Thế giới hôm nay: 21/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga đã tấn công các cảng Biển Đen của Ukraine trong đêm thứ ba liên tiếp và tuyên bố tất cả các tàu đến các cảng này đều bị coi là “tàu chở hàng quân sự tiềm năng.” Lúa mì, vốn phần lớn được trồng ở Ukraine, tăng giá sau thông báo của Nga. Hôm thứ Hai, Nga đã rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen. Các quan chức Mỹ cảnh báo Nga có thể tấn công các tàu dân sự và sau đó đổ lỗi cho Ukraine. Có khoảng 18 người bị thương trong các cuộc không kích của Nga vào thành phố cảng Mykolaiv, và cơ sở hạ tầng ở Odessa vẫn tiếp tục bị bắn phá.

Iraq trục xuất đại sứ Thụy Điển vài giờ sau khi một đám đông xông vào đại sứ quán nước này ở Baghdad. Chính phủ cũng đình chỉ giấy phép hoạt động cho tập đoàn viễn thông Thụy Điển Ericson, theo báo cáo của truyền thông địa phương. Người biểu tình ở Iraq phản đối việc cảnh sát Thụy Điển cho phép tổ chức một cuộc tuần hành đốt kinh Koran ở Stockholm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2023”

Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc

Nguồn: Calder Walton, “The New Spy Wars,” Foreign Affairs, 19/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đã sử dụng các cơ quan tình báo để làm suy yếu Mỹ như thế nào?

Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc. Chí ít thì đó là quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin vẫn tiếp tục cuộc chiến vĩ đại chống lại phương Tây ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ là hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dịch của mình, và qua quyền lực to lớn mà họ nắm giữ trong xã hội Nga, họ đã tiếp tục những gì mà tình báo Liên Xô đã bỏ dở. Kể từ năm 1991, các cơ quan này đã bị thúc đẩy bởi một chiến lược phục thù, nhằm làm cho nước Nga vĩ đại trở lại và đảo ngược trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine là kết cục đẫm máu của chiến lược đó. Continue reading “Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc”

20/07/1865: Pierre Lallement, người phát minh ra xe đạp, đến Mỹ

Nguồn: Pierre Lallement, inventor of the bicycle, arrives in the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, một người Pháp tên là Pierre Lallement đã đến Mỹ, mang theo các bản thiết kế và bộ phận cho chiếc xe đạp hiện đại đầu tiên. Lallement đã chế tạo và xin cấp bằng sáng chế cho chiếc xe đạp đầu tiên ở Mỹ, nhưng không nhận được phần thưởng hay sự công nhận đáng kể nào dù đã giới thiệu cho mọi người một phát minh đã sớm trở nên phổ biến. Continue reading “20/07/1865: Pierre Lallement, người phát minh ra xe đạp, đến Mỹ”

Thế giới hôm nay: 20/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ quốc phòng Nga tuyên bố tất cả tàu đi đến các cảng Biển Đen của Ukraine đều sẽ bị coi là “tàu chở hàng hóa quân sự tiềm năng,” bắt đầu từ nửa đêm ngày thứ Năm. Trước đó Ukraine cho biết các cuộc tấn công của Nga vào cảng Odessa và Chornomorsk ở miền nam Ukraine đã phá hủy 60.000 tấn ngũ cốc. Giá lúa mì tương lai tăng hơn 8% vào thứ Tư. Hôm thứ Hai, Nga đã rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg vào tháng 8, theo nước chủ nhà Nam Phi. Nếu ông Putin tham dự, Nam Phi có nghĩa vụ phải bắt giữ ông vì là một bên ký kết của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC (tòa đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống Nga vào tháng Ba). Tổng thống Cyril Ramaphosa hôm thứ Ba đã yêu cầu ICC cho phép không bắt giữ ông Putin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/07/2023”

Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay

Nguồn: Matthew Mpoke Bigg, “关于现在的北约,你应该知道的七个问题”, New York Times, 12/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Ba (11/7), các nhà lãnh đạo Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ tại Vilnius, thủ đô Litva. Trong chương trình nghị sự của hội nghị, phản ứng đối với cuộc chiến Nga-Ukraine chiếm phần chủ yếu.

Cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi NATO được thành lập cách đây 74 năm đã kích hoạt lại tổ chức này, đưa NATO trở về vai trò một liên minh tác chiến trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Nga-Ukraine cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine và việc Thụy Điển và Ukraine xin gia nhập NATO. Continue reading “Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay”

Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường

Nguồn: Shashank Joshi, The war in Ukraine shows how technology is changing the battlefieldThe Economist, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Nhưng số lượng vẫn quan trọng, theo Shashank Joshi trong bài đầu tiên của loạt 7 bài của một báo cáo đặc biệt về tương lai chiến tranh

Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến thắng chóng vánh của Mỹ trước Iraq vào năm 1991, dường như đã trở thành một ví dụ chứng minh cho khái niệm trên. Tại sao lại phải ẩn nấp trong những chiến hào khi bạn có thể làm tê liệt kẻ thù với các đòn tấn công như đặt vào các sở chỉ huy và hậu cần ở sâu trong hậu phương? Các chiến lược gia Mỹ đã ca ngợi bước ngoặt mới đó là “cuộc cách mạng trong quân sự” (revolution in military affairs hay RMA). Continue reading “Bài học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường”

Thế giới hôm nay: 19/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump cho biết ông nhận được một lá thư từ bộ tư pháp Mỹ nói ông là “mục tiêu” của cuộc điều tra về những nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử 2020. Thông thường bộ sẽ gửi thư trước khi công bố bản cáo trạng; bản thân ông Trump cũng từng nhận thư trước khi có bản cáo trạng liên bang về xử lý sai tài liệu mật. Cựu tổng thống đang đối mặt với một số cuộc điều tra hình sự và các vụ kiện dân sự.

Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC), cơ quan chịu trách nhiệm duy trì hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, thông báo một binh sĩ Mỹ đã bị Triều Tiên giam giữ sau khi vượt biên trái phép vào nước này. Được biết người này đang đi thăm Khu vực An ninh Chung, một phần của khu phi quân sự nơi các lực lượng UNC tương tác với các đối tác Bắc Triều Tiên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/07/2023”

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “India Is Becoming a Power in Southeast Asia,” Foreign Policy, 07/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. Continue reading “Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á”

18/07/1863: Pháo đài Wagner bị tấn công, Đại tá Robert Gould Shaw tử trận

Nguồn: Assault of Fort Wagner and death of Robert Gould Shaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Đại tá Liên minh miền Bắc Robert Gould Shaw và 272 binh sĩ dưới quyền ông đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào Pháo đài Wagner, gần Charleston, Nam Carolina. Shaw là chỉ huy của Trung đoàn Bộ binh Massachusetts 54, có lẽ là trung đoàn người Mỹ gốc Phi nổi tiếng nhất trong cuộc chiến. Continue reading “18/07/1863: Pháo đài Wagner bị tấn công, Đại tá Robert Gould Shaw tử trận”

Thế giới hôm nay: 18/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vụ nổ ngày hôm qua trên cầu Kerch nối Crimea với Nga đã khiến hai người thiệt mạng. Video trên mạng xã hội cũng cho thấy thiệt hại đáng kể cho cấu trúc của cây cầu. Một nguồn tin Ukraine nói với AFP rằng lực lượng an ninh và hải quân Ukraine đã thực hiện vụ tấn công bằng tàu không người lái. Là đường nối trực tiếp duy nhất giữa Nga và bán đảo bị sáp nhập từ năm 2014, cầu Kerch đang bị tạm dừng lưu thông.

Nga cho biết sẽ rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng ở Biển Đen. Thỏa thuận ban đầu, được trung gian bởi Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm 2022, đã giúp kiểm soát giá lương thực toàn cầu. Người phát ngôn của Điện Kremlin nói sẽ “quay trở lại” với thỏa thuận nếu các yêu cầu của Nga được đáp ứng. Nga nói quyết định này không liên quan đến vụ tấn công cầu Kerch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/07/2023”

Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 13/7/2023, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố bản chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc. Bên cạnh những chủ đề lớn giữa hai nước thì chiến lược đã nêu đậm nét quan điểm của chính phủ Đức với vấn đề Biển Đông. Trong bản chiến lược có 15 lần nhắc đến cụm từ châu Á – Thái Bình Dương và 3 lần nhắc trực tiếp đến Biển Đông với những góc độ có thể giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với cường quốc quân sự này. Continue reading “Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 17/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EUTunisia hoàn tất một thỏa thuận trị giá 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD), trong đó có 105 triệu euro dành cho hợp tác chống nạn buôn người. Hiện ngày càng có nhiều người di cư đến từ hoặc quá cảnh quốc gia Bắc Phi này để đến châu Âu. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, người trực tiếp tham dự đàm phán ở Tunisia, đã ca ngợi thỏa thuận như một “mô hình” cho quan hệ EU-Bắc Phi. Thoả thuận cũng bao gồm các khoản vay cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Tunisia.

Sóng nhiệt bất thường tiếp tục được ghi nhận trên khắp thế giới. Có khoảng một phần ba dân số Mỹ đã được cảnh báo về nhiệt độ nguy hiểm. Các nhà khí tượng học dự đoán nhiệt độ vào tuần tới ở Ý có thể tăng lên 49°C, mức nóng nhất từng được ghi nhận ở châu Âu. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo nắng nóng, trong khi Hàn Quốc nỗ lực giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt sau mưa lớn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/07/2023”

Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why China rolled out the red carpet for Okinawa governor,” Nikkei Asia, 13/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đang dùng các hòn đảo của Nhật Bản để dễ bề giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.

Nhưng Thống đốc Okinawa Denny Tamaki mới là người được trao vị trí danh dự trong khi chụp ảnh. Tamaki được xếp đứng bên trái Lý Cường, trong khi Kono đứng bên phải. Cách sắp xếp này tiết lộ nhiều điều về ý định của Trung Quốc. Continue reading “Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?”

16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines

Nguồn: Earthquake wreaks havoc in the Philippines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, hơn 1.000 người đã thiệt mạng khi một trận động đất mạnh 7,7 độ richter tấn công đảo Luzon ở Philippines. Trận động đất kinh hoàng đã tàn phá một phần đáng kể Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines, trong đó Thành phố Baguio là nơi bị tàn phá nặng nề nhất.

Tâm chấn của trận động đất, xảy ra lúc 4:26 chiều, nằm ở phía bắc Manila, thuộc tỉnh Nueva Ecija. Các báo cáo chỉ ra rằng rung lắc đã kéo dài gần một phút. Sụp đổ các tòa nhà là nguyên nhân chính gây thiệt hại và tử vong. Vào chiều hôm đó, việc thoát khỏi các tòa nhà cao tầng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhưng nhiều người đã bị thương, thậm chí thiệt mạng, trong vụ giẫm đạp khi mọi người cố gắng rời khỏi toà nhà. Continue reading “16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

15/07/1978: Hành trình vì công lý của người Mỹ bản địa kết thúc ở Washington, D.C.

Nguồn: 2,800 mile-long walk for Native American justice concludes in Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, “Chuyến đi dài nhất” (The Longest Walk) — hành trình dài hơn 4500 km vì công lý của người Mỹ bản địa, bắt đầu với hàng trăm người tuần hành ở California — đã kết thúc ở Washington, D.C., với sự đồng hành của hàng nghìn người ủng hộ. Mục đích của hành trình này là nhằm kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề có ảnh hưởng đến người Mỹ bản địa, chẳng hạn như thiếu việc làm và nhà ở, và một dự luật ở Quốc hội vốn có thể thay đổi đáng kể các quyền của họ. Continue reading “15/07/1978: Hành trình vì công lý của người Mỹ bản địa kết thúc ở Washington, D.C.”

Chuyển động Quốc Phòng (7/7 – 13/7/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp

Nguồn: Anchal Vohra, ‘Strategic Autonomy’ Is a French Pipe Dream, Foreign Policy, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chính sách châu Âu làm hài lòng nước Pháp nhưng làm phiền lòng những nước khác.

Hồi tháng 4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi khi cảnh báo châu Âu không nên để bị lôi kéo vào xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Ông nói, là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là trở thành “chư hầu” của Mỹ.

Bình luận đó đã khơi lại cuộc tranh luận về nỗ lực của Pháp nhằm tìm kiếm “quyền tự chủ chiến lược” cho châu Âu – nghĩa là độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề chiến lược. Ý tưởng đó đã gây lo sợ ở các quốc gia Trung và Đông Âu vốn tin tưởng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh chính cho họ trong một cuộc xung đột với Nga. Họ nghi ngờ Pháp đang cố tình nói rằng ý tưởng giúp nâng cao tầm vóc của nước này, đồng thời làm phật ý Mỹ, là sản phẩm của tư duy tập thể châu Âu. Continue reading “‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp”

13/07/1960: John F. Kennedy được đề cử làm ứng viên tổng thống

Nguồn: John F. Kennedy nominated for presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại Los Angeles, California, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy của Massachusetts đã được Đại hội Đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên tổng thống, đánh bại Thượng nghị sĩ Lyndon B. Johnson của Texas. Ngày hôm sau, đại hội đã nhất trí bầu Johnson vào liên danh tranh cử với Kennedy.

Bốn tháng sau, vào ngày 8/11, Kennedy đã giành được 49,7% số phiếu phổ thông trong một trong những cuộc bầu cử tổng thống sít sao nhất trong lịch sử nước Mỹ, thắng sát nút đương kim Phó Tổng thống Richard M. Nixon, một đảng viên Đảng Cộng hòa, người nhận được 49,6% số phiếu. Continue reading “13/07/1960: John F. Kennedy được đề cử làm ứng viên tổng thống”

Thế giới hôm nay: 13/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhóm các nước giàu G7 đã công bố thêm đảm bảo an ninh cho Ukraine tại cuộc họp thượng đỉnh ở Vilnius, Litva. Cam kết sẽ cung cấp vũ khí và huấn luyện cho các lực lượng vũ trang Ukraine trong những năm tới, đồng thời chia sẻ thông tin tình báo. Người phát ngôn Điện Kremlin lên án thỏa thuận này, nói rằng nó đe doạ an ninh của Nga. Hôm thứ Ba, các lãnh đạo NATO đã từ chối lời kêu gọi của tổng thống Volodymyr Zelensky về thời gian biểu cho Ukraine gia nhập liên minh, và nước ông sẽ không thể trở thành thành viên cho đến khi “các đồng minh đồng ý và có đủ các điều kiện.”

Lạm phát ở Mỹ đã giảm xuống mức 3% theo năm trong tháng 6, giảm một điểm phần trăm so với một tháng trước đó; đánh bại dự đoán 3,1% của thị trường. Lạm phát cơ bản (không tính chi phí thực phẩm và nhiên liệu) giảm từ 5,3% trong tháng 6 xuống 4,8%. Cục Dự trữ Liên bang dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào cuối tháng này, sau lần tạm ngưng của tháng trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/07/2023”