Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”

Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

Nguồn: Farah Stockman, “新加坡式的威权制度比民主制度更好吗?”, New York Times, 24/4/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Thử nghĩ xem, năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore tương đương Jamaica, vào khoảng 425 đô la (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên đến 72.794 đô la, còn Jamaica chỉ có 5.181 đô la. Thảo nào Lý Quang Diệu đã trở thành một anh hùng của nhân dân. Ở Nam Phi, Lebanon và Sri Lanka, người ta cầu nguyện xuất hiện một Lý Quang Diệu của riêng họ. Continue reading “Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’”

Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc

Nguồn: Yingtai Lung (Long Ứng Đài), “In Taiwan, Friends Are Starting to Turn Against Each Other,” New York Times, 18/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn của tôi ở Đài Bắc gần đây đã viết một bài đăng đầy nhiệt huyết trên Facebook, kêu gọi những người trẻ tuổi ở Đài Loan hãy chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Ông lập luận rằng cách duy nhất để đáp trả việc Trung Quốc đe dọa chiếm đảo là dùng vũ lực; mọi đáp án khác đều là ảo tưởng. Dù đã ngoài 60 tuổi, ông thề sẽ cầm vũ khí nếu cần thiết.

Tình cảm này đã trở nên phổ biến đến đáng lo ngại ở Đài Loan. Tôi đã nhắn tin riêng cho người bạn để nói rằng vũ lực chỉ nên là một phần trong chiến lược của Đài Loan, rằng các chính trị gia và các nhân vật công chúng khác nên thể hiện lòng dũng cảm thực sự bằng cách tiếp cận Trung Quốc để xuống thang. Khi một kẻ bắt nạt mạnh hơn đe dọa bạn, điều trước tiên nên làm không phải là cố gắng xoa dịu tình hình hay sao? Continue reading “Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc”

Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi, not Trump, started on path to decoupling,” Nikkei Asia, 20/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mong muốn không phụ thuộc vào người Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện xuyên suốt 11 năm.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ khi nào?

Một số người cho rằng mọi chuyện bắt đầu khi Mỹ áp đặt lên Trung Quốc các hạn chế về xuất khẩu, có thể là vì tức giận trước cách hành xử không công bằng của Trung Quốc, hoặc vì lo sợ một đối thủ quân sự đang trỗi dậy. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng nguyên nhân sâu xa của phân tách Mỹ-Trung nằm ở lập trường của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khái niệm “Bỏ chữ Hán ở các nước Đông Á” có nghĩa là không tiếp tục dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức của nước mình. Dĩ nhiên, muốn bỏ chữ Hán đang dùng thì nhất thiết phải làm ra được một loại chữ viết mới có thể thay thế chữ Hán. Làm chữ viết ở thời xưa là một công trình lao động trí óc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và thời gian rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm. Nếu không làm được một loại chữ mới thích hợp thì chẳng thể bỏ được chữ Hán đang dùng.

Các nước Đông Á như Nhật, Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam thời cổ không có chữ viết, về sau đều tiếp nhận chữ Hán của Trung Quốc làm chữ viết chính thức của nhà nước mình. Tuy rằng các nước trên đều sùng bái chữ Hán nhưng sau một thời gian sử dụng thứ chữ này họ đều nhanh chóng nhận thấy chữ Hán không ghi được ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Như một tất yếu lịch sử, các nước này đều lần lượt tự tìm cách tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình, và do đó xuất hiện xu hướng bỏ chữ Hán, dùng chữ viết của mình. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản”

Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?

Nguồn: Derek Grossman, “Why China Should Worry About Asia’s Reaction to AUKUS,” Foreign Policy, 12/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả một số quốc gia không liên kết cũng có tín hiệu ủng hộ một cách thận trọng.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại San Diego vào tháng trước, ba nhà lãnh đạo đã công bố bước quan trọng tiếp theo cho Hiệp ước An ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Australia sẽ mua ít nhất ba, có thể là năm, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia từ Mỹ, và sau cùng, họ sẽ cùng với Anh triển khai một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới do ba quốc gia cùng phát triển. Continue reading “Tại sao Trung Quốc nên lo lắng về phản ứng của châu Á đối với AUKUS?”

Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời Ban Biên tập: Lý thuyết Hệ thống thế giới hiện đại (Modern World-Systems Theory) mà trong đó, quan niệm về trung tâm và ngoại vi (Core – Peripheral Theory) đóng vai trò là cách tiếp cận chủ yếu, khám phá những quan hệ hiện thực đã kiến tạo nên hệ thống thế giới ngày nay, là một trong những lý thuyết khoa học xã hội đồ sộ nhất thế kỷ 20. Người đề xuất lý thuyết này là Wallerstein, nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ. Continue reading “Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi”

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin

Nguồn: Alexander Gabuev, “Russia ’s reliance on China will outlast Vladimir Putin, says Alexander Gabuev”, The Economist, 18/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Khi Tập Cận Bình đến Moscow trong chuyến thăm chính thức vào ngày 20 tháng 3, các nghi lễ của Điện Kremlin đã tập trung vào việc thể hiện không chỉ sự tôn trọng đối với vị khách nước ngoài quan trọng nhất mà Nga từng tiếp đón kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine, mà còn là sự bình đẳng giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và chủ nhà, Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, nghi thức ngoại giao phức tạp này không thể che giấu sự bất cân xứng ngày càng tăng giữa hai nước. Continue reading “Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin”

Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết món mỳ ăn liền cả thế giới đang ăn hiện nay chính là kết quả của một sáng chế quan trọng nhất trong công nghệ thực phẩm thế kỷ 20. Tác giả sáng chế ấy là một người Nhật — ông Momofuku Ando, còn gọi là Vua Mỳ ăn liền hoặc Cha đẻ Mỳ ăn liền (Noodles Papa). Một khảo sát năm 2000 của Viện Nghiên cứu Fuji cho thấy nhiều người Nhật chọn Mỳ ăn liền là phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật. Continue reading “Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật”

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi Jinping did not meet Taiwan’s ex-president,” Nikkei Asia, 13/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hữu ích của Mã Anh Cửu đối với Bắc Kinh có thể đang suy giảm.

Trong lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California vào tuần trước, người tiền nhiệm của bà, Mã Anh Cửu, đã xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

Thoạt tiên, có vẻ như Trung Quốc đang trải thảm đỏ chào đón Mã – cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên đặt chân lên đại lục. Nhưng khi chuyến đi kết thúc, người ta lại bắt đầu nghĩ đến câu thành ngữ tiếng Trung “đầu rồng, đuôi rắn.” Mọi chuyện đã khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Continue reading “Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

ĐẦU TÀU PHƯƠNG NAM

Cách tiếp cận của ASEAN trong việc quản lý cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ là bài học cho các nước đang phát triển. Khi Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư với các quốc gia thuộc phương Nam, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng cách tiếp cận thực dụng tương tự để cân bằng các mối quan tâm của Bắc Kinh và Washington. Điều này không có gì bất ngờ. Nhiều nước đang phát triển tôn trọng và ngưỡng mộ những thành tựu của ASEAN và coi kinh nghiệm của khu vực là kim chỉ nam cho họ. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P2)”

ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)

Nguồn: Kishore Mahbubani, “Asia’s Third Way,” Foreign Affairs, Tháng 3-Tháng 4/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

ASEAN đã tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc như thế nào?

Cuộc cạnh tranh địa chính trị đang định hình thời đại của chúng ta là cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong lúc căng thẳng gia tăng xoay quanh vấn đề thương mại và Đài Loan, cùng nhiều vấn đề khác, có thể hiểu được tại sao nhiều quốc gia lại ngày càng lo ngại về một tương lai được định hình bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, một khu vực đã tự tạo ra con đường hòa bình và thịnh vượng xuyên qua kỷ nguyên lưỡng cực này. Nằm ở trung tâm địa lý của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, Đông Nam Á không chỉ cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh và Washington, đi dây ngoại giao để giữ vững lòng tin của cả hai bên, mà còn khiến Trung Quốc và Mỹ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của mình. Continue reading “ASEAN và giá trị của “Con đường thứ ba” (P1)”

Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?”

Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?

Nguồn:芬兰加入,北约获得多少军事资源”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 6/4/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia thành viên thứ 31 của NATO. Đồng thời với “sự che chở” mà Phần Lan nhận được, sự kiện nước này gia nhập NATO cũng làm tăng cường thực lực của NATO. Một khi các căn cứ địa quân sự trong lãnh thổ Phần Lan được cung cấp cho NATO sử dụng, điều đó sẽ nâng cao tiềm lực quân sự cho NATO như thế nào? Nga sẽ dùng cách nào để đối phó lại? Continue reading “Kết nạp Phần Lan, NATO thu được những nguồn lực quân sự nào?”

Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Li Qiang orchestrates warm welcome for Hayashi,” Nikkei Asia, 04/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân thủ tướng Trung Quốc cần quan hệ tốt hơn với Nhật Bản để phục hồi nền kinh tế

Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cuối tuần qua – chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Nhật sau ba năm – đã không có nhiều bức ảnh vui vẻ.

Nhưng xét đến mối quan hệ đang căng thẳng giữa hai nước, Bắc Kinh đã chào đón Hayashi tương đối nồng nhiệt. Continue reading “Tại sao Lý Cường muốn Trung Quốc cải thiện quan hệ với Nhật?”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Xem thêm: Phần 1

Khi Lý Đăng Huy lên đảm nhận chức vụ Tổng thống tháng 1/1988, nhìn vào những quan hệ thực tế, chính trường Đài Loan không nghĩ ông sẽ đủ lực trụ được dài lâu. Sinh trưởng ở Đài Loan, ông được Tưởng Kinh Quốc để ý, mời tham chính qua nhiều chức vụ như Chính vụ (Bộ trưởng không Bộ), Thị trưởng Đài Bắc và Chủ tịch Tỉnh Đài Loan, trước khi trở thành Phó Tổng thống. Từng học đại học và rồi trở thành giảng viên Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), ông cũng từng du học tại Đại học Tokyo, Nhật, và làm Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp Đại học Cornell, Mỹ. Ông được đánh giá là có phong cách một trí thức hơn là một chính khách lão luyện. Cho tới 1988, do không có nhiều hậu thuẫn trong hệ thống đảng và chính quyền, lại bị bao vây bởi nhiều chức sắc Quốc dân đảng có thế lực từ Trung Quốc đại lục, đại diện cho nhiều khuynh hướng quyền lợi khác nhau, vì vậy, theo nhiều nhân vật Quốc dân đảng gốc Trung Quốc đại lục, việc để ông tham chính chẳng qua chỉ là mang tính chất tạm thời. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ 20. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ 20) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)”

Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh

Nguồn: John Pomfret và Matt Pottinger, “Xi Jinping Says He Is Preparing China for War,” Foreign Affairs, 29/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và thế giới nên lưu tâm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tại cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nó vào tháng 3, Tập đã lồng ghép chủ đề sẵn sàng tham chiến vào bốn bài phát biểu riêng biệt. Thậm chí trong một bài phát biểu, ông còn nói với các tướng lĩnh rằng “hãy dám đánh.” Chính phủ của ông cũng vừa tuyên bố tăng 7,2% ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua, đồng thời công bố các kế hoạch giúp Trung Quốc bớt phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh còn tiết lộ các luật mới về quân sự, các hầm trú ẩn phòng không mới ở các thành phố nằm dọc Eo biển Đài Loan, và các văn phòng “Huy động Quốc phòng” mới trên toàn quốc. Continue reading “Tập Cận Bình đang chuẩn bị Trung Quốc cho chiến tranh”