Thế giới hôm nay: 02/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Adani Enterprises, công ty chủ đạo trong số các mã niêm yết của Tập đoàn Adani, vừa hủy đợt bán cổ phiếu 2,4 tỷ đô la đã đăng ký. Các giám đốc của công ty đổ lỗi cho “biến động thị trường” và cho biết quyết định này được đưa ra để “bảo vệ [nhà đầu tư] khỏi bất kỳ tổn thất tài chính tiềm ẩn nào.” Cổ phiếu của Adani, vốn kinh doanh từ xi măng đến truyền thông, giảm 28% hôm thứ Tư. Tập đoàn Adani đã mất 92 tỷ đô la giá trị thị trường kể từ khi Hindenburg Research tố cáo đế chế kinh doanh này là một trò lừa bịp khổng lồ.

An ninh Ukraine đã khám nhà của Ihor Kolomoisky, tỷ phú và là người từng bảo trợ cho tổng thống Volodymyr Zelensky, như một phần của chiến dịch chống tham nhũng. Lực lượng an ninh cũng nhắm vào nhà của Arsen Avakov, cựu bộ trưởng nội vụ. Ông Avakov cho biết ông bị khám xét liên quan đến các thương vụ mua trực thăng – một trong số đó đã rơi và giết chết người kế nhiệm của ông – thời ông còn tại nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/02/2023”

Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 29/1/2023, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg[1] bắt đầu đi thăm Hàn Quốc và Nhật. Có điều, “món quà trao tay” mà ông mang theo không phải là thứ gì tốt đẹp.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Stoltenberg đã tập trung bàn với nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên. Ông cho biết chuyến thăm này nhằm nêu bật vấn đề NATO “đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Hàn Quốc” và gợi ý rằng NATO và Hàn Quốc có thể chia sẻ thông tin về những lo ngại liên quan tới sự phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, trước chuyến thăm nói trên, Stoltenberg còn nói nhiều về tầm quan trọng của khả năng răn đe hạt nhân, tuyên bố rằng “các mối đe dọa hạt nhân” của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên là hiển nhiên, “nếu không có đồng minh NATO thì điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm.” Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’”

Thế giới hôm nay: 01/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình Pháp đã làm tê liệt giao thông công cộng và khiến các trường học phải đóng cửa nhằm phản đối nỗ lực cải cách lương hưu mới đây của tổng thống Emmanuel Macron. Ông Macron muốn tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu, vốn đã thấp bất thường, từ 62 lên 64. Nhưng người dân không ủng hộ, khi có hơn một triệu người tham gia cuộc biểu tình trước đó vào ngày 19 tháng 1, bên cạnh tỉ lệ 68% người Pháp không đồng ý cải cách.

Tổng thống Joe Biden nói Mỹ sẽ không gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine, bất chấp lời kêu gọi của giới chức Ukraine. Đức cũng đã loại trừ khả năng cung cấp máy bay. Nhưng tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại cho biết “mọi khả năng đều được tính tới” khi nói đến hỗ trợ quân sự. Trong khi đó, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Nga đã bắt đầu “cuộc trả thù lớn” ở miền đông Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/02/2023”

Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?

Nguồn: Ruchir Sharma, “The world is not ready for the long grind to come,” Financial Times, 29/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng phi toàn cầu hóa sẽ khiến lạm phát cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách đã quen thuộc trước đại dịch.

Trong nửa thế kỷ qua, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết để quản lý tăng trưởng kinh tế, các cuộc suy thoái đã ngày càng ít xảy ra. Thông thường, chúng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần suy thoái nhẹ, hầu hết chúng ta không thể hình dung một chu kỳ suy thoái kéo dài một cách đau đớn. Nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta chưa từng chứng kiến suốt hàng chục năm. Continue reading “Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?”

31/01/1945: Binh nhì Eddie Slovik bị xử tử vì tội đào ngũ

Nguồn: The execution of Pvt. Slovik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Binh nhì Eddie Slovik trở thành lính Mỹ đầu tiên bị xử tử vì tội đào ngũ kể từ Nội chiến Hoa Kỳ – và là người duy nhất phải chịu số phận này trong Thế chiến II.

Eddie Slovik là lính nghĩa vụ. Ban đầu được phân loại 4-F vì có tiền án tù (trộm cắp xe hơi), sau đó anh đã được tái phân loại thành 1-A khi các tiêu chuẩn cho lính nhập ngũ được hạ xuống để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày càng tăng. Tháng 1/1944, Slovik được huấn luyện để trở thành lính bắn tỉa, điều mà anh không thích vì bản thân anh ghét súng. Continue reading “31/01/1945: Binh nhì Eddie Slovik bị xử tử vì tội đào ngũ”

Thế giới hôm nay: 31/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi người Palestine và Israel xuống thang căng thẳng giữa “làn sóng bạo lực khủng khiếp” khi ông hạ cánh xuống Tel Aviv  hôm thứ Hai. Một loạt các vụ chết người gần đây, bao gồm vụ tấn công bằng súng vào một giáo đường ở Đông Jerusalem và cuộc đột kích của Israel ở Bờ Tây, đã làm dấy lên lo ngại leo thang xung đột.

Ba Lan thông báo tăng chi tiêu quốc phòng lên 4% GDP trong năm nay, từ mức 2,4% của năm 2022. Đây sẽ là con số cao nhất trong số các thành viên NATO. Việc Nga xâm lược Ukraine đã khiến Ba Lan lo lắng. Nước này gần đây ký một thỏa thuận trị giá 1,4 tỷ USD để mua lô xe tăng Abrams thứ hai từ Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/01/2023”

Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts top brain in charge of Taiwan unification strategy,” Nikkei Asia, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vương Hỗ Ninh đã được giao nhiệm vụ tạo ra giải pháp thay thế cho chính sách “một quốc gia, hai chế độ.”

Một nguồn thạo tin về hoạt động nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hé lộ bí mật về cuộc cải tổ lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái.

Tại sao một số nhà lãnh đạo được giữ lại để phục vụ thêm một nhiệm kỳ, trong khi những người khác bị loại bỏ thẳng tay? Continue reading “Tập giao Vương Hỗ Ninh thiết kế chiến lược mới để thu hồi Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 30/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bãi nhiệm Nadhim Zahawi, chủ tịch Đảng Bảo thủ cầm quyền, vì “vi phạm nghiêm trọng quy định đạo đức dành cho cấp bộ trưởng.” Ông Zahawi, người vào năm ngoái từng có thời gian ngắn làm bộ trưởng tài chính, thừa nhận có thỏa thuận với chính quyền về khoản thuế ông chưa nộp— được cho là lên tới 5 triệu bảng Anh (6,2 triệu USD), bao gồm cả tiền phạt. Ông nói đây chỉ là lỗi “bất cẩn và không cố ý.”

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu hứa sẽ “đẩy mạnh các cơ sở định cư” và “đòi nợ từ những kẻ khủng bố” sau vụ bắn chết bảy người gần một giáo đường Do Thái ở Jerusalem hôm thứ Sáu. Hôm thứ Năm, quân đội Israel đã giết chết 9 người Palestine trong một cuộc đột kích vào trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây. Đến hôm thứ Bảy vừa qua, một cậu bé Palestine 13 tuổi đã bắn bị thương hai người Israel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/01/2023”

Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jack Ma downfall spells end of China’s golden age,” Nikkei Asia, 19/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sáng lập Alibaba đã bị “thổi bay như một đám mây.”

Mức tăng trưởng ít ỏi chỉ 3% của Trung Quốc trong năm 2022 đã báo hiệu hồi kết của thời kỳ hoàng kim kéo dài 30 năm của nền kinh tế nước này.

Ngoại trừ mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2020, vốn là giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, đây là thành tích kinh tế tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ năm 1976, khi Cách mạng Văn hóa kéo tăng trưởng xuống mức âm.

Việc đột ngột từ bỏ chính sách zero-covid – và đợt bùng dịch theo sau nó – không phải là lý do duy nhất khiến tăng trưởng đạt kết quả kém. Các chính sách kinh tế của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là một nguyên nhân khác. Trong thập niên vừa qua, dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, ý thức hệ đã được đặt lên trên tư duy lý tính về kinh tế. Continue reading “Jack Ma sụp đổ đánh dấu hồi kết cho thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc”

29/01/1915: Erwin Rommel chỉ huy một nhiệm vụ táo bạo tại Pháp

Nguồn: German lieutenant Erwin Rommel leads daring mission in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, tại vùng Argonne của Pháp, vị trung úy người Đức Erwin Rommel đã dẫn đầu đại đội của mình đánh chiếm bốn khu lô cốt của Pháp, vốn được sử dụng ở mặt trận để bố trí cho lực lượng pháo binh.

Rommel đích thân len lỏi qua hàng rào của quân Pháp trước, sau đó gọi những người còn lại trong đại đội đi theo mình. Khi thấy những người này lùi lại dù ông liên tục thét lên để ra lệnh, Rommel bò trở lại đại đội, đe dọa sẽ bắn chỉ huy trung đội dẫn đường nếu những người khác không đi theo ông. Đại đội cuối cùng đã tiến lên, chiếm được các lô cốt và chống lại thành công đợt phản công đầu tiên của quân Pháp trước khi bị bao vây, hứng chịu hỏa lực dày đặc, và buộc phải rút lui. Continue reading “29/01/1915: Erwin Rommel chỉ huy một nhiệm vụ táo bạo tại Pháp”

Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?

Nguồn: Seong Hyon Lee, “Kim Jong Un has started his succession planning,” Nikkei Asia, 25/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm cách đảm bảo rằng quyền lực của người kế nhiệm ông sẽ được chấp nhận.

Cho đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn cực kỳ kín tiếng về đời tư của mình.

Nhưng bất ngờ thay, trong vòng hai tháng qua, cô con gái Kim Ju Ae của ông đã ba lần xuất hiện trước công chúng.

Các quan chức tình báo Hàn Quốc nói với các nhà lập pháp rằng cô bé khoảng 10 tuổi. Nhưng Ju Ae, người giống hệt mẹ mình, Ri Sol Ju, trông cao hơn so với trẻ em cùng độ tuổi. Continue reading “Kim Jong Un đã bắt đầu lên kế hoạch “truyền ngôi”?”

28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ

Nguồn: The 1917 Bath Riots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1917, một cô giúp việc người Mexico tên là Carmelita Torres đã quyết định phản kháng trước sự sỉ nhục mà cô phải chịu đựng mỗi sáng kể từ khi bắt đầu làm việc ở khu vực biên giới với Mỹ. Hành động phản kháng của Torres chống lại việc sử dụng hóa chất độc hại để “khử trùng” những người Mexico băng qua biên giới phía Bắc đã dẫn đến sự kiện gọi là Bạo loạn Nhà tắm (Bath Riots), một sự kiện thường bị bỏ qua trong lịch sử người Mỹ gốc Mexico (người Chicano). Continue reading “28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ”

Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?

Nguồn: Why Republican donors on Wall Street are abandoning Donald Trump”, The Economist, 24/11/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đó luôn là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, và giờ họ xem Donald Trump là kẻ thua cuộc

Phố Wall đã quay lưng với Donald Trump. Những ngày gần đây, các nhà tài phiệt từng góp hàng trăm triệu đô cho đảng Cộng hòa vừa công khai rút lại sự ủng hộ đối với vị cựu tổng thống. Vào ngày 16/11/2022, Stephen Schwarzman – tổng giám đốc điều hành của Blackstone (một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân) đã phát biểu rằng ông muốn hỗ trợ một ứng viên đến từ “thế hệ mới” của Đảng Cộng hòa trong năm 2024. Cùng ngày hôm đó, Thomas Peterffy – người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị của Interactive Brokers – nói rằng đảng này đang cần một “gương mặt mới”.  Ken Griffin – giám đốc điều hành Quỹ phòng hộ Citadel – là người thẳng thừng nhất: ngày 15/11/2022, ông gán cho Trump biệt danh “kẻ-thất-bại-ba-lần” và tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, thống đốc bang Florida. Tại sao các nhà tài trợ lại rời bỏ vị cựu tổng thống, và điều đó có tác động như thế nào? Continue reading “Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?”

Chuyển động Quốc Phòng (20/1 – 26/1/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (20/1 – 26/1/2023)”

Thế giới hôm nay: 27/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói 14 xe tăng Leopard mà nước này hứa viện trợ cho Ukraine sẽ đến vào “cuối tháng 3, đầu tháng 4.” Mỹ cũng đang gửi 31 xe tăng Abrams. Tổng thống Joe Biden đã công bố gói viện trợ 400 triệu đô la gồm tám phương tiện thu hồi M88 có thể kéo Abrams. Động thái của Đức – được đưa ra sau nhiều cân nhắc kỹ lưỡng – cho phép Ba Lan và các nước khác viện trợ Leopard do Đức sản xuất. Ukraine hiện đang hy vọng phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu, nhưng thủ tướng Đức Olaf Scholz nói khả năng này sẽ không xảy ra. Trong khi đó, Nga không kích ồ ạt Ukraine vào giờ cao điểm buổi sáng.

Kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng năm 2,9% trong quý 4 năm 2022, giảm từ mức 3,2% của quý 3, theo số liệu ban đầu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đánh bại dự đoán của thị trường dù lãi suất tăng làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh. Dù thế, suy thoái vẫn có thể đến trong nửa cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/01/2023”

26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm

 

Nguồn: POW spends 2,000th day in captivity, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Trung úy Hải quân Mỹ Everett Alvarez Jr. đã trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm ở Đông Nam Á. Alvarez bị bắt làm tù binh khi máy bay của ông bị bắn rơi vào ngày 5/8/1964 và đã trở thành một trong những tù nhân chiến tranh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông bị bắn rơi ở Hòn Gai trong cuộc ném bom đầu tiên vào miền Bắc Việt Nam để trả đũa vụ tấn công gây tranh cãi nhằm vào các tàu khu trục của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8/1964. Continue reading “26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm”

Thế giới hôm nay: 26/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden tuyên bố gửi 31 xe tăng Abrams tới Ukraine, ngay sau khi Đức viện trợ 14 xe tăng Leopard. Tổng thống Joe Biden cũng công bố một gói 400 triệu đô la bao gồm tám phương tiện thu hồi M88 để kéo xe tăng Abrams. Động thái của Đức – được đưa ra sau nhiều cân nhắc kỹ lưỡng – cho phép Ba Lan và các nước khác viện trợ Leopard do Đức sản xuất.

Một tòa án ở Moscow đã giữ nguyên lệnh của Bộ Tư pháp Nga là giải thể Moscow Helsinki Group, đánh dấu động thái mới nhất trong cuộc đàn áp xã hội dân sự không dừng của chính phủ. Các thẩm phán cho rằng tổ chức nhân đạo này đã vi phạm quy định pháp lý vì hoạt động bên ngoài khu vực địa lý của mình. Vốn được thành lập từ năm 1976 để giám sát các hành vi lạm dụng nhân quyền của Liên Xô, đây là tổ chức nhân quyền lâu đời nhất ở Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/01/2023”

Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?

Nguồn: “Is Russia running out of ammunition?”, The Economist, 20/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Nhiều quả đạn pháo có lẽ còn nhiều tuổi hơn cả những người lính bắn chúng

“Vậy tối nay hãy để tôi nói với Putin những gì các tướng lĩnh và bộ trưởng của ông ấy quá sợ hãi không dám nói,” Đô đốc Tony Radakin, tham mưu trưởng quân đội Anh, tuyên bố vào ngày 14 tháng 12: “Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng.” Mười ngày trước đó, Avril Haines, quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ, đã đưa ra nhận định tương tự. Vậy có phải Nga sắp hết đạn? Continue reading “Có phải Nga đang cạn kiệt nguồn đạn?”

Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân

Nguồn: Choe Sang-Hun, “In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option”, The New York Times, 12/01/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ. Continue reading “Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân”

24/01/2011: Sân bay Quốc tế Domodedovo ở Moscow bị đánh bom

Nguồn: Moscow’s Domodedovo International Airport is bombed by terrorists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, một quả bom đã phát nổ tại sảnh đến quốc tế của Sân bay Domodedovo ở Moscow, giết chết 35 người và làm bị thương 173 người khác. Caucasus Emirate, một nhóm chiến binh thánh chiến có trụ sở tại Chechnya, đã nhận trách nhiệm về vụ việc, bổ sung thêm vào một chuỗi các vụ tấn công khủng bố bắt nguồn từ xung đột ở các vùng lãnh thổ Caucasus của Nga. Continue reading “24/01/2011: Sân bay Quốc tế Domodedovo ở Moscow bị đánh bom”