Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “Vietnam’s land reclamation helps balance power in South China Sea,” Nikkei Asia, 28/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái chiến lược của Hà Nội mang lại hy vọng chống lại hoạt động xây đảo hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã giành huy chương bạc trong cuộc thi cải tạo đất ở Biển Đông.

Kể từ đầu năm 2022, Hà Nội đã tạo ra 5,8 km2 đất mới xung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nâng tổng diện tích đất mới mà họ đã cải tạo từ biển trong quần đảo lên khoảng 9,6 km2. Dù trông có vẻ hung hăng, nhưng việc cải tạo đất của Việt Nam xung quanh các đảo có ý nghĩa chiến lược và cơ sở đạo đức mạnh mẽ  tương tự như các cuộc tấn công quân sự của Ukraine vào bên trong lãnh thổ Nga. Continue reading “Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực ở Biển Đông”

30/07/1777: Thống đốc đầu tiên của New York nhậm chức

Nguồn: New York’s first elected governor takes office, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, Chuẩn tướng George Clinton đã nhậm chức thống đốc dân cử đầu tiên của tiểu bang độc lập New York. Clinton sau đó trở thành thống đốc phục vụ lâu nhất của New York, và cũng là thống đốc phục vụ lâu nhất của toàn nước Mỹ, khi giữ chức vụ này cho đến năm 1795 và một lần nữa từ năm 1801 đến năm 1804. Năm 1805, ông được bầu làm phó tổng thống Mỹ, một chức vụ mà ông giữ dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson và James Madison, cho đến khi ông qua đời vào năm 1812. Continue reading “30/07/1777: Thống đốc đầu tiên của New York nhậm chức”

Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?

Nguồn: Bart M. J. Szewczyk, “Who Will Fill Europe’s Leadership Vacuum?,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Paris chỉ thích nói suông, còn Berlin không có chiến lược. Nếu bạn muốn một lãnh đạo nghiêm túc, hãy tìm đến Warsaw.

Cuộc bầu cử gần đây vào Nghị viện châu Âu và Quốc hội Pháp đã làm rung chuyển cục diện chính trị châu Âu. Dù trung tâm của Liên minh châu Âu vẫn được giữ vững, nhưng cơ sở quyền lực của nó đã thay đổi. Sự trỗi dậy của phe cực hữu ở Pháp và Đức đã hủy hoại chính phủ ở Paris và làm suy yếu chính phủ ở Berlin, làm tê liệt bộ đôi thường nắm giữ vị trí trung tâm trong việc ra quyết định của EU. Trước khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa vào ngày 18/07, bà phải đàm phán với các nghị sĩ cánh hữu và thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy của Ý, Giorgia Meloni. Continue reading “Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?”

Nga đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?

Nguồn: Elisabeth Braw, “Is Russia Trying to Poison Finland’s Water?,” Foreign Policy, 26/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những vụ đột nhập tại các nhà máy xử lý nước là một ví dụ điển hình của chiến dịch vùng xám. Người Phần Lan có thể không bao giờ biết ai đã làm điều đó, nhưng họ phải biết chống lại nỗi sợ.

Mùa hè này, những kẻ xâm nhập bí ẩn đã đột nhập vào các tháp nước và nhà máy xử lý nước của Phần Lan. Chúng không lấy đi bất cứ thứ gì, nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì sẽ không có gì để trộm cả. Tuy nhiên, vẫn có những lý do khác khiến người ta muốn đột nhập vào các nhà máy xử lý nước: để do thám cho các cuộc tấn công trong tương lai – hoặc khiến công chúng lo lắng về độ an toàn của nước trong vòi của họ. Bằng cách vô hiệu hóa quá trình xử lý nước hoặc thêm chất gây ô nhiễm, kẻ xâm nhập có thể biến chất lỏng mang lại sự sống thành nguồn gieo rắc bệnh tật. Continue reading “Nga đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?”

Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s new 2029 reform goal shows Xi Jinping is worried,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mục tiêu mới cũng có thể là canh bạc sẽ giúp Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ sau khi phân tách kinh tế khỏi Mỹ.

Hồi tuần trước, cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm thất vọng phần lớn khán giả toàn cầu, những người đang mong đợi các sáng kiến chính sách lớn được thiết kế để vực dậy nền kinh tế ốm yếu nói chung và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nói riêng. Continue reading “Mục tiêu cải cách năm 2029 của Trung Quốc cho thấy Tập đang lo lắng”

28/07/1965: Tổng thống Johnson công bố tăng quân tới Việt Nam

Nguồn: President Johnson announces more troops to Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố rằng ông đã ra lệnh tăng lực lượng quân sự của Mỹ tại Việt Nam, từ 75.000 người lên 125.000 người. Johnson cũng cho biết ông sẽ yêu cầu tăng thêm nếu cần thiết. Ông còn chỉ ra rằng để đáp ứng nhu cầu nhân lực quân sự ngày càng tăng, số lượng người được gọi nhập ngũ hàng tháng sẽ được nâng từ 17.000 lên 35.000 người. Đồng thời, Johnson tái khẳng định rằng Mỹ sẵn sàng thương lượng một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến và kêu gọi Liên Hiệp Quốc và bất kỳ quốc gia thành viên nào giúp đỡ để đạt được mục tiêu này. Continue reading “28/07/1965: Tổng thống Johnson công bố tăng quân tới Việt Nam”

27/07/1996: Đánh bom tại Công viên Centennial Olympic

Nguồn: Bombing at Centennial Olympic Park, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, tại Atlanta, Georgia, Thế vận hội Mùa hè lần thứ 26 đã bị gián đoạn do vụ nổ một quả bom ống chứa đầy đinh tại Công viên Centennial Olympic. Vụ đánh bom xảy ra trong một buổi hòa nhạc miễn phí và nó đã cướp đi mạng sống của một người mẹ đưa con gái đến nghe nhạc rock, đồng thời làm bị thương hơn 100 người khác, trong đó một nhà quay phim người Thổ Nhĩ Kỳ đã qua đời do một cơn đau tim sau vụ nổ. Continue reading “27/07/1996: Đánh bom tại Công viên Centennial Olympic”

Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Harris and a fear-filled campaign?,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ tiết lộ ứng viên nào khiến cử tri sợ hãi nhất.

Mỗi khi nhắc đến kịch tính chính trị, người Mỹ vẫn là nhà vô địch thế giới không thể chối cãi. Joe Biden đã công bố quyết định không tái tranh cử tổng thống chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt của Donald Trump.

Dù những tình tiết bất ngờ trong cuộc bầu cử vẫn tiếp tục gây sốc và bối rối, nhưng những khía cạnh khác của cuộc đua tổng thống năm nay lại diễn ra theo một kịch bản có thể đoán trước được. Từ trước khi Biden chấp nhận điều không thể tránh khỏi và từ chức, rõ ràng là cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều sẽ tiến hành các chiến dịch dựa trên nỗi sợ. Continue reading “Trump, Harris, và những chiến dịch đầy nỗi sợ”

Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?

Nguồn: Mathieu Droin, Kelly A. Grieco, và Happymon Jacob, “Why NATO Should Stay Out of Asia,” Foreign Affairs, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hiện diện của liên minh sẽ chỉ khiến khu vực này trở nên kém an toàn hơn, chứ không phải an toàn hơn.

Cách đây vài tuần, khi viết trên tạp chí Foreign Affairs, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã nhắm vào Bắc Kinh, lên án sự ủng hộ của nước này đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và tuyên bố rằng NATO đã bước vào một kỷ nguyên mới của “cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc.” Tình hình này “cho thấy rằng trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu,” ông viết, đồng thời cho biết thêm rằng “an ninh của châu Âu ảnh hưởng đến châu Á và an ninh của châu Á ảnh hưởng đến châu Âu.” Thật ra đây không phải là một ý kiến mới. Stoltenberg từ lâu đã ủng hộ một vai trò lớn hơn của NATO trong việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Mọi thứ đều đan xen vào nhau,” ông nói vào tháng 6, đề cập đến an ninh châu Âu và châu Á tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, “và do đó, chúng ta cần cùng nhau giải quyết những thách thức này.” Continue reading “Tại sao NATO nên tránh xa châu Á?”

25/07/1897: Jack London lên đường đến Klondike

Nguồn: Jack London sails for the Klondike, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Jack London đã lên đường đến Klondike để tham gia cơn sốt vàng, nơi ông sẽ viết nên những câu chuyện thành công đầu tiên của mình.

London sinh ra ở San Francisco năm 1876. Cha ông, một nhà chiêm tinh tên Chaney, đã bỏ rơi gia đình, nên mẹ ông, một nhà tâm linh và giáo viên âm nhạc, đã quyết định tái hôn. Jack lấy họ của cha dượng là London. Continue reading “25/07/1897: Jack London lên đường đến Klondike”

Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng

Nguồn: Changwook Ju và Joshua Byun, “China’s Nuclear Taboo Isn’t as Strong as It Seems,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả nghiên cứu mới đặt ra nghi ngờ về một lý thuyết đã có từ lâu.

Cấm kỵ hạt nhân (nuclear taboo), một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị Nina Tannenwald đặt ra vào những năm 1990, đã trở thành một trong những ý tưởng có ảnh hưởng nhất trong quan hệ quốc tế đương đại, xuất hiện không chỉ trên các ấn phẩm học thuật lớn mà còn trong các tuyên bố của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và bài giảng của những người đoạt giải Nobel. Khái niệm này cho rằng sau Thế chiến II, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã trở nên đáng bị chỉ trích đến mức các nhà lãnh đạo sẽ tránh xa lựa chọn này ngay cả khi nó hợp lý về mặt chiến lược. Continue reading “Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng”

Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó

Nguồn: Timothy Snyder, “The Republican blueprint for power contains the seeds of its own demise,” Financial Times, 20/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn chưa quá muộn để ngăn chặn trật tự chính trị Mỹ trượt vào hố sâu chuyên chế, đầu sỏ, hoặc vô chính phủ.

Tuần trước, Đảng Cộng hòa đã nhắc nhở chúng ta về các lựa chọn thay thế cho một nền cộng hòa khi tổ chức một đại hội trong đó cho thấy nước Mỹ có thể bị hạ bệ như thế nào. Họ đã trở thành minh chứng cho ba hình thức của sụp đổ: chuyên chế, đầu sỏ, và vô chính phủ. Continue reading “Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó”

23/07/1923: Trùm tội phạm John Dillinger gia nhập Hải quân Mỹ

Nguồn: John Dillinger joins the Navy in an attempt to avoid prosecution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, John Herbert Dillinger đã gia nhập Hải quân Mỹ để tránh bị buộc tội trộm xe hơi ở Indiana, đánh dấu khởi đầu cho hành trình sa ngã của tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ. Nhiều năm sau, Dillinger đã tạo dựng “danh tiếng” chỉ trong khoảng thời gian 12 tháng khi cướp nhiều ngân hàng hơn Jesse James đã làm trong 15 năm và trở thành tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất cả nước. Continue reading “23/07/1923: Trùm tội phạm John Dillinger gia nhập Hải quân Mỹ”

Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?

Nguồn: Antonio Terone, “Why the Panchen Lama Matters,” The Diplomat, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các Ban Thiền Lạt Ma và Đạt Lai Lạt Ma tự xem mình là “những người bạn tâm linh,” nhưng mối quan hệ giữa hai nhân vật này và cộng đồng của họ không hề suôn sẻ.

Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 của Tây Tạng, Chokyi Gyalpo, đã bị gọi bằng nhiều cái tên khác nhau ở cả trong và ngoài Trung Quốc, bao gồm “kẻ giả mạo,” “con rối Trung Quốc,” “Ban Thiền của Giang Trạch Dân,” và “Ban Thiền Trung Quốc.”

Nhiều người cho rằng ảnh hưởng của ông trong các vấn đề của Tây Tạng là không đáng kể. Lý do cho quan điểm tiêu cực này bắt nguồn từ việc khi còn nhỏ, ông đã được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lựa chọn sau khi họ loại Gendun Chokyi Nyima, cậu bé mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã công nhận là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, vì quá trình đó thiếu thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?”

Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris

Nguồn: Edward Luce, “Joe Biden’s historic decision puts Kamala Harris in uncharted territory,” Financial Times, 22/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng Dân chủ giờ đây phải quyết định giữa việc đề cử bà Kamala Harris làm ứng viên tranh cử tổng thống hay một đại hội gây chia rẽ.

Joe Biden đã làm nên lịch sử. Tổng thống lớn tuổi nhất nước Mỹ đã trở thành người đầu tiên tự nguyện từ bỏ quyền lực kể từ Lyndon Johnson năm 1968 và trước đó là George Washington năm 1796. Quyết định rút khỏi cuộc tranh cử của ông – được đưa ra sau nhiều tuần tranh luận căng thẳng giữa các đảng viên Dân chủ về khả năng nhận thức suy yếu của Tổng thống – nhiều khả năng sẽ còn dẫn đến những điều “đầu tiên” khác, mang tính lịch sử hơn. Việc Biden ủng hộ phó tổng thống của mình, Kamala Harris, sẽ mở đường để một phụ nữ không phải người da trắng lần đầu tiên được đề cử cho ghế tổng thống. Nếu bà giành chiến thắng trong đại hội đảng vào tháng tới, Harris sẽ bắt đầu cuộc tổng tuyển cử chính thức với một cơ hội tương đối để đánh bại Donald Trump. Continue reading “Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris”

Tại sao phát biểu của Lý Cường về kinh tế Trung Quốc gây bối rối?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The global economy needs China to be straightforward,” Nikkei Asia, 18/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp quan trọng của đảng phản ánh những ý tưởng mà Tập Cận Bình đang hướng tới sau lần lỡ miệng ngoài ý muốn của Lý Cường.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đi về đâu? Đó là điều mà mọi người đều muốn biết trong khi chờ đợi bản thông cáo được đưa ra vào thứ Năm, 18/07/2024, khi cuộc họp quan trọng kéo dài 4 ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc.

Thông cáo cũng sẽ cho thấy liệu đảng có thể đưa ra cho thế giới một lời giải thích dễ hiểu về cách họ chẩn đoán và đưa ra các đề xuất chính sách cho một nền kinh tế đang ốm yếu hay không. Continue reading “Tại sao phát biểu của Lý Cường về kinh tế Trung Quốc gây bối rối?”

21/07/1970: Đập Cao Aswan hoàn thành

Nguồn: Aswan High Dam completed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, sau 11 năm xây dựng, Đập cao Aswan bắc qua Sông Nile ở Ai Cập đã được hoàn thành. Với chiều dài hơn 3 km ở đỉnh, con đập khổng lồ trị giá 1 tỷ USD đã chấm dứt chu kỳ lũ lụt và hạn hán ở khu vực Sông Nile, đồng thời khai thác một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ, nhưng lại gây ra tác động môi trường gây tranh cãi. Continue reading “21/07/1970: Đập Cao Aswan hoàn thành”

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

Nguồn: Ryan Hass, “Avoiding War in the South China Sea,” Foreign Affairs, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào Mỹ có thể hỗ trợ Philippines mà không cần tấn công Trung Quốc?

Trong năm nay, các quan chức Mỹ đã liên tục gửi tín hiệu riêng tư và công khai tới những người đồng cấp Trung Quốc, rằng Mỹ kiên định với các cam kết liên minh với Philippines. Thông điệp này nhằm mục đích cảnh báo Trung Quốc không nên vượt quá giới hạn của Mỹ bằng các nỗ lực cản trở tiếp cận Bãi Cỏ Mây, một rạn san hô chìm ở Biển Đông, nơi tàu Sierra Madre của Philippines đang đóng vai trò là tiền đồn cho binh lính Philippines. Hồi tháng 5, Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos, Jr., đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cảnh báo rằng nếu một công dân Philippines bị giết bởi một hành động cố ý, điều đó sẽ “rất, rất gần với những gì chúng tôi định nghĩa là hành động chiến tranh,” theo đó có thể buộc Philippines phải viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Mỹ. Continue reading “Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?”

20/07/1881: Tù trưởng Sitting Bull đầu hàng quân đội Mỹ

Nguồn: Sitting Bull surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, năm năm sau thất bại nhục nhã của Trung tá George A. Custer trong Trận Little Bighorn, tù trưởng tộc Hunkpapa của người Teton Sioux, Sitting Bull, đã đầu hàng Quân đội Mỹ, những người hứa sẽ ân xá cho ông và những người ủng hộ. Sitting Bull là một lãnh đạo quan trọng trong cuộc nổi dậy của người Sioux vào năm 1876, vốn đã dẫn đến cái chết của Custer và 264 lính dưới quyền tại Little Bighorn. Bị Quân đội Mỹ truy đuổi sau chiến thắng, ông cùng những người theo mình đã chạy sang Canada. Continue reading “20/07/1881: Tù trưởng Sitting Bull đầu hàng quân đội Mỹ”

Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden’s Frailty Doesn’t Endanger America,” Foreign Policy, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao tình trạng thể chất suy yếu của tổng thống không làm cho nước Mỹ dễ bị tổn thương hơn?

Những ngày này, câu hỏi nhức nhối trên chính trường Mỹ là liệu Joe Biden có rút khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 hay không. Cho đến nay, ông đã phớt lờ những lời kêu gọi rút lui, nhưng không ai có thể đoán được ông (và Đảng Dân chủ) cuối cùng sẽ làm gì – hoặc điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Các chuyên gia chính trị là người hưởng lợi chính trong vụ ồn ào này, và các nhà bình luận trên khắp phổ chính trị đã liên tục đưa ra ý kiến kể từ cuộc tranh luận tai tiếng ngày 27/06. Continue reading “Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ”