Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Don’t misread Xi Jinping’s intentions at his big meeting,” Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Như mọi khi, chính trị sẽ lại đi trước kinh tế trong thời đại mới của Trung Quốc.

Tháng 11/2013, cả thế giới đã dõi theo hội nghị trung ương lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, để xem Trung Quốc sẽ đi về đâu dưới thời một nhà lãnh đạo tối cao mới.

12 tháng trước đó, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền lãnh đạo đảng, rồi trở thành chủ tịch nước vào tháng 3.

Hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương thường đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào định hướng của Tập dành cho nền kinh tế. Continue reading “Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba”

Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em

Nguồn: Ruslan Yusupov, “Beijing’s Crackdown on Islam Is Coming for Kids,” Foreign Policy, 17/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kỹ thuật từng được phát triển ở Tân Cương đang được bình thường hóa để chống lại các mục tiêu mới.

Vào ngày 15/03 vừa qua, ngày thứ ba của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, những người Hồi giáo sống ở Ngọc Khê, một thành phố thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã thức dậy với một tin nhắn bất thường lan truyền trên trang WeChat của họ. Cục Sự vụ Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh đã ban hành một “thông báo công khai khẩn cấp” cho phép giám sát việc nhịn ăn của học sinh. Continue reading “Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em”

Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Morality Is the Enemy of Peace,” Foreign Policy, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xung đột ở Gaza và Ukraine chỉ có thể kết thúc bằng những thỏa thuận không làm ai hài lòng hoàn toàn.

Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand (1754-1838) là một nhà chính trị lão luyện, từng phục vụ cho chính phủ cách mạng Pháp, sau đó là cho Napoléon Bonaparte, và trong cả thời kỳ Bourbon phục hoàng. Ông là một chính khách tinh tế và tài giỏi, được nhớ đến ngày nay chủ yếu nhờ lời khuyên sâu sắc dành cho các nhà ngoại giao đồng nghiệp của mình: “Trên hết, đừng quá nhiệt tình.” Quả thật đó là những lời lẽ khôn ngoan: việc quá nhiệt tình, cứng nhắc và đạo đức hóa quá mức thường là trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề quốc tế khó khăn. Continue reading “Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?”

Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiếm, “陈剑:百年未有之人口变动——引发的变局”, Aisixiang, 01/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Lý Văn Trung Công toàn tập quyển 19, Lý Hồng Chương đã đề cập đến “những thay đổi chưa từng thấy trong ba nghìn năm”. Hiện nay, những thay đổi được nhắc đến nhiều nhất là những thay đổi chưa từng thấy trong một trăm năm. Dù là trăm năm hay nghìn năm thì cũng phải thừa nhận rằng, thời đại của chúng ta đang nảy sinh những biến đổi chóng mặt.

Trong cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949, người ta đã sử dụng các yếu tố nhân khẩu học để giải thích cho sự phát sinh của cuộc cách mạng này, nhưng sau đó, điều này đã bị các nhà sáng lập Trung Quốc Mới phủ nhận. Theo thiển ý của tôi, có sự hợp lý nhất định khi sử dụng việc dân số quá đông để giải thích cho sự phát sinh của cuộc Cách mạng Trung Quốc. Tất nhiên, nó không sâu sắc và hữu hiệu như lý thuyết của các nhà sáng lập. Continue reading “Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc”

“Nhà nước ngầm” của Trump

Nguồn: Jon D. Michaels, “A Deep State of His Own,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có kế hoạch vũ khí hóa bộ máy hành chính của Mỹ như thế nào?

Tháng 03/2023, Donald Trump bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ ba tại Waco, Texas. Sự xuất hiện của ông trùng với dịp kỷ niệm 30 năm cuộc đối đầu chết người giữa những tín đồ được vũ trang của giáo phái Branch Davidian và cơ quan hành pháp liên bang. Khi Trump bước lên sân khấu, ông đã gọi cuộc đua năm 2024 là “trận chiến cuối cùng.” Ông nói, trong trận chiến này, “hoặc nhà nước ngầm sẽ tiêu diệt nước Mỹ, hoặc chúng ta sẽ tiêu diệt nhà nước ngầm.” Đồng thời, để làm rõ vai trò của mình, ông tuyên bố “Tôi là chiến binh của các bạn, tôi là công lý của các bạn. … Và đối với những ai đã phải chịu oan ức và phản bội… Tôi là quả báo của các bạn.” Continue reading ““Nhà nước ngầm” của Trump”

Sáng kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s Belt and Road leaves Malaysia with a ‘ghost’ island,” Nikkei Asia, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự án Forest City ở Johor vẫn đang trong tình trạng bế tắc khi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng.

Tanjung Piai là một mũi đất ở Bán đảo Mã Lai, điểm cực nam của lục địa Á-Âu và cũng là điểm đến của những “thượng đế” giàu có người Trung Quốc.

Chí ít là cho đến khi những người đại lục giàu có này không còn xuất hiện cách đây khoảng sáu năm. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma”

Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện

Nguồn: “The Xi-Putin partnership is not a marriage of convenience”, The Economist, 14/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tháng 3 năm ngoái, khi chia tay Vladimir Putin trước cửa Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một lời chia sẻ với tổng thống Nga. Sử dụng cụm từ “bách niên biến cục,” tức là một sự thay đổi mang tính lịch sử trong trật tự thế giới, ông Tập nói: “Chúng ta hãy cùng nhau thúc đẩy điều đó.” Ngày 16/5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần thứ 43. Nga đã trở thành một đối tác quan trọng hơn bao giờ hết trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và có những dấu hiệu cho thấy liên kết quân sự cũng sâu sắc hơn. Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, Mỹ đã hai lần thắt chặt trừng phạt đối với thương mại Trung-Nga. Chính phủ của ông Tập phản ứng giận dữ, kêu gọi phương Tây “ngưng bôi nhọ và kiềm chế Trung Quốc.” Continue reading “Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện”

Người ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc đang tập hợp ở Tokyo

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “A new generation of Chinese democracy seekers gathers in Tokyo,” Nikkei Asia, 02/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

‘Nữ thần Dân chủ’ đã đến Nhật Bản dự kỷ niệm 35 năm sự kiện Thiên An Môn.

Năm 1905, Tokyo đã trở thành cái nôi của Cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng lật đổ nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc, và lập nên nước Trung Hoa Dân Quốc.

Gần 120 năm trôi qua, thủ đô của Nhật Bản một lần nữa nổi lên như căn cứ của một phong trào kêu gọi dân chủ tương tự cho Trung Quốc đại lục và Hong Kong, khi nhiều “chiến binh cách mạng” tương lai của Trung Quốc tập trung tại thành phố này. Continue reading “Người ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc đang tập hợp ở Tokyo”

Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore

Nguồn:Lawrence Wong in his own words,” The Economist, 08/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng tiếp theo của Singapore trả lời phỏng vấn của The Economist.

The Economist: Xin cảm ơn ông vì đã đồng ý tham gia buổi phỏng vấn này cùng với The Economist. Trong vài ngày nữa, ông sẽ trở thành Thủ tướng Singapore, đất nước đã thành công rực rỡ nhờ thái độ cởi mở và đã hưởng lợi từ toàn cầu hóa.

Lawrence Wong: Đúng vậy.

The Economist: Ông đã gọi đất nước mình là quốc gia không thể tin được và một phép lạ –

Lawrence Wong: Đến giờ điều đó vẫn đúng. Continue reading “Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore”

Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay

Nguồn: Phùng Thiệu Lôi, “冯绍雷:当今中、美、俄三边关系的主要问题”, Aisixiang, 20/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trên thực tế, vẫn luôn có nhiều tranh cãi trong giới học thuật về thuật ngữ “quan hệ ba bên giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga”. Trước hết, quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay có phải là tam giác đối địch giữa Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh không? Tác giả cho rằng có rất nhiều điểm khác biệt. Dù là ý chí chủ quan hay cấu trúc môi trường khách quan thì cũng đều đã trải qua những thay đổi mang tính căn bản. Đây cũng có thể là lý do khiến mọi người thích dùng “quan hệ ba bên” hay “quan hệ tam phương” hơn là “quan hệ tam giác” với hàm ý mang tính đối đầu chiến lược. Vấn đề mấu chốt là hy vọng có sự khác biệt ở đây. Continue reading “Những vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay”

Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?

Nguồn: Marrian Zhou, “Why so many middle-class Chinese migrants take risky, illegal route to U.S.,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng bất ổn kinh tế, nợ nần tuyệt vọng đã buộc các gia đình phải vượt rừng đến biên giới Mexico.

Nửa đêm trên bãi biển Capurgana ở Colombia xa xôi, trời tối đến nỗi Wang Zhongwei chẳng thể nhìn thấy bàn tay của chính mình đang để trước mặt. Khoảng 20 người bắt đầu xuống một chiếc xuồng gỗ lớn trong lúc sóng vỗ vào bờ cát. Chuyến đi này sẽ đưa cả nhóm đến Darien Gap khét tiếng nằm giữa Colombia và Panama, nơi những người di cư sẽ đi bộ nhiều ngày liền trong rừng rậm hướng tới biên giới nước Mỹ. Continue reading “Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?”

Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông

Nguồn: Derek Grossman, “How to Respond to China’s Tactics in the South China Sea,” Foreign Policy, 29/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang thử thách liên minh Mỹ-Philippines và chúng ta cần một chiến lược mới.

Nguy cơ xung đột vũ trang ở Biển Đông đang ở mức cao và vẫn tiếp tục gia tăng. Các hành động hung hăng không ngừng của Trung Quốc đối với Philippines – quấy rối các tàu bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) được quốc tế công nhận của Manila, đáng chú ý nhất là tại Bãi Cỏ Mây và Bãi  Scarborough – đã khiến chiến tranh dễ xảy ra ở Biển Đông hơn ở bất kỳ điểm nóng nào khác trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả Eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Cách ứng phó với chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Cuộc di cư bán dẫn

Đi qua khu công nghệ cao Kulim, ít ai có thể bỏ lỡ cảnh tượng các nhà máy khổng lồ mới xuất hiện hay đang được xây dựng. Nằm cách Penang 30km về phía đông, nơi từng được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của phương Đông” trong những năm 1970, người dân ở đây gần như không còn ngạc nhiên khi mỗi năm lại có 2 hay 3 nhà máy mới được khánh thành. Đem lại hàng nghìn công ăn việc làm cho 1,7 triệu người sinh sống tại bang này, cùng với làn sóng kỹ sư từ khắp Malaysia đổ về, không ai phàn nàn về những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trước mắt họ. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia”

Tại sao ông Tập không vực dậy nổi nền kinh tế Trung Quốc?

Nguồn: Scott Kennedy, “Why Is Xi Not Fixing China’s Economy?”, Foreign Policy, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giải thích từ những người trong cuộc trải dài từ sự thiếu hiểu biết đến ý thức hệ.

Nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động rất tồi tệ. Sự phục hồi hậu đại dịch yếu hơn và ngắn hơn nhiều so với dự đoán của chính phủ Trung Quốc. Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng chính thức đáng nể, nhưng đã giảm xuống còn 5,2% vào năm 2023, thực tế có thể chậm hơn nhiều, với một số nhà phân tích ước tính mức tăng trưởng không quá 1-2%. Một số chỉ số cho thấy sự cải thiện khiêm tốn trong vài tháng đầu năm 2024, nhưng nền kinh tế dường như vẫn đang chững lại, với tăng trưởng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Continue reading “Tại sao ông Tập không vực dậy nổi nền kinh tế Trung Quốc?”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Bước sang thế kỷ 21, ngành bán dẫn toàn cầu đang được định hình bởi cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Với vị thế là người đứng đầu ngành truyền thống, Mỹ đang sử dụng mọi vũ khí thương mại trong tầm tay để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ngành. Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang phản ứng như nào?

Một chiến trường mới

Hồi tháng 5/2022, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng năng lực công nghệ sẽ là vấn đề số một trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, ít ai nhận ra chính quyền Biden sẽ đi xa đến thế nào để đảm bảo vị trí dẫn đầu của Mỹ. Chỉ một vài tháng sau đó, các quan chức “diều hâu” của chính quyền Biden như Cố vấn an ninh Quốc gia Jake Sullivan và Thứ trưởng Thương mại Alan Estevez đã chia sẻ cách Mỹ đối phó với năng lực bán dẫn ngày càng mạnh của Trung Quốc. Ngay sau đó, Biden đưa chính sách của Mỹ đi theo “học thuyết công nghệ Sullivan”, khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ có vị trí dẫn đầu tuyệt đối trước Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt. Sullivan sớm trở thành tiếng nói có quyền lực nhất trong ngành thương mại Mỹ, và ông khẳng định rằng Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng phương thức “sân nhỏ và hàng rào cao” trong chính sách Trung Quốc. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc”

Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn

Nguồn: 黄载皓, “中韩友好靠日本,中日友好靠韩国,日韩友好靠中国”这话不全对”, Guancha, 27/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 26 đến 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cùng tham dự các sự kiện quan trọng như Hội nghị Lãnh đạo ba bên và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, để trao đổi các quan điểm về hợp tác giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong vài năm qua, bất ổn địa chính trị ở Đông Á vẫn tiếp diễn do các yếu tố như cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, dịch bệnh COVID-19, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp được tái khởi động sau gần 4 năm rưỡi này được kỳ vọng sẽ xoa dịu căng thẳng trong khu vực, cũng như củng cố quan hệ ba bên và song phương giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn. Continue reading “Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn”

Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “1950 map foreshadows today’s battle lines over Taiwan,” Nikkei Asia, 30/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Triều Tiên và Trận Hồ Trường Tân chứa đựng những bài học cho Tập Cận Bình.

Các phương tiện truyền thông toàn cầu đã sử dụng các thuật ngữ như “tập trận trừng phạt” và “trò chơi chiến tranh trừng phạt” để mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan vào ngày 23 và 24 tháng 5 vừa qua, lặp lại quan điểm của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, rằng “Các cuộc tập trận này cũng là một hình phạt dành cho các hành động ly khai của lực lượng ‘kêu gọi độc lập cho Đài Loan’.”

Những lời này rõ ràng là ám chỉ Lại Thanh Đức, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào ngày 20/05, và trước đây từng tuyên bố ủng hộ độc lập. Continue reading “Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan”

Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng

Nguồn: Gideon Rachman, “Russia’s nuclear threats are losing their power,” Financial Times, 03/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh phương Tây đang tăng cường hỗ trợ Ukraine theo cách không thể tưởng tượng được khi chiến tranh bắt đầu.

Nga một lần nữa lại đem vũ khí hạt nhân của mình ra để đe dọa người khác. Tuần trước, Vladimir Putin đã cảnh báo các nước NATO không được cho phép Ukraine sử dụng đạn dược của phương Tây để tấn công Nga. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” và nói rằng các đồng minh của Ukraine nên nhớ đến “lãnh thổ nhỏ bé” và “dân số dày đặc” của nhiều nước châu Âu. Continue reading “Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng”

Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?

Nguồn: Michael Hirsh, “No, This Is Not a Cold War – Yet”, Foreign Policy, 07/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao phe diều hâu chống Trung Quốc lại phóng đại mối đe dọa từ Bắc Kinh?

Trong vài năm qua, giới chuyên gia đã bắt đầu hoạt động hết công suất về vấn đề Trung Quốc. Một thế hệ mới các học giả, quan chức chính phủ, và nhà báo đang được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng Mỹ đã bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, với Trung Quốc trong vai trò của Liên Xô trước đây, còn Nga dù suy yếu vẫn đóng vai trò người bạn đồng hành nhiệt tình giúp đỡ. Hàng loạt sách báo được bán ra, hàng loạt hệ thống vũ khí được phát triển (bao gồm cả đầu đạn hạt nhân mới đầu tiên của Mỹ suốt nhiều thập kỷ), và rất nhiều cá nhân đã được thăng chức và trao nhiệm kỳ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung: Chiến tranh Lạnh hay Hòa bình Lạnh?”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Sự thành công của TSMC không những khẳng định hòn đảo này đã trở thành “ngôi sao bán dẫn” trong 40 năm qua, mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành bán dẫn toàn cầu.

 Phát hiện tương lai nằm ở châu Á

Năm 1955, trong khi đang học tại MIT, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc quyết định từ bỏ hy vọng lấy được bằng tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí sau khi trượt kỳ thi hai lần,  anh quyết định thử cơ hội trong thị trường lao động Mỹ, và nhận được nhiều lời mời làm việc. Hai cơ hội tốt nhất đến từ Ford và Sylvania, một công ty linh kiện điện tử nhỏ. Ford đề nghị trả 479 USD mỗi tháng cho một công việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này tại Detroit. Mặc dù các nhà tuyển dụng của Ford đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn, anh vẫn ngạc nhiên khi thấy mức lương này thấp hơn 1 USD so với mức 480 USD/tháng mà Sylvania đưa ra. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan”