Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi “ngửa bài” về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đêm 2/5,Thời báo Hoàn cầu lại ra tiếp xã luận dưới tiêu đề “Ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc và Mỹ không được phút nào lơ là”, nói lên nỗi lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh. Bài xã luận viết:

Ngày 1/5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Nếu việc gặp ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un) là có thể được thì tôi khẳng định sẽ làm như thế và cảm thấy vinh hạnh, nhưng tiền đề là tình hình phải cho phép.”  Phát biểu mới nhất này của Trump đang gây sóng gió tại Mỹ. Sau đó người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer giải thích “tình hình cho phép” trước hết là nói Triều Tiên “lập tức đình chỉ mọi hành động khiêu khích” và thêm rằng: xét tình hình hiện nay thì không tồn tại khả năng có cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?”

Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh

Tác giả: Lê Như Mai

Những ngày gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang. Đáp trả lại những hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc lựa chọn đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí thông thường đối với Triều Tiên, trong đó có thể sử dụng bom, tên lửa, tấn công mạng hay các hoạt động tác chiến đặc biệt trên mặt đất khác, nếu phát hiện Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ sáu. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng công khai cân nhắc đánh phủ đầu để ngăn chặn một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Bài viết này phân tích những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên trong vài tháng trở lại đây để xác định những thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh”

Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?

Nguồn: Michael Mandelbaum, “Will nuclear history repeat itself in Korea?”, Project Syndicate, 04/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.

Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên. Continue reading “Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?”

Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:

Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.

Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng. Continue reading “Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên”

Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?

Nguồn:Why doesn’t China rein in North Korea?”, The Economist, 05/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Quốc.

Triều Tiên chỉ toàn gây rắc rối cho Trung Quốc, quốc gia bảo trợ chính của nước này trên trường quốc tế. Một ngày trước khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, dự kiến gặp người đồng nhiệm Mỹ của mình tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa hai bên, Kim Jong Un, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đã ra lệnh tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác, thể hiện thái độ khinh thị đối với cả hai vị lãnh đạo, đồng  thời trình diễn khả năng của nước mình cũng như sự sẵn sàng gây rắc rối. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?”

Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Sáng thứ Hai giờ Bắc Kinh [24/04/2017], Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Trump bàn về tình hình bán đảo Triều Tiên. Cuộc trao đổi này tiến hành vào lúc nghe nói vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên đã ở vào tình thế bức bách không thể không có hành động nào đó. Thứ Ba [25/4] là ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên, dư luận phổ biến cho rằng trước sau ngày này là thời gian nhạy cảm, Triều Tiên có thể triển khai vụ thử hạt nhân mới nhất.

Đây là lần thứ hai trong thời gian chưa đầy hai tuần lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ nói chuyện điện thoại với nhau, tần suất trao đổi cấp cao nhất như vậy là chưa từng có trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ. Điều đó vừa thể hiện sự thông thuận về trao đổi ý kiến ở cấp cao nhất Trung – Mỹ, vừa phản ánh sự bức bách của tình hình bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên”

Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Triều Tiên thử phóng tên lửa thất bại sáng sớm ngày 16/4, chiều cùng ngày,  Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận cảnh báo Triều Tiên không được thử vũ khí hạt nhân. Toàn văn như sau:

Sáng nay Triều Tiên phóng một tên lửa không rõ loại gì, nhưng phía Mỹ-Hàn Quốc nói quả tên lửa này đã phát nổ ngay khi vừa phóng đi.

Hôm qua Triều Tiên tổ chức cuộc diễu binh truyền thống của ngày “Lễ Mặt Trời”, trưng ra ít nhất hai kiểu tên lửa mới, [dư luận] ngờ là tên lửa đạn đạo vượt đại châu và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Đây là lần diễu binh trưng ra nhiều nhất, tập trung nhất sức mạnh tấn công tầm xa mà Triều Tiên mới tăng thêm. Nhưng phần lớn những tên lửa này chưa qua bắn thử, chúng vừa đem lại ấn tượng là kỹ thuật tên lửa của Triều Tiên tiến bộ nhanh lại vừa làm cho người ta nghi ngờ đấy chỉ là trò biểu diễn đẹp mắt nhưng vô dụng mà Bình Nhưỡng trưng ra cho nước ngoài xem. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân”

Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phóng tên lửa hành trình tấn công sân bay quân sự Shayrat của Syria ngay trước khi ông bắt đầu cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối hôm 6/4 vừa rồi có lẽ đã làm Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/4 ra xã luận dưới tiêu đề Triều Tiên có thể trở thành Syria tiếp theo hay không nhấn mạnh nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, Trung Quốc sẽ có phản ứng “quay ngoặt” chưa từng thấy. Toàn văn bài xã luận như sau:

Biên đội tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang di chuyển về Tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên. Sau khi Mỹ bắn phá mục tiêu quân sự của Syria, động thái của tàu Carl Vinson đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Continue reading “Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?”

‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?

Nguồn: Georgy Bulychev, “Kim Jong Nam’s assassination: a Pyongyang palace conspiracy?”, PACNet #19, 08/03/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhận định thông thường lập luận rằng các đặc vụ Bắc Triều Tiên đứng đằng sau vụ sát hại Kim Jong Nam ở Malaysia. Giả thuyết hiện hành cho rằng vụ ám sát là một hành động của chính phủ Triều Tiên. Cho phép tôi đưa ra một giả thuyết khác, trong đó lập luận rằng Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un có thể không phải là người chịu trách nhiệm, mà thay vào đó có thể chỉ là một “nạn nhân” khác của cuộc tấn công mà thôi.

Hãy tưởng tượng rằng một nhóm các quan chức tình báo cấp cao của Triều Tiên không ưa thích gì Kim Jong Un và cảm thấy bị đe dọa. Họ cũng có thể cảm thấy rằng Kim Jong Un đang phản bội “sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” bằng cách thị trường hóa nền kinh tế, ảnh hưởng tới lợi ích của tầng lớp “quý tộc” cai trị. và làm tổn hại đất nước bằng cách kích động kẻ thù và các đồng minh của họ. (Những động cơ ý thức hệ này không nhất thiết phải là một phần của giả thuyết, mà chỉ một khả năng để giải thích cho việc tại sao “giới quý tộc” lại có thể nổi loạn chống lại “nhà vua” của mình). Continue reading “‘Âm mưu cung đình’ đằng sau vụ ám sát Kim Jong Nam?”

Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump

Nguồn: Kent Harrington, “Donald Trump’s North Korean Family Values,” Project Syndicate, 05/01/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Mỗi tân tổng thống Hoa Kỳ đến Washington, DC, đều dẫn theo một số nhân viên tư vấn và trợ lý có mối quan hệ cá nhân được xây dựng qua nhiều năm và được tôi luyện trong chiến dịch tranh cử, điều mang lại cho họ niềm tự hào của một vị trí trong chính quyền. Từ “tình anh em Ireland” đưa John F. Kennedy đến Nhà Trắng tới “Bức tường Berlin” canh cửa cho Richard Nixon, các chiến hữu và bạn bè thân tín thường lấn át những tên tuổi lớn nhất của chính quyền. Nhưng chưa tổng thống Mỹ nào từng đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như Donald Trump. Continue reading “Phong cách ‘gia đình trị’ kiểu Bắc Triều Tiên của Trump”

Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên

Nguồn: Markus Bell and Sarah Son, “The burden of guilt in post-unification Korea”, East Asia Forum, 20/09/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ Hàn Quốc có một cách tiếp cận đáng chú ý hơn đối với những vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin rằng đạo luật sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9, tạo điều kiện cho kế hoạch thành lập một trung tâm có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Trung tâm cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức công dân làm việc với vấn đề này.

Luật mới là một phần phản ứng đối với sự tăng cường giám sát của quốc tế đối với cách tiếp cận của Hàn Quốc về vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Động thái này có thể được xem xét trong bối cảnh cả hai bên vĩ tuyến 38 tiếp tục thể hiện rằng việc thống nhất đất nước là mục tiêu chính sách chính thức của họ. Continue reading “Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên”

Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên

north-korea-attack-00002814-story-top

Nguồn: Richard N. Haass, “The Coming Confrontation with North Korea,” Project Syndicate, 20/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tưởng tượng chúng ta đang ở năm 2020. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đề nghị một cuộc họp khẩn với Tổng thống Mỹ. Lý do: Triều Tiên đã chế tạo thành công một quả bom hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng tới lục địa Hoa Kỳ. Tin tức này nhanh chóng lộ ra công chúng. Các cuộc họp cấp cao nhằm đưa ra phản ứng được tổ chức không chỉ ở Washington, mà còn ở Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, và cả Moskva.

Kịch bản này hiện nay có vẻ phi thực tế, nhưng nó mang tính khoa học chính trị nhiều hơn tính khoa học viễn tưởng. Triều Tiên vừa tiến hành thử nghiệm lần thứ năm (và có vẻ thành công) một thiết bị nổ hạt nhân, chỉ vài ngày sau cuộc thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo. Continue reading “Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên”

Kim Jong-un là ai?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Who is Kim Jong-un?The New York Review of Books, 18/8/2016.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai má phúng phính và kiểu tóc loe của nhà cai trị trẻ tuổi Kim Jong-un xứ Bắc Triều Tiên, mối giao tình với cựu ngôi sao bóng rổ xăm trổ đầy mình Dennis Rodman, cùng nụ cười toe toét như trẻ vui đùa khi đứng trước những đợt phóng tên lửa, hết thảy kết hợp một cách kì dị với việc chế độ này quyết tâm nhấn chìm kẻ thù trong “biển lửa”. Những điểm đó làm cho phương Tây vừa có mối ác cảm vừa có thái độ giễu cợt đối với đất nước này. Nhiều người tiên đoán rằng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ không thể tồn tại lâu hơn được nữa, khi xét đến tình trạng đói nghèo ở khắp nước này, một hệ thống trại tù chuyên giết hại người vốn được khép vào tội ác chống nhân loại theo xác định của một uỷ ban điều tra của Liên Hợp Quốc,[1] tình trạng tự cô lập kinh tế, đương đầu với hết thảy các nước láng giềng, cùng sự non nớt thiếu kinh nghiệm của lãnh tụ nước này. Continue reading “Kim Jong-un là ai?”

Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc

jihuynpark

Nguồn: Ji-hyun Park, “Surviving Human Trafficking in China”, Project Syndicate, 18/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền với chính người dân của họ đã không còn là bí mật. Nhưng việc họ lạm dụng phụ nữ Triều Tiên – những người trốn chạy sang Trung Quốc để mong thoát khỏi vi phạm nhân quyền ở nước mình – thì vẫn còn bị che giấu. Tuy nhiên, tôi biết được sự thật, bởi chính tôi là một trong những người phụ nữ đó.

Kể từ khi xảy ra nạn đói lớn ở Triều Tiên hồi những năm 1990, buôn bán người Triều Tiên, đặc biệt là phụ nữ, vào Trung Quốc đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Những phụ nữ ấy, vốn phải chứng kiến người thân trong gia đình mình chết đói, đã buộc phải theo chân bọn môi giới để vượt biên, với mong muốn kiếm tiền chu cấp cho con cái. Nhưng hiếm có ai trong số họ tìm được cơ hội mà họ muốn, thay vào đó, họ phải chịu thêm nhiều khổ đau khi bị bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc. Continue reading “Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc”

Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?

p00xftgs

Nguồn: Yuriko Koike, “North Korea’s Pachinko Missile”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba cảnh tượng thường là chủ đề của những bức ảnh được du khách nước ngoài đến thăm Nhật Bản chụp: Một là một rừng cột điện; một cảnh khác là những chiếc ô tô được nâng lên trong các bãi đỗ xe cơ khí. Thứ ba là pachinko.

Pachinko là một loại trò chơi đánh bạc dạng pinball (hình), và người chơi xếp hàng dài trước những chiếc máy được xếp thẳng đứng trông giống như họ đang làm việc trong một nhà máy. Theo một báo cáo (bằng tiếng Nhật), có 11,5 triệu người nghiện chơi pachinko, và thị trường trò chơi này có giá trị tới 24,5 nghìn tỷ Yên, gần gấp đôi doanh thu của nhà sản xuất ô tô Toyota năm ngoái. Continue reading “Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?”

Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn

_74437142_158342570

Nguồn: Chen Dingding, “Time to Rethink US and South Korean Approaches to North Korea,The Diplomat, 19/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Để đối phó với Bắc Triều Tiên, việc lặp lại các trừng phạt sẽ không có tác dụng.

Một lần nữa, Bắc Triều Tiên lại đẩy tất cả các cường quốc tại Đông Á vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Sau lần khiêu khích mới đây của đất nước này – phóng vệ tinh mới nhất sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo – Hoa Kỳ đã thể hiện sức mạnh và quyết tâm bằng việc cho các chiến đấu cơ F-22 Raptor bay thấp trên không phận Hàn Quốc. Hơn nữa, Hàn Quốc, sau một thời gian dài do dự, hiện đang kết hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ trong việc thảo luận về khả năng triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), điều gây quan ngại cho Trung Quốc. Continue reading “Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn”

Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh

missile

Nguồn:N Korea rocket launch chills Beijing-Seoul ties”, The New York Times, 11/02/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ là Hàn Quốc vào năm 2014, đó dường như là sự khởi đầu của một mối quan hệ gần gũi đầy hứa hẹn.

Người đón tiếp ông Tập, Tổng thống Park Geun-hye, đã đáp lại bằng cách đến Bắc Kinh năm ngoái để tham dự một cuộc diễu binh mà các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay, một cử chỉ mà ông Tập có thể đã tin rằng sẽ khiến bà Park ngày càng cách xa Washington hơn.

Về phần mình, bà Park hy vọng rằng người bạn mới ở Bắc Kinh – đối tác kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc – sẽ giúp kiềm chế tham vọng không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Continue reading “Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh”

Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên

8592475dd782bfce7a7360f58dc60b6a

Nguồn: Yuriko Koike, “The Ghosts of North Korea”, Project Syndicate, 30/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người, năm mới là dịp nhìn lại những thứ đã làm được và những điều cần thay đổi. Người Triều Tiên không nằm trong số đó. Ở đất nước tăm tối này, “mục tiêu năm mới” không hẳn là một lựa chọn cho dân thường. Những gì xảy đến với họ hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, và đó thường là sự thiếu thốn và hoang tưởng nghiệt ngã.

Người Triều Tiên chịu đựng nhiều điều mà người ngoài chỉ có thể suy đoán. Hãy xem những “con thuyền ma” bí ẩn đi vào biển Nhật Bản mỗi mùa thu theo gió tây nam. Thuyền thô sơ, nhỏ (dài khoảng 10 mét), và chỉ có những ngư cụ cơ bản. Một vài thuyền trống, một số khác chở thi thể của người không rõ danh tính. Chỉ trong tháng qua, 13 thuyền và 26 thi thể (đa số đã gần như phân huỷ) được tìm thấy. Trong năm 2014, có khoảng 60 thuyền như vậy. Continue reading “Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên”

Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un

KimJUn

Nguồn:H-bomb or A-bomb, N Korean nuke test is about Kim: An analysis“, Today Online, 08/01/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một bức hình duy nhất được phát ra bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cho thấy một bức thư viết tay của nhà độc tài. Bức hình chứa đầu mối cho chúng ta hiểu được thứ tư duy đằng sau tuyên bố bất ngờ và gây tranh cãi của Bắc Triều Tiên rằng họ đã thử nghiệm quả bom khinh khí (bom H) đầu tiên của mình.

Bức thư đề ngày 15 tháng 12 của Kim Jong Un kêu gọi khởi đầu một năm mới bằng những “âm thanh tuyệt vời của vụ nổ bom khinh khí đầu tiên của nước ta”. Tài liệu này kết thúc với chữ ký của Kim – gần giống như một ngôi sao nhạc rốc ký tặng người hâm mộ vậy. Continue reading “Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un”

Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên

flag-NKorea-China_3125013b

Nguồn: Shale Horowitz, “Why China’s Leaders Benefit from a NuclearThreatening North Korea: Preempting and Diverting Opposition at Home and Abroad“, Pacific Focus, Vol. XXX, No. 1 (April 2015), 10–32.

Biên dịch: Văn Cường

Tóm tắt: Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc sau đó của Triều Tiên, hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với Triều Tiên. Tại sao Trung Quốc lại đưa ra sự hỗ trợ này? Trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình đã ngày càng ưu tiên nền chính trị trong nước hơn là các lợi ích quốc gia. Điều này ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng coi việc hạt nhân hóa, các nỗ lực phổ biến hạt nhân và hành động có kiểm soát của Triều Tiên là ngày càng có lợi – miễn là những hoạt động này không đi xa đến mức gây ra chiến tranh tổng lực. Các hành động của Trung Quốc, trái ngược với những tuyên bố của nước này, rất phù hợp với bài phân tích dưới đây. Continue reading “Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên”