn hơn từ Gaza sau cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo này vào Israel hôm 7/10. Tuy nhiên, Iron Dome cũng có những hạn chế. Về cơ bản, việc bổ sung kho tên lửa dự trữ phục vụ đánh chặn, ngay cả với sự hỗ trợ sản xuất của Mỹ, cũng rất tốn kém. Chi phí được báo cáo cho mỗi tên lửa đánh chặn, có tên Tamir, dao động từ 40.000 USD đến hơn gấp đôi. Do đó, Israel có kế hoạch triển khai hệ thống phòng không bằng laser. Đây sẽ là quốc gia đầu tiên thiết lập một hệ thống như vậy, gọi là Iron Beam (Tia Sắt). Vậy hệ thống này thực sự hoạt động như thế nào? Continue reading “Hệ thống phòng không “Tia Sắt” của Israel hoạt động như thế nào?”

06/01/1066: Harold II lên ngôi Vua Anh

Nguồn: Harold II crowned king of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, sau khi Vua Edward Sám hối (Edward the Confessor) qua đời, Harold Godwine, người đứng đầu dòng họ quý tộc hùng mạnh nhất nước Anh, đã được phong vương, trở thành Vua Harold II. Tương truyền rằng, trên giường bệnh, Edward đã chỉ định Harold làm người thừa kế ngai vàng, nhưng tuyên bố này đã bị phản đối bởi William, Công tước xứ Normandy và cũng là em họ của nhà vua quá cố. Thêm vào đó, Vua Harald III Hardraade của Na Uy cũng có ý định xâm chiếm nước Anh, và tương tự là Tostig, em trai của Harold. Continue reading “06/01/1066: Harold II lên ngôi Vua Anh”

Chuyển động Quốc Phòng (29/12 – 4/1/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (29/12 – 4/1/2024)”

Thế giới hôm nay: 05/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà nước Hồi giáo, một nhóm khủng bố thánh chiến người Sunni từng kiểm soát các vùng rộng lớn ở Iraq và Syria, đã nhận trách nhiệm cho vụ đánh bom ở Iran hôm thứ Tư khiến ít nhất 84 người thiệt mạng. IS từ lâu đã nhắm mục tiêu vào Iran, một quốc gia có đa số người Shia. Hai vụ nổ xảy ra ở thành phố Kerman miền nam Iran trong buổi lễ tưởng niệm ngày mất của tướng Qassem Suleimani.

Một cuộc không kích của Mỹ vào Baghdad đã giết chết chỉ huy của lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn ở Iraq. Tại Lebanon, Hizbullah, một lực lượng dân quân khác cũng do Iran hỗ trợ, thông báo 4 thành viên của họ đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel gần biên giới hai nước. Căng thẳng trong khu vực ngày càng leo thang sau vụ sát hại quan chức cấp cao của Hamas bằng máy bay không người lái ở Beirut hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/01/2024”

Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết luận  ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng, nằm trong số các quan chức cấp cao của Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các thiếu sót, vi phạm “trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh” (PDP7). Do đó, Ủy ban đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp kỷ luật đối với ông Anh, ông Dũng và một số quan chức cấp cao khác có liên quan. Continue reading “Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam”

04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ

Nguồn: Samuel Colt sells his first revolvers to the U.S. government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Samuel Colt đã giải cứu công ty đang rơi vào bế tắc của mình bằng cách giành được hợp đồng cung cấp cho chính phủ Mỹ 1.000 khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng .44.

Trước khi Colt bắt đầu sản xuất hàng loạt khẩu súng lục ổ quay nổi tiếng của mình vào năm 1847, súng ngắn chưa đóng một vai trò quan trọng nào trong lịch sử của miền tây, hay toàn bộ nước Mỹ. Những khẩu súng ngắn đắt tiền nhưng không chính xác chỉ đơn giản là không thực tế đối với đa số người Mỹ, dù một số ít thành viên của giới nhà giàu vẫn khăng khăng sử dụng súng ngắn trong các cuộc đấu tay đôi để giải quyết tranh chấp. Khi lựa chọn một loại vũ khí thiết thực để tự vệ và cận chiến, hầu hết người Mỹ đều chuộng dùng dao, và các nhà tiên phong miền tây đặc biệt ưa chuộng loại dao Bowie đa năng và chết người. Continue reading “04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ”

Thế giới hôm nay: 04/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật HuyHơn 100 người thiệt mạng vì hai vụ nổ ở Iran trong buổi lễ tưởng niệm cái chết của Qassem Suleimani, vị tướng Iran bị ám sát trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ năm 2020. Nguyên nhân vụ nổ xảy ra ở thành phố miền nam Kerman vẫn chưa được biết, nhưng phó thống đốc thành phố nói đây là một âm mưu tấn công khủng bố.

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Lebanon cho biết họ quan ngại sâu sắc về khả năng leo thang bạo lực trong khu vực, sau khi một quan chức cấp cao của Hamas thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Beirut. Truyền thông nhà nước Lebanon cho biết mục tiêu bị tấn công là văn phòng Hamas ở khu vực do Hizbullah kiểm soát, và Israel phải chịu trách nhiệm. Israel chưa tuyên bố có liên quan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/01/2024”

Trục kháng chiến của Iran hình thành như thế nào?

Nguồn:What is Iran’s axis of resistance?”, The Economist, 15/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Mạng lưới dân quân đồng minh của Iran ở Trung Đông ngày càng hùng mạnh

Mỹ nói rằng quân đội của họ ở Syria và Iraq đã bị tấn công ít nhất 55 lần kể từ khi Hamas đột kích Israel vào ngày 7 tháng 10. Đổ lỗi cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này trên khắp Trung Đông, Washington đã đáp trả: vào ngày 12 tháng 11, Mỹ tiến hành đợt không kích thứ ba ở miền đông Syria kể từ cuối tháng 10. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran cho đến nay đã ngừng phát động các cuộc tấn công có thể kéo Mỹ vào một cuộc chiến toàn diện. Nhưng hỏa lực của họ đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với Mỹ cũng như các đồng minh. Trục kháng chiến tự xưng này của Iran là gì và họ mạnh đến mức nào? Continue reading “Trục kháng chiến của Iran hình thành như thế nào?”

Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung”

Tác giả: Nhật Minh p/v Lê Hồng Hiệp

TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore cho rằng để Việt Nam thành “cường quốc hạng trung” và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, một trong những điều cần thực hiện là tiếp tục “chống tham nhũng và loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp”.

Theo TS Lê Hồng Hiệp, sự quyết liệt của Chính phủ trong việc tiến hành chiến dịch “ngoại giao vắc-xin” và thực hiện tiêm chủng đã xoay chuyển tình hình, giúp Việt Nam sớm thoát ra khỏi “vòng vây” của dịch bệnh và trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực mở cửa lại nền kinh tế. Bên cạnh đó là sự quyết liệt trong giải ngân đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông – đặc biệt là làm đường cao tốc, hay thu hút đầu tư nước ngoài. Continue reading “Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung””

Thế giới hôm nay: 03/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một vụ nổ đã xảy ra ở phía nam Beirut, trong khu vực được cho là thành trì của Hizbullah, lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn ở Lebanon. Hãng thông tấn nhà nước Lebanon cho biết cuộc tấn công được tiến hành bởi một máy bay không người lái của Israel nhắm vào một văn phòng của Hamas. Hamas xác nhận có 3 thành viên của nhóm thiệt mạng, bao gồm Saleh al-Arouri, một quan chức cấp cao. Trong khi đó, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh cho biết các con tin bị bắt hôm 7/10 sẽ chỉ được thả theo điều kiện của nhóm.

Hiệu trưởng Harvard, Claudine Gay (trong hình), sẽ từ chức sau khi bị điều tra vì đạo văn. Là hiệu trưởng da đen đầu tiên và nữ thứ hai (đồng thời là người có thời gian tại nhiệm ngắn nhất), Tiến sĩ Gay bị phản ứng dữ dội vào tháng trước vì những câu trả lời lảng tránh của bà trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ về chủ nghĩa bài Do Thái. Harvard sau đó đã ủng hộ Tiến sĩ Gay và xóa bỏ các cáo buộc “hành vi sai trái trong nghiên cứu” của bà. Nhưng những cáo buộc đạo văn mới, chủ yếu do truyền thông bảo thủ thúc đẩy, tiếp tục đổ bộ dồn dập cho tới nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/01/2024”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng

Nguồn: Secretary Fall resigns in Teapot Dome scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Albert Fall, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ, tuyên bố ông sẽ từ chức trước làn sóng phẫn nộ của công chúng về vụ bê bối Teapot Dome. Việc Fall từ chức, có hiệu lực hai tháng sau đó, đã làm sáng tỏ quan hệ tham nhũng giữa các nhà phát triển ở miền tây nước Mỹ và chính phủ liên bang.

Sinh ra ở Kentucky vào năm 1861, Albert Fall chuyển đến New Mexico vào năm 1887 vì các bác sĩ nói rằng không khí khô ráo của sa mạc sẽ giúp ông cải thiện sức khỏe. Fall đã làm việc chăm chỉ tại ngôi nhà mới của mình, nhanh chóng xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn gần Las Cruces, đồng thời đầu tư vào khai thác bạc cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác. Vào đầu thế kỷ 20, Fall đã là một doanh nhân quyền lực và được kính trọng ở miền tây. Sau đó, ông sử dụng nguồn lực đáng kể của mình để giành được một ghế trong Thượng viện Mỹ khi New Mexico trở thành một tiểu bang vào năm 1912. Continue reading “02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng”

Thế giới hôm nay: 02/01/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những đợt sóng cao khoảng 1 mét đã ập vào nhiều khu vực bờ biển Nhật Bản sau một loạt trận động đất, trong đó có trận mạnh 7,6 độ. Nhà chức trách đã hạ mức cảnh báo sóng thần từ mức cao nhất nhưng vẫn yêu cầu người dân ở các khu vực sơ tán không trở về nhà. Hàng chục ngôi nhà bị sập và ít nhất 4 người thiệt mạng. Hơn 36.000 hộ gia đình bị mất điện.

Tòa án Tối cao Israel bác bỏ một đạo luật gây tranh cãi vốn sẽ hạn chế quyền lực của toà. Hồi tháng 7, quốc hội Israel thông qua luật loại bỏ hoàn toàn quyền của Toà Tối cao trong việc lật ngược các quyết định của chính phủ nếu xét thấy điều này là “hợp lý”, gây ra biểu tình trên toàn quốc. Phán quyết mới của toà có thể gây ra khủng hoảng hiến pháp giữa lúc Israel đang bị cầm chân ở Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/01/2024”

Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo

Nguồn: Japanese prime minister Hideki Tojo is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong Thế chiến II, đã chào đời ở Tokyo.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường đào tạo Sĩ quan Tham mưu Quân đội, Tojo được cử đến Berlin với tư cách là tùy viên quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến I. Vốn đã nổi tiếng về sự nghiêm khắc và tính kỷ luật, Tojo sớm được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đội Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi trở về quê hương một lần nữa, Tojo đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng lãnh đạo việc quân đội ngày càng kiểm soát chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Continue reading “30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”