Báo Trung Quốc bình luận như thế nào về VinFast?

Nguồn: Thời báo Chứng khoán (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là bài viết có tựa đề “Người giàu nhất Việt Nam + con trai Vua Cờ bạc Macau, “Cơn lốc điên cuồng” chế tạo xe hơi! Ngày đầu tiên công ty lên sàn đã có giá trị thị trường vượt qua Mercedes – Benz”, đăng trên Thời báo Chứng khoán (Securities Times) ngày 16/8/2023. Thời báo này do Nhân dân Nhật báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trì. 

Chỉ sau một đêm, một thế lực mới trong ngành sản xuất ô tô “vượt qua Mercedes-Benz” đã ra đời.

Ngày 15/8/2023, theo giờ Miền Đông Mỹ, VinFast Auto, nhà sản xuất xe điện Việt Nam được mệnh danh là “Tesla Việt Nam” và công ty mua lại mục đích đặc biệt (SPAC) BlackSpade Acquisition của Hà Du Long [Lawrence Ho, con trai của Vua cờ bạc Hà Hồng Sân (Stanley Ho) ở Macau], hoàn tất việc sáp nhập và lần đầu tiên đổ bộ lên sàn chứng khoán Nasdaq, giá cổ phiếu ngày niêm yết đầu tiên tăng 254,64% và giá trị thị trường hiện tại đạt 86,05 tỷ đô la Mỹ (khoảng 627,9 tỷ Nhân dân tệ). Continue reading “Báo Trung Quốc bình luận như thế nào về VinFast?”

Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine

Nguồn: Justin Scheck và Thomas Gibbons-Neff, “Zelensky Called Him a Criminal. Now Ukraine Calls Him for Guns and Ammo,” New York Times, 12/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong công cuộc tìm kiếm vũ khí của mình, Ukraine đã ngó lơ các quy tắc chống tham nhũng và quay sang người từng được coi là hiện thân của một kỷ nguyên vô trật tự.

Trong những tuần đầu tiên của chiến tranh Ukraine, khi quân xâm lược Nga đang tiến về Kyiv, chính phủ Ukraine cần vũ khí một cách nhanh chóng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng nước này đã thực hiện một cuộc điện thoại trong tuyệt vọng.

Ở đầu dây bên kia là Serhiy Pashinsky, một cựu nghị sĩ nghiện thuốc lá, người đã giám sát chi tiêu quân sự của đất nước trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian đó, ông đã bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng hoặc tư lợi (self-dealing). Giờ đây, ông gần như đang sống trong cảnh lưu vong chính trị ở ngay căn nhà của mình, bị gạt bỏ bởi Tổng thống Volodymyr Zelensky và lời hứa diệt trừ tham nhũng của vị tổng thống. Continue reading “Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine”

Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Joe Biden is the heir to Trump,” Financial Times, 7/8/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền hiện tại đã âm thầm phát triển nhiều chính sách dựa trên những gì đã có từ thời Trump

Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù. Continue reading “Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt”

Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tình hình Quảng Ngãi, Quảng Nam – Đà Nẵng

“Vào ngày 30 tháng chạp [16/2/1836][1] đến thành Phú Xuân [Huế] (tục gọi là thành Thuận Hóa). Thành xây bằng gạch, hết sức kiên cố, cao hơn 1 trượng [1 trượng=3,2 m], chu vi khoảng 4,5 dặm [1 dặm= 576 m];[2] xây 8 cửa, thành lầu hẹp nhỏ. Trên thành, khoảng hơn 200 bước đặt 5 cỗ đại pháo nối liền nhau, các khẩu pháo đều che bởi pháo đình, trông như bầy chim vung cánh. Ngoài thành có hào (hào sâu nước không bao giờ cạn); ngoài hào lại có sông [sông Hương] (sông rộng và sâu, phía trong thông với các sông khác, phía ngoài chảy ra biển. Phàm chiến hạm, thuyền lớn nhỏ các màu đều đậu ven bờ sông, mui thuyền bằng lá. Bốn phía thành, thị tứ rất hoa lệ, hàng hóa phong phú, dân chúng đông đúc, nhà cửa chỉnh tề. Continue reading “Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Trích Tự truyện của Fidel Castro

Nguồn:  Tài liệu Trung văn (2007) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Fidel Castro, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Cuba, được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới hâm mộ. Cuộc đời của ông là một huyền thoại độc nhất vô nhị. Từ khi trở thành người đứng đầu nước Cộng hòa Cuba ở tuổi 33 cho tới nay khi đã ngoài tuổi 80, Fidel Castro chứng kiến biết bao sự kiện long trời lở đất, bao nhiêu bí mật quốc gia và quốc tế, nhất là sự kiện Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 suýt trở thành ngòi nổ dẫn tới Đại chiến thế giới lần thứ ba. Cuộc đời của Fidel Castro thực sự là nguồn tài liệu vô giá đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội cũng như tất cả những người bình thường trên thế giới này. Continue reading “Trích Tự truyện của Fidel Castro”

Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai”

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

-Lord Palmerston-

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục “trở về tương lai”. Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội. Continue reading “Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai””

Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Here’s How Scared of China You Should Be,” Foreign Policy, 07/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất? Continue reading “Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?”

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beidaihe with no elders but plenty of challenges”, Nikkei Asia, 10/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mật nghị năm nay sẽ thảo luận về vấn đề thống nhất Đài Loan, các khó khăn kinh tế, và quan hệ với Mỹ.

Mùa hè chính trị của Trung Quốc đã đến. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nghỉ hưu và vẫn còn đương nhiệm – đã tập trung tại thị trấn nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc để tổ chức các cuộc thảo luận thường niên, theo hình thức bí mật và không chính thức, về tình hình đất nước.

Cuộc họp năm nay có lẽ sẽ mang tính lịch sử.

“Đây là mật nghị Bắc Đới Hà đầu tiên mà tất cả các đảng viên lão thành đầy quyền lực đều vắng mặt,” một đảng viên kỳ cựu, người đã quan sát chính trị Trung Quốc suốt bốn thập niên, cho biết. Continue reading “Mật nghị Bắc Đới Hà lịch sử đầy thử thách của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Châu Âu “già nua”

Vài năm gần đây, hình ảnh về một châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội châu Âu.

Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị châu Âu đã lỗi thời.

Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn điểm qua cội nguồn của những quan niệm đã làm nảy sinh định kiến này. Continue reading “Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển”

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Jude Blanchette và Christopher Johnstone, “The Illusion of Great-Power Competition,” Foreign Affairs, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các cường quốc tầm trung – và các nước nhỏ – lại quan trọng đối với chiến lược của Mỹ?

Thời điểm hiện tại có thể là một thời điểm khó hiểu và không thể đoán trước trong nền chính trị toàn cầu, nhưng chúng ta không thiếu những khuôn khổ và quan điểm nhằm giải thích, hoặc chí ít là mô tả, những diễn biến chính. Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và thái độ ngày càng hung hăng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chia thế giới thành nhiều khối, kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” đối đầu Bắc Kinh và Moscow. Những người khác lại xem đây là kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, với nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia mới nhất của Mỹ phản ánh quan điểm này, kết luận rằng “một cuộc cạnh tranh đang diễn ra giữa các cường quốc để định hình những gì sẽ xảy ra tiếp theo”. Continue reading “Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh

Nguồn: Shashank Joshi, Technology is deepening civilian involvement in war, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1Phần 2; Phần 3

Bài tiếp theo trong chuỗi bài phân tích về tương lai chiến tranh đặt ra những câu hỏi mang tính pháp lý liên quan tới các hoạt động quân-dân sự kết hợp

Vào đầu cuộc chiến, 20 chiếc xe bồn chở nhiên liệu của Nga tiến vào Sedniv, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Chernihiv, phía bắc Kyiv. Theo thiếu tướng Viktor Nikolyuk, chỉ huy các lực lượng Ukraine ở phía bắc, “người dân địa phương báo cho chúng tôi và hỏi rằng họ nên làm gì”. Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Hút cạn”. Người dân địa phương cưỡi ngựa và lái máy cày mang theo chai lọ, thùng phuy hay ấm trà vừa trút cạn các xe bồn nhiên liệu vừa la lớn “vinh quang cho Ukraine” (Slava Ukraini). Vị thiếu tướng dường như không thể tin được rằng Nga lại triển khai một đợt xe bồn mới ngay sau đó. Và cũng giống như đợt trước, chúng lại bị rút sạch nhiên liệu. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh”

Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Japan’s prized abalone now a target of Chinese politics”, Nikkei Asia, 03/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối cứng rắn của Bắc Kinh đối với nước thải từ Fukushima đang khiến ngư dân chuyên đánh bắt bào ngư kippin – một món cao lương mỹ vị – bức xúc.

Thật sai trái, một ngư dân ở thị trấn cảng nhỏ Konpaku, thuộc tỉnh Iwate, đông bắc Nhật Bản, phàn nàn, “Tôi không thể hiểu được chính sách đó của Trung Quốc.”

Người ngư dân này đang phơi konbu, một loại rong biển, nhưng ông lo lắng về những gì có thể xảy ra vào tháng 11, khi mùa đánh bắt bào ngư kippin quý giá bắt đầu. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra gắt gao các sản phẩm thực phẩm từ Nhật Bản, thậm chí từ trước khi nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi đã dừng hoạt động được xả ra Thái Bình Dương. Continue reading “Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc”

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and American democracy’s time of trial,” Financial Times, ngày 02/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ thống chính trị Mỹ sẽ chịu áp lực rất lớn trong năm tới.

Tương lai của nền dân chủ Mỹ sẽ phụ thuộc vào các phiên tòa xét xử Donald Trump – và tình trạng hỗn loạn chính trị xoay quanh chúng.

Bản cáo trạng mới nhất nhắm vào cựu tổng thống Mỹ – liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 – là vụ án quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Trọng tâm của lập luận: ông ta là mối đe dọa đối với tự do chính trị của Mỹ. Continue reading “Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ”

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thái Đình Lan, người đảo Bành Hồ, Đài Loan, đậu Tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 25 [1845], là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo này. Thời còn là sinh viên, sau khi dự kỳ thi tại tỉnh Phúc Kiến, vào ngày mồng 2 tháng 10 năm Ất Mùi Đạo Quang thứ 15 [21/11/1835], ông cùng em trai là Đình Dương, từ đảo Kim Môn đi thuyền về thăm mẹ tại Bành Hồ. Trên thuyền, vào canh ba [11 giờ đêm đến 1 giờ sáng] đêm hôm đó gió bão nổi lên, chẳng mấy chốc cuồng phong càng mạnh, thuyền chao đảo, sóng xô đâm xuống biển, nên phải chặt gãy cột buồm để thuyền khỏi vỡ. Trải mấy ngày trời, lênh đênh trên biển cả, không biết vị trí nơi đâu “xô về đông, hay dạt tới phương đoài”. Rồi một đêm bổng gió tắt, mưa tạnh, biển êm trở lại, chờ đến sáng thấy thuyền đánh cá đi qua, gọi lại hỏi, thất vọng không hiểu tiếng, nhưng có người trên thuyền viết hai chữ “An Nam”, dùng đốt ngón tay tính, thì hôm đó là ngày 11 tháng 10 [30/11/1835]. Nơi này gần đồn Thái Cần, tại cửa sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Qua trình báo của thuyền đánh cá, hai ngày sau quan Thủ ngự đồn đích thân đến kiểm tra. Continue reading “Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Khi đề cập đến thái độ ứng xử của con người đối với giới tự nhiên, hầu hết các nhà lý luận đương đại đều quan niệm rằng triết lý con người chinh phục tự nhiên là thế giới quan chủ đạo của các dòng văn minh phương Tây. Thế giới quan này đối lập với triết lý con người hoà hợp với tự nhiên – thế giới quan chủ đạo trong các nền văn minh phương Đông. Đây là một đề tài rộng lớn và có rất nhiều nội dung thật đáng quan tâm. Trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung cơ bản nhất mà logic của vấn đề đòi hỏi phải trình bày. Continue reading “Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên””

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri

Nguồn: Pavin Chachavalpongpun, “Everybody Won in Thailand’s Election Except the Voters,” New York Times, 02/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong một thời gian ngắn của mùa hè này, người ta đã nghĩ rằng Thái Lan cuối cùng cũng có thể có một chính phủ dân cử thực sự.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, một đảng ủng hộ cải cách đã giành được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, được thúc đẩy bởi làn sóng bất bình của công chúng đối với 9 năm cai trị của quân đội và những đặc quyền lớn của Hoàng gia Thái Lan. Chế độ quân chủ Thái Lan là một trong những chế độ giàu có nhất và trị vì lâu nhất trên thế giới. Được hỗ trợ bởi quân đội và hệ thống tư pháp, phe bảo hoàng đã chống lại những thách thức đối với sự thống trị của nó suốt nhiều thập niên, thường là qua những cuộc đảo chính quân sự được hoàng gia ủng hộ nhằm lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ. Tình trạng này đã đẩy Thái Lan vào vòng xoáy bạo lực chính trị lặp đi lặp lại và làm nản lòng những khao khát dân chủ của một thế hệ mới. Continue reading “Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri”

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Tác giả: Cao Chí Khải (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ghi chú của biên tập viên Thời báo Hoàn cầu: Cuộc khủng hoảng Ukraine đã leo thang toàn diện trong hơn một năm, chiến tranh liên miên đã đem lại tổn thất to lớn cho cả Ukraine và Nga. Trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Cao Chí Khải (Gao Zhikai), phó giám đốc Globalization Think Tank (CCG), đã đến Kiev, thủ đô Ukraine, để nghiên cứu và điều tra tình hình thực địa. Mới đây, ông đã kể lại cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở đó, cũng như cảm xúc của ông sau khi giao tiếp với người Ukraine thuộc các ngành nghề khác nhau. Cao Chí Khải mong rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, mong rằng người dân Ukraine có thể sống một cuộc sống hòa bình, hài hòa, phát triển và thịnh vượng. Ông nói: “Hòa bình sẽ không đến một cách dễ dàng, nhưng hoà bình đáng được giành lấy bằng tất cả mọi cố gắng.” Bài viết này được biên soạn dựa trên lời kể của ông Cao Chí Khải. Continue reading “Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev”

Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?

Nguồn: Shashank Joshi, Why logistics are too important to be left to generals, The Economist, 03/7/2023

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

Cuộc xâm lược của Nga cho thấy chiến tranh phụ thuộc vào hậu cần nhiều như thế nào

Sử gia người Israel Martin van Creveld đã gọi các đội quân là “những thành phố di động” (ambulant cities). Làm thế nào để đảm bảo cho hằng trăm nghìn binh lính được cung cấp đầy đủ nhiên liệu, thức ăn và trang bị là một nỗ lực khổng lồ. Triển khai họ ra chiến trường mà không suy nghĩ tới những vấn đề như vậy có thể tạo ra sai lầm khủng khiếp. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2 năm 2022 là một câu chuyện mang tính chất cảnh báo. Continue reading “Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?”

Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn

Nguồn: Neil Thomas, “Xi Jinping Is Trying to Adapt to Failure,” Foreign Policy, 24/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang ở trong tình cảnh tồi tệ hơn nhiều so với khi ông mới nhậm chức.

Tập Cận Bình đã cai trị Trung Quốc hơn một thập niên, nhưng cách ông cai trị đang thay đổi. Ông đang phải đối mặt với môi trường trong nước và quốc tế tồi tệ hơn hẳn so với khi ông nhậm chức Tổng Bí thư vào năm 2012. Nền kinh tế đang gặp khó khăn, niềm tin đang giảm sút, nợ nần chồng chất, và cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và các đồng minh đang gây nguy hiểm cho tương lai của tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn”