Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Elders stay faithful to Deng over ‘reformer Xi Jinping’,” Nikkei Asia, 29/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn mùa hè đã buộc Tân Hoa Xã phải xóa một bài bình luận viết lại lịch sử đảng.

Mùa hè vừa qua, một sự kiện có thể được gọi là “cuộc nổi loạn chống lại nhà cải cách Tập Cận Bình” đã diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, dẫn đến một bước lùi cho nhà lãnh đạo tối cao và các đồng minh của ông.

Diễn biến chính trị cực kỳ bất thường này đã diễn ra trong hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20. Hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7. Continue reading “Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3”

Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực

Nguồn: Minxin Pei, “Xi Jinping and the Paradox of Power,” Foreign Affairs, 21/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thất bại của Mao tiết lộ cho chúng ta biết điều gì về hệ quả của việc tập trung quyền lực?

Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã giành chiến thắng toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào giữa tháng 10. Như được kỳ vọng, ông đã giành được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ, ngoài ra còn tìm cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ bằng những người trung thành với mình. Trong một màn phô trương quyền lực chính trị, ông buộc hai đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương phải nghỉ hưu, dù cả hai đều chưa đến tuổi nghỉ hưu không chính thức là 68. Ngôi sao trẻ đang lên, Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và là người được cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bảo trợ, cũng đã bị phế truất thẳng thừng ngay phút cuối. Continue reading “Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực”

Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?

Nguồn: Zhuoran Li, “The End of Senior Politics in China,” The Diplomat, 26/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ năm 1978 không bị hạn chế bởi các vị nguyên lão quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng thể chế hóa là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc kể từ thập niên 1980. Andrew Nathan nhận định thể chế hóa quá trình chuyển giao quyền lực là một trong những lý do chính đằng sau sự dẻo dai của chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như Joseph Fewsmith đã lưu ý, điều mà các học giả Trung Quốc định nghĩa là thể chế chính trị ở nước này chỉ đơn giản là các quy chuẩn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các quy chuẩn này đã được xây dựng và được bảo vệ bởi các nhân vật lớn tuổi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người là lực lượng duy trì sự ổn định trong nội bộ Đảng. Continue reading “Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?”

Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Next premier must save the economy. Is Wang Yang the one?,” Nikkei Asia, 01/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhân vật số 4 của Trung Quốc tuy có tiểu sử phù hợp nhưng không phải là một cái tên quá chính thống.

Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào khó khăn bất thường.

Tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 đến 24, nhóm nhân khẩu học có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của đất nước, đã đạt đến một mức cao trong lịch sử – gần 20%. Trong khi đó, thu nhập của công chức, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn, trong một số trường hợp đã giảm đến 30%.

Ai sẽ là người đứng ra với tư cách là thủ tướng tiếp theo, để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn khốn đốn? Một số người trong giới kinh doanh Trung Quốc đang đề cử Uông Dương (Wang Yang), vị chủ tịch 67 tuổi của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp, CPPCC), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nước này. Continue reading “Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?”

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ở phía bắc Công viên Cảnh Sơn của Bắc Kinh, ngay cạnh Tử Cấm Thành nơi các hoàng đế từng sinh sống, có một khu phố theo phong cách Trung Quốc truyền thống.

Ngày 17 tháng 1 năm 1992, một chiếc ô tô có cảnh sát hộ tống đã rời khỏi một căn nhà nổi tiếng ở cuối con hẻm nhỏ này, trên xe là nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, khi ấy 87 tuổi.

Như tạp chí Nan Feng Chuang (Nam Phong Song) của Trung Quốc kể lại, đoàn xe đi về phía nam rồi rẽ trái trên Đại lộ Trường An, một con đường lớn chạy hướng đông tây cắt mặt Thiên An Môn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình”

Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc nghĩ sao nói vậy. Người Trung Quốc không bao giờ che giấu quan điểm của mình, nói như đinh đóng cột [nguyên văn: nói một câu là một câu]. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã ra tuyên bố rằng một khi Mỹ áp sát sông Áp Lục thì Trung Quốc không thể ngồi xem bỏ qua. Ngược lại, người Mỹ đã phớt lờ [tuyên bố đó]. Trên chính sách ngoại giao, người Trung Quốc nghĩ thế nào thì phát biểu thế ấy. Viên phiên dịch nói, Đặng Tiểu Bình không có điều gì cần bổ sung về phía Đảng Cộng sản. Thực ra, điều Đặng Tiểu Bình nói bằng tiếng Trung là ông đã “không còn hứng thú nhắc lại”.

Ông cho biết có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc một lần nữa phải nói rõ chính sách Hoa kiều: Thứ nhất, các hành động chống Trung Quốc của Việt Nam; thứ hai, dựa trên những cân nhắc nội bộ của Trung Quốc, điều này có liên quan đến tác hại còn lại của Bè lũ Bốn Tên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là một trải nghiệm khó quên đối với tôi. Tháng 11 năm 1978, vị trưởng lão 74 tuổi ấy bước xuống từ chiếc máy bay Boeing 707 tại sân bay Paya Lebar. Ông có dáng dấp lanh lợi rắn rỏi, vóc người thấp nhỏ, cao chưa đầy 5 feet [1,52 m], mặc bộ đồ vải len màu vàng nhạt, bước đi thoăn thoắt. Duyệt đội danh dự xong, ông ngồi xe cùng tôi về toà biệt thự dùng làm nhà khách trong Phủ Tổng thống Singapore. Chiều hôm đó, chúng tôi có cuộc hội đàm chính thức tại phòng họp Chính phủ.

Trước đây, trong một lần tới Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, tôi từng nhìn thấy cái ống nhổ ở đấy. Vì vậy hôm nay tôi đã cho đặt một ống nhổ bằng sứ màu xanh và trắng bên cạnh chỗ ngồi của Đặng Tiểu Bình. Qua đọc báo, tôi biết ông có thói quen dùng ống nhổ. Mặc dù Phủ Tổng thống Singapore quy định không được hút thuốc trong phòng máy lạnh nhưng tôi vẫn đặc cách đặt chiếc gạt tàn thuốc lá cho ông ở chỗ dễ thấy. Tất cả những điều đó đều là sự chuẩn bị đón một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Tôi cũng biết chắc là quạt thông gió trong phòng họp đã được bật. Continue reading “Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam”

Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi (22/08/2020) là kỷ niệm 116 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc “cải cách và mở cửa”.

Ông Đặng xem mối quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng hơn hai thập niên sau khi ông qua đời vào năm 1997 ở tuổi 92, cách tiếp cận của ông đã trở thành dĩ vãng.

Phấn khởi vì thời tiết đẹp, tôi ngẫu hứng đến thăm một ngôi nhà cũ của Đặng. Nó nằm gần công viên Jingshan, ngay phía bắc Tử Cấm Thành. Khi tôi đi dọc theo một hutong – ngõ hẹp hình thành bởi những dãy nhà truyền thống – cánh cổng tôi đang đi tìm hiện ra trước mắt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

Tư tưởng Tập Cận Bình là gì?

Nguồn: Steve Tsang, “What is Xin Jinping Thought?”, Project Syndicate, 05/02/2019.

Biên dịch: Tăng Gia Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 10/2017, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa vào Điều lệ Đảng một học thuyết chính trị mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”. Trong bối cảnh một Trung Quốc hiện đại hóa nhanh chóng đang là một nhân tố lãnh đạo toàn cầu, người ta dễ bác bỏ học thuyết này như là một sự tuyên truyền mang tính đảng đã lỗi thời. Nhưng làm vậy sẽ mang lại những rủi ro nguy hiểm.

Năm tháng sau khi Điều lệ Đảng được thay đổi, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) đã bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, đồng nghĩa với việc trừ khi có một biến động chính trị lớn, Tập Cận Bình – người vẫn khỏe mạnh, cường tráng ở tuổi 65 – có thể duy trì chức vụ chủ tịch nước thêm 20 năm nữa. Học thuyết cùng tên với ông vì thế sẽ định hình sự phát triển và cách Trung Quốc tham gia vào toàn cầu trong nhiều thập niên tới, và có lẽ là xa hơn nữa. Continue reading “Tư tưởng Tập Cận Bình là gì?”

29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử

DengCarter

Nguồn:Deng Xiaoping and Jimmy Carter sign accords”, History.com (truy cập ngày 28/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1979, Đặng Tiểu Bình, phó thủ tướng Trung Quốc, đã gặp Tổng thống Jimmy Carter, và họ cùng nhau ký các thỏa thuận lịch sử mới, qua đó đảo ngược hàng thập kỷ chống Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ.

Đặng Tiểu Bình đã trải qua quá trình biến đổi đầy đủ và toàn diện của Trung Quốc. Là con trai của một địa chủ, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1920 và tham gia vào cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934. Năm 1945, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban Trung ương Đảng, và với chiến thắng năm 1949 của phe cộng sản trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, ông trở thành lãnh đạo đảng tại khu vực Tây Nam Trung Quốc. Được điều về Bắc Kinh làm phó thủ tướng vào năm 1952, ông đã thăng tiến nhanh chóng, trở thành tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 1954, và là thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền vào năm 1955. Continue reading “29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử”

Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình

Corbis-U1954083-19

Nguồn: Michael Sheridan, “Deng Xiaoping: A Revolutionary Life by Alexander V Pantsov with Steven I Levine”, The Sunday Times, 21/7/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cái nhìn thẳng thắng đối với Đặng Tiểu Bình cho thấy ông không hề là một người ôn hòa.

Đặng Tiểu Bình là một trong số rất ít người làm thay đổi thế giới. Ông là một gã khổng lồ của thế kỷ 20, nhà cách mạng và nhà cải cách đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Ông cũng là một tên bạo chúa không hề có chút nhân đạo và chịu một phần trách nhiệm đối với cái chết của hàng triệu người. Tính đến nay, đây là cuốn tiểu sử hay nhất viết về ông.

Cả hai tác giả, vốn đều là học giả, đã rất khéo léo chọn cách kể chuyện theo thời gian. Cuốn sách được viết một cách rõ ràng, thẳng thắn, dẫn dắt người đọc đi qua những “gai góc” chủ nghĩa Marx và Trung Hoa học  một cách nhẹ nhàng. Nó được điểm xuyết bởi những giai thoại sống động và ngắn gọn. Đó là một cuốn sách cân bằng và không ngần ngại trình bày sự thật. Continue reading “Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình”

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã hết thời

20111022_BKP001_0

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Trung Quốc vừa mới tổ chức một chuỗi sự kiện quan trọng mà bên ngoài ít biết đến để kỉ niệm 110 năm ngày sinh của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Nhưng cũng như nhiều buổi lễ chính trị khác tại Trung Quốc, chẳng mấy người thèm suy nghĩ về những gì đang được ca ngợi cũng như ý nghĩa sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Sự thật là, mặc dù Đặng Tiểu Bình đáng được ca ngợi vì đã giải thoát Trung Quốc khỏi vực sâu của chủ nghĩa Mao, “tư tưởng Đặng Tiểu Bình” – hay chủ nghĩa độc tài kiến tạo phát triển – đang chắn bước tương lai của Trung Quốc. Continue reading “Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã hết thời”

#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN

dangtieubinh

Nguồn: Xiaoming Zhang (2010). “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, Journal of Cold War Studies, Volume 12, Number 3 (Summer), pp. 3-29

Biên dịch: Vũ Minh Hải | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (từ đây viết tắt là Trung Quốc) đã tham gia hai chiến dịch quân sự lớn – một ở Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1953, và hai là chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Không may là ở Trung Quốc, cuộc chiến tranh với Việt Nam đã bị lịch sử lãng quên. Sự kiện này hiếm khi được thảo luận trên phương tiện truyền thông và các học giả ở Trung Quốc bị cấm nghiên cứu vấn đề này. Đến giữa những năm 1970, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn là những đồng minh thân cận trong Chiến tranh Lạnh. Vậy tại sao vào cuối năm 1978 Trung Quốc lại quyết định tiến hành chiến tranh với Việt Nam? Continue reading “#122 – Đặng Tiểu Bình và quyết định của TQ tiến hành chiến tranh với VN”