Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng. Continue reading “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ”

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Nguồn:Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia,” The Economist, 17/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng. Continue reading “Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga”

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nguồn: Ob man Russland provoziert oder nicht – wenn sie angreifen wollen, dann werden sie es tun“, WELT, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.” Continue reading “Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?”

Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine

Nguồn: David A. Deptula, Marc R. DeVore, Emma Salisbury, và Michael Hunzeker, “Six Things NATO Can Do to Help Ukraine Right Now”, Foreign Policy, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vùng cấm bay là một động thái leo thang cao, nhưng nhiều khả năng sẽ không hiệu quả. Dưới đây là sáu lựa chọn tốt hơn.

Cuộc chiến tàn khốc của Nga ở Ukraine đã đặt ra một tình thế lưỡng nan cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Can thiệp quân sự trực tiếp sẽ đi kèm rủi ro leo thang đến mức không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với các thành viên NATO. Nhưng việc để Nga thản nhiên xâm lược một nền dân chủ châu Âu mà không bị ngăn chặn sẽ gây ra những hậu quả lâu dài và tàn khốc đối với người dân Ukraine, an ninh châu Âu, và toàn bộ khái niệm về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Việc đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đã không thể ngăn cản bước tiến xâm lược của Nga. Việc triển khai trừng phạt một cách nhanh chóng và toàn diện dường như cũng không có khả năng buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin sớm từ bỏ chiến dịch tàn bạo của mình. Continue reading “Sáu phương án thay thế cho vùng cấm bay ở Ukraine”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If Russia Makes a Deal?”, Foreign Affairs, 23/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để kết thúc một cuộc chiến mà không ai có khả năng chiến thắng?

Hai cuộc thế chiến hồi thế kỷ 20 đã cho chúng ta một nguồn vô tận các tiền lệ và so sánh. Giai đoạn trước Thế chiến 2 đã sản sinh ra phép so sánh Munich, ám chỉ quyết định năm 1938 của Anh và Pháp, cho phép Đức Quốc xã sáp nhập một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. “Munich” sau đó đã trở thành một từ viết tắt của “chính sách xoa dịu.” Trong khi đó, giai đoạn hậu Thế chiến 2 tạo ra phép so sánh Nuremberg, khơi gợi về các phiên tòa xét xử công khai những nhà lãnh đạo còn sống của chế độ Đức Quốc xã, mà khi đó đã bị đánh bại hoàn toàn. “Nuremberg” bây giờ là viết tắt của “đầu hàng vô điều kiện.” Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga đưa ra một thỏa thuận?”

Putin từng muốn Nga gia nhập NATO khi mới lên nắm quyền

Nguồn: Jennifer Rankin, “Ex-NATO head says Putin wanted to join alliance early on in his rule“, The Guardian, 04/11/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

George Robertson hồi tưởng Tổng thống Nga đã không muốn xếp hàng chờ đợi cùng với ‘những quốc gia không quan trọng.’

Vladimir Putin muốn Nga gia nhập NATO, nhưng lại không muốn đất nước của mình phải trải qua quy trình nộp đơn thông thường, và xếp hàng cùng “những quốc gia không quan trọng”, theo lời một cựu Tổng thư ký của liên minh xuyên Đại Tây Dương.

George Robertson, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, thành viên Công Đảng, người từng lãnh đạo NATO từ năm 1999 đến 2003, cho biết Putin đã nói rõ trong cuộc họp đầu tiên của hai người, rằng ông muốn Nga là một phần của Tây Âu. “Họ muốn trở thành một phần của phương Tây an toàn, ổn định, thịnh vượng, những thứ mà nước Nga đã không còn vào thời điểm đó.” Continue reading “Putin từng muốn Nga gia nhập NATO khi mới lên nắm quyền”

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Nguồn: Thomas de Maizière và A. Wess Mitchell, Putin United the West—but Now Comes the Hard Part, Foreign Policy, 11/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.” Continue reading “Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, What If Russia Loses?, Foreign Affairs, 04/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại của Moscow không phải là chiến thắng rõ ràng của phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi xâm lược Ukraine. Ông đã đánh giá sai kỳ vọng chính trị của người Ukraine, vốn không chờ đợi được giải phóng bởi những người lính Nga. Ông cũng đánh giá sai về Mỹ, Liên minh Châu Âu, và một số quốc gia – gồm Australia, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc – tất cả đều có khả năng hành động tập thể khi đứng trước chiến tranh, và tất cả đều đang chờ đợi thất bại của Nga tại Ukraine. Mỹ cùng các đồng minh và đối tác đang áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Moscow. Mỗi cuộc chiến đều là một trận đánh nhằm định hướng dư luận, và cuộc chiến của Putin ở Ukraine – trong thời đại hình ảnh truyền thông đại chúng – đã gắn nước Nga với một cuộc tấn công vô cớ, nhắm vào một láng giềng hòa bình, gây ra thương vong lớn cho dân thường, cùng hàng loạt những tội ác chiến tranh. Dù ở bất cứ đâu, sự phẫn nộ sẽ là một trở ngại cho chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thua ở Ukraine?”

Kiev thất thủ, NATO can thiệp: Các kịch bản tiếp theo cho Ukraine là gì?

Nguồn: “Warten auf den Großangriff: Wird Kiew fallen? Die Nato eingreifen? Szenarien zum Ukraine-Krieg”, WELT, 09/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ngày thứ 13 sau khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, một nỗ lực mới để sơ tán dân thường ra khỏi các thành phố đang bị Nga bao vây lại bắt đầu. Moscow thông báo một lệnh ngừng bắn mới vào hôm thứ Tư. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết người dân nên được đưa ra khỏi các khu vực tranh chấp qua sáu hành lang nhân đạo.

Ngoại trưởng Ukraine và Nga, Dmytro Kuleba và Sergei Lavrov, dự kiến ​​gặp nhau tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, vào thứ Năm này. Điều đó có thể giúp làm dịu tình hình không? Sau đây là tóm tắt các câu hỏi và câu trả lời quan trọng nhất cho những ngày sắp tới. Continue reading “Kiev thất thủ, NATO can thiệp: Các kịch bản tiếp theo cho Ukraine là gì?”

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Nguồn: The war in Ukraine is going to change geopolitics profoundlyThe Economist, 05/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ.

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Nguồn: Streit um Nato-Osterweiterung: „Es ist höchste Zeit, Tacheles mit den Russen zu reden“, WELT, 20/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

WELT: Giáo sư Sarotte, phiên bản về câu chuyện của Vladimir Putin có nội dung như sau: “Sau năm 1989, phương Tây đã hứa với chúng tôi sẽ không mở rộng NATO. Điều này có nghĩa là, phương Tây đã lừa chúng tôi.” Thực hư chuyện này như thế nào?

Mary E. Sarotte: Về mặt chính thức thì không. Nhưng có bằng chứng cho thấy đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này. Tóm tắt ngắn gọn là như vậy. Continue reading “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

“Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO”

Nguồn: Ukraine-Politik: “Deutschland ist das trojanische Pferd Putins in der Nato”, WELT, 25/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Các quan điểm của chính phủ liên bang Đức trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc duy trì dự án Nord Stream 2 đang khiến thế giới khó hiểu. Nhiều nước đối tác thậm chí bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của Đức đối với liên minh NATO.

Trong bối cảnh tình hình biên giới với Ukraine đang căng thẳng và bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Đức vẫn kiên trì duy trì dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2. Trong nhiều năm, Berlin đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ. Và mới đây, việc chỉ huy hải quân Đức Kay-Achim Schönbach tỏ ra thông cảm với hành động gây hấn của Nga đã khiến dư luận phẫn nộ. Mối quan hệ dao động với Moscow đang ngày càng khiến các đối tác của Đức lo lắng – điều không chỉ liên quan đến Ukraine đang bị đe dọa. Sau đây là một cái nhìn tổng quan: Continue reading ““Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO””

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?

Nguồn: NATO sets its sights on China”, The Economist, 09/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng
Dù vẫn đang phải vật lộn với những rắc rối ngắn hạn, trong đó có cuộc cãi vã mới nổ ra giữa Mỹ và Đức, NATO vẫn đang bắt đầu lên kế hoạch cho mười năm tới: làm thế nào để thích nghi với sức mạnh đang lên của Trung Quốc? Tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó có thể rất quan trọng nếu liên minh muốn giữ được mục đích cho sự tồn tại của mình vào năm 2030.

Nguồn gốc của sự hỗn loạn mới nhất, như thường thấy trong những năm gần đây, là Tổng thống Donald Trump. Vào ngày 5 tháng 6, tờ Wall Street Journal  đưa tin rằng Trump đã quyết định rút 9.500 quân Mỹ ở Đức vào tháng 9, tức hơn một phần tư trong số 34.500 quân hiện đang đóng tại đây. Một bản ghi nhớ được ký bởi cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Robert O’Brien, sẽ giới hạn số lượng lính Mỹ đóng tại Đức ở bất cứ thời điểm nào (có thể tạm tăng lên trong các cuộc tập trận hoặc luân chuyển) ở mức 25.000, so với giới hạn hiện tại là 52.500. Continue reading “NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?”

20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia

Nguồn: NATO assumes peacekeeping duties in Bosnia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong một buổi lễ ngắn tại Sarajevo, Bosnia-Herzegovina, Tướng Pháp Bernard Janvier, người đứng đầu Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đã chính thức chuyển giao quyền lực quân sự ở Bosnia cho Đô đốc Mỹ Leighton Smith, chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Nam Âu.

Buổi lễ long trọng này đã dọn đường cho việc triển khai 60.000 quân NATO để thực thi Hòa ước Dayton (Dayton Peace Accords) được ký bởi các lãnh đạo của Nam Tư cũ vào ngày 14/12. Trước đó trong cùng năm, kế hoạch hòa bình do Mỹ tài trợ đã được đề xuất tại bàn đàm phán ở Dayton, Ohio, và các bên tham chiến cuối cùng cũng miễn cưỡng chấp nhận vào tháng 11, chấm dứt bốn năm xung đột đẫm máu ở Nam Tư, với hơn 200.000 người thiệt mạng. Continue reading “20/12/1995: NATO nhận gìn giữ hòa bình ở Bosnia”

21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”

28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO

Nguồn: First NATO Military Action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, trong hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ bốn máy bay chiến đấu của Serbia đang tham gia vào một sứ mệnh ném bom vi phạm vùng cấm bay của Bosnia.

Mỹ, cùng 10 nước châu Âu và Canada thành lập NATO năm 1949 nhằm mục đích phòng vệ chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Continue reading “28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?

Nguồn:Why Turkey and Greece cannot reconcile”, The Economist, 14/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai nước không còn đối đầu nhau như trước đây, nhưng việc lập lại quan hệ hữu nghị thì dường như bất khả.

Tuần vừa qua, ông Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên bởi một tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp trong hơn sáu thập niên. Ông Erdogan đã đến thăm người đồng nhiệm phía Hy Lạp, tổng thống Prokopis Pavlopoulos; thủ tướng Alexis Tsipras; và các đại diện của cộng đồng Hồi giáo hùng mạnh gồm 130.000 người của quốc gia này tại Tây Thrace. Các thảo luận tập trung vào số lượng người di cư và tị nạn; một hiệp định đã tồn tại 94 năm xác định biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; và tiến trình hòa bình bị đình trệ ở đảo Síp, vốn bị chia rẽ giữa chính quyền thân Hy Lạp ở phía nam được công nhận bởi quốc tế và Cộng hòa Síp ly khai thân Thổ Nhĩ kỳ ở phía bắc, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm đã mang lại hy vọng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng bị ngăn cách bởi biển Aegean, một đường biên giới đất liền dài 200 km, và một loạt những hiềm khích xưa cũ. Nhưng liệu đó có phải là một bước đột phá? Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?”