Trung Quốc vật lộn giải quyết tình trạng chênh lệch phát triển vùng miền

Nguồn:, “Even Xi Jinping is struggling to fix regional inequality.” The Economist, 21/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nếu muốn biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang quan tâm đến vấn đề gì, chỉ cần xem họ đang đi công tác ở đâu. Hồi đầu tháng 5, thủ tướng Lý Cường đã dành ba ngày ở Tân Cương, một khu vực nghèo ở miền Tây Trung Quốc, nơi ông ra lệnh cho chính quyền địa phương phải tăng thu nhập và việc làm. Cùng lúc đó, cấp phó của ông là Đinh Tiết Tường đã tới Thẩm Dương, một thành phố thuộc vùng công nghiệp cũ ở đông bắc Trung Quốc. Ông Đinh kêu gọi “hồi sinh” khu vực. Chỉ hai tuần trước đó, nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình đã chủ trì một hội nghị chuyên đề ở thành phố Trùng Khánh, nơi ông công bố một “chương mới” trong sự phát triển của miền Tây Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc vật lộn giải quyết tình trạng chênh lệch phát triển vùng miền”

Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện

Nguồn: “The Xi-Putin partnership is not a marriage of convenience”, The Economist, 14/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tháng 3 năm ngoái, khi chia tay Vladimir Putin trước cửa Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một lời chia sẻ với tổng thống Nga. Sử dụng cụm từ “bách niên biến cục,” tức là một sự thay đổi mang tính lịch sử trong trật tự thế giới, ông Tập nói: “Chúng ta hãy cùng nhau thúc đẩy điều đó.” Ngày 16/5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần thứ 43. Nga đã trở thành một đối tác quan trọng hơn bao giờ hết trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và có những dấu hiệu cho thấy liên kết quân sự cũng sâu sắc hơn. Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, Mỹ đã hai lần thắt chặt trừng phạt đối với thương mại Trung-Nga. Chính phủ của ông Tập phản ứng giận dữ, kêu gọi phương Tây “ngưng bôi nhọ và kiềm chế Trung Quốc.” Continue reading “Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện”

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á

Nguồn: “Chinese firms are expanding in South-East AsiaThe Economist, 25/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào năm 2021, những người sáng lập PalFish, một công ty công nghệ Trung Quốc chuyên kết nối giáo viên và học sinh tiếng Anh, đã nhận ra rằng tương lai của công ty sẽ nằm ở nước ngoài. Khi ấy chính phủ Trung Quốc vừa phát động một cuộc trấn áp đối với hoạt động dạy thêm, sau khi chủ tịch Tập Cận Bình cáo buộc ngành này đang lợi dụng những lo lắng về giáo dục của các bậc phụ huynh Trung Quốc. Công ty đã cân nhắc việc mở rộng sang Mỹ Latin, Trung Đông, hoặc Nga, nhưng rồi quyết định đổ bộ vào Đông Nam Á. Chỉ ba năm sau, giờ đây có 10 triệu học sinh Đông Nam Á sử dụng PalFish. Continue reading “Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á”

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

Nguồn:, “How Chinese networks clean dirty money on a vast scale.” The Economist, 22/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thời nay thật khó kiếm một lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc cùng bắt tay hợp tác. Tại thời điểm bài viết này, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến đi tới Trung Quốc, một phần để gây sức ép nhằm thuyết phục Bắc Kinh ngừng bán các vật liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí cho Nga. Ở phía còn lại, Trung Quốc chỉ cần nở một nụ cười lịch sự thôi đã là tốt lắm rồi. Trong bối cảnh đó, thật đáng chú ý khi gần đây hai nước đã quyết định tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực khác: chống rửa tiền. Tháng 4 vừa qua hai bên đã mở một diễn đàn song phương để thảo luận về vấn đề này. Không như ở Nga, đây là một vấn đề lớn đối với cả hai nước. Continue reading “Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu”

Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?

Nguồn:Desmond Shum on how Xi Jinping beat down China’s red aristocrats”, The Economist, 24/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quý tộc đỏ của Trung Quốc Cộng sản hiện đại cư xử rất giống với các quý tộc máu xanh của thế giới phương Tây thời trung cổ. Nhóm ưu tú này khác biệt bởi dòng máu di truyền: họ bao gồm hậu duệ của những nhà cách mạng đã chiến đấu bên cạnh Mao Trạch Đông và con cái của các lãnh đạo Trung Quốc sau khi Đảng Cộng sản lên tiếp quản vào năm 1949. Vì địa vị xã hội cao của họ, những quý tộc đỏ này đôi khi được gọi là “thái tử” — được hưởng đặc quyền tiếp cận và ảnh hưởng trong mọi khía cạnh của xã hội Trung Quốc. Nhận thức về địa vị của mình đôi khi có thể khiến họ có ý thức về nghĩa vụ quý tộc. Continue reading “Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 07/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết nội các chiến tranh của nước này đã “nhất trí quyết định” “tiếp tục hoạt động” tại Rafah, một thành phố ở miền nam Gaza. Trước đó, Israel đã yêu cầu hơn 100.000 người trong khu vực sơ tán đến nơi mà nước này tuyên bố là vùng nhân đạo. Trong khi đó Hamas cho biết họ đã thông qua một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza do Ai Cập và Qatar đề xuất và “quả bóng [hiện] đang trong chân Israel.” Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, ông Netanyahu nói đề xuất này “không đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của Israel” nhưng đàm phán sẽ tiếp tục. Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ Israel và lãnh đạo Hamas đạt được thỏa thuận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/05/2024”

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc thất nghiệp?

Nguồn:Why so many Chinese graduates cannot find work.” The Economist, 18/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào khoảng thời gian này hàng năm, giới doanh nghiệp sẽ đến các trường đại học Trung Quốc để săn tìm nhân viên tiềm năng. Nhưng tâm trạng năm nay thật tệ. Mới đây tại một hội chợ việc làm ở Vũ Hán, một công ty đăng tin thuê thực tập sinh quản lý nhưng chỉ muốn những sinh viên tốt nghiệp loại ưu và chỉ trả 1.000 nhân dân tệ (140 USD) mỗi tháng, theo một bài đăng trên mạng xã hội. Tại một hội chợ ở Cát Lâm, hầu hết các vị trí đăng tuyển đều yêu cầu bằng cấp cao, theo lời một sinh viên sắp tốt nghiệp. “Lần sau đừng có mời chúng tôi nữa.” Một người khác phàn nàn rằng các công ty không tuyển người. Cô viết: Quá trình tuyển dụng là “một trò lừa dối.” Continue reading “Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc thất nghiệp?”

Không riêng gì Mỹ, Trung Quốc cũng lo lắng về mạng xã hội

Nguồn:America is concerned about social media. China is, too.” The Economist, 21/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dường như không có hồi kết cho tâm lý lo lắng về mạng xã hội ở Mỹ. Ý tưởng rằng TikTok, một ứng dụng phổ biến của Trung Quốc, có thể được dùng như công cụ tuyên truyền của Đảng Cộng sản khiến các chính trị gia khiếp sợ. Vào ngày 13 tháng 3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc chủ sở hữu ByteDance phải bán ứng dụng này nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ. Năm ngày sau, Tòa Tối cao nghe tranh luận trong một vụ kiện về việc chính quyền Biden yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa các bài đăng chứa thông tin sai lệch. Cả hai câu chuyện đều nói lên sức mạnh của các công ty này, vốn đóng vai trò to lớn trong việc phổ biến tin tức và định hướng dư luận. Continue reading “Không riêng gì Mỹ, Trung Quốc cũng lo lắng về mạng xã hội”

Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương

Nguồn:What Ramadan is like in XinjiangThe Economist, 11/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc có một thông điệp dành riêng cho công dân Hồi giáo. Nhà nước trân trọng quyền tự do tôn giáo của họ — trong đó đặc biệt là quyền tự do không theo tín ngưỡng nào. Quyền thế tục được chính quyền Trung Quốc nhất quán xem như quyền căn bản trong các quy định tôn giáo được ban hành trong năm nay tại Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Các quy định mới kiểm soát mọi thứ, từ giảng dạy tôn giáo đến kiến trúc nhà thờ Hồi giáo, theo đó phải phản ánh phong cách Trung Quốc. Các quy định cũng nói về những kẻ cực đoan thao túng tư duy của người dân và thúc đẩy khủng bố. Để ngăn chặn điều này, các quy định nêu rõ, không tổ chức hoặc cá nhân nào được xúi giục hoặc ép buộc người dân địa phương tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Continue reading “Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương”

Đằng sau cơn sốt tìm việc nhà nước của giới trẻ Trung Quốc

Nguồn: Yu Hua, “Yu Hua on why young Chinese no longer want to work for private firmsThe Economist, 02/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tận cùng của vũ trụ là gì? Một câu hỏi khoa học chưa trả lời được, nhưng hầu hết giới trẻ Trung Quốc ngày nay đã biết đáp án. Theo họ, nơi tận cùng của vũ trụ không phải là Dải Ngân hà, Thiên hà Andromeda, hay Chòm sao Canes Venatici, mà là một công việc nhà nước.

Quan sát những thay đổi trong cách nhìn của giới trẻ Trung Quốc đối với công việc nhà nước trong bốn thập niên qua của thời kỳ cải cách có thể tiết lộ những thay đổi sâu xa trong cấu trúc xã hội Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau cơn sốt tìm việc nhà nước của giới trẻ Trung Quốc”

Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình

Nguồn:Xi Jinping’s misguided plan to escape economic stagnationThe Economist, 04/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những tháng vừa qua là giai đoạn kinh tế khó khăn nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ khi cuộc cải cách sâu rộng của Đặng Tiểu Bình bắt đầu vào những năm 1990. Năm ngoái nước này ghi nhận mức tăng trưởng 5%, nhưng những trụ cột của phép màu kinh tế mấy thập niên nay đang lung lay. Lực lượng lao động nổi tiếng cần cù của nước này đang bị thu hẹp, cuộc bùng nổ bất động sản điên cuồng nhất trong lịch sử đã đi sang sườn bên kia, và hệ thống thương mại tự do toàn cầu mà Trung Quốc từng dựa vào để làm giàu đang tan rã. Như chúng tôi từng đưa tin, phản ứng của chủ tịch Tập Cận Bình là đẩy mạnh một kế hoạch táo bạo nhằm tái thiết nền kinh tế Trung Quốc. Pha trộn giữa chủ nghĩa công nghệ-không tưởng, kế hoạch hóa tập trung, và nỗi ám ảnh về an ninh, chương trình của ông Tập đặt ra tham vọng Trung Quốc thống trị các ngành công nghiệp tương lai. Nhưng những mâu thuẫn nội tại của gói chính sách sẽ chỉ làm cho người dân Trung Quốc thất vọng và chọc tức phần còn lại của thế giới. Continue reading “Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình”

Diễn biến quyền lực trong giới lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc

Nguồn:Who is up and who is down on China’s economic teamThe Economist, 27/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 27 tháng 3, các giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ ở Bắc Kinh đã có cơ hội hiếm hoi để gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngay tại thủ đô. Cuộc họp diễn ra sau Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, một hội nghị kinh tế thường niên hay được tổ chức tại những nhà khách quốc gia yên tĩnh ở thủ đô. Song bối cảnh kinh tế tổng quan lại kém êm đềm hơn, do cả nền kinh tế lẫn thị trường chứng khoán đều suy yếu, bên cạnh các biện pháp thắt chặt quản lý. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sụt giảm. Continue reading “Diễn biến quyền lực trong giới lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc”

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Nguồn: “Why do Nvidia’s chips dominate the AI market?”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không công ty nào được hưởng lợi nhiều từ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) như Nvidia. Kể từ tháng 1 năm 2023, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng gần 450%. Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt? Continue reading “Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?”

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn

Nguồn: “How Trump and Biden have failed to cut ties with China”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump và Joe Biden bất đồng trên rất nhiều điểm, nhưng họ có cùng quan điểm về quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Cả hai người đều cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đơn giản là quá phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai. Do đó, các quan chức Mỹ đi khắp thế giới ca ngợi lợi ích của “friendshoring” – tức dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và đưa đến các thị trường ít rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những tiếng nói ủng hộ, và nhìn chung thực sự lo lắng trước tình hình kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, cũng như tình hình chính trị khó đoán định của nước này. Số lượng đề cập đến “chuyển sản xuất về nước” (reshoring) trong các buổi họp online công bố thu nhập quý đã bùng nổ. Continue reading “Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn”

Vì sao gian lận khoa học quá phổ biến ở Trung Quốc?

Nguồn:, “Why fake research is rampant in China.The Economist, 22/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Là một nhà nghiên cứu về cách giúp lợn tăng cân nhanh chóng, Huang Feiruo từng là nhà khoa học được kính trọng ở Trung Quốc. Ông điều hành các dự án nghiên cứu do chính phủ tài trợ tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Nhưng tháng trước, 11 sinh viên của ông đã cáo buộc ông đạo văn công trình nghiên cứu của các học giả khác và ngụy tạo dữ liệu. Họ nói ông cũng đã gây áp lực buộc họ phải làm giả nghiên cứu của chính họ. Vào ngày 6 tháng 2, trường đại học thông báo đã sa thải ông Huang và rút lại một số công bố của ông. Continue reading “Vì sao gian lận khoa học quá phổ biến ở Trung Quốc?”

Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Nguồn:, “Singapore cracks down on Chinese influence.” The Economist, 08/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Cơn sốt lễ hội” là cách Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Singapore mô tả tâm trạng cả nước trước Tết Nguyên đán vào ngày 10 tháng 2. Nhưng giữa những ngày Tết lại có một cơn sốt khác của chính phủ Singapore: làm thế nào để đối phó với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Trong tháng 2, một đạo luật mới chống can thiệp từ bên ngoài đã lần đầu tiên được áp dụng với một người Singapore gốc Hồng Kông, Philip Chan. Continue reading “Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc”

Cách vận hành ‘nhà nước giám sát’ của Trung Quốc

Nguồn: How China stifles dissent without a KGB or Stasi of its own”, The Economist, 15/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà chức trách Trung Quốc đã dành nhiều công sức để biến Bảo tàng Cảnh sát Bắc Kinh thành một địa điểm du lịch thân thiện với gia đình. Nằm trong một cung điện cổ gần Quảng trường Thiên An Môn, bảo tàng này là nơi phô diễn các chiến công chống tội phạm. Tủ kính trưng bày súng được cảnh sát Trung Quốc sử dụng, bên cạnh một mô hình chó cảnh sát mặc áo chống đạn, mang mũ bảo hiểm kiểu biệt kích và ủng bảo vệ ở chân. Trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều phụ huynh đã đưa con cái đến đây để chiêm ngưỡng trực thăng cảnh sát, đội chống ma túy, đội tuần tra giao thông và cảnh sát an ninh mạng. Sự đàn áp chính trị chỉ được đề cập thoáng qua — nhưng là trong phần lịch sử. Nó được thể hiện bởi một bức ảnh cũ chụp cảnh sinh viên biểu tình bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ, nhiều năm trước khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền. Continue reading “Cách vận hành ‘nhà nước giám sát’ của Trung Quốc”

Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài

Nguồn:, “China is quietly reducing its reliance on foreign chip technology.The Economist, 13/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ hàng gia dụng cho đến ô tô, Trung Quốc đã nhiều lần phô diễn khả năng sao chép công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhưng các vi mạch bán dẫn là đối tượng khó bắt chước hơn, gây ra nhiều lo lắng trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Trung Quốc những năm gần đây. Quyết định ngừng xuất khẩu chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc của Mỹ vào năm 2022 đã cho thấy thế dưới của Bắc Kinh trước các đối thủ địa chính trị về năng lực bán dẫn. Vào tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc đối với máy in thạch bản dùng để in mạch lên tấm silicon đã tăng 450% so với năm trước đó, khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc chạy đua mua bộ công cụ tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan, trước khi các hạn chế xuất khẩu của Hà Lan có hiệu lực từ tháng 1. Continue reading “Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài”

Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?

Nguồn:, “How Ukraine sank the Caesar Kunikov — and is beating Russia at sea.” The Economist, 14/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lực lượng trên bộ của Ukraine bị lợi thế pháo binh của Nga áp đảo thì lực lượng hải quân của nước này đang liên tiếp thu về những kết quả ngoạn mục trước Hạm đội Biển Đen. Hôm 14 tháng 2, chưa đầy hai tuần sau khi phá hủy tàu tên lửa Ivanovets, Ukraine tuyên bố đánh chìm thành công một tàu chiến có giá trị khác của Nga là Caesar Kunikov, một tàu đổ bộ lớp Ropucha, vào rạng sáng. Tuyên bố này đi kèm đoạn video ghi lại cảnh con tàu bị tàu không người lái Magura V5 của tình báo quân sự Ukraine tấn công liên tục. Continue reading “Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?”