Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ ‘rời khỏi’ Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này. Continue reading “Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam”

Một vài kỷ niệm về bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Thiệu

Tác giả: TS Nguyễn Tiến Hưng

Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.

Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai. Continue reading “Một vài kỷ niệm về bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Thiệu”

08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”

19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam

Nguồn: President Nixon hints at reintervention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon gợi ý rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Lệnh ngừng bắn theo các điều khoản của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 27/01/1973, nhưng cả hai bên đều liên tục vi phạm thỏa thuận vì họ đang cố giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, cả hai bên tiếp tục chiến đấu trong cái gọi là “cuộc chiến ngừng bắn” (cease-fire war). Continue reading “15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam”

10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột

Nguồn: Communists surround Ban Me Thuot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, lực lượng Bắc Việt đã bao vây và tấn công thành phố Ban Mê Thuột khi những trận đánh bắt đầu bùng nổ ở Tây Nguyên. Được phát động vào cuối tháng 01/1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngưng bắn được thiết lập theo Hiệp định Paris, hành động này là một phần của Chiến dịch 275 (Chiến dịch Tây Nguyên) của Bắc Việt.

Trận đánh Ban Mê Thuột bắt đầu vào ngày 04/03, khi Bắc Việt bao vây thành phố với năm sư đoàn tấn công chính và đã hoàn toàn cắt đứt mọi hỗ trợ từ bên ngoài. Sư Đoàn 23 của miền Nam bị áp đảo về quân số và nhanh chóng rơi vào tay lực lượng cộng sản. Continue reading “10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột”

11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế

Nguồn: Demonstrations erupt in Saigon and Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các thành phố lớn của Việt Nam – đặc biệt là Sài Gòn và Huế – và phần lớn miền Trung đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình và đình công của các Phật tử.

Từ chối chấp nhận bất kỳ chính phủ nào lãnh đạo bởi Trần Văn Hương, người mà họ cho là một con rối của người Mỹ, các Phật tử đã chống đối các thể chế của Mỹ và các cuộc biểu tình của họ ngày càng mang tính chống Mỹ hơn. Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo Phật giáo, và các nhà sư khác đã tham gia tuyệt thực. Một nữ Phật tử ở Nha Trang đã tự thiêu (đây là lần tự thiêu đầu tiên kể từ năm 1963). Mặc dù Hương đã cố gắng xoa dịu các Phật tử bằng cách cải tổ lại chính quyền của mình, nhưng họ không hài lòng. Continue reading “11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế”

09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương

Nguồn: Support is pledged to civilian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, dưới áp lực của các quan chức Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh thuộc Hội đồng Quân lực mới thành lập – những người tham gia vào cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 19/12/1964 – đã đồng ý ủng hộ chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương.

Cuộc đảo chính diễn ra khi Khánh và một nhóm các tướng lĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng Lục Quân Nguyễn Văn Thiệu, đã bắt hơn ba mươi viên chức cao cấp và quan chức dân sự, giành quyền kiểm soát chính phủ. Cuộc đảo chính là một phần trong tình trạng bất ổn chính trị liên tục diễn ra sau cuộc đảo chính tháng 11/1963 vốn dẫn đến việc ám sát Ngô Đình Diệm. Giai đoạn sau khi lật đổ Diệm được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ “cửa xoay”. Continue reading “09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương”

15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese forces retake Quang Tri City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm thành cổ Quảng Trị sau bốn ngày chiến đấu dữ dội, đồng thời tuyên bố rằng hơn 8.135 lính Bắc Việt đã bị tiêu diệt trong trận đánh.

Lực lượng Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, được gọi là Chiến dịch Nguyễn Huệ hay “Chiến dịch Phục sinh” vào ngày 31/03, với ba mục tiêu chính là Quảng Trị nằm về phía nam khu vực phi quân sự, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc, chỉ cách Sài Gòn 60 dặm về phía Bắc. Continue reading “15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị”

08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway

Nguồn: Nixon and Thieu meet at Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã gặp nhau tại đảo Midway thuộc Thái Bình Dương. Trong cuộc họp, Nixon tuyên bố rằng 25.000 quân Mỹ sẽ được rút về vào cuối tháng 08. Nixon và Thiệu cũng nhấn mạnh rằng lực lượng Nam Việt Nam sẽ thay thế lực lượng Mỹ. Cùng với tuyên bố về đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, Nixon đã thảo luận về cái gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh.” Theo chính sách mới này, Nixon dự định bắt đầu các bước tăng cường khả năng chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để miền Nam cuối cùng có thể tự mình chịu trách nhiệm hoàn toàn trong cuộc chiến. Continue reading “08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)

Tng hp: Mai Nguyễn

6 – Sinh s vì Dương Văn Minh lên đi tướng trước Nguyn Khánh 3 ngày!

Vừa là bạn đồng sàng, vừa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan được “Thủ tướng” Kỳ tin cẩn lần lượt giao nắm các chức vụ đầy quyền sinh sát trong ngành an ninh quân đội, tình báo và cảnh sát Sài Gòn

Một bữa, Loan uống say, mặt đỏ và méo, kéo tay Nguyễn Chánh Thi lôi vào một căn phòng ở Bộ Tổng tham mưu hét toáng lên: – Thôi ông ơi, ông thì chu khó đi ra ngoi quc mt thi gian đi! Chúng nó ngi ông lm. Nếu ông còn ln qun đây thì chúng nó còn khó chu và còn làm nhiu chuyn n ào lm. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)”

17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình

Nguồn:Nixon threatens President Thieu,” History.com (truy cập ngày 16/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cảnh báo Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong một bức thư cá nhân rằng việc ông Thiệu từ chối ký bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đã được đàm phán sẽ khiến Mỹ không thể tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger của Nixon đã làm việc sau hậu trường trong các cuộc đàm phán bí mật với đại diện Bắc Việt ở Paris để đạt được một giải pháp kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ông Thiệu đã cương quyết từ chối thảo luận mọi đề xuất hòa bình trong đó công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như một bên tham gia khả dĩ trong giải pháp chính trị hậu chiến tại Nam Việt Nam. Continue reading “17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình”

30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống

Nguồn: “Thieu becomes President“, History.com (truy cập ngày 30/6/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày này năm 1967, Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã giải quyết việc tranh giành chức vụ tổng thống theo cách thức có lợi cho ông Nguyễn Văn Thiệu, khi đó là Quốc trưởng. Cựu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, người đã tuyên bố vào ngày 11 tháng 5 là sẽ tranh cử chức Tổng thống, bị ép buộc phải chấp nhận vị trí quyền lực số hai (Phó Tổng thống).

Thiệu vốn là sĩ quan chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 đóng gần Sài Gòn khi ông ta cùng một số sỹ quan cấp cao khác tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo sau cuộc đảo chính đó, liên tiếp các nhóm khác nhau rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực. Continue reading “30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống”

21/04/1975: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức

???????????

Nguồn:Thieu flees Saigon as Xuan Loc falls,” History.com (truy cập ngày 19/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Xuân Lộc, tiền đồn cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa có thể ngăn chặn cuộc tấn công trực tiếp của quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, thất thủ trước lực lượng cộng sản.

Từ tháng 3, quân đội Bắc Việt đã tiến hành một cuộc tấn công lớn để chiếm đóng thành phố tỉnh lỵ Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Quân đội miền Nam Việt Nam phòng ngự rất yếu ớt và nhanh chóng bị áp đảo trước quân đội miền Bắc. Bất chấp lời hứa sẽ tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam trước đó nếu xung đột leo thang, Mỹ đã không làm gì (để cải thiện tình hình). Continue reading “21/04/1975: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức”