Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine

Nguồn: Edward Luce, Biden should use cold war handbook to stop Putin’s Ukraine threat, Financial Times, 11/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền của Jimmy Carter đã từng thành công khiến Liên Xô không xâm lược Ba Lan vào năm 1980.

Karl Marx từng nói, lịch sử lặp lại chính nó, trước là như một bi kịch, sau là như một trò hề. Nhưng đôi khi, nó đơn giản chỉ là sự lặp lại, như lời Mark Twain. Năm 1980, việc Liên Xô cho tập hợp nhiều sư đoàn ở biên giới với Ba Lan đã trở thành một bước leo thang chết người trong Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ cảnh báo Moscow rằng một cuộc xâm lược vào Ba Lan sẽ giết chết giai đoạn hòa hoãn Mỹ-Xô (détente) – và nhiều khả năng còn hơn thế nữa. Ngày nay, việc Nga huy động quân ở biên giới với Ukraine – điều mà Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden, cho là có thể dẫn tới một cuộc xâm lược “bất cứ khi nào” – cũng là một mối nguy tương tự. Nhưng Washington đã có sẵn một cuốn cẩm nang hữu ích. Continue reading “Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Tháng 11/2021, Vladislav Surkov, nhà tư tưởng trung thành của Putin, đã chuyển sự chú ý sang câu hỏi về đế chế. “Nhà nước Nga, với tình hình nội tại nghiêm trọng và không linh hoạt, chỉ có thể tồn tại được nhờ sự mở rộng không mệt mỏi ra ngoài biên giới. Từ lâu, nó đã không còn biết cách làm thế nào để có thể tồn tại nếu không phải là một đế chế.” Ông lập luận, cách duy nhất để Nga có thể thoát khỏi sự hỗn loạn là xuất khẩu nó sang một quốc gia láng giềng. Nhưng điều ông không nói ra là, việc Putin xuất khẩu hỗn loạn và bạo lực để phục vụ mục đích ấy đã làm đứt gãy mối quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc Slavơ theo cách mà ngay cả sự sụp đổ của đế chế Xô-viết cũng không tạo ra. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Năm 1994, sau ba năm suy thoái kinh tế khủng khiếp, hai trong số ba vị tổng thống trong buổi họp tại Viskuli đã phải rời nhiệm sở. Tại Belarus, Alexander Lukashenko, người từng điều hành một nông trại tập thể chuyên chăn nuôi heo, đã thắng cử trước Shushkevich. Lukashenko nói với người dân rằng mình sẽ giải quyết tình trạng kinh tế hỗn loạn bằng cách đưa nó trở lại trật tự trước đây. Cải cách bị dừng lại, và ở giai đoạn sau, trong 27 năm cầm quyền của Lukashenko, các cuộc bầu cử cạnh tranh và công bằng cũng bị chấm dứt. Quốc kỳ, vốn trước đó được đổi thành màu đỏ và trắng như cờ của nước Cộng hòa Belarus tồn tại ngắn ngủi hồi năm 1918, đã được chuyển lại thành một lá cờ giống như thời Liên Xô. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do

Nguồn: George Soros: Die größte Bedrohung der freien Gesellschaft ist China”, WELT, 02/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Không có quốc gia nào thu thập dữ liệu về công dân của mình ghê gớm như Trung Quốc, nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 2022. Trung Quốc làm được điều này là nhờ trí tuệ nhân tạo, điều sẽ định hình cuộc xung đột mang tính hệ thống với Hoa Kỳ. Nhưng Tập Cận Bình đang thất bại trong việc cố giành toàn quyền kiểm soát tuyệt đối.

Năm 2022 sẽ là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử thế giới. Trong vài ngày tới Trung Quốc, quốc gia độc tài quyền lực nhất thế giới, sẽ khai mạc Thế vận hội Mùa đông, và giống như nước Đức năm 1936, Trung Quốc sẽ tìm cách lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền cho thắng lợi của hệ thống giám sát chặt chẽ của mình. Continue reading “George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, If Xi secures just 5 more years, he loses, Nikkei Asia, 27/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chỉ có thể duy trì quyền lực nếu các cấp dưới tin rằng ông sẽ còn tại nhiệm lâu dài.

Dưới đây là một thước đo thú vị để đánh giá thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đại hội toàn quốc của đảng cầm quyền vào cuối năm nay.

“Nếu tất cả những gì ông ấy nhận được chỉ là một nhiệm kỳ tổng bí thư 5 năm nữa, tức là triển vọng về thời kỳ cầm quyền dài lâu không còn rõ ràng, thì trên thực tế, đó sẽ là một thất bại,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc tiết lộ. Người này cho biết sự kiểm soát của Tập đối với đảng sẽ dần yếu đi. Continue reading “Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Tham vọng của Indonesia nhằm xây dựng một liên minh hàng hải cùng các quốc gia ASEAN là cách phản ứng phù hợp với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia mời các quan chức phụ trách an ninh hàng hải của năm quốc gia ASEAN (Brunei, Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam) tham dự cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022. Đại diện các nước sẽ cùng thảo luận về biện pháp ứng xử phù hợp trước thái độ quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Continue reading “Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?”

Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Nguồn: Francis J. Gavin and Alina Polyakova, Macron’s Flawed Vision for Europe, Foreign Affairs, 19/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ dai dẳng sẽ bóp nghẹt giấc mơ quyền lực toàn cầu của Tổng thống Pháp

Ngày 11/05/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tổ chức một buổi tiệc đặc biệt quy tụ các tài năng văn hóa Mỹ nhằm chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp, André Malraux. Với sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng, như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller, và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Ster, tối hôm ấy là một buổi lễ tôn vinh quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước lễ hội hào nhoáng này, Kennedy, Malraux, và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi căng thẳng về những chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Mỹ, và những yêu cầu đi kèm về quyền tự chủ chiến lược. Continue reading “Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron”

Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền

Tác giả: TS Hoàng Anh Tuấn

1) Quyết tâm của ông Biden thay đổi nước Mỹ khi trở thành Tổng thống Mỹ được thể hiện như thế nào?

Khi còn là Ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Ông Biden đã đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn và cam kết về mặt đối nội, tựu trung ở năm điểm chính:

Một là, đoàn kết, thống nhất lại người Mỹ trên cơ sở khắc phục sự chia rẽ sâu sắc của nước Mỹ về mặt chính trị, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa… đã bị khoét sâu dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump. Continue reading “Đánh giá sơ bộ về thành tích của Tổng thống Biden sau một năm cầm quyền”

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Nguồn: Thomas Kean, How Myanmar’s Coup Has Reshaped Its Ethnic Conflicts, The Diplomat, 14/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Việc chế độ quân sự lên nắm quyền cũng đã giết chết tiến trình hòa bình kéo dài hàng thập niên qua tại Myanmar, giáng đòn cuối vào các cuộc đàm phán vốn dĩ đang trên đà xuống dốc, phần lớn là do quân đội và chính phủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi không muốn nhượng bộ các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số. Continue reading “Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?”

Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP

Nguồn: Nguyễn Anh Dương, “Time for Vietnam to get cracking on CPTPP reforms”, East Asia Forum, 13/01/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau nhiều năm thương thảo, Việt Nam đã khép lại đàm phán Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015. Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định, Việt Nam đã cùng với các thành viên khác hồi sinh lại hiệp định dưới tên gọi mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bản thân Việt Nam là thành viên thứ bảy phê chuẩn hiệp định này.

Thái độ nhiệt tình của Việt Nam đối với CPTPP chủ yếu là vì Việt Nam muốn thúc đẩy cải cách bằng cách gây áp lực từ bên ngoài lên các nhóm lợi ích trong nước, một cách tiếp cận mà Việt Nam đã áp dụng kể từ năm 1986. Quãng đường dài từ đàm phán đến phê chuẩn đã cho phép Việt Nam xây dựng năng lực thể chế trong một số lĩnh vực, bao gồm luồng dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước và quyền sở hữu trí tuệ. Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP”

Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Nguồn: As war looms larger, what are Russia’s military options in Ukraine?”, The Economist, 21/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Những gì chúng ta đang đối mặt, có thể chỉ còn vài tuần nữa sẽ xảy ra, là một cuộc chiến tranh ngang hàng đầu tiên giữa hai quân đội hàng đầu, được công nghiệp hóa, số hóa, diễn ra trên lục địa này trong nhiều thế hệ qua.” Đây là cảnh báo vào ngày 19 tháng 1 của James Heappey, Bộ trưởng Quân lực Anh, khi nói về việc Nga đang tăng cường hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. “Hàng chục nghìn người có thể chết.” Bộ trưởng quốc phòng Estonia lặp lại lời cảnh báo. Ông nói: “Mọi thứ đang tiến tới xung đột vũ trang”. Continue reading “Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch này đã dẫn đến việc truy tố và bỏ tù hàng trăm quan chức cấp cao, tướng lĩnh quân đội và công an, cũng như nhiều giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước. Chiến dịch được ghi nhận là đã góp phần làm giảm mức độ tham nhũng được cảm nhận trong khu vực công. Tuy nhiên, một vụ bê bối tham nhũng gần đây liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á cho thấy, bất chấp tất cả những thành tựu đạt được, chiến dịch đã thất bại trong sứ mệnh răn đe tham nhũng. Continue reading “Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s ex-Washington envoy resurfaces with an important message”, Nikkei Asia, 13/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng nửa năm trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã bất ngờ xuất hiện vào tháng trước tại Bắc Kinh, trình bày một bài phát biểu quan trọng được bàn tán rộng rãi.

Vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Bắc Kinh hiện không có khả năng đối phó đầy đủ với các biện pháp chiến lược và sâu rộng của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Đây là một sự chỉ trích gián tiếp “chính sách ngoại giao chiến lang” gần đây của Trung Quốc, ám chỉ rằng nước này đang bị kích động bởi các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ. Nhắc tới những từ như “bất cẩn” và “kém cỏi”, những bình luận của ông đã thu hút được sự quan tâm lớn trong giới chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Continue reading “Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải”