Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu

oil-well-afghanist_2094169b

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Cheap Oil and Global Growth”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu dao động mạnh đang gây mất ổn định cho các nền kinh tế và các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc giá dầu giảm một nửa từ 110 đô-la xuống 55 đô-la một thùng vào năm ngoái là rõ ràng: Ả Rập Xê-Út quyết định mở rộng sản xuất để tăng thị phần trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng điều gì khiến giá dầu giảm hơn nữa trong vài tuần qua – xuống mức thấp tương đương thời kỳ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – và nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

Lời giải thích phổ biến là nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, với việc giá dầu tụt dốc là một điềm báo của suy thoái kinh tế ở cả Trung Quốc lẫn trên toàn cầu. Nhưng điều này là gần như chắc chắn sai, mặc dù nó có vẻ được xác nhận bởi sự tương quan chặt chẽ giữa các thị trường dầu và thị trường chứng khoán, nơi giá đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2009 không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở châu Âu và hầu hết các nền kinh tế mới nổi. Continue reading “Tác động của giá dầu rẻ lên tăng trưởng toàn cầu”

Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?

Iran-nuclear-deal-1024x576

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Saying No to the Warmongers,” Project Syndicate, 17/07/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bản hiệp ước nhằm kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran đạt được ở Vienna đã khiến những kẻ hiếu chiến nổi khùng. Các công dân trên toàn thế giới nên ủng hộ nỗ lực dũng cảm của Tổng thống Mỹ Barack Obama để vượt qua những kẻ hiếu chiến, tâm phục trước việc các bên ký kết không chỉ có Hoa Kỳ mà còn gồm tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cộng thêm Đức.

Nhiều người trong số những kẻ hiếu chiến đến từ các cơ quan chính phủ của chính quyền Obama. Hầu hết người Mỹ khó nhận ra hoặc hiểu được thực trạng an ninh lâu dài của đất nước họ, nơi mà các chính trị gia được bầu dường như đang lãnh đạo nhưng thực chất là do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc dẫn dắt – một nhà nước thiên về các giải pháp quân sự chứ không phải là ngoại giao cho những thách thức về chính sách đối ngoại. Continue reading “Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ

640x392_55396_170733

Nguồn: Dani Rodrik, “Rethinking Democracy,” Project Syndicate, 11/07/2014.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Việc phổ biến các chuẩn mực dân chủ từ các nước phương Tây tiên tiến tới phần còn lại của thế giới có lẽ là những lợi ích quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt với dân chủ. Các chính phủ dân chủ ngày nay hoạt động kém, và tương lai của họ vẫn còn đáng ngờ. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về dân chủ”

Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia

image-20150512-22539-1hivvcc

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Diaspora Goldmine,” Project Syndicate, 25/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nhiều quốc gia có lượng người di cư đáng kể nhưng không mấy nước tự hào về điều này. Nói cho cùng thì con người ta ít khi phải di cư khi đất nước họ tốt đẹp, do đó cộng đồng hải ngoại thường là lời nhắc về những thời khắc đen tối của một quốc gia.

Ví dụ, trong năm 2010, El Salvador, Nicaragua, và Cuba có hơn 10% dân số sống ở nước ngoài. Và con số này không bao gồm các thế hệ con cháu của những người di cư. Phần lớn những đợt di cư này diễn ra vào thời điểm xảy ra nội chiến hay cách mạng. Ở những nơi khác, di cư ra nước ngoài với số lượng lớn diễn ra trong bối cảnh có thay đổi chính trị, như khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu Âu.

Có nhiều sắc thái tình cảm trong mối quan hệ giữa những người di cư và quê hương, bao gồm sự mất lòng tin, oán giận, ghen tị, và thù hận. Nói theo cách thông tục thì di cư được mô tả như là giai đoạn mà một quốc gia “đánh mất” một phần dân số nhất định. Continue reading “Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc

_73379040_73379039

Nguồn: Daniel A. Bell, “Chinese Democracy Isn’t Inevitable,” The Atlantic, 29/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những nhược điểm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc là rất rõ ràng. Thậm chí chính phủ còn không thèm giả vờ tổ chức các cuộc bầu cử cấp quốc gia và trừng phạt những ai công khai kêu gọi một chính quyền đa đảng. Truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe còn Internet thì bị chặn. Các nhà lãnh đạo cấp cao không bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Thậm chí đáng lo ngại hơn là đàn áp đã được đẩy mạnh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, cho thấy rằng chế độ ngày càng lo lắng về tính chính danh của nó.

Một số chuyên gia về Trung Quốc – gần đây nhất là David Shambaugh từ Đại học George Washington – giải thích những dấu hiệu đáng ngại này là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Trung Quốc đang trên bờ sụp đổ. Nhưng một kết cục như vậy là rất khó xảy ra trong tương lai gần. Continue reading “Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc”

Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA

qopv2iqh1eibsobonire

Nguồn: Ian Buruma, “The Soccer Mafia,” Project Syndicate, 28/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều ngạc nhiên duy nhất trong vụ bắt giữ bảy quan chức của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) tại một khách sạn ở Thụy Sĩ vào sáng sớm ngày 27 tháng 5 là nó đã xảy ra. Hầu hết mọi người đều cho rằng những người đàn ông được ưu ái, diện những bộ com lê đắt tiền và đang chi phối liên đoàn bóng đá của thế giới, đã vượt ra ngoài tầm với của pháp luật. Bất luận những tin đồn hay báo cáo về hối lộ, lại quả, gian lận phiếu bầu, và các hành vi sai trái khác là gì thì Chủ tịch FIFA Joseph “Sepp” Blatter cùng các đồng nghiệp và cộng sự của ông vẫn có vẻ như luôn không hề trầy xước.

Đến nay đã có 14 người, trong đó có 9 giám đốc điều hành FIFA, cả đương chức và hết nhiệm kỳ (nhưng ngoại trừ Blatter), đã bị buộc tội về một loạt các hành vi gian lận và tham nhũng ở Hoa Kỳ, nơi mà các công tố viên đã cáo buộc họ bỏ túi 150 triệu USD từ hối lộ, lại quả và các hành vi sai trái khác. Và các công tố viên liên bang Thụy Sĩ đang tìm kiếm chứng cứ về các giao dịch mờ ám đằng sau quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2018 cho Nga và 2022 cho Qatar. Continue reading “Mafia bóng đá: Chính trị trong thế giới của FIFA”

Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?

0,,16479340_401,00

Nguồn: Richard Kozul-Wright & Daniel Poon, “Development Finance with Chinese Characteristics?Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau một loạt bổ sung vào phút cuối các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), bây giờ người ta chuyển hướng chú ý sang việc thiết lập các luật lệ và quy tắc hoạt động của AIIB do Trung Quốc dẫn đầu. Nhưng vẫn còn những câu hỏi quan trọng – và quan trọng nhất là AIIB là một đối thủ tiềm năng hay là thành viên mới được chào đón để bổ sung cho các tổ chức tài chính đa phương hiện có như Ngân hàng Thế giới.

Kể từ khi Trung Quốc và 20 quốc gia chủ yếu là châu Á ký bản ghi nhớ thành lập AIIB hồi tháng 10 năm ngoái, 36 quốc gia khác – trong đó có Australia, Brazil, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Na Uy, Nga, Ả Rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, và Vương quốc Anh – đã tham gia với tư cách là các thành viên sáng lập. Continue reading “Tài trợ phát triển mang đặc sắc Trung Quốc?”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”

#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi

2012.03.30.china-africa

Nguồn: Harry Verhoeven (2014). “Is Beijing’s Non-Interference Policy History? How Africa Is Changing China”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No. 2, pp. 55–70.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Sự thắt chặt nhanh chóng trong mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) với 54 nước châu Phi mang ý nghĩa địa chính trị to lớn. Khó mà có thể hiểu được Trung Quốc đã duy trì được sự tăng trưởng ngoạn mục hàng năm của mình như thế nào nếu không có sự đóng góp của xuất khẩu nguyên liệu từ châu Phi và lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc thu được từ nhu cầu của châu Phi về hàng tiêu dùng, về các dự án xây dựng, và về dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Lượng văn liệu đồ sộ về câu chuyện Trung Quốc- châu Phi gồm những nghiên cứu cho rằng chính Bắc Kinh đã dẫn đến sự tái thuộc địa hóa cả châu lục[1] đối  chọi với những phân tích tán dương Trung Quốc như là vị cứu tinh của châu Phi vào lúc mà phương Tây chỉ can dự tới châu lục này qua lăng kính của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố và các dự án từ thiện được vận động bởi các ngôi sao nhạc rock.[2]  Continue reading “#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi”

#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước

putin

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy,  Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên, và môi trường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn rất nhiều so với trước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức đáng ngạc nhiên (và hiệu quả đến mức đáng báo động) để sử dụng truyền thông nhằm củng cố quyền lực của mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thức đã trở nên rất cần thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới. Những thông điệp mà các phương tiện truyền thông này đưa ra Continue reading “#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?

Nguồn: Ronald Inglehart & Christian Welzel (2009). “How Development Leads to Democracy: What We Know about Modernization”, Foreign Affairs, Vol. 88, No. 2, pp 33-48.>>PDF

Biên dịch: Phan Thị Hoài Phương | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ dân chủ đã nhường chỗ cho suy thoái dân chủ. Từ năm 1985 đến 1995, nhiều quốc gia thực hiện việc chuyển đổi sang dân chủ, mang hưng phấn lan rộng về tương lai của nền dân chủ. Nhưng gần đây, dân chủ đã thoái lui ở Bangladesh, Nigeria, Philippines, Nga, Thái Lan, và Venezuela. Còn những nỗ lực của chính quyền Bush để thiết lập nền dân chủ ở Afghanistan và Iraq dường như đã đẩy cả hai nước này vào sự hỗn loạn. Với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và Nga, những phát triển này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng nền dân chủ đã đạt đến đỉnh điểm và không còn dâng cao được nữa. Continue reading “#136 – Phát triển dẫn đến dân chủ như thế nào?”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”

#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực

Nguồn: Amin Saikal (2011). “Authoritarianism, revolution and democracy: Egypt and beyond”, Australian Journal of International Affairs, Vol. 65, No. 5, pp. 530-544.

Biên dịch: Đào Anh Dũng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Các cuộc nổi dậy vì dân chủ của người dân Ả-rập là tự phát, nhưng có lẽ không hoàn toàn bất ngờ. Chúng xảy ra trong bối cảnh bất đồng gia tăng giữa giai cấp thống trị và bị trị, áp bức chính trị, bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các thay đổi về nhân khẩu học, nạn thất nghiệp và các thất bại trong chính sách ngoại giao. Mặc dù các cuộc nổi dậy bắt đầu ở Tunisia, nhưng chính trường hợp Ai Cập mới khắc họa tình hình một cách rõ nét hơn cũng như cho thấy tác động của nó đến phần còn lại của thế giới Ả-rập. Lúc này không thể biết kết cục sẽ ra sao. Nhưng chắc chắn nhân dân các nước Ả-rập vừa bắt đầu một hành trình dài mưu cầu sự tự quyết đúng nghĩa. Cuộc hành trình sẽ gian nan và đầy bất trắc đối với nhân dân Ả-rập và các dân tộc khác, nhưng phải coi đó là một phần của quá trình quá độ từ quá khứ độc tài sang tương lai đa nguyên chính trị. Continue reading “#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực”

#64 – Hoa Kỳ, Trung Quốc và bẫy Thucydides

Nguồn: Robert B. Zoellick (2013). “U.S., China and Thucydides”, The National Interests, (July/August 2013).

Biên dịch: Bùi Đức Sơn | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

TRONG THỜI GIAN thăm Hoa Kỳ năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra ý tưởng “mối quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường”. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama Tom Donilon đáp lời rõ ràng vào tháng Ba năm nay bằng cách bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng một “mô hình quan hệ mới giữa một cường quốc hiện tại và một cường quốc đang lên”. Tháng Sáu này, lãnh đạo hai nước đã gặp nhau ở California để tìm hiểu xem liệu các quan điểm chiến lược của họ có thống nhất được với nhau không. Continue reading “#64 – Hoa Kỳ, Trung Quốc và bẫy Thucydides”