Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s latest purge hints property crisis has reached inner circle,” Nikkei Asia, 11/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhiều khả năng có liên hệ với Evergrande đang bị điều tra tham nhũng.

Vụ “thanh trừng” cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc gần đây có thể hé lộ cách mà chế độ Tập Cận Bình đối phó với cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng của đất nước. Nó thậm chí có thể là manh mối cho thấy khủng hoảng đang tác động đến những phụ tá thuộc phe chính trị đầy quyền lực của Tập. Continue reading “Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản”

14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”

Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình

Nguồn: Magnus Fiskesjö, “Self-kidnappings by Chinese Students Abroad: Mystery Solved,” The Diplomat, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bí ẩn đặt ra bởi những sự kiện này chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh của sự tàn bạo và đàn áp xuyên quốc gia ngày càng gia tăng của cảnh sát Trung Quốc.

Một trong những tin tức gây bối rối nhất trong những năm gần đây là những vụ học sinh Trung Quốc ở nước ngoài tự bắt cóc chính mình để đòi tiền chuộc. Các em rời khỏi nhà, thậm chí tự trói chân tay bằng dây thừng, tất cả đều theo lệnh của tội phạm mạng Trung Quốc – những kẻ thậm chí còn không có mặt ở đó với các em. Continue reading “Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình”

13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke

Nguồn: Hitler bluffs from bunker as Russians advance and atrocities continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler tuyên bố từ boongke ngầm của mình rằng chiến thắng trước quân Liên Xô đã gần kề và Berlin sẽ vẫn thuộc về nước Đức. “Lực lượng pháo binh hùng mạnh đang chờ đợi để chào đón kẻ thù,” ông nói. Continue reading “13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke”

Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu”

Nguồn: Comfort Ero, “The Trouble With “the Global South”, Foreign Affairs, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây đã hiểu sai điều gì về phần còn lại của thế giới.

Cách đây không lâu, các nhà hoạch định chính sách ở Washington và các thủ đô phương Tây khác vẫn không nghĩ nhiều về khả năng phần còn lại của thế giới có thể có những quan điểm khác biệt với quan điểm của họ. Có một số trường hợp ngoại lệ: các chính phủ mà phương Tây xem là “đối tác tốt” – nói cách khác, những nước sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích kinh tế hoặc an ninh của Mỹ và phương Tây – vẫn tiếp tục hưởng lợi từ sự hỗ trợ của phương Tây ngay cả khi họ không cai trị theo các giá trị phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết các nhà hoạch định chính sách phương Tây đều kỳ vọng rằng theo thời gian, các nước đang phát triển sẽ áp dụng cách tiếp cận của phương Tây đối với dân chủ và toàn cầu hóa. Rất ít nhà lãnh đạo phương Tây tỏ vẻ lo lắng rằng các quốc gia phi phương Tây sẽ chống đối các chuẩn mực của họ, hoặc xem sự phân bổ quyền lực quốc tế là một tàn tích bất công của quá khứ thuộc địa. Những nhà lãnh đạo bày tỏ quan điểm như vậy, chẳng hạn như Hugo Chávez của Venezuela, thường bị xem là kẻ lập dị với ý tưởng lạc hậu so với thời đại. Continue reading “Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu””

11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng

Nguồn: President Carter hosts White House Easter egg roll, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter, cùng với Đệ nhất Phu nhân Rosalynn Carter, đã tiếp đón một nhóm trẻ em địa phương tại sự kiện “Lăn trứng Phục sinh” (Easter egg roll) truyền thống của Nhà Trắng.

Theo Bill Allman, Giám tuyển Nhà Trắng (White House curator), truyền thống lăn trứng trên bãi cỏ Nhà Trắng có nguồn gốc từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Một số người cho rằng Đệ nhất Phu nhân Dolley Madison đã đề xuất ý tưởng tổ chức một sự kiện lăn trứng công cộng vào khoảng năm 1810, và một số gia đình tổng thống có lẽ đã tổ chức các sự kiện tương tự một cách riêng tư từ trước năm 1872. Continue reading “11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng”

Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc

Nguồn: Gideon Rachman, “Japan doubles down on the US alliance as China looms,” Financial Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tokyo và Washington đều quyết tâm ngăn chặn Bắc Kinh thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Fumio Kishida vốn thiếu sức hút và không được yêu thích ở quê nhà, nhưng khi Thủ tướng Nhật tới thăm Washington trong tuần này, ông sẽ được chào đón như một người hùng.

Sự ủng hộ mà chính quyền Biden dành cho Kishida vượt xa những hỗ trợ thông thường đối với một đồng minh thân cận. Dưới thời Kishida, Nhật Bản đã thực hiện một số thay đổi quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và an ninh kể từ Thế chiến II. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi quyết tâm của người Nhật trong việc ngăn chặn một Trung Quốc chuyên chế thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc”

Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn

Nguồn: Derek Grossman, “Putin’s embrace of Kim Jong Un has its limits,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm Triều Tiên sắp tới của Putin sẽ giúp quan hệ song phương trở nên sâu sắc hơn, nhưng Nga vẫn thận trọng.

Alexander Matsegora, Đại sứ Nga tại Triều Tiên, dự đoán năm nay sẽ là một “năm đột phá” cho quan hệ đối tác giữa hai nước.

Có lẽ ông ấy đúng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch tới thăm Bình Nhưỡng trong những tháng tới để gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và đáp lại chuyến thăm của ông Kim vào tháng 9 năm ngoái tới vùng Viễn Đông của Nga. Nếu chuyến thăm diễn ra, nó sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bình Nhưỡng kể từ năm 2000 khi ông tới gặp Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo hiện tại. Continue reading “Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn”

09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ

Nguồn: Baghdad falls to U.S. forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, chỉ ba tuần sau khi cuộc tấn công vào Iraq bắt đầu, quân đội Mỹ đã kéo đổ bức tượng đồng của Saddam Hussein tại Quảng trường Firdos ở Baghdad. Sự kiện này trở thành biểu tượng cho hồi kết của chế độ cai trị độc tài tàn bạo kéo dài của tổng thống Iraq, và là một chiến thắng bước đầu quan trọng của Mỹ. Continue reading “09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ”

Hải quân Trung Quốc học được gì từ xuồng tự sát của Ukraine?

Nguồn: Lyle Goldstein và Nathan Waechter, “What Chinese Navy Planners Are Learning from Ukraine’s Use of Unmanned Surface Vessels,” The Diplomat, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Ukraine sử dụng xuồng tự sát (unmanned surface vessel- USV) đã giúp các lực lượng hải quân có cái nhìn chân thực về cách thức chiến tranh hải quân quy mô lớn diễn ra trong tương lai.

Những thành công liên tục của các cuộc tấn công bằng USV của Ukraine nhắm vào các cơ sở hải quân và tàu chiến của Nga đã khiến USV trở thành tâm điểm chú ý của các nhà phân tích quốc phòng và các nhà phân tích hải quân trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Continue reading “Hải quân Trung Quốc học được gì từ xuồng tự sát của Ukraine?”

Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Hong Kong’s lost freedom shows Xi Jinping’s priorities,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự cố Đồng La Loan Thư Điếm là điềm báo về nguyên tắc “an ninh là trên hết” của chế độ Tập Cận Bình.

Trung Quốc đang hướng tới một nền kinh tế cởi mở hơn? Hay họ muốn ưu tiên an ninh quốc gia? Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt khi cân nhắc tình hình Trung Quốc ngày nay.

Trong khi chế độ cộng sản chủ trương “mở cửa nền kinh tế với tiêu chuẩn cao” để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, họ cũng đang thúc đẩy việc hiện thực hóa an ninh quốc gia kiểu Trung Quốc, trong đó “an ninh chính trị” và “an ninh chế độ” là các ưu tiên hàng đầu, vượt trên các chính sách khác, bao gồm cả các chính sách kinh tế. Continue reading “Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình”

Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin is waiting for Washington to go silent,” Financial Times, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Nga nhìn thấy cơ hội tái lập phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, Vladimir Putin đang ở Đông Đức, làm việc cho KGB.

Trong cuốn hồi ký First Person (Người thứ nhất), xuất bản năm 2000, Putin nhớ lại việc yêu cầu một đơn vị Hồng Quân đóng gần đó đến bảo vệ trụ sở KGB ở Dresden. Câu trả lời mà ông nhận được đã khiến ông bị sốc: “Chúng tôi không thể làm gì nếu không có lệnh từ Moscow. Và Moscow đang im lặng.” Putin sau đó nói: “Khi ấy, tôi có cảm giác rằng đất nước này không còn tồn tại nữa. Rằng nó đã biến mất.” Continue reading “Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử”

07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm

Nguồn: Japanese battleship Yamato is sunk by Allied forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, thiết giáp hạm Yamato của Nhật Bản, một trong những thiết giáp hạm lớn nhất thời bấy giờ, đã bị đánh chìm trong chiến dịch phản công lớn đầu tiên của người Nhật trong trận chiến giành Okinawa. Continue reading “07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm”

Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này

Nguồn: Mairav Zonszein, “The Problem Isn’t Just Netanyahu, It’s Israeli Society,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù đổ lỗi cho thủ tướng, nhưng phần lớn các công dân Israel gốc Do Thái vẫn ủng hộ các chính sách mang tính chất tàn phá của ông ở Gaza và các khu vực khác.

Khi Lãnh đạo đa số ở Thượng viện Chuck Schumer, một trong những nhà lập pháp ủng hộ Israel trung thành nhất ở nước Mỹ, và là quan chức gốc Do Thái cấp cao nhất ở Washington, lên tiếng kêu gọi lật đổ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay tại Thượng viện vào giữa tháng 3, đó là một thời khắc mang tính bước ngoặt đối với bất kỳ ai theo dõi vai trò của Israel trong nền chính trị Mỹ. Continue reading “Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này”

06/04/1970: Sam Sheppard qua đời

Nguồn: Sam Sheppard, the inspiration for “The Fugitive,” dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Sam Sheppard, một bác sĩ bị kết tội sát hại người vợ đang mang thai trong một phiên tòa gây sốt hồi thập niên 1950, đã qua đời vì suy gan. Sau 10 năm sống trong tù, Sheppard đã được trả tự do sau khi được xét xử lại. Câu chuyện của ông được cho là đã truyền cảm hứng cho loạt phim truyền hình và phim điện ảnh The Fugitive (Kẻ trốn chạy). Continue reading “06/04/1970: Sam Sheppard qua đời”

Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ

Nguồn: Tsubasa Suruga, “Majority of ASEAN people favor China over U.S., survey finds,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần đầu tiên, Bắc Kinh trở thành lựa chọn ưa thích của Đông Nam Á so với Washington.

Hôm thứ Ba, một cuộc khảo sát khu vực của một viện chính sách có trụ sở tại Singapore tiết lộ: hơn một nửa dân số Đông Nam Á hiện muốn liên kết với Trung Quốc hơn là với Mỹ nếu ASEAN buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ, phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Continue reading “Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ”

Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo

Nguồn: Stephen M. Walt, “Nobody Actually Knows What Russia Does Next,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày càng có nhiều cảnh báo của phương Tây về kế hoạch tương lai của Vladimir Putin – nhưng chúng vẫn không thuyết phục hơn chút nào.

Các thành viên chủ chốt của giới tinh hoa chính sách đối ngoại phương Tây hẳn phải là những người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác: Họ tuyên bố mình biết chính xác ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin là gì. Các quan chức nổi tiếng và các nhà bình luận chính trị ngày càng đồng ý rằng tham vọng của ông ấy là vô hạn và Ukraine chỉ là mục tiêu đầu tiên của ông mà thôi. Continue reading “Không ai thực sự biết Putin sẽ làm gì tiếp theo”

04/04/1933: Tai nạn khinh khí cầu ở New Jersey

Nguồn: Dirigible crash kills 73 in New Jersey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một khinh khí cầu điều khiển được (dirigible) đã bị rơi ở New Jersey, khiến 73 người thiệt mạng trong một trong những thảm họa hàng không đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Vào thời điểm nó có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1931, Akron là khinh khí cầu lớn nhất từng được chế tạo tại Mỹ. Trong quãng đời ngắn ngủi chưa đến hai năm, nó đã liên quan đến hai tai nạn chết người. Continue reading “04/04/1933: Tai nạn khinh khí cầu ở New Jersey”

Người Hong Kong đang xóa bỏ tàn tích quá khứ tự do của họ

Nguồn: Maya Wang, “Hong Kongers Are Purging the Evidence of Their Lost Freedom,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Tôi nên làm gì với số báo Apple Daily đó?”

Một người Hong Kong mà tôi vừa trò chuyện qua điện thoại dạo gần đây đã đột nhiên hạ giọng khi hỏi câu này, nhắc tới tờ báo ủng hộ dân chủ mà chính phủ Trung Quốc buộc đóng cửa vào năm 2021.

“Tôi nên ném chúng đi hay gửi chúng cho bà?”

Những cuộc trò chuyện của tôi với những người bạn Hong Kong giờ đây tràn ngập những lời thì thầm như vậy. Tuần trước, thành phố này đã ban hành một luật an ninh hà khắc – cuộc tấn công qua kênh lập pháp thứ hai đối với các quyền tự do của Hong Kong kể từ năm 2020. Được gọi là Điều 23 (Article 23), đạo luật mới mở rộng Luật An ninh Quốc gia và hình sự hóa những hành vi mơ hồ như sở hữu thông tin “có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho thế lực bên ngoài.” Continue reading “Người Hong Kong đang xóa bỏ tàn tích quá khứ tự do của họ”