05/11/2009: Thiếu tá Mỹ thảm sát 13 người tại Fort Hood

Nguồn: Army major kills 13 people in Fort Hood shooting spree, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, đã có 13 người thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương, hầu hết đều là lính không có vũ trang, khi một sĩ quan thuộc Lục quân Hoa Kỳ nổ súng điên cuồng tại Fort Hood, trung tâm Texas. Vụ tấn công gây ra bởi Thiếu tá Nidal Malik Hasan, một bác sĩ tâm lý của Quân đội, là lần thảm sát hàng loạt tồi tệ nhất xảy ra tại một căn cứ quân sự Mỹ.

Đầu giờ chiều ngày 05/11, Hasan, 39 tuổi, trên tay cầm khẩu súng lục bán tự động, đã hét lên “Allahu Akbar” (tiếng Ả Rập, có nghĩa là “Thiên Chúa vĩ đại”) rồi sau đó nổ súng vào một đám đông bên trong trung tâm kiểm dịch của Fort Hood, nơi các binh sĩ sắp được triển khai ở nước ngoài hoặc vừa trở về sau nhiệm vụ được khám sàng lọc y tế. Vụ thảm sát – khiến 12 nhân viên y tế và một nhân viên Bộ Quốc phòng thiệt mạng – đã kéo dài khoảng 10 phút trước khi Hasan bị cảnh sát dân sự bắn và giam giữ. Continue reading “05/11/2009: Thiếu tá Mỹ thảm sát 13 người tại Fort Hood”

03/11/1957: Liên Xô đưa sinh vật đầu tiên lên vũ trụ

Nguồn: Soviet Union launches a dog into space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Liên Xô đã thành công trong việc đưa sinh vật đầu tiên vào không gian – một con chó tên là Laika – trên tàu vũ trụ Sputnik 2.

Laika, cô chó lai giống husky Siberia, vốn là một con chó hoang sống trên đường phố Moskva trước khi ‘gia nhập’ chương trình không gian của Liên Xô. Laika đã sống sót trong vài ngày trên vệ tinh Trái Đất nhân tạo thứ hai của Liên Xô, duy trì sự tồn tại của mình bằng một hệ thống hỗ trợ sự sống cực kỳ phức tạp. Các điện cực gắn trên cơ thể nó cung cấp cho các nhà khoa học trên mặt đất những thông tin quan trọng về ảnh hưởng sinh học của việc du hành vũ trụ. Laika chết sau khi hệ thống hỗ trợ sự sống hết năng lượng. Continue reading “03/11/1957: Liên Xô đưa sinh vật đầu tiên lên vũ trụ”

01/11/1512: Tác phẩm “Nhà nguyện Sistine” của Michelangelo được công bố

Nguồn: Sistine Chapel ceiling opens to public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1512, các bức họa trên trần Nhà nguyện Sistine tại Rome, một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của nghệ sĩ người Ý Michelangelo, đã lần đầu tiên ra mắt công chúng.

Michelangelo Buonarroti, nghệ sĩ vĩ đại nhất của nước Ý thời kỳ Phục hưng, sinh tại ngôi làng nhỏ Caprese vào năm 1475. Là con trai của một viên chức, ông lớn lên ở Florence, trung tâm của phong trào Phục hưng thuở đầu, và ngay từ khi mới 13 tuổi đã trở thành chân học việc của một nghệ sĩ. Với tài năng nổi bật, Michelangelo sớm nhận được sự bảo trợ từ Lorenzo de’ Medici, người cai trị thành Florentine, đồng thời cũng là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn. Sau khi thể hiện khả năng điêu khắc bậc thầy của mình qua các tác phẩm như Pieta (1498) và David (1504), ông được mời đến Rome vào năm 1508 để vẽ trần của Nhà nguyện Sistine – nhà nguyện quan trọng nhất ở Vatican. Continue reading “01/11/1512: Tác phẩm “Nhà nguyện Sistine” của Michelangelo được công bố”

31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn: King George III speaks for first time since American independence declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong bài phát biểu đầu tiên trước Nghị viện Anh kể từ khi các nhà lãnh đạo Cách mạng Mỹ cùng nhau ký Tuyên ngôn Độc lập trong mùa hè năm đó, Vua George III thừa nhận rằng tình hình đã không suôn sẻ cho nước Anh trong cuộc chiến với thuộc địa của mình.

Trong bài phát biểu của mình, nhà vua nói về việc ký Tuyên ngôn Độc lập của các nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ, rằng “chính bởi thói liều lĩnh của các nhà lãnh đạo này, những người luôn ham muốn sự thống trị và quyền lực, đã khiến họ công khai từ bỏ tất cả lòng trung thành với hoàng gia, cũng như tất cả các mối liên hệ chính trị với chính quốc.” Continue reading “31/10/1776: Vua Anh phát biểu lần đầu sau khi Mỹ tuyên bố độc lập”

29/10/1948: Khói mù khiến nhiều người thiệt mạng tại Pennsylvania

Nguồn: Killer smog claims elderly victims, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, làn sương độc tiếp tục bao trùm khắp Donora, Pennsylvania. Trong khoảng thời gian 5 ngày, nó đã giết chết khoảng 20 người và khiến sức khỏe của hàng nghìn người khác bị suy giảm nghiêm trọng.

Donora là một thị trấn với khoảng 14.000 dân cư sinh sống trên sông Monongahela trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi. Các nhà máy thép và một nhà máy luyện kẽm trong thị trấn đã thải ra một lượng cực lớn axit sulfuric, carbon monoxide và các chất ô nhiễm khác vào bầu khí quyển suốt nhiều năm trước khi thảm họa xảy ra. Trong thập niên 1920, chủ sở hữu của nhà máy kẽm, Zinc Works, đã bồi thường cho người dân địa phương về những thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên, chỉ có rất ít hoặc không có quy định nào về ô nhiễm không khí đối với các ngành công nghiệp của Donora. Continue reading “29/10/1948: Khói mù khiến nhiều người thiệt mạng tại Pennsylvania”

27/10/1940: Ngày sinh trùm mafia John Gotti

Nguồn: Mafia boss John Gotti is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, John Joseph Gotti, Jr., người sau này đứng đầu dòng tộc tội phạm Gambino, kẻ sau này được đặt biệt danh là “Dapper Don” do vẻ ngoài bóng bẩy và những bộ quần áo đắt tiền hắn thường mặc, đã sinh ra ở Bronx, New York. Gotti, hậu duệ của những người nhập cư Ý, lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 13 người con. Hắn đã làm chân chạy vặt cho bọn côn đồ ở khu phố Đông New York của mình, sau đó tham gia một băng đảng có tên là Fulton-Rockaway Boys và bỏ học ở tuổi 16. Gotti đã bị bắt giữ rất nhiều lần vì những tội nhỏ, nhưng đã may mắn thoát khỏi án tù mãi cho đến năm 1968, khi hắn bị kết tội cướp xe tải gần Sân bay Quốc tế Kennedy của New York (khi đó được gọi là Sân bay Idlewild). Hắn đã ngồi tù ba năm. Continue reading “27/10/1940: Ngày sinh trùm mafia John Gotti”

25/10/1881: Ngày sinh Pablo Picasso

Nguồn: Pablo Picasso born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, Pablo Picasso, một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, đã chào đời ở Malaga, Tây Ban Nha.

Cha của Picasso là thầy dạy vẽ, và ông đã nuôi dạy con trai mình theo nghiệp nghệ thuật hàn lâm. Picasso đã có triển lãm đầu tiên của mình khi chỉ mới 13 tuổi và sau đó quyết định bỏ học nghệ thuật để có thể tập trung hoàn toàn vào việc thử nghiệm các phong cách nghệ thuật hiện đại. Ông đến Paris lần đầu tiên vào năm 1900, và sang năm 1901, ông tổ chức một cuộc triển lãm tại một phòng trưng bày trên phố Lafitte, một con phố nổi tiếng với các phòng trưng bày nghệ thuật danh tiếng. Continue reading “25/10/1881: Ngày sinh Pablo Picasso”

24/10/2003: Máy bay Concorde thực hiện chuyến bay cuối cùng

Nguồn: The Concorde makes its final flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, máy bay phản lực siêu thanh Concorde thực hiện chuyến bay chở khách thương mại cuối cùng, di chuyển với tốc độ gấp đôi tốc độ âm thanh từ Sân bay Quốc tế John F. Kennedy của Thành phố New York đến Sân bay Heathrow của London. Chuyến bay của hãng British Airways chở theo 100 hành khách, trong đó có nữ diễn viên Joan Collins, người mẫu Christie Brinkley và một cặp vợ chồng ở Ohio đã trả 60.000 đô la trên eBay để mua hai vé (giá vé khứ hồi xuyên Đại Tây Dương thường có giá khoảng 9.000 đô la). Một đám đông lớn khán giả đã chào đón họ tại London, trùng với hai chuyến bay cuối cùng khác của Concorde từ Edinburgh và Vịnh Biscay. Continue reading “24/10/2003: Máy bay Concorde thực hiện chuyến bay cuối cùng”

Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường

Nguồn: H.D.S. Greenway, “What I Saw in Vietnam”, The New York Times, 15/03/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi máy bay của tôi đến bờ biển Việt Nam vào lúc hoàng hôn, người ta đang đốt các bụi cây, như mọi khi họ vẫn làm vào mùa khô. Máy bay dần hạ cánh xuống Sài Gòn, tôi có thể thấy đám cháy ngay bên dưới, và thật ngây thơ, tôi nghĩ mình đang chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh.

Tôi chưa bao giờ đặt chân đến Châu Á, cũng chưa từng ở trong vùng chiến sự. Tôi là loại “xanh non” hết mức có thể, nhưng giờ đã sắp trở thành phóng viên chiến trường cho văn phòng tạp chí Time tại Sài Gòn. Hạ cánh giữa cảnh hỗn loạn của sân bay Tân Sơn Nhất trong một đêm nóng nực, nhớp nháp mồ hôi của tháng 03/1967, tôi thấy những ngọn lửa chập chờn, những vòng tròn cháy rực, thắp sáng bầu trời đêm, tôi đã không biết tại sao. Tôi nghĩ chắc là sân bay đang bị tấn công. Continue reading “Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường”

22/10/1797: Cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử

Nguồn: First parachute jump is made over Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1797, cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử đã được thực hiện bởi André-Jacques Garnerin từ một khinh khí cầu ở độ cao 975m ở Paris.

Leonardo da Vinci đã hình thành ý tưởng về chiếc dù trong các công trình nghiên cứu của mình, và nhà khoa học người Pháp Louis-Sebastien Lenormand cũng từng tạo ra một loại dù nhảy từ hai chiếc dù đi mưa và nhảy thành công từ trên cây cao xuống vào năm 1783, nhưng André-Jacques Garnerin mới là người đầu tiên thiết kế và thử nghiệm những chiếc dù có khả năng làm chậm quá trình rơi của một người từ trên cao. Continue reading “22/10/1797: Cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử”

20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba

Nguồn: Kennedy secretly plans blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.

Kennedy đang ở Seattle và dự kiến sẽ tham dự Hội chợ Thế giới Thế kỷ 21 ở Seattle thì thư ký báo chí của ông thông báo rằng tổng thống đã bị “nhiễm trùng đường hô hấp.” Tổng thống sau đó bay trở lại Washington, nơi ông được cho là đã nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Continue reading “20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba”

18/10/1898: Mỹ nắm quyền kiểm soát Puerto Rico

Nguồn: U.S. takes control of Puerto Rico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, chỉ một năm sau khi Tây Ban Nha trao quyền tự trị cho Puerto Rico, quân đội Mỹ đã giương cao lá cờ của mình tại đây, chính thức hóa việc kiểm soát đối với một triệu cư dân của hòn đảo này.

Tháng 07/1898, khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ dần đi vào hồi kết, lực lượng Mỹ đã tiến hành xâm lược Puerto Rico, hòn đảo dài 108 dặm, rộng 40 dặm, vốn là một trong hai thuộc địa chính của Tây Ban Nha ở Caribe. Gần như không gặp phải kháng cự và chỉ có bảy người Mỹ thiệt mạng, quân Mỹ đã có thể chiếm được hòn đảo vào giữa tháng 08. Continue reading “18/10/1898: Mỹ nắm quyền kiểm soát Puerto Rico”

17/10/1777: Mỹ thắng Trận Saratoga

Nguồn: Americans win more than a battle at Saratoga, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1777, vị tướng kiêm nhà viết kịch người Anh John Burgoyne đã đầu hàng cùng 5.000 lính Anh và lính gốc Đức trước tướng Mỹ Horatio Gates tại Saratoga, New York.

Mùa hè năm 1777, Burgoyne dẫn đầu một đội quân gồm 8.000 người đi về phía nam, băng qua New York, trong nỗ lực kết hợp với quân của Tướng Anh William Howe dọc theo sông Hudson. Sau khi chiếm thành công vài pháo đài, lực lượng của Burgoyne đóng trại gần Saratoga – khi mà một lực lượng lớn của phe Ái Quốc dưới quyền Gates đã tập trung cách đó chỉ bốn dặm. Continue reading “17/10/1777: Mỹ thắng Trận Saratoga”

15/10/1880: Thủ lĩnh da đỏ Victorio thiệt mạng ở phía nam El Paso

Nguồn: Chiricahua Apache leader Victorio is killed south of El Paso, Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1880, chiến binh Victorio, một trong những chiến lược gia quân sự người Chiricahua Apache vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thiệt mạng tại Dãy núi Tres Castillos phía nam El Paso, Texas.

Sinh ra ở New Mexico vào khoảng năm 1809, Victorio lớn lên trong thời kỳ thù địch gay gắt giữa thổ dân da đỏ Apache bản địa ở phía tây nam nước Mỹ và dân định cư tại Mexico và Mỹ. Quyết tâm ngăn cản việc chiếm đóng vùng đất quê hương mình, Victorio đã lãnh đạo một đội chiến binh nhỏ trong một loạt các cuộc đột kích tàn khốc nhắm vào những người định cư Mexico và Mỹ cũng như cộng đồng của họ vào những năm 1850. Continue reading “15/10/1880: Thủ lĩnh da đỏ Victorio thiệt mạng ở phía nam El Paso”

13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên

Nguồn: Continental Congress authorizes first naval force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc Hội Lục địa đã cho phép xây dựng và quản lý lực lượng hải quân đầu tiên của Mỹ – tiền thân của Hải quân Mỹ hiện nay.

Dù xung đột công khai với người Anh bùng nổ từ hồi tháng 4, người Mỹ vẫn không thực sự cân nhắc đến việc phòng thủ bằng đường biển, mãi cho đến khi Quốc Hội được tin rằng một hạm đội hải quân Anh đang trên đường đến thuộc địa. Tháng 11, Hải quân Lục địa được chính thức thành lập, và vào ngày 22/12, Esek Hopkins được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh đầu tiên của đơn vị mới. Continue reading “13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên”

Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Douglas Hostetter, “A Conscientious Objector in a War Zone”, The New York Times, 02/06/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên của Hệ phái Tin lành Mennonite vẫn luôn từ chối tham gia chiến tranh trong gần 500 năm qua. Lớn lên trong một cộng đồng Mennonite nhỏ nằm ở Thung lũng Shenandoah của Virginia, nơi mọi người đã từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự kể từ thời Nội chiến, trở thành một người phản đối có lương tri chống  Chiến tranh Việt Nam dường như là một lựa chọn dễ dàng đối với tôi.

Tuy nhiên, vẫn còn một quyết định khó khăn hơn: Vậy đâu sẽ là nơi tôi thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế của mình? Giống như 170.000 thanh niên trong thời chiến, tôi buộc phải phục vụ đất nước. Nhiều người trong số chúng tôi đã làm việc tại các bệnh viện hoặc trường học. Bản thân tôi, vào năm 1966, đã chọn Ủy ban Trung ương Mennonite ở Tam Kỳ, Nam Việt Nam, vùng đất nằm ngay giữa chiến trường. Continue reading “Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam”

11/10/1962: Giáo hoàng John XXIII khai mạc Công đồng Vatican II

Nguồn: Pope John XXIII opens Vatican II, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Giáo hoàng John XXIII đã cho triệu tập một công đồng đại kết của Giáo hội Công giáo La Mã — công đồng đầu tiên trong suốt 92 năm. Khi triệu tập công đồng đại kết này — một cuộc họp chung của các Giám mục trong Giáo hội — Đức Thánh Cha hy vọng mang lại sự tái sinh thuộc linh cho Công giáo và nuôi dưỡng sự hợp nhất sâu sắc hơn với các nhánh khác của Cơ đốc giáo.

Giáo hoàng John XXIII có xuất thân giản dị — tên thật của Ngài là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh năm 1881, con trai của một tá điền người Ý. Ngài thụ phong linh mục năm 1904 và đã từng làm giáo sư, nhà sử học, nhà viết tiểu sử và nhà ngoại giao. Trong 54 năm đầu tiên hoạt động trong Giáo hội, Ngài được biết đến như một linh mục tốt bụng, ngoan ngoãn vâng theo các mệnh lệnh, và danh tiếng này đã giúp nhiều cho sự thăng tiến ổn định của Ngài hơn là khả năng trí tuệ. Với tư cách là đặc phái viên của Giáo hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến II, Ngài đã cứu sống hàng nghìn người Do Thái bằng cách sắp xếp đưa họ trốn thoát đến Palestine. Continue reading “11/10/1962: Giáo hoàng John XXIII khai mạc Công đồng Vatican II”

10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz

Nguồn: Eight hundred children are gassed to death at Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 800 đứa trẻ người Gypsy (Di gan), trong đó có hơn một trăm cậu bé trong độ tuổi từ 9 đến 14, đã bị sát hại một cách có hệ thống.

Auschwitz thực ra là một nhóm các trại được đánh số I, II và III. Ngoài ra còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn. Chính tại Auschwitz II, ở Birkenau, thành lập vào tháng 10/1941, lính SS đã tạo ra một khu hành quyết hết sức tinh vi và tàn bạo: 300 trại giam; bốn “phòng tắm” – trong đó các tù nhân sẽ bị giết bằng khí ngạt; nhiều hầm tử thi và lò hỏa táng. Hàng ngàn tù nhân còn bị đem làm vật thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm y tế, được giám sát và thực hiện bởi bác sĩ của trại, Josef Mengele hay “Sứ giả Thần chết.” Continue reading “10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz”

08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học

Nguồn: Aleksandr Solzhenitsyn wins the Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất nước Nga, Aleksandr Solzhenitsyn, đã đoạt giải Nobel Văn học.

Sinh năm 1918 tại Liên Xô, Solzhenitsyn là nhà văn và nhà phê bình hàng đầu về sự áp bức nội bộ ở Liên Xô. Bị bắt vào năm 1945 vì dám chỉ trích chế độ Stalin, ông đã phải thụ án 8 năm trong các nhà tù và trại lao động. Khi được thả vào năm 1953, ông bị đưa đi “lưu vong nội bộ” ở phần đất châu Á của Nga. Sau cái chết của Stalin, Solzhenitsyn được trả tự do và bắt đầu lại công việc viết lách. Continue reading “08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học”

06/10/1866: Vụ cướp tàu hỏa đang chạy đầu tiên trong lịch sử Mỹ

Nguồn: The Reno brothers carry out the first train robbery in U.S. history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, hai anh em John và Simeon Reno đã thực hiện vụ cướp tàu hỏa đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, chiếm đoạt 13.000 USD từ một chuyến tàu Ohio và Mississippi ở Jackson County, Indiana.

Tất nhiên, đã từng có những vụ cướp tàu trước vụ của nhà Reno. Nhưng các vụ việc trước đây đều là trộm tàu hỏa đang đứng yên trong kho bãi. “Đóng góp” của anh em nhà Reno vào lịch sử tội phạm là khi cả hai dám chặn đường một đoàn tàu đang di chuyển vào vùng dân cư thưa thớt, nơi chúng có thể thực hiện trót lọt vụ cướp mà không bị nhân viên hành pháp hoặc người ngoài can thiệp. Continue reading “06/10/1866: Vụ cướp tàu hỏa đang chạy đầu tiên trong lịch sử Mỹ”