#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?

2013TitleMap-IPE

Nguồn: Balaam, David N. & Michael Vaseth, “What is International Political Economy?” in David N. Balaam & Michael Vaseth (eds), Introduction to International Political Economy  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 1-24.

Biên dịch: Khoa QHQT, ĐHKHXH&NV TPHCM | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Kinh tế chính trị quốc tế là gì? Chương một sẽ trả lời câu hỏi này theo ba cách: nêu các ví dụ; so sánh Kinh tế chính trị quốc tế với các môn học tương tự khác như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học; thảo luận những nguyên tắc cơ bản của Kinh tế chính trị quốc tế.

Định nghĩa một cách đơn giản, Kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu những vấn đề quốc tế không thể giải quyết được chỉ bằng những phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội học đơn thuần. Kinh tế chính trị quốc tế là môn khoa học tập trung nghiên cứu những quan hệ phụ thuộc phức tạp chi phối các vấn đề quốc tế nổi bật nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Continue reading “#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?”

#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?

110502_wg

Nguồn: Nye, Joseph S., “Is There an Enduring Logic of Conflict in World Politics?” (Chapter 1), in Understanding International Conflicts (New York: Longman, 2007), pp. 1-32.

Biên dịch: Hoàng Cẩm Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Trái đất đang nhỏ lại. Thế kỷ 17, con tàu trứ danh Mayflower phải mất đến ba tháng mới vượt được Đại Tây Dương.  Năm 1924, chuyến bay của Charles Lindbergh chỉ mất có 24 giờ. Năm mươi năm sau, một chiếc máy bay Concorde sẽ vượt biển trong vòng 3 giờ đồng hồ còn tên lửa đạn đạo chỉ tốn 30 phút. Giá vé của một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương những năm đầu thế kỷ 21 chỉ bằng một phần ba giá vé của năm 1950, và cước phí của một cuộc điện thoại từ New York đến Luân Đôn giờ đây chỉ bằng một phần nhỏ so với thập niên 1950. Continue reading “#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?”

#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ

Patriot

Nguồn: Nye, Joseph S. “Sources of American Soft Power”, Chương 2 trong J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 33-72.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Soft Power: The Means to Success

Nước Mỹ có nhiều nguồn lực có tiềm năng mang lại sức mạnh mềm, đặc biệt khi chúng ta xem xét những cách thức ưu thế về kinh tế dẫn tới sự thịnh vượng cũng như danh tiếng và sức cuốn hút. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà phân nửa 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới cũng đến từ Mỹ, nhiều gấp năm lần quốc gia xếp thứ hai là Nhật.[1] Sáu mươi hai trong số 100 thương hiệu toàn cầu là của các công ty Mỹ, và nước này cũng có 8 trong số 10 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.[2]

Các chỉ số về mặt xã hội cũng cho thấy điều tương tự. Ví dụ như: Continue reading “#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ”

#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Geese fly over the Martin Luther King, Jr. Memorial during celebrations of the birthday of the civil rights leader

Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.

Biên dịch: Hoàng Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế. Continue reading “#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị”

#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Nguồn: Jaffe, Amy Myers and Lewis, Steven W. (2002) ‘Beijing’s oil diplomacy‘, Survival, 44:1, pp. 115 – 134.

Biên dịch: Nguyễn Vĩnh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc lặng lẽ trở thành một nước nhập khẩu ròng về dầu thô vào năm 1993 đã đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ sau “cuộc thử nghiệm” tự cung tự cấp kéo dài ba thập kỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở nên dễ bị ảnh hưởng như các nước công nghiệp khác trước những biến cố không mong muốn tác động tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những tác động của thay đổi này lên quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Nhưng có một điều chắc chắn là những lo ngại về an ninh dầu mỏ đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên những tính toán chiến lược và ngoại giao của Trung Quốc. Một cường quốc bậc hai thế giới, với mối quan tâm đối ngoại (ngoài vấn đề hạt nhân) Continue reading “#1 – Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh”