01/02/1861: Texas ly khai

Nguồn: Texas secedes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Texas trở thành tiểu bang thứ bảy ly khai khỏi Liên minh miền Bắc (Union) sau khi một đại hội tiểu bang bỏ phiếu với tỷ lệ 166: 8 ủng hộ hành động này.

Các đại biểu Texas đã bỏ phiếu rời Liên minh bất chấp sự phản đối từ Thống đốc đương nhiệm, Sam Houston. Bản thân Houston là một người trung thành ủng hộ Liên minh, vì thế chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử thống đốc vào năm 1859 dường như gợi ý rằng Texas không chia sẻ tình cảm ly khai đang gia tăng ở các bang miền Nam khác. Continue reading “01/02/1861: Texas ly khai”

21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến

Nguồn: President Lincoln allegedly writes to mother of Civil War casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, người ta tin rằng Tổng thống Abraham Lincoln đã viết một bức thư cho Lydia Bixby – bà góa phụ là mẹ của 5 người lính đã tử trận trong Nội chiến Mỹ. Một bản sao của bức thư sau đó được xuất bản trên Boston Evening Transcript vào ngày 25/11 và được ký tên “Abraham Lincoln”; tuy nhiên, bản gốc của bức thư chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức thư có nội dung chia buồn với bà Bixby trước cái chết của 5 người con, những người đã chiến đấu để bảo vệ Liên minh miền Bắc trong Nội chiến. Tác giả bày tỏ “bất kỳ lời nói nào của tôi cũng đều yếu ớt và vô vọng trước nỗi mất mát quá lớn của bà.” Ông tiếp tục với lời cầu nguyện “Cha Trên Trời sẽ xoa dịu nỗi đau đớn của bà, và sẽ chỉ để lại ký ức trân quý về người thân yêu đã mất, cùng niềm tự hào xứng thuộc về bà, vì đã đặt một sự hy sinh quý giá như vậy trên bàn thờ Tự do.” Continue reading “21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến”

19/10/1864: Trận Cedar Creek trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Cedar Creek, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong trận Cedar Creek ở Virginia, Tướng Liên minh miền Bắc Philip Sheridan đã ngăn chặn thành công một thảm họa lẽ ra xảy ra ở Thung lũng Shenandoah khi ông nhanh chóng tập hợp lực lượng của mình sau khi bị Tướng Hợp bang miền Nam Jubal Early tấn công bất ngờ. Sheridan sau đó giành chiến thắng lớn khi gần như tiêu diệt hoàn toàn quân của Early.

Mùa hè năm 1864, Early đã cùng quân lính của mình tự do tấn công khắp Shenandoah và khu vực xung quanh . Tổng tư lệnh Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant cử Sheridan đến để đối phó với cánh quân của Early, vốn đang khiến Grant mất tập trung và ngăn cản ông dùng toàn bộ sức ép của quân đội Liên minh chống lại lực lượng của tư lệnh miền Nam Robert E. Lee xung quanh Petersburg, Virginia. Continue reading “19/10/1864: Trận Cedar Creek trong Nội chiến Mỹ”

21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Guerillas massacre residents of Lawrence, Kansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, chiến tranh du kích ác liệt ở Missouri đã tràn sang Kansas và dẫn đến một trong những hành động bạo lực kinh hoàng nhất trong Nội chiến Mỹ khi 150 người đàn ông ở thị trấn theo chủ nghĩa bãi nô Lawrence bị sát hại trong một cuộc đột kích của lính miền Nam.

Nội chiến diễn ra ở Kansas và Missouri theo một hình thức rất khác so với phần còn lại của nước Mỹ. Có rất ít quân đội chính quy hoạt động tại đây; thay vào đó, các đảng phái tấn công lẫn nhau và tấn công cả thường dân. Xung đột bắt nguồn từ năm 1854, khi biên giới Kansas-Missouri trở thành “khởi điểm” của căng thẳng về chế độ nô lệ. Continue reading “21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ”

04/07/1863: Hợp bang miền Nam đầu hàng tại Vicksburg

Nguồn: Confederates surrender at Vicksburg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, phe Hợp bang miền Nam đã bị chia cắt sau khi Tướng John C. Pemberton đầu hàng trước quân Liên minh miền Bắc dưới quyền Tướng Ulysses S. Grant tại Vicksburg, Mississippi.

Chiến dịch Vicksburg là một trong những chiến dịch thành công nhất của miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ. Bất chấp thất bại trong nỗ lực đầu tiên nhằm chiếm thành phố vào mùa đông 1862-1863, Grant đã nhanh chóng nối lại chiến dịch của mình ngay trong mùa xuân. Đô đốc David Porter đưa đội tàu của mình vượt qua các tuyến phòng thủ của Vicksburg vào đầu tháng 5, trong khi Grant hành quân xuống bờ tây của con sông đối diện Vicksburg, vượt sông để sang Mississippi và tiến về phía Jackson. Continue reading “04/07/1863: Hợp bang miền Nam đầu hàng tại Vicksburg”

20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: West Virginia enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Hoa Kỳ, West Virginia (Tây Virginia) được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là bang thứ 35 của Mỹ, hoặc bang thứ 24 nếu xét đến việc ly khai của 11 bang miền Nam. Cùng ngày, Arthur Boreman nhậm chức thống đốc đầu tiên của bang này.

Việc định cư tại các vùng đất phía tây Virginia đã diễn ra từ từ trong thế kỷ 18, khi những người định cư dần vượt qua rào cản tự nhiên của Cao nguyên Allegheny. Khu vực này ngày càng trở nên quan trọng đối với chính quyền bang Virginia tại Richmond vào thế kỷ 19, nhưng sự phổ biến của các trang trại nhỏ và sự vắng mặt của chế độ nô lệ đã khiến phía tây trở nên xa cách với phía đông. Bởi vì nô lệ là một yếu tố được tính đến khi phân bổ đại diện, các chủ đồn điền giàu có ở phía đông đã chiếm ưu thế trong cơ quan lập pháp Virginia, và những yêu cầu của cư dân phía tây về mức thuế thấp hơn và phát triển cơ sở hạ tầng đã không được đáp ứng. Continue reading “20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ

Nguồn: Civil War dead honored on Decoration Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, theo tuyên bố của Tướng John A. Logan thuộc Đại Quân Cộng hòa (Grand Army of the Republic), Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) lớn đầu tiên sẽ được tổ chức nhằm vinh danh những người đã hy sinh “để bảo vệ đất nước của họ trong cuộc nổi loạn mới đây.” Một số người gọi đây là Ngày Trang trí (Decoration Day) xuất phát từ việc những người tham dự buổi lễ tôn vinh người chết trong Nội chiến Hoa Kỳ bằng cách trang trí mộ phần của họ bằng hoa. Trong Ngày trang trí đầu tiên, Tướng James Garfield đã có bài phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, sau đó 5.000 người tham dự đã đặt hoa trên phần mộ của hơn 20.000 binh sĩ Nội chiến được chôn cất tại nghĩa trang. Continue reading “30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ”

20/02/1864: Trận Olustee trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Olustee, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong Trận Olustee, cuộc xung đột lớn nhất diễn ra ở Florida trong Nội chiến, một lực lượng của phe Hợp bang miền Nam dưới quyền Tướng Joseph Finegan đã đánh bại một đội quân do Tướng Truman Seymour chỉ huy. Chiến thắng đã giúp quân miền Nam kiểm soát vùng nội địa Florida trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến.

Olustee là cao trào trong cuộc xâm lược của Liên minh miền Bắc vào Florida vài tuần trước đó. Tướng Quincy Gilmore, tư lệnh Bộ chỉ huy miền Nam của phe Liên minh, điều động Seymour đến Jacksonville vào ngày 07/02. Quân đội của Seymour đã chiếm được thị trấn và bắt đầu gửi kỵ binh đột kích đến Lake City và Gainesville. Theo ngay sau đoàn quân là John Hay, thư ký riêng của Tổng thống Abraham Lincoln. Hay bắt đầu ban hành lời tuyên thệ trung thành cho cư dân trong nỗ lực thành lập một chính phủ Cộng hòa mới tại tiểu bang, để kịp cử đại biểu tham dự đại hội đảng năm 1864. Theo kế hoạch tái thiết của tổng thống, một chính phủ tiểu bang mới có thể được thành lập khi 10% dân số trong độ tuổi bỏ phiếu trước chiến tranh của tiểu bang đã tuyên thệ trung thành với đảng. Continue reading “20/02/1864: Trận Olustee trong Nội chiến Hoa Kỳ”

19/11/1863: Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln

Nguồn: President Lincoln delivers Gettysburg Address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, tại nghĩa trang quân sự ở Gettysburg, Pennsylvania, giữa bối cảnh Nội chiến, Tổng thống Abraham Lincoln đã trình bày một trong những bài diễn văn đáng nhớ nhất lịch sử nước Mỹ. Chỉ với chưa đầy 275 từ, Lincoln đã khéo léo và hùng hồn nhắc nhở toàn thể công chúng đang mệt mỏi trước chiến tranh về lý do tại sao quân Liên minh miền Bắc phải chiến đấu và giành chiến thắng trong Nội chiến.

Trận Gettysburg, diễn ra bốn tháng trước đó, là trận chiến đẫm máu nhất thời kỳ Nội chiến. Trong vòng ba ngày, hơn 45.000 người đã thiệt mạng, bị thương, bị bắt giữ hoặc mất tích. Trận đánh cũng được đánh giá là có tính bước ngoặt: việc Tướng Robert E. Lee thất bại và rút lui khỏi Gettysburg đã đánh dấu lần cuối cùng phe Hợp bang tiến đánh lãnh thổ miền Bắc, cũng như khởi đầu cho sự suy tàn của quân đội miền Nam. Continue reading “19/11/1863: Diễn văn Gettysburg của Tổng thống Lincoln”

04/10/1861: Tổng thống Lincoln quan sát thử nghiệm khinh khí cầu

Nguồn: President Lincoln watches a balloon ascension, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 04/10/1861, Tổng thống Abraham Lincoln đã quan sát một buổi thử nghiệm khinh khí cầu gần Washington, D.C. Cả quân đội Liên minh miền Bắc lẫn Hợp bang miền Nam đều đã tìm cách sử dụng khinh khí cầu để thu thập thông tin tình báo quân sự trong giai đoạn đầu của cuộc Nội chiến, nhưng chúng đã tỏ ra rất nguy hiểm và không thực tế trong hầu hết các tình huống.

Mặc dù khinh khí cầu không phải là một phát minh mới, nhưng nhiều người cho rằng chúng vẫn chưa thực sự được tận dụng trong quân sự. Trước cả vụ tấn công Pháo đài Sumter hồi tháng 04/1861, đánh dấu khởi đầu của Nội chiến, một số công ty đã tiếp cận Bộ Chiến tranh Mỹ và đề cập các hợp đồng liên quan đến khinh khí cầu. Continue reading “04/10/1861: Tổng thống Lincoln quan sát thử nghiệm khinh khí cầu”

03/10/1895: “The Red Badge of Courage” được xuất bản

Nguồn: “The Red Badge of Courage” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, The Red Badge of Courage của Stephen Crane đã chính thức được xuất bản thành sách. Câu chuyện về trải nghiệm chinh chiến của một chàng trai trẻ là tiểu thuyết đầu tiên của Mỹ mô tả cuộc Nội chiến nhìn từ quan điểm của một người lính bình thường. Tác phẩm ban đầu được đăng làm nhiều kỳ trên một tờ báo.

Là con trai út trong gia đình có 14 người con, Crane chào đời năm 1871 và lớn lên ở New York và New Jersey. Người cha qua đời khi cậu mới 9 tuổi, sau đó cả gia đình chuyển đến sống tại Asbury Park, New Jersey. Crane theo học Đại học Syracuse và tham gia tuyển bóng chày trong vòng một năm, nhưng đã rời đi. Sau này ông trở thành một nhà báo ở New York, nhận làm những công việc ngắn hạn cho nhiều tờ báo khác nhau và gần như lúc nào cũng sống trong cảnh nghèo đói. Continue reading “03/10/1895: “The Red Badge of Courage” được xuất bản”

18/09/1862: Quân Hợp bang miền Nam rút khỏi Antietam

Nguồn: Union General George B. McClellan lets Confederates retreat from Antietam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, quân của Tướng Robert E. Lee phe Hợp bang miền Nam đã rút lui khỏi Antietam Creek, gần Sharpsburg, Maryland, và trở lại Virginia. Một ngày trước đó, trong Trận Antietam, quân của Lee đã đối đầu với quân của Tướng George B. McClellan trong trận đánh kéo dài một ngày và là trận đẫm máu nhất trong Nội chiến Hoa Kỳ. Quân Hợp bang đã lâm vào thế bế tắc, song mức độ tổn thất lớn đã buộc Lee phải từ bỏ việc tấn công Maryland.

Điểm đáng chú ý của trận đánh không phải là việc Lee rút lui mà là McClellan không truy đuổi. Khi Lee tạo lập tuyến phòng thủ phía trên Antietam Creek vào ngày 16/09, ông chỉ có khoảng 43.000 quân. Tới ngày 17/09, McClellan đã có khoảng 50.000 quân sẵn sàng chiến đấu với nhiều quân nữa đang trên đường tới. Continue reading “18/09/1862: Quân Hợp bang miền Nam rút khỏi Antietam”

11/01/1863: Trận Đồn Arkansas trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Arkansas Post, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Mỹ, Đại tướng Liên minh miền Bắc John McClernand và Đô đốc David Porter chiếm được Đồn Arkansas, một thành trì của quân Hợp bang miền Nam trên sông Arkansas. Chiến thắng đã bảo đảm phe Liên minh giữ được Arkansas và nâng cao tinh thần cho toàn miền Bắc chỉ ba tuần sau trận chiến thảm khốc ở Fredericksburg, Virginia.

Đồn Arkansas là một pháo đài khổng lồ trải dài 25 dặm từ hợp lưu của hai sông Arkansas và Mississippi. Nó được thiết kế để đảm bảo sự kiểm soát của phe Hợp bang đối với các dòng sông White và Arkansas, và để giảm áp lực cho Vicksburg, Mississippi, thành phố nổi loạn lớn cuối cùng trên sông Mississippi. Các cạnh của pháo đài vuông mỗi chiều dài gần 61m và toàn bộ được bảo vệ bởi một con hào. Được xây dựng trên một con dốc cao 7,6m so với mặt sông, pháo đài là một trở ngại lớn cho thương mại của miền Bắc ở Arkansas. Continue reading “11/01/1863: Trận Đồn Arkansas trong Nội chiến Hoa Kỳ”

01/06/1864: Trận Cold Harbor

Nguồn: Battle of Cold Harbor begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, quân Hợp bang miền Nam đã tấn công vào đoàn lính Liên minh miền Bắc đóng ở đường Cold Harbour, Virginia, vị trí chiến lược chỉ cách Richmond chừng một chục dặm.

Từ đầu tháng 05/1864, Tướng Ulysses S. Grant đã chỉ huy quân Liên minh miền Bắc liên tục nhắm vào Binh đoàn Northern Virginia của Robert E. Lee ở khu vực xung quanh Richmond. Đợt tấn công đã gây thiệt hại nặng nề cho Binh đoàn Potomac của Grant, với con số thương vong lên mức 60.000 người trước khi họ đến được Cold Harbor. Sau nhiều trận chiến dọc theo sông North Anna và tại nhà thờ Bethesda vào cuối tháng 5, hai phe tiếp tục cuộc đua tiến đến điểm chiến lược tiếp theo. Nhưng phía Liên minh đã chậm chân hơn phía Hợp bang. Continue reading “01/06/1864: Trận Cold Harbor”

19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến

Nguồn: Lincoln proposes equal treatment of soldiers’ dependents, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã viết thư cho Chủ tịch Thượng viện Charles Sumner, đại diện bang Massachusetts, đồng thời là người chống chế độ nô lệ, đề nghị rằng các góa phụ và con cái của binh sĩ Mỹ nên được đối xử bình đẳng bất kể chủng tộc.

Lincoln đã chia sẻ nhiều quan điểm của người bạn Sumner về quyền dân sự. Trong một động thái chưa từng có, Lincoln đã cho phép một phụ nữ da đen, góa phụ của một người lính da đen trong Nội chiến Mỹ, Thiếu tá Lionel F. Booth, gặp Tổng thống tại Nhà Trắng. Continue reading “19/04/1864: Lincoln đề nghị đối xử bình đẳng với thân nhân lính chiến”

08/12/1863: Lincoln công bố Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết

Nguồn: Lincoln issues Proclamation of Amnesty and Reconstruction, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra kế hoạch hòa giải của ông cho việc thống nhất Hoa Kỳ với Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết (Proclamation of Amnesty and Reconstruction).

Tính đến thời điểm đó trong cuộc Nội chiến, rõ ràng là Lincoln cần phải đề ra một số kế hoạch sơ bộ cho việc tái thiết sau chiến tranh. Quân đội Liên minh miền Bắc (Union) đã chiếm được phần lớn miền Nam, và một số tiểu bang đã sẵn sàng để xây dựng lại chính quyền của họ. Continue reading “08/12/1863: Lincoln công bố Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết”

12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow

Nguồn: The Fort Pillow Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong nội chiến Hoa Kỳ, Thiếu tướng của Hợp bang miền Nam, Nathan Bedford Forrest, đã cùng quân đôi của mình tấn công khu đồn trú bị cô lập của Liên minh miền Bắc tại Pháo đài Pillow, Tennessee, nhìn ra sông Mississippi. Vốn là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ bên sông của phe Hợp bang, pháo đài đã bị lực lượng Liên minh chiếm vào năm 1862. Trong số 500 lính Liên minh bảo vệ pháo đài, có hơn một nửa là người Mỹ gốc Phi. Continue reading “12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow”

06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott

Nguồn: Dred Scott decision, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1857, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trong vụ án Dred Scott, khẳng định quyền của chủ nô khi đưa nô lệ của họ vào các lãnh thổ phía Tây, do đó bác bỏ tư tưởng “chủ quyền nhân dân” (popular sovereignty) và làm suy yếu nghiêm trọng cương lĩnh của Đảng Cộng hòa non trẻ.

Tâm điểm của vụ việc là câu hỏi quan trọng nhất của thập niên 1850: Liệu có nên cho phép chế độ nô lệ tồn tại ở phía Tây? Là một phần của Thỏa hiệp năm 1850, cư dân của các lãnh thổ mới được thành lập có thể quyết định vấn đề nô lệ bằng cách bỏ phiếu, một quá trình được gọi là chủ quyền nhân dân. Nhưng vào năm 1854, khi chủ quyền nhân dân được áp dụng ở Kansas, bạo lực đã bùng nổ. Người Mỹ hy vọng rằng Tối cao Pháp viện có thể giải quyết vấn đề mà Quốc Hội không thể tìm ra giải pháp. Continue reading “06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott”

04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống

Nguồn: Lincoln inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Abraham Lincoln trở thành vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, Lincoln đã bày tỏ thiện chí với miền Nam, nhưng cũng nói rõ ý định thực thi luật liên bang ở các tiểu bang đã ly khai.

Kể từ khi Lincoln đắc cử vào tháng 11/1860, bảy tiểu bang đã rời khỏi Liên minh. Lo lắng rằng việc ứng viên của Đảng Cộng hòa được chọn sẽ đe doạ các quyền của họ, đặc biệt là về chế độ nô lệ, các bang thuộc miền Hạ Nam (lower South) đã ly khai và thành lập Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America). Trong quá trình đó, một số bang đã chiếm dụng tài sản của liên bang như kho vũ khí và pháo đài. Continue reading “04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống”

25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua

Nguồn: Legal Tender Act passed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền Pháp định (Legal Tender Act), cho phép sử dụng tiền giấy để thanh toán hóa đơn của chính phủ. Điều này đã chấm dứt chính sách lâu nay là chỉ sử dụng vàng hoặc bạc trong các giao dịch, và cũng cho phép chính phủ tài trợ cho cuộc nội chiến tốn kém thêm một thời gian rất lâu sau khi dự trữ vàng và bạc đã cạn kiệt.

Không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Liên bang bắt đầu thiếu hụt ngân sách. Một số đề xuất liên quan đến việc sử dụng trái phiếu đã được đưa ra. Cuối cùng, Quốc Hội bắt đầu in tiền, điều mà chính phủ Hợp bang vốn đã làm từ đầu cuộc chiến. Continue reading “25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua”