Tại sao EU muốn chấm dứt việc điều chỉnh thời gian?

Nguồn: Why the EU wants to stop moving the clocks forwards and backThe Economist, 29/03/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Bất chấp diện tích rộng lớn, toàn bộ Trung Quốc đều hoạt động theo múi giờ Bắc Kinh – một quyết định được Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 để tạo ra sự thống nhất. (Tội nghiệp người dân tỉnh Tân Cương nằm ở mạn viễn tây Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời không mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong ba năm gần đây, Bắc Triều Tiên sống trong múi giờ riêng của mình, chậm nửa giờ so với Hàn Quốc, nhằm giữ vững khuynh hướng ẩn dật của mình. Nhưng thường thì các quốc gia điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do mang tính thiết thực hơn. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (hay giờ mùa hè – DST) trong những tháng mùa hè. Đồng hồ châu Âu sẽ một lần nữa được điều chỉnh lên một tiếng vào cuối tuần này. Tuy nhiên, tuần trước, Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để chấm dứt thói quen lâu đời này kể từ năm 2021. Continue reading “Tại sao EU muốn chấm dứt việc điều chỉnh thời gian?”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Sơ Nguyên

Đầu tháng 7 vừa qua, quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu của nước Anh (Brexit) chứng kiến một dấu mốc mới với việc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nội các đã đạt được nhất trí về thỏa thuận cơ sở cho quan hệ Anh – EU trong tương lai. Nhưng chỉ hai hôm sau, vào ngày 8/7, như một cái tát vào sự “nhất trí” này, lần lượt Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit David Davis và Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đã từ chức. Bất đồng nội bộ sâu sắc cảnh báo rằng, chiếc ghế của bà May đang lung lay và tiến trình Brexit sẽ còn gập ghềnh gian nan từ nay đến khi hạn đàm phán kết thúc vào ngày 29/3/2019. Continue reading “Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?”

Tại sao Bosnia và Herzegovina chưa sụp đổ?

Nguồn:Why hasn’t Bosnia and Herzegovina collapsed?”, The Economist, 01/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ Tây Ban Nha đến Ukraine, từ Scotland đến miền bắc Italy, các vấn đề khu vực đe doạ đến sự toàn vẹn của các quốc gia châu Âu. Những kỳ vọng tương tự vẫn tồn tại liên quan đến Bosnia. Kể từ khi chiến tranh Bosnia chấm dứt vào năm 1995, các chính trị gia, nhà báo và các nhà phân tích đã cảnh báo về sự sụp đổ từ bên trong sắp xảy ra tại đất nước này. Nhiều năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ của mình với tư cách Đại diện cao cấp của EU về Bosnia, Paddy Ashdown đã nói về nỗi lo ngại của mình rằng đất nước này đang tiến tới sự chia tách. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Ngay cả khi tương lai của các nước châu Âu khác bị nghi ngờ, Bosnia vẫn chậm rãi tiến lên. Tại sao quốc gia này lại không sụp đổ? Continue reading “Tại sao Bosnia và Herzegovina chưa sụp đổ?”

Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?

Nguồn:What are the European Union’s eastward expansion plans?”, The Economist, 28/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa từng có ai chắc chắn về ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Thời Trung Cổ, các nhà địa lý đã vẽ đường biên giới này dọc theo các con sông khác nhau, bao gồm cả sông Dnieper và sông Volga. Vào những năm 1950, Liên Xô đã chọn một đường biên chạy dọc dãy núi Ural, và dọc theo dãy Caucasus giữa Biển Đen và Biển Caspian. Nhưng điều này lại loại trừ Armenia, Azerbaijan và Gruzia, trong khi các quốc gia này có xu hướng nghĩ rằng mình thuộc châu Âu. Nó cũng bao gồm một số quốc gia mà Liên minh châu Âu (EU) chưa sẵn sàng chấp nhận như là các ứng viên cho tư cách thành viên của mình. Để đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia này, năm 2009 EU đã khởi động một sáng kiến ​​với tên gọi Đối tác phương Đông, bao gồm các nước (theo thứ tự từ tây sang đông): Belarus, Ukraine, Moldova, Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Ngày 24/11/2017, các lãnh đạo EU đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các đối tác này tại Brussels để thảo luận về chương trình này. Continue reading “Kế hoạch mở rộng của EU gặp thách thức gì?”

“Brexit giả” hay “không Brexit”?

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Fake Brexit or No Brexit”, Project Syndicate, 20/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm ngoái, nước Anh đã được so sánh như một kẻ tự tử nhảy từ tòa nhà 100 tầng và trong khi rơi qua tầng 50 vẫn hét lên “Cho tới lúc này mọi thứ vẫn ổn”. Sự so sánh này dường như không công bằng với những người tự tử. Thông điệp chính trị và kinh tế thực sự ngày nay là “Cho tới lúc này mọi thứ rất tệ”.

Thỏa thuận bắt đầu các cuộc đàm phán về một mối quan hệ hậu Brexit được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 15/12/2017 diễn ra sau khi Thủ tướng Theresa May chấp nhận tất cả các đòi hỏi mà các lãnh đạo châu Âu đưa ra, bao gồm Anh phải đóng góp ngân sách 50 tỷ Euro cho EU, Tòa án châu Âu có thẩm quyền xét xử đối với quyền của công dân EU ở Anh, và việc mở cửa biên giới vĩnh viễn với Ireland. Continue reading ““Brexit giả” hay “không Brexit”?”

Chủ nghĩa liên bang là gì?

Nguồn:What is federalism?”, The Economist, 13/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị trình của Emmanuel Macron về củng cố Liên minh châu Âu đã làm sống lại cuộc thảo luận về một “Liên bang châu Âu”. Tham vọng của tổng thống Pháp sẽ dễ dàng đạt được hơn nếu không có nước Anh: quốc gia này có xu hướng đi theo đường lối của Margaret Thatcher, người vào năm 1990 đã nói rằng việc đưa ra đồng euro có thể dẫn tới “một liên bang châu Âu, điều mà chúng tôi hoàn toàn và dứt khoát từ chối.” Ba năm trước đó, đồng minh về ý thức hệ của bà Thatcher, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã ủng hộ chủ nghĩa liên bang ở Hoa Kỳ bằng một sắc lệnh hành pháp tuyên bố thiết lập lại “các nguyên tắc liên bang được đưa ra bởi các nhà soạn thảo [hiến pháp Hoa Kỳ]” khi trao bớt quyền lực từ Washington cho các tiểu bang. Reagan tuyên bố “Chủ nghĩa liên bang bắt nguồn từ nhận thức rằng tự do chính trị của chúng ta được đảm bảo tốt nhất bằng cách hạn chế quy mô và phạm vi của chính quyền trung ương”. Người đọc sẽ nhận thấy rằng “chủ nghĩa liên bang” có hai ý nghĩa đối nghịch ở đây, trong trường hợp thứ nhất nó mang nghĩa là một chính quyền trung ương mạnh mẽ hơn, và trong trường hợp thứ hai là một chính quyền trung ương yếu hơn. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Chủ nghĩa liên bang là gì?”

Eurozone: Cải cách hay là chết?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Eurozone Must Reform or Die”, Project Syndicate, 14/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với sự đắc cử của một Tổng thống trung dung có tư tưởng cải cách ở Pháp và nhiều khả năng là sự tái đắc cử của Thủ tướng Đức Angela Merkel, liệu có hy vọng nào cho dự án đồng tiền chung đang bị bế tắc ở châu Âu? Có thể, nhưng thêm một thập niên nữa tăng trưởng chậm, bị ngắt quãng bởi các biến động chu kỳ liên quan đến nợ vẫn nhiều khả năng xảy ra. Bằng một động thái kiên quyết hướng tới sự hội nhập về tài khóa lẫn ngân hàng, mọi thứ có thể sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng với việc thiếu đi các chính sách tăng cường sự ổn định và bền vững, những nguy cơ sụp đổ sau cùng vẫn lớn hơn.

Đúng vậy, trong ngắn hạn, có nhiều lý do để lạc quan. Năm vừa qua, khu vực đồng Euro đang trải qua một sự phục hồi vững chắc theo chu kỳ, vượt quá mong đợi hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Và không nghi ngờ gì nữa: sự đắc cử của Emmanuel Macron là một sự kiện cột mốc, làm gia tăng hy vọng rằng nước Pháp sẽ tái thúc đẩy nền kinh tế của họ một cách hiệu quả để trở thành một đối tác hoàn chỉnh và bình đẳng với nước Đức trong việc quản lý khu vực đồng Euro. Continue reading “Eurozone: Cải cách hay là chết?”

Thắng lợi cay đắng của Theresa May

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Theresa May’s Pyrrhic Victory”, Project Syndicate, 29/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử vào ngày 08/06 do Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi sẽ thay đổi viễn cảnh chính trị của nước Anh và mối quan hệ với châu Âu, nhưng không nhất thiết theo cách mà Đảng Bảo thủ của bà May, vốn có thể gia tăng số ghế đa số trong Quốc hội, có thể muốn mang lại. Thắng lợi bằng mọi giá trước những người ủng hộ quốc tế hoá và các lực lượng tiến bộ tại Anh của thành phần Bảo thủ hoài nghi châu Âu được mô tả bằng tiêu đề bài báo về tuyên bố tổ chức bầu cử của bà May trên tờ Daily Mail: “Đè bẹp những kẻ phá hoại.” Nhưng chiến thắng vang dội vào tháng 6 có thể dẫn đến một hệ quả ngược bất ngờ, như cuộc hành quân ngạo mạn của Napoleon đến Moskva sau khi ông đã tiêu diệt toàn bộ kẻ thù ở Tây Âu. Continue reading “Thắng lợi cay đắng của Theresa May”

Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?

Nguồn:What happens now that Britain has triggered Article 50”, The Economist, 29/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây chỉ là sự khởi đầu của một quá trình đàm phán gay go kéo dài – trong đó Anh Quốc sẽ là người có nhiều đòi hỏi hơn.

Theresa May, thủ tướng Anh, đã kích hoạt Điều 50 (Hiệp ước Lisbon), biện pháp pháp lý mà theo đó một quốc gia có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Dự luật cho bà quyền hiến định để thực hiện điều này đã có hiệu lực vào ngày 16/3. Theo các điều khoản của Điều 50, bất kỳ quốc gia nào viện dẫn điều luật này sẽ tự động rời EU sau hai năm, trừ khi 27 quốc gia còn lại đồng thuận gia hạn thời hạn đó. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán mà có thể mất nhiều hơn hai năm để hoàn thành chi tiết. Việc kích hoạt Điều 50 thậm chí không đảm bảo rằng sẽ có một thỏa thuận giữa Anh và phần còn lại của EU: nó đơn thuần chỉ khởi đầu các cuộc đàm phán. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?”

Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?

Nguồn:The significance of the Treaty of Rome”, The Economist, 24/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được ký 60 năm trước đây, hiệp ước này đã khai sinh ra Liên minh châu Âu hiện đại.

Vào ngày 25/03/2017, người đứng đầu chính phủ các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã tập hợp tại sảnh Sala Degli Orazi e Curiazi tráng lệ của tòa nhà Palazzo dei Conservatori tại Rome để đưa ra một tuyên bố trang nghiêm về sự thống nhất. Thời điểm đó mang đầy tầm quan trọng: đúng 60 năm trước, khi đám đông trông ngóng tụ tập dưới những chiếc ô bên ngoài Piazza del Campidoglio, các đại sứ đặc mệnh toàn quyền từ sáu nước Tây Âu – Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – đã tụ họp trong cùng một căn phòng để ký Hiệp ước Rome.

Hiệp ước năm 1957 này đã thành lập các thể chế tạo thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu – bao gồm Uỷ ban châu Âu, Hội đồng Bộ trưở ng, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) – mà về sau trở thành Liên minh châu Âu (EU). (Một hiệp ước thứ hai được ký ngày hôm đó đã tạo ra Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, sau đó được sáp nhập vào EU). Vậy tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì? Continue reading “Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?”

Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?

Nguồn: Hans-Werner Sinn, “Why the EU must be generous to Britain”, Project Syndicate, 31/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã xác nhận điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh sẽ rút ra khỏi Liên minh Châu Âu và đàm phán các hiệp ước thương mại mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là EU sẽ chấp thuận dạng hiệp ước nào.

Bà May đã nói rõ rằng nước Anh không muốn một dàn xếp giống như với Thụy Sĩ hay Na Uy, bởi vì điều đó đòi hỏi nước này phải từ bỏ một số quyền kiểm soát về chính sách nhập cư. Chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý Châu Âu, cơ quan mà các nhà lãnh đạo Anh cáo buộc là đã đưa ra các phán quyết dựa trên các lợi ích tự thân, cũng là phương án không được chấp nhận. Continue reading “Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?”

Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Ba hệ lụy khó lường của Brexit

Nguồn: Harold James, “Brexit’s Doom Spirals”, Project Syndicate, 08/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường tài chính đang phản ứng tiêu cực với Brexit, và chúng có quyền làm vậy. Nhưng bởi chính lĩnh vực tài chính, chứ không phải là xã hội dân sự dân chủ, là thứ đang chống lại quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, nên cuộc tranh luận về Brexit sẽ trở nên ngày càng gay gắt, và hệ quả của nó cũng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Những tác động kinh tế ban đầu từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu là không đáng kể, và thậm chí còn có đôi chút tích cực, vì các số liệu tăng trưởng hậu trưng cầu dân ý của nước Anh hiện đang được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Nhưng đồng bảng Anh lại đang rớt giá, chi phí trả nợ của chính phủ Anh gia tăng, và tiến trình thực sự rút khỏi EU có thể cực kỳ khốc liệt. Continue reading “Ba hệ lụy khó lường của Brexit”

‘Liên minh thuế quan’ và ‘Thị trường đơn nhất’ khác nhau ra sao?

76-the-difference-between-europe-customs-union-and-single-market

Nguồn:The difference between Europe’s “customs union” and “single market” “, The Economist, 06/10/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi thảo luận về một phương án Brexit “cứng” hoặc “mềm”, các nhà bình luận thường xuyên nói về “liên minh thuế quan” (customs union) và “thị trường đơn nhất” (single market) của Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, Anh là thành viên của cả hai. Một quốc gia có thể chỉ là thành viên của liên minh thuế quan mà không phải là thành viên của thị trường đơn nhất (ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, Andorra hoặc Đảo Man). Ngược lại, một quốc gia cũng có thể chỉ là thành viên của thị trường đơn nhất mà không phải là thành viên của liên minh thuế quan (như Na Uy hay Iceland). Thường thì hai thuật ngữ này hay bị đánh đồng, dẫn đến việc che mất những điểm khác biệt quan trọng. Những điểm đó là gì? Continue reading “‘Liên minh thuế quan’ và ‘Thị trường đơn nhất’ khác nhau ra sao?”

Ba con đường dẫn tới sự tan rã của EU

eu-disintegration

Nguồn: Philippe Legrain, “Three paths to European disintegration”, Project Syndicate, 09/08/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Marine Le Pen, lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia Pháp cực hữu, có thể đã đúng lần này. Bà đã gọi cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh về việc rời Liên minh châu Âu (EU) là sự kiện chính trị lớn nhất ở châu Âu kể từ sau sự sụp đổ Bức tường Berlin. Nhận định này có thể chính xác: Brexit (việc Anh rời khỏi EU) đã làm bất ổn bản thân nước Anh và cuối cùng sẽ phá hủy Liên minh châu Âu.

Những người ủng hộ xu hướng liên bang châu Âu cổ điển cho rằng câu trả lời cho Brexit nên là một EU hội nhập hơn nữa. Nhưng câu trả lời này vừa xa vời vừa nguy hiểm. Đức và Pháp thường xuyên mâu thuẫn, và cả hai đều có những người lãnh đạo yếu thế khi phải đối diện với cuộc bầu cử năm sau, và khó có thể tập hợp được sự ủng hộ cho một “liên minh thậm chí còn khăng khít hơn”. Và làn sóng chống đối EU thì quá rộng và quá sâu để có thể trao nhiều quyền lực hơn nữa cho những quan chức EU không qua dân cử để họ áp đặt thêm những ràng buộc cho việc ra quyết định của các quốc gia mà không làm cho tình hình xấu đi. Continue reading “Ba con đường dẫn tới sự tan rã của EU”

Tại sao Anh ‘ngán’ người được EU giao phụ trách đàm phán Brexit?

56-Why Britain is unenthusiastic about Michel Barnier’s Brexit job

Nguồn:Why Britain is unenthusiastic about Michel Barnier’s Brexit job“, The Economist, 28/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một “tuyên bố chiến tranh”, theo cách nói sống động trên báo chí Anh. Michel Barnier, chính trị gia người Pháp hoạt ngôn với mái tóc bạc vừa được bổ nhiệm để dẫn dắt lực lượng đặc nhiệm về Brexit thuộc Ủy ban châu Âu, có thể trông không giống như một người phù hợp để lâm trận. Nhưng quyết định của Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban, bổ nhiệm một người nổi tiếng vì những bất đồng của mình với nước Anh để làm một công việc vốn hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều bất đồng hơn nữa, chắc chắn trông giống như một sự khiêu khích. Continue reading “Tại sao Anh ‘ngán’ người được EU giao phụ trách đàm phán Brexit?”